1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TNTV

10 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 5,76 MB

Nội dung

Câu 1: Qua truyện “Những ngôi sao xa xôi”, em thu nhận được những điểm mới nào trong cách kể chuyện của tác giả? A. Giọng trần thuật tự nhiên. B. Câu văn linh hoạt, phóng túng. C. Lời văn trau chuốt. D. Cả ba đáp án trên [<br>] Câu 2: Truyện “Bến quê” được kể bằng ngôi thứ ba, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai [<br>] Câu 3: Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn “Bến quê” gửi đến người đọc? A. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương. B. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người. C. "Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người” D. Trước khi ra đi, hãy biết sống với quê hương của mình. [<br>] Câu 4: Lí do chính nào khiến Nhĩ muốn con trai sang bên kia sông? A. Nhĩ muốn con trai thay mình thực hiện khát vọng sang bên kia sông, mảnh đất lúc này đã trở nên rất đỗi thân thương đối với anh. B. Để nó có thời gian đi chơi loanh quanh và mua quà về cho anh. C. Anh không muốn sang đó vì mình không còn đủ sức. D. Vì anh muốn con trai mình không phải ân hận như anh lúc cuối đời. [<br>] Câu 5: Vì sao Tuấn không sang sông như bố muốn? A. Tuấn bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế. B. Tuấn giống bố hồi còn trẻ. C. Tuấn không biết đó là khát khao của bố. D. Vì tất cả những lí do trên. [<br>] Câu 6: Những khám phá của riêng Nhĩ về bãi bồi bên kia sông Hồng đã đem đến cho anh tâm trạng gì? A. Say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn. B. Ngạc nhiên, sung sướng. C. Buồn bã, trầm uất. D. Tự hào, hãnh diện. [<br>] Câu 7: Trong dòng tâm tưởng đang đi trên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ thấy mình giống nhân vật nào? A. Một nhà thám hiểm B. Một nhà địa chất C. Một khách du lịch D. Một nhà khảo cổ [<br>] Câu 8: Vai kể trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" là ai? A. Nhân vật Phương Định B. Cả ba cô gái C. Tác giả D. Những người cùng đơn vị [<br>] Câu 9: Nội dung chính được thể hiện trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì? A. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. C. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. [<br>] Câu 10: Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ? A. Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. B. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền. C. Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. D. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. [<br>] Câu 11: Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì? “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.” A. Quan hệ nguyên nhân B. Quan hệ tương phản C. Quan hệ điều kiện D. Quan hệ nhượng bộ [<br>] Câu 12: Câu: “Sao không đi đi còn đứng mãi thế?” được dùng với mục đích nói gì? A. Nghi vấn B. Trần thuật C. Cầu khiến D. Cảm thán [<br>] Câu 13: Câu nào sau đây có khởi ngữ? A. Về tài đánh cờ vua thì nó đứng nhất lớp. B. Nó đứng nhất lớp về tài đánh cờ vua. C. Cờ vua là môn thể thao rất lí thú đối với chúng tôi. D. Chúng tôi rất thích học đánh cờ vua. [<br>] Câu 14: Dòng nào sau đây nêu đúng điều kiện cần thiết cho việc sử dụng hàm ý? A. Người nói, người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; người nghe, người đọc có năng lực đoán hàm ý. B. Người nói, người viết và người nghe, người đọc có trình độ học vấn cao. C. Người nói, người viết sử dụng các cách nói so sánh, ẩn dụ. D. Người nói, người viết không muốn nói một cách trực tiếp ý tưởng của mình. [<br>] Câu 15: Truyện nào tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật xưng "tôi" mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật (thường là nhân vật chính)? A. Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê B. Làng, Những ngôi sao xa xôi. C. Chiếc lược ngà, Bến quê D. Những ngôi sao xa xôi, Lặng lẽ Sa Pa. [<br>] Câu 16: Truyện nào xây dựng tình huống để tạo ra tính nghịch lí ở đời? A. Bến quê B. Làng C. Chiếc lược ngà D. Lặng lẽ Sa Pa.

Ngày đăng: 21/04/2016, 16:19

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w