1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học tích hợp các môn học, tích hợp kỹ năng sống và bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 6 giải nhất tỉnh ninh bình na

5 590 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,91 MB

Nội dung

I TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: “ Dạy học tích hợp các môn học, tích hợp kỹ năng sống và bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 6 ”II MỤC TIÊU DẠY HỌC. Qua dự án dạy học giúp học sinh đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học khác nhau, bài học cụ thể của từng môn học: Môn Địa lí 6 – Bài 17 : Lớp vỏ khí.Môn Sinh học 6 – Bài 24: Phần lớn hơi nước vào cây đi đâu ? Môn Sinh học 6 – Bài 23: Cây có hô hấp không. Môn Sinh học 6 – Bài 21: Quang hợp.Môn Giáo dục công dân 6 Bài 7: Yêu thiên nên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.Môn Giáo dục công dân 6 Bài 10: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Môn Toán: Tư duy toán học, tỉ lệ phần trăm ....Môn Văn: phần tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất... Môn Âm nhạc: Bài Môn Họa: Đề tài vẽ tranh bảo vệ môi trường......... Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau đây để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra:+ Kiến thức về các loại khoáng sản ,về tính độ cao của địa hình dựa vào đường đồng mức, nhận xét giải thích hiện tượng , ... ( Môn Địa lý)+ Kiến thức về cấu tạo, thành phần của lớp vỏ khí, hiểu tại sao không khí có độ ẩm, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm không khí, hiện tượng hiệu ứng nhà kính....( Môn Địa lý )+ Kiến thức về giải thích quá trình quang hợp của cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp, ... ( Môn Sinh học)+ Kiến thức về giải thích cây có hô hấp không, phần lớn nước vào cây đi dâu ? (Môn Sinh học )+ Khả năng tính toán linh hoạt, chính xác, suy luận logich, tư duy sáng tạo, ... ( Môn Toán).+Kiến thức từ bài môn Giáo dục công dân 6 Bài 7: Yêu thiên nên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, Bài 10: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Để học sinh hiểu phải làm thế nào để có việc làm thiết thực bảo vệ môi trường.+ Kiến thức Mỹ thuật, Âm nhạc, ... cần thiết để tham gia các hoạt động ngoại khoá.+ Kiến thức thực tiễn về môi trường, kỹ năng sống, kinh nghiệm của bản thân, ...Sau đây là các mục tiêu đạt được cụ thể:1. Về kiến thức. Biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 21% oxi, 78 % nitơ, 1% hơi nước, cacbonic và các khí khác. Biết trình bày vị trí, đặc điểm của các tầng lớp vỏ khí. Biết được việc dùng năng lượng truyền thống (hóa thạch) như dầu mỏ, than, khí đốt làm tăng lượng khí Cácbonđiôxít. ¬¬ CO2 ¬gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính) . Từ đó thấy sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời (giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống mọi sinh vật trên trái đất. Biết được những tác hại của không khí bị ô nhiễm, nguyên nhân dẫn đến không khí bị ô nhiễm, biết cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí : Nóng, lạnh, đại dương, lục địa. Biết cách vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình học tập:+ Biết cách vận dụng công thức vào quá trình tính toán, biết cách tính thành phần, phần trăm, và sử dụng các phép toán thành thạo.+ Biết vận dụng kiến thức về quá trình thoát hơi nước qua lá( Môn sinh học 6), quá trình quang hợp, quá trình hô hấp của cây ( Môn sinh học 6) để giải thích các hiện tượng + Biết vận dụng kiến thức từ môn Giáo dục công dân 6 Bài 7: Yêu thiên nên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, Bài 10: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội trong quá trình học tập. + Kiến thức Mỹ thuật, Âm nhạc, ... cần thiết để tham gia các hoạt động ngoại khoá.+ Kiến thức thực tiễn về môi trường, kỹ năng sống, kinh nghiệm của bản thân, ...2. Về kỹ năng. Biết cách quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng khí tượng, hiện tượng thực tiễn. Rèn kỹ năng thực hành vẽ biểu đồ nhanh nhẹn,chính xác. Rèn kỹ năng vận dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, ... Phát triến tư duy logich, sáng tạo ở học sinh. Phát huy khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Biết cách tổ chức, tham gia các hoạt động ngoại khoá.3. Về thái độ Học sinh biết được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức từ đời sống thực tiến vào trong quá trình học tập; có niềm tin vào khoa học. Rèn cho học sinh tính cẩn thận trong quá trình thí nghiệm và tính toán. Học sinh học tập chủ động, tích cực, say mê, hứng thú với môn học. Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Học sinh hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm và phòng chống cháy nổ. Tuyên truyền, giáo dục mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.III ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC.1. Đối tượng. Đối tượng dạy học của dự án là học sinh khối lớp 6+ Số lượng: 58 học sinh+ Số lớp: 2 lớp2. Những đặc điểm chính của đối tượng. Nhìn chung các em học sinh ngoan, lễ phép, vâng lời thày cô và có tinh thần hiếu học.Tuy nhiên phần lớn học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, nhiều em có hoàn cảnh gia đình nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, điều kiện học tập còn hạn chế. Các em ít có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Song thông qua dự án dạy học trên hầu hết các em học sinh đều học tập chủ động, tích cực, mạnh dạn; các em phát huy được năng lực của mình trong quá trình học tập và say mê tìm tòi, khám phá kiến thức.IV Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC1. Đối với thực tiễn dạy học. Qua dự án dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo Học sinh có hứng thú, say mê, yêu thích môn học và có niềm tin vào khoa học. Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học đều các môn, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình học tập. Khuyến khích học sinh chủ động suy nghĩ, đặt câu hỏi, phát hiện, liên kết kiến thức đã biết với kiến thức cần biết. Khuyến khích giáo viên tích cực tổ chức dạy học theo chủ đề, chủ điểm, dạy học tích hợp. Tăng cường ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quá trình dạy học Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội. Học sinh biết vận dụng việc “ Học đi đôi với hành”, sử dụng những kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống, các hiện tượng trong đời sống xã hội. Kích thích được sự tìm tòi sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, phát hiện những hiện tượng trong thực tiễn. Từ đó đề xuất cách giải quyết. Qua đó lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Đặc biệt thông qua dự án giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường đối với học sinh và có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ môi trường.V THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU. Thiết bị: Máy chiếu, máy ảnh, máy quay. Đồ dùng dạy học: +Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí+Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.+ Chậu đựng nước vôi trong để lâu ngày trong KK, cốc nước lạnh. Học liệu: SGK Địa lý 6, SGV Địa lí 6, SBT Địa lý 6, tài liệu tham khảo, ... Các ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các phần mềm soạn thảo ( Word, Powerpint, Imindmap, Violet,... ), trình chiếu , ...VI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.1. Hoạt động dạy học. Mục tiêu: Học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhiều môn học khác nhau vào quá trình học tập và đời sống xã hội. Nội dung: + Thực hiện một tiết dạy trên lớp: Bài 17: “Lớp vỏ khí” ( Môn Địa lý 6)+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ biểu đồ các thành phần của không khí , làm bài tập, viết bài thu hoạch.+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cách tổ chức dạy học:+ Dạy học trên lớp với các hoạt động: Hoạt động nhóm lớn, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động cá nhân.+ Dạy học thông qua phong trào “ Một phút sạch trường”, cuộc thi “ Tìm hiểu về môi trường”, lao động, ... Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc trưng bộ môn như: Vấn đáp, tìm tòi phát hiện, thí nghiệm nghiên cứu, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, quy nạp, hoạt động nhóm, ... Phương pháp kiểm tra đánh giá: + Kiểm tra đánh giá qua kiến thức lý thuyết, bài viết thu hoạch. Kiểm tra đánh giá qua sản phẩm như: bài tập, kết quả thí nghiệm, tranh vẽ, ...+ Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Hoạt động của học sinh: + Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi,làm bài tập, làm thí nghiệm, hoạt động cá nhân.+ Tham gia phong trào “ Bỏ rác vào thùng”, “ Một phút sạch trường”, cuộc thi “ Tìm hiểu về môi trường”, vệ sinh trường lớp, lao động trồng cây, ...+ Viết bài thu hoạch. Hoạt động của giáo viên: Dạy học, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh, tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia, đánh giá kết quả học tập của học sinh.2. Tiến trình dạy học. Lập hế hoạch, xây dựng đề cương cho dự án. Thông qua hội đồng sư phạm, triển khai trong tổ nhóm chuyên môn. Từng bước thực hiện nội dung của dự án:+ Dạy một tiết trên lớp ( Thực hiện với 2 lớp 6) Bài 17: “Lớp vỏ khí ”(có giáo án, tư liệu, video tiết dạy kèm theo)+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập, viết thu hoạch.+ Tổ chức cho học sinh tham gia phong trào “ Một phút sạch trường”, cuộc thi “ Tìm hiểu về môi trường”, vệ sinh trường lớp, lao động trồng cây, ...( ảnh kèm theo)+ Chấm và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hoàn thành dự án và báo cáo trước hội đồng sư phạm.VII KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.1. Cách thức kiểm tra đánh giá.+ Kiểm tra đánh giá qua kiến thức lý thuyết, bài viết thu hoạch. Kiểm tra đánh giá qua sản phẩm như: bài tập, kết quả thí nghiệm, tranh vẽ, ...+ Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.2. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vận dụng tốt kiến thức của nhiều môn học làm đung bài tập và trả lời đúng các câu hỏi do giáo viên dặt ra. Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích được các hiện tượng thực tiễn. Có những việc làm tích cực để bào vệ môi trường.VIII CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.1. Các sản phẩm của học sinh. Mỗi học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau khi học Bài 17: “ Lớp vỏ khí ” (phiếu học tập kèm theo) Mỗi học sinh tự vẽ một bản đồ tư duy hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết học.(ảnh) Mỗi nhóm tự vẽ biểu đồ các thành phần không khí vảo vở. Mỗi nhóm học sinh vẽ một bức tranh với chủ đề môi trường và nêu ý nghĩa của bức tranh. Tham gia phong trào “ Bỏ rác đúng nơi quy định”, “ Một phút sạch trường”, cuộc thi “ Tìm hiểu về môi trường”, vệ sinh trường lớp, lao động trồng cây, ...(ảnh)2. Đánh giá về các sản phẩm của học sinh. Về bài viết: Nhìn chung các em làm tốt, biết vận dụng kiến thức liên môn vào quá trình giải thích, hoàn thành phiếu học tập, làm bài tập có tỉ lệ đạt kết quả khá, giỏi cao:số hs làm bài tham dự họcĐạt điểm ≥8Điểm ≤8Điểm≤55858100%Số bàiTỉ lệSố bàiTỉ lệSố bàiTỉ lệ4882,8%1017,2 %00% Về bản đồ tư duy: Hình thức đẹp, hài hoà, đúng quy định và mang tính sáng tạo. Trong đó thâu tóm được nội dung kiến thức trọng tâm của tiết học. Về vẽ biểu đồ các em chú ý vẽ đúng quy tắc, tính toán xử lí số liệu chính xác, chia tỉ lệ hợp lí, có chú thích, có tên biểu đồ. Về tranh vẽ: Tranh vẽ đẹp, sinh động, mang nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Về các hoạt động khác: Các em tham gia tích cực, hăng hái, nhiệt tình và đạt hiệu quả cao. Trên đây là phiếu mô tả dự án dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” với chủ đề “Dạy học tích hợp các môn học, tích hợp kỹ năng sống và bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 6 ” . Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài viết chắc hẳn không tránh khỏi các thiếu sót. Vậy kính mong Ban giám khảo cuộc thi cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để dự án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Văn phong, ngày 10 tháng 1 năm 2015 Người thực hiện HIỆU TRƯỞNG Phạm Thị Hà

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số : 21 DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN – MÔN ĐỊA LÍ Bài 17 LỚP VỎ KHÍ A MỤC TIÊU Thông qua tiết học giúp học sinh: I/ Kiến thức - Biết thành phần Lớp vỏ khí Trình bày vị trí, đặc điểm tầng Lớp vỏ khí - Học sinh biết dùng lượng truyền thống (hóa thạch) dầu mỏ, than, khí đốt làm tăng lượng khí Cácbonđiôxít (CO2) CO2 gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính) Từ thấy cần thiết phải khai thác nguồn lượng như: Năng lượng gió, lượng mặt trời (giáo dục sử dụng lượng tiết kiệm hiệu quả) - Biết vai trò lớp vỏ khí nói chung, lớp ôzôn nói riêng sống sinh vật trái đất - Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí hậu nó, cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí , lớp ôzôn - Giải thích nguyên nhân hình thành tính chất khối khí: Nóng, lạnh, đại dương, lục địa - Biết cách vận dụng kiến thức liên môn ( Toán, Văn, Sinh, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, hoạt động lên lớp kiến thức từ tiểu học ) trình học tập II/ Kỹ - Biết sử dụng hình vẽ để trình bày tầng lớp vỏ khí Vẽ biểu đồ tỉ lệ thành phần không khí - Nhận biết tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh thực tế - Phát huy khả vận dụng kiến thức vào thực tiễn học sinh III/ Thái độ - Học sinh hiểu có ý thức giữ gìn bầu không khí lành, có ý thức chống lại tác nhân làm ô nhiễm không khí - Học sinh học tập chủ động, tích cực, say mê, hứng thú với môn học - Học sinh ý thức việc vận dụng kiến thức môn học khác vào hoạt động học tập B CHUẨN BỊ I/ Giáo viên - Tranh vẽ tầng lớp vỏ khí - Bản đồ khối khí đồ tự nhiên giới - Chậu đựng nước vôi để lâu ngày KK =>Chịu ảnh hýởng bề mặt nõi chúng qua bị thay đổi tính chất - Bài soạn Powerpint, máy chiếu, tranh ảnh, video cần thiết II/ Học sinh - Đọc trước nhà - Thước kẻ, compa, máy tính - Xem lại kiến thức bay học từ lớp 4, kiến thức mỏ khoáng sản, kiến thức môn: Toán, Sinh học 6, Ngữ văn, Giáo dục công dân 6, Âm nhạc, Mĩ thuật để hỗ trợ cho học C TIẾN TRÌNH I/ Ổn định lớp ( phút ) II/ Kiểm tra cũ ( phút ) Đề bài:( Chiếu) Câu 1: Khoáng sản gì? Thế gọi mỏ khoáng sản? Câu 2: Dựa vào công dụng, người ta phân khoáng sản làm nhóm, tên gọi nhóm? Câu 3: Dựa vào hình vẽ trả lời câu hỏi - Đường đồng mức đường nào? - Dựa vào đường đồng mức để tìm độ cao điểm C1 C2 Đặt vấn đề giới thiệu vào bài: Như em biết xung quanh bầu KK rộng lớn Mọi hoạt động người liên quan đến lớp vỏ khí hay khí Thiếu không khí sống trái đất Em có biết KK có khí không? ( Học sinh trả lời ) Vậy để biết không khí gồm thành phần nào, cấu tạo có vai trò trái đất tìm hiểu tiết học hôm III/ Bài ( 33’ phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Giới thiệu mục tiêu học học sinh nắm thành phần không khí, cấu tạo 1/ Thành phần không lớp vỏ khí Vai trò lớp vỏ khí nói chung, lớp khí.(10’) ô zôn nói riêng đối sống trái đât Giải thích nguyên nhân hình thành tính chất khối khí GV: cho học sinh quan sát biểu đồ: Các thành phần không khí (Hình 45 SGK trang 52 ) hình GV ? : Dựa vào biểu đồ cho biết không khí gồm thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ ? HS: Gồm : Nitơ (78%), Ôxi(21%), Hơi nước khí khác (1%) GV ?: Trong thành phần em thấy thành - Gồm : phần chiếm tỉ lệ lớn nhất? + Nitơ (78 %) HS: Nitơ (78%) + Ô xi (21 %) GV? : Dựa vào hình ảnh sau em có nhớ đến hai + Hơi nước khí câu tục ngữ không? khác (1 %) IV/ Củng cố (5 phút ) Nội dung câu hỏi sau: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Rung chuông vàng G: Tổ chức, hướng dẫn em tham gia trò chơi H: Tham gia trả lời câu hỏi trò chơi G: Nhận xét, đánh giá kết thực trò chơi G: Chiếu đồ tư duy, chốt lại kiến thức trọng tâm Trong có phần gợi mở kiến thức tiết sau: V/ Hướng dẫn (1 phút ) G: Hướng dẫn học sinh nhà làm nội dung sau: -Học bài, làm BT tập đồ - Chuẩn bị 18: Thời tiết, khí hậu nhiệt độ không khí + Đọc bài, trả lời câu hỏi gợi ý + Thời tiết ? Khí hậu ? Nhiệt độ không khí , cách đo nhiệt độ không khí + Nhiệt độ không khí thay đổi theo nhân tố ? - Vẽ đồ tư hệ thống nội dung tiết học D RÚT KINH NGHIỆM HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Phạm Thị Hà ... phần không khí, cấu tạo 1/ Thành phần không lớp vỏ khí Vai trò lớp vỏ khí nói chung, lớp khí. (10’) ô zôn nói riêng đối sống trái đât Giải thích nguyên nhân hình thành tính chất khối khí GV: cho... quan đến lớp vỏ khí hay khí Thiếu không khí sống trái đất Em có biết KK có khí không? ( Học sinh trả lời ) Vậy để biết không khí gồm thành phần nào, cấu tạo có vai trò trái đất tìm hiểu tiết học... trả lời câu hỏi gợi ý + Thời tiết ? Khí hậu ? Nhiệt độ không khí , cách đo nhiệt độ không khí + Nhiệt độ không khí thay đổi theo nhân tố ? - Vẽ đồ tư hệ thống nội dung tiết học D RÚT KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 22/04/2016, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w