Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp Dựa vào đặc điểm vận động của các loại tài sản cũng như nội dung, tính chất củacác nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể phân chia công việc k
Trang 1Chương 1 NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức đươc thành lập để thực hiện các hoạt động
sự nghiệp Đơn vị sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập, giao thực hiện mộtnhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về 1 lĩnh vực nào đó (các cơquan chính quyền, cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước theongành, các tổ chức đoàn thể…) hoạt động bằng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nướccấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp 1 phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theonguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giaocho trong từng thời kỳ
Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp
Căn cứ vào chức năng hoạt động: bao gồm các đơn vị như sau:
- Cơ quan hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ quan quản
lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND…)
- Đơn vị sự nghiệp (Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dực, sự nghiệp y tế…)
- Các tổ chức, đoàn thể xã hội (Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội…)
Căn cứ vào việc phân cấp tài chính: Các đơn vị dự toán được chia làm 3 cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệpthuộc Trưng ương và địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục, Tổng cục, Uỷ ban nhândân, Sở, Ban Ngành…) Đơn vị dự toán cấp 1 quan hệ trực tiếp với cơ quan tài chính
về tình hình cấp phát kinh phí
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh đạotrực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp I (Kế toáncấp II)
- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnh đạotrực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp II Đơn vị dựtoán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kế toán cấp II)
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp
- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, các khoản thu ởđơn vị
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi; tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước;
Trang 2kiểm tra việc quản lý, sử dụng các vật tư, tài sản công ở đơn vị; kiểm tra tình hìnhchấp hành kỷ luật, thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ,chính sách tài chính của Nhà nước.
- Theo dõi, kiểm soát tính hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấpdưới tình hình chấp hành dự toán thu chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới
- Lập và nộp đúng hạn các Báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và
cơ quan tài chính theo quy định Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồnkinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị
1.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.2.1 Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp
Dựa vào đặc điểm vận động của các loại tài sản cũng như nội dung, tính chất củacác nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể phân chia công việc kế toán HCSN thành cácphần hành kế toán sau:
- Kế toán vốn bằng tiền
- Kế toán vật tư, tài sản
- Kế toán thanh toán
- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ
- Kế toán các khoản thu
- Kế toán các khoản chi
- Lập Báo cáo tài chính và phân tích quyết toán của đơn vị
1.2.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán HCSN
1.2.2.1 Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải đáp ứngđược các yêu cầu sau:
- Phải phù hợp với chính sách, chế độ do Nhà nước qui định
- Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao
và tiết kiệm chi phí trong hạch toán kế toán
- Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị
- Phải phù hợp với trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ kế toán
1.2.2.2 Phân loại kế toán
* Kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thôngtin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụngthông tin của các đơn vị kế toán Kế toán tài chính phải liên tục, có hệ thống và theođúng các quy định của Nhà nước, kế toán tài chính dùng để công khai tài chính đơn vị
- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tếtài chính theo yêu cầu quản trị và làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế, tài chính
Trang 3trong nội bộ đơn vị kế toán Kế toán quản trị thực hiện theo yêu cầu quản lý, điều hànhcủa đơn vị, không phải công khai ra bên ngoài đơn vị.
* Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
- Kế toán tổng hợp là thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát
về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ đểphản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt độngkinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
- Kế toán chi tiết là thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằngđơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán
cụ thể Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp Số liệu kế toán chi tiết phảikhớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán
* Kế toán đơn và kế toán kép
- Kế toán đơn là ghi chép, phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế vào từng bên củatừng tài khoản kế toán riêng biệt, không có quan hệ đối ứng với tài khoản khác
- Kế toán kép là việc ghi chép, phản ánh mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính vào ítnhất một bên của một tài khoản kế toán này và một bên khác của tài khoản kế toánkhác theo mối quan hệ đối ứng khách quan giữa các đối tượng kế toán và đúng mốiquan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế toán
1.2.2.3 Đối tượng kế toán
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước gồm:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền
+ Vật tư và tài sản cố định
+ Nguồn kinh phí, quỹ
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán
+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động
+ Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước
+ Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán
1.2.2.4 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam Trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh làngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ là đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặcquy đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc Bộ Tài chính công
bố tại thời điểm phát sinh
1.2.2.5 Đơn vị hiện vật và thời gian lao động
Đơn vị hiện vật là đơn vị thời gian lao dodongj là đơn vị đo lường chính thứccủa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường hợp có sử dụng đơn vị đo lườngkhác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của nhà nước
Trang 41.2.2.6 Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
Chữ viết sử dụng trong kế toán là Tiếng việt Trường hợp phải sử dụng tiếngnước ngoài trên chứng từ ké toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải
sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài
Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả Rập: 0,1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ
số hàng nghìn, triệu, tỷ, triệu tỷ nghìn tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), khi còn ghi chữ
số hàng đơn vị phải đặt dấu phảy (,) sau chữ số hàng đơn vị
1.2.2.7 Kỳ kế toán
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi
sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáotài chính theo quy định Kỳ kế toán có thể là tháng, quý, năm
1.3 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNHCHÍNH SỰ NGHIỆP
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ tàichính qui định gồm 7 loại, từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong Bảng cân đối kếtoán và loại 0 là các tài khoản ngoại Bảng cân đối kế toán
- Loại 4: Nguồn vốn, quỹ: dùng để phản ánh nguồn kinh phí của đơn vị nhưnguồn kinh phí hoạt động, dự án, nguồn vốn kinh doanh…
- Loại 5: Các khoản thu: phản ánh toàn bộ các khoản thu phát sinh trong đơn vịnhư thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp…
- Loại 6: Các khoản chi: phản ánh toàn bộ các khoản chi phát sinh trong đơn vịnhư chi hoạt động, chi dự án, chi hoạt động SXKD
- Loại 0: Tài khoản ngoài bảng như tài khoản tài sản thuê ngoài, hạn mức kinhphí, ngoại tệ các loại…
Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng cho các đơn vị hành chính sựnghiệp được quy định trong chế độ kế toán HCSN bàn hành theo quyết định số19/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính
1.4 CHỨNG TỪ - SỔ SÁCH VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
1.4.1 Hệ thống chứng từ sử dụng
Trang 5Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh và đã hoàn thành Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liênquan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là căn
cứ để ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán còn là căn cứ quan trọng để thực hiện công táckiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính
Chứng từ kế toán bao gồm nhiều loại có tính chất đặc điểm khác nhau và đượcphân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:
* Theo công dụng kinh tế:
- Chứng từ mệnh lệnh: là chứng từ yêu cầu (cho phép) thực hiện các nghiệp vụkinh tế như: lệnh chi tiền, lệnh xuất vật tư, lệnh điều xe, Ủy nhiệm chi…
- Chứng từ thực hiện: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đãhoàn thành như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho…
- Chứng từ thủ tục kế toán: là chứng từ được lập kèm với các chứng từ của từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ kế toánnhư: bảng tổng hợp chứng từ kế toán từng loại , chứng từ ghi sổ, bảng tính hao mònTSCĐ…
- Chứng từ liên hợp: là những chứng từ mang đặc điểm của 2 hoặc 3 loại chứng
từ trên như hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, giấy rút dự toán ngân sách nhà nước,…
* Theo địa điểm lập, các chứng từ được chia thành
- Chứng từ bên trong: là chứng từ do nội bộ đơn vị lập: phiếu thu, phiếu chi,bảng thanh toán lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội…
- Chứng từ bên ngoài: Là các chứng từ có liên quan đến hoạt động của đơn vịnhưng do các đối tượng ở bên ngoài đơn vị lập: như các chứng từ thanh toán do khobạc hoặc ngân hàng lập như giấy báo Nợ, giấy báo Có, hóa đơn mua hàng, phiếu vậnchuyển thuê ngoài…
* Theo nội dung kinh tế các chứng từ được chia thành:
- Chứng từ về lao động tiền lương
Các chứng từ sử dụng để ghi sổ ké toán phải được lập đầy đủ, chính xác các nộidung và đúng phương pháp quy định
Trang 6* Các nội dung cơ bản của chứng từ bao gồm:
- Tên và số hiệu chứng từ
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ
- Tên, đơn vị cá nhân lập chứng từ
- Tên, đơn vị cá nhân nhận chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá, số tiền cảu nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Họ tên và chữ ký của người lập, người duyệt chứng từ
* Nội dung sổ kế toán gồm có:
+ Ngày, tháng ghi sổ
+ Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh
+ Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trogn kỳ, số dư cuối kỳ
- Sổ kế toán phải được sử dụng giấy tốt, đảm bảo ghi chép rõ ràng, sạch sẽ đồngthời sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờrời Các tờ sổ rời khi dùng xong phải đóng thành quyển theo từng năm để lưu trữ
* Các loại sổ kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp,
sổ kế toán tổng ợp gồm sổ Nhật ký, Sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác Đối với sổ kếtoán tổng hợp, Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghichép đối với các loại sổ
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là Sổ kế toán chi tiết, gồmcác sổ và thẻ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõichi tiết theo yêu cầu quản lý, số liệu sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụcho việc quản lý từng loại tài sản , nguồn vốn, công nợ chưa được phản ánh chi tiếttrên các trang sổ tổng hợp
* Trình tự mở, ghi sổ và khóa sổ kế toán
- Mở sổ kế toán: Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm Đối với đơn vimới thành lập sẽ mở sổ kế toán từ ngày thành lập
Trang 7Đầu năm phải mở sổ kế toán cho năm ngân sách mới để tiếp nhận số dư từ sổ
kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinhthuộc năm ngân sách mới từ ngày 1/1
+ Đối với sổ kế toán tổng hợp: Đầu năm phải chuyển toàn bộ số dư của các tàikhoản trên Sổ Nhật ký- Sổ Cái hoặc Sổ Cái của năm cũ sang sổ Nhật ký- Sổ Cái hoặc
Sổ Cái của năm mới
+ Đối với sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết ghi tay có thể sử dụng chonhiều năm, cuối mỗi năm gạch một đường ngang sổ để bắt đầu theo dõi cho năm mới.Khi nào dùng hết sổ sẽ chuyển sang sổ kế toán chi tiết mới Đối với các sổ liên quanđến thu, chi ngân sách: Số liệu trên các sổ này không phải chuyển sang sổ mới mà đểnguyên trên sổ năm cũ để hạch toán tiếp các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh trong thờigian chỉnh lý, quyết toán và theo dõi cho đến khi quyết toán năm trước được phêduyệt
+ Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh
tế tài chính Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm phải kế tiếp thông tin, sốliệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổđến khi khóa sổ
+ Thông tin số liệu ghi trên sổ kế toán phải rõ rang, liên tục, có hệ thống, khôngđược xen kẽ, ghi chồng, đè, không được bỏ cách dòng, nếu có dòng chưa ghi hết thìphải gạch chéo phần không ghi Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu tổn cộng củatrang và chuyển số liệu tổng cộng sang đầu trang kế tiếp
+ Ghi sổ kế toán phải dùng bút mực, cấm tẩy xóa, cám dùng chất hóa học đểsửa chữa Khi cần sửa chữa số liệu trong sổ kế toán phải thực hiện đúng các phươngpháp quy định
+ Tuyệt đối không được để ngoài sổ kế toán 1 tài khoản tài sản , vật tư, tiền vốncủa đơn vị dưới bất kỳ hình thức nào
- Khóa sổ kế toán
+ Cuối kỳ kế toán (cuối quý và cuối năm) trước khi lập báo cáo tài chính, đơn
vị phải khoá sổ kế toán Riêng sổ quỹ tiền mặt phải khoá sổ vào cuối mỗi ngày Ngoài
ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợpkhác theo quy định của pháp luật
Khoá sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số
Trang 8dư cuối kỳ của từng tài khoản hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
+ Trình tự khoá sổ kế toán
Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khoá sổ kế toán
- Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong
kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với
số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sựkhớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kếtoán với nhau Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết
- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoảnphải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ
- Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên
Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số phát sinh ở
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Đối với đơn vị áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghisổ) hoặc số Tổng cộng ở cột số phát sinh trên Nhật ký- Sổ Cái (Đối với đơn vị áp dụnghình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái) Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên SổCái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kếtoán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khoá
sổ kế toán Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênhlệch cho đến khi khớp đúng
Bước 2: Khoá sổ
- Khi khoá sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của
kỳ kế toán Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ;
- Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quí, năm);
- Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý;
- Sau đó ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;
* Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau:
Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột
Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có
- Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khoá sổ
- Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột
“Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ” ) thì số liệu cột số dư (cònlại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột
Trang 9“Còn lại”.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởnghoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận.Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của sốliệu khoá sổ kế toán
* Sửa chữa sổ kế toán
- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán
thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữatheo một trong các phương pháp sau:
(1) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đườngthẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai Trên chỗ bị xoá bỏghi con số hoặc chữ đúng bằng mực ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởnghoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tàikhoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng
(2) Phương pháp ghi số âm (còn gọi phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằngmực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai Ghi lạibút toán đúng bằng mực thường để thay thế
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán
mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩmquyền;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sailớn hơn con số ghi đúng
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng
từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận
(3) Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tàikhoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ
số tiền ghi trên chứng từ Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ
bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ
- Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính:
Trang 10(1) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó
trên máy vi tính;
(2) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã
phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
(3) Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực
hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”
1.4.3 Các hình thức kế toán
- Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán trên máy tính
Đặc trưng Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đều được ghi vào
sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó Sau đó lấy
số liệu trên Sổ Nhật ký để ghi vào
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại, hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng 1 quyển sổ kế toán tổng hợp
là Sổ Nhật ký- Sổ Cái và trong cùng một quá trình ghi chép.
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ" Chứng từ ghi sổ dùng để phân loại, hệ thống hoá và xác định nội dung ghi Nợ, ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng
từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:
+ Ghi theo trình tự thời gian nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.
Các loại sổ - Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ
kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình
tự thời gian Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ
kế toán đã được kiểm tra để ghi vào
Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại
đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi
- Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên, có nội dung kinh tế giống nhau được sử dụng để lập
“Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” Từ số liệu cộng trên
Trang 11ký chung để ghi vào Sổ Cái theo
các tài khoản kế toán phù hợp.
Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ
kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi vào Sổ Nhật ký chung,
các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào
các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
- Cuối tháng (cuối quý, cuối
năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ
kế toán chi tiết Từ các Sổ, Thẻ kế
toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp
chi tiết" cho từng tài khoản Số
liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết
được đối chiếu với số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối
tháng của từng tài khoản trên Sổ
Cái Sau khi kiểm tra, đối chiếu
có liên quan.
- Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết"
cho từng tài khoản Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên
Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh" và báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và
“Tổng số phát sinh Có” trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
“Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng
từ ghi sổ và ghi vào Sổ Cái.
- Cuối tháng sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, kế toán tiến hành khoá Sổ Cái
để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản Trên Sổ Cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng Căn cứ vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu thì sử dụng để lập “Bảng cân đối
số phát sinh" và báo cáo tài chính.
Trang 12Chương 2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1 NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1.1 Nội dung
Tiền mặt được xác định bao gồm: tiền mặt Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng bạc,kim quý, đá quý, chứng chỉ có giá để tại đơn vị Thủ quỹ có trách nhiệm trực tiếp thựchiện việc nhập, xuất quỹ trên cơ sở các chứng từ thu, chi hợp lệ, hợp pháp và quản lýđảm bảo an toàn số tiền của quỹ Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặtthực tế, đối chiếu với số liệu ghi trên sổ quỹ và sổ kế toán tương ứng Nếu có sai lệchthì phải kiểm tra, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để có biện pháp xử lý
2.1.2 Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
- Kế toán tiền mặt phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam đểhạch toán Các khoản nhập xuất ngoại tệ vàng, bạc, kim đá quý phải quy đổi ra đồngViệt Nam để ghi sổ kế toán Về nguyên tắc, các khoản ngoại tệ, vàng, bạc, kim đá quýphải quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá thực tế tại thời điểm phát sinh để hạch toán.Trong thực tế, để đơn giản cho công tác hạch toán, giá trị ngoại tệ được quy đổi rađồng Việt Nam theo giá hạch toán Số chênh lệch giữa giá hạch toán và thực tế đượcphản ánh vào tài khoản 413 – Chêch lệch tỷ giá ngoại tệ
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tiền,đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ kế toán tiền mặt với sổ quỹ và số tiền thựctế
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền
tệ, thủ tục xuất, nhập quỹ và chế độ kiểm tra quỹ
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.2.1 Kế toán tiền mặt
2.2.1.1 Tài khoản, chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 111 – Tiền mặt được sử dụng để phản ánh tình hình thuchi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị HCSN bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu)ngoại tệ, vàng bạc đá quý và các chứng chỉ có giá… Chỉ phản ánh vào tài khoản 111giá trị tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim loại quý, chứng chỉ có giáthực tế nhập xuất quỹ đóng vai trò là phương tiện thanh toán
Nội dung, kết cấu tài khoản 111 – Tiền mặt được phản ánh như sau
- Phát hiện thiếu khi kiểm và
- Giá trị giảm ngoại tệ khi đánh giálại
Tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim đá quý,
chứng chỉ có giá tồn quỹ
Trang 13Tài khoản 111 được mở các tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền ViệtNam (bao gồm cả ngân phiếu)
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ ngoại tệ tiền mặtđược đánh giá theo tiền Việt Nam đồng
- Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, đáquý, kim khí quý thu, chi, tồn quỹ
- Tài khoản 1114 – Chứng chỉ có giá: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ các loạichứng chỉ có giá trị như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, công trái…
Tài khoản 007 – Ngoại tệ: được sử dụng để phản ánh tình hình biến động của từngloại ngoại tệ hiện sử dụng tại đơn vị gồm: tiền mặt, TGNH hoặc kho bạc
Nội dung và kết cấu tài khoản 007 được phản ánh như sau:
TK 007
- số ngoại tệ thu vào (theo nguyên tệ) số ngoại tệ xuất ra (theo nguyên tệ)
Số ngoại tệ hiện có (theo nguyên tệ)
+ Sổ cái tài khoản tiền mặt
- Theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có:
+ Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ
+ Sổ cái tài khoản tiền mặt
2.2.1.2 Phương pháp kế toán tiền mặt
* Sơ đồ hạch toán
TK 461,462, 465,441 TK 111,112 TK 661, 662, 631,635, 241
Trang 14(1) (7)
(2) (8)
(3) (9)
TK 311, 312, 313
TK 331, 332, 333, 334 (4) (10)
Sơ đồ 2.1: Kế toán tiền mặt, TGNH
Ví dụ 1: Ngày 27/3 PT 132, rút tiền gửi kho bạc về quỹ tiền mặt: 12.000.000
Ví dụ 2: Ngày 27/3 PT 130: rút dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt:
30.000.000
Ví dụ 3: Ngày 18/2 PT 0037 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt :25.360.000
Ví dụ 4: Ngày 27/8 Thu dịch vụ hỗ trợ đào tạo bằng tiền mặt 1.844.000
Ví dụ 5: Cuối tháng kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện chênh lệch giữa số tiền tại két là
65.000.000, số tiền tồn quỹ trên sổ là 62.000.000
Ví dụ 6: Ngày 12/4 PC 238: Nộp hết số phí đã thu vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc
89.000.000
Ví dụ 7: Ngày 30/2 PC 0026 Chi tiền mặt cho HĐTX theo lệnh chi tiền: 200.000.000
Ví dụ 8: Ngày 7/3 PC 150 chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN số
tiền 16.500.000
Trang 15Ví dụ 9: Ngày 1/12 Rút dự toán kinh phí dự án mua 1 TSCĐ hữu hình, nguyên
giá chưa có thuế 150.000, thuế GTGT đầu vào 5%, chi phí liên quan trước khiđưa tài sản vào sử dụng ĐV đã trả bằng tiền mặt 1.200
Ví dụ 10: Ngày 5/3 PC 149, chi trả lương và phụ cấp khác cho viên chức 17.000.000 phụ
cấp lương 2.000.000 chi trả BHXH, BHYT, BHTN cho công nhân viên chức 5.000.000
Ví dụ 11: Ngày 9/10 GBN 0032, PC 322 Cấp kinh phí cho ĐV cấp dưới bằng TGKB
100.000, bằng tiền mặt 60.000
2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng – kho bạc
- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc của các đơn vị HCSN bao gồm: Tiền Việt Nam,ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
- Nội dung thu chi tiền gửi ngân hàng, kho bạc:
+ TGNH, kho bạc được tăng lên chủ yếu là do: xuất quỹ tiền mặt vào tài khoảnngân hàng, kho bạc, nhận được các khoản kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phíđầu tư xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí Nhà nước đặt hàng cấp bằng chuyển khoản,bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đối tác thanh toán nợ bằng chuyển khoản…
+ TGNH chi ra cho các mục đích sau: rút TGNH, KB về nhập quỹ tiền mặt đểthanh toán, thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản bằng chuyển khoản, thanh toáncông nợ bằng chuyển khoản…
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng
Kế toán tổng hợp TGNH, KB sử dụng TK 112 – TGNH, KB Tài khoản này dùng
để phản ánh số hiện có và tình hình biến động, tăng giảm tất cả các loại tiền của đơn vịHCSN gửi tại NH, KB
Nội dung và kết cấu TK 112:
TK 112Các loại kinh phí, vốn nhận cấp phát,
rút dự toán, hạn mức bằng TGNH, kho
bạc…
- Các loại tiền Việt Nam ngoại tệ,
kim loại quý đá quý, kim khí quý gửi vào
NH, KB
- Thu từ các hoạt động bằng TGNH,
KB
- Các loại vay, nợ bằng TGNH, KB
- Thu nợ phải thu bằng TGNH, KB
- Giá trị ngoại tệ tăng do đánh giá lại
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng)
- Các khoản điều chỉnh tăng TGNH
do ghi sót, nhầm
Các khoản tiền Việt Nam, vàng, bạc,kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, TGNh, KBrút về quỹ tiền mặt
- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giálại ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệgiảm)
- Chi tiền gửi thanh toán, chi trả, chovay…
Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi tại ngân
hàng, KB đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
Trang 16TK 112 được chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 1121 – Tiền Việt Nam: phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảmcác khoản tiền Việt Nam của đơn vị gửi tại NH - KB
TK 1122 – Tiền ngoại tệ: phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảmcác loại ngoại tệ đang gửi tại NH, KB
TK 1123 – Vàng, bạc, đá quý: phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm giá trịvàng, bạc, kim khí quý, đá quý của đơn vị gửi tại NH, KB
2.2.2.2 Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng
Ví dụ 1: Ngày 9/3 GBN 151 gửi tiền mặt vào ngân hàng số tiền 50.000.000
Ví dụ 2: Ngày 8/10 GBC 0231 Thu nợ khách hàng A bằng TGNH 750.000
Ví dụ 3: Thu sự nghiệp bằng chuyển khoản qua kho bạc nhà nước 25.000.000.
Ví dụ 4: Mua nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sự nghiệp đã trả bằng tiền gửi kho
bạc 11.500.000 đồng
Ví dụ 5: Mua một TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động SXKD trị giá 210.000.000
đồng, thuế suất thuế GTGT 10% đã đưa vào sử dụng Đã thanh toán cho người bán50% bằng tiền gửi ngân hàng, còn lại nợ người bán Tài sản này được đầu tư bằngnguồn vốn đầu tư XDCB
2.2.3 Kế toán tiền đang chuyển
2.2.3.1 Nội dung kế toán
- Thu tiền mặt, tiền séc từ bán hàng nộp vào tài khoản ngân hàng – kho bạcchưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng
- Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng – kho bạc để trả cho cácđơn vị khác chưa cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng - kho bạc
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”
TK 113
- Các khoản tiền đã xuất quỹ nộp
vào Ngân hàng - Kho bạc, các khoản thu
gửi vào ngân hàng, kho bạc chưa nhận
được giấy báo Có của ngân hàng
- Các khoản tiền làm thủ tục
chuyển trả cho các đơn vị, tổ chức khác
nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của
ngân hàng, kho bạc
- Khi nhận được giấy báo Có hoặcbảng sao kê số tiền đang chuyển vào tàikhoản
- Nhận được giấy báo Nợ về sốtiền đang chuyển trả cho đơn vị, tổ chứckhác hoặc thanh toán nội bộ
Các khoản tiền còn đang chuyển
2.2.3.3 Phương pháp kế toán
1 Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng - kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo Cócủa ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 111: Ghi giảm tiền mặt
Trang 172 Nhận được giấy báo Có về số tiền chuyển vào tài khoản của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 112: Ghi tăng tiền gửi ngân hàng - Kho bạc
Có TK 113: Giảm tiền đang chuyển
3 Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng - kho bạc để trả cho đơn vị, tổchức khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng - kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng - kho bạc
4 Ngân hàng, kho bạc báo Nợ về số tiền đã chuyển trả người bán:
Nợ TK 331 (TK 3311): Phải trả nhà cung cấp
Có TK 113: Tiền đang chuyển
5 Khách hàng trả nợ tiền mua hàng bằng séc nhưng chưa nhận được giấy báo Có củangân hàng - kho bạc:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 3111: Phải thu khách hàng
6 Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản nợ của khách hàng nộp vào ngân hàng ngay không qua quỹ tiền mặt nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng
- kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
7 Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí cho cấp dưới
- Đã làm thủ tục chuyển tiền nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng-kho bạc:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng – kho bạc
- Khi nhận được giấy báo Nợ, ghi:
Nợ TK 341: Kinh phí cấp cho cấp dưới
Có TK 113: Tiền đang chuyển
8 Khi đơn vị nộp tiền lên cho đơn vị cấp trên
- Trong trường hợp làm thủ tục chuyển tiền nhưng chưa nhận được giấy báo Nợcủa ngân hàng - kho bạc, kế toán ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng - kho bạc
- Khi nhận được giấy báo Nợ, ghi:
Nợ TK 342: Thanh toán nội bộ
Có TK 113: Tiền đang chuyển
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Trang 18Bài 2.1 Tại đơn vị HCSN A trong tháng 3/2015 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như
sau (đvt:1.000đ), các tài khoản có số dư hợp lý
1. Nhận thông báo dự toán kinh phí hoạt động do cơ quan tài chính duyệt cho quýI/2015 số tiền 80.000
2. Ngày 5/3 PT 130 rút dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt: 30.000
3. Ngày 5/3 PC 149, chi trả lương và phụ cấp khác cho viên chức 17.000 phụ cấplương 2.000
4. Ngày 7/3 PC 150 chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN số tiền16.500
5. Ngày 8/3 PT 131, thu học phí của sinh viên, số tiền 135.000
6. Ngày 9/3 PC 151 gửi tiền mặt vào ngân hàng số tiền 50.000
7. Ngày 12/3 PC 153 chi trả phụ cấp học bổng sinh viên, số tiền 12.000
8. Ngày 14/3 PC 154 chi trả tiền điện thoại, tiền điện 5.540 ghi chi hoạt động thườngxuyên
9. Ngày 15/3 PC 155 chi mua tài liệu phục vụ hoạt động HCSN ghi chi hoạt độngthường xuyên là 10.850
10. Ngày 25/3, PC 156, chi hoạt động nghiệp vụ và chuyên môn được ghi chithường xuyên: 9.800
11. Ngày 25/3 nhận cấp phát bằng lệnh chi tiền để chi tiêu đột xuất (hội thảochuyên đề) số tiền 12.000 đơn vị nhận được giấy báo có của kho bạc nhà nước
12. Ngày 27/3 PC 132, rút tiền gửi kho bạc về quỹ tiền mặt: 12.000
13. Ngày 27/ PC 157 chi cho hội thảo chuyên đề 12.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản kế toán tiền mặt biết tiền mặt tồn quỹ đầu tháng 3
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Ngày 1/10 PT 101 Tạm ứng kinh phí nhập quỹ tiền mặt để chi hoạt độngthường xuyên 100.000
2. Ngày 3/10 PC 321 Chi tiền mặt mua vật liệu nhập kho 25.000
Trang 193. Ngày 4/10 GBN 0031 Chi trả lương lao động hợp đồng bằng tiền gửi: 50.000
4. Ngày 8/10 GBC 0231 Thu nợ khách hàng A bằng TGNH 750.000
5. Ngày 9/10 GBN 0032, PC 322 Cấp kinh phí cho ĐV cấp dưới bằng TGKB 120.000,bằng tiền mặt 80.000
6. Ngày 11/10 PT 102 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 30.000
7. Ngày 13/10 GBC 234Ngân hàng gửi giấy báo có số tiền thanh lý tài sản cốđịnh khách hàng trả là 72.000
8. Ngày 15/10 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho NSNN 800.000
9. Ngày 20/10 PC 00323 Nộp tiền mặt cho Ngân sách Nhà nước số thu, lệ phíphải nộp 800.000
10. Ngày 23/10 GBC235 Nhận lệnh chi tiền bằng TGKB 720.000 cho hoạt độngthường xuyên
11. Ngày 24/10 PC 324Chi tạm ứng bằng tiền mặt cho viên chức A 5.000 đi côngtác
12. Ngày 26/10 Nhận viện trợ 200.000 của tổ chức M bằng TGKB, ĐV chưa có chứng
từ ghi thu, ghi chi
13. Ngày 27/10 PT 103 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo chi theo lệnh chi720.000
14. Ngày 28/10 ĐV thanh toán tạm ứng kinh phí với kho bạc ngày 1, số kinh phítạm ứng ĐV ghi tăng nguồn kinh phí thường xuyên
15. Ngày 29/10 PC 325 Chi theo lệnh chi gồm các khoản trong dự toán bằng tiềnmặt 720.000
16. Ngày 30/10 ĐV có chứng từ ghi thu ghi chi về nghiệp vụ nhận viện trợ ngày26
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 2/8 Rút DTKP về tài khoản TGKB thuộc kinh phí dự án: 280.000, kinhphí hoạt động thường xuyên: 920.000
Trang 202. Ngày 3/8 Rút TGKB về quỹ tiền mặt thuộc KPHĐTX là 920.000, KPDA280.000
3. Ngày 4/8 Chi tiền mặt trả lương viên chức 640.000, trả học bổng sinh viên120.000
4. Ngày 6/8 Thu đào tạo theo hợp đồng bằng tiền mặt 1.000.000
5. Ngày 8/8 Nộp tài khoản TGKB số tiền mặt thu thu được 1.100.000
6. Ngày 11/8 Thu học phí các hệ đào tạo bằng tiền mặt 1.240.000
7. Ngày 14/8 Nộp tiền mặt vào kho bạc 1.240.000
8. Ngày 17/8 Chi tiền mặt tạm ứng cho viên chức 15.200
9. Ngày 17/8 Chi tiền mặt mua vật liệu văn phòng đã nhập kho theo giá mua68.800,
10. Ngày 18/8 Chi phí hội họp định kỳ tháng ghi chi thường xuyên bằng tiền mặt6.000
11. Ngày 20/8 trả nhà cung cấp M 50.000 bằng tiền gửi kho bạc
12. Ngày 24/8 Thanh toán số thực chi hoạt động thường xuyên từ tiền tạm ứng11.200, số còn lại nộp hoàn quỹ tiền mặt 4.000
13. Ngày 25/8 Thanh toán tạm ứng đề tài nghiên cứu khoa học ghi chi dự án120.000
14. Ngày 27/8 Thu dịch vụ hỗ trợ đào tạo bằng tiền mặt 1.844.000
15. Ngày 29/8 Chi phí tiền mặt cho hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo là 1.044.000
16. Ngày 30/8 Nộp tài khoản TGKB số tiền mặt là 800.000
Yêu cầu
1 Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2 Mở và ghi vào sổ kế toán các hình thức “chứng từ - ghi sổ”các nghiệp vụ kinh tế trên
Trang 21Chương 3 KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
tư, CCDC ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí
- Tham gia đánh giá, kiểm kê NVL, CCDC theo đúng quy định của chế độ Nhà nước
3.1.1.2 Nguyên tắc kế toán
- Phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, nhập xuất kho NVL, CCDCtất cả các loại hàng tồn kho này khi nhập xuất đều phải cân, đong, đo, đếm và bắt buộcphải có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Hạch toán kế toán chi tiết các loại “hàng tồn kho” phải được thực hiện đồngthời ở kho và ở phòng kế toán Định kỳ kế toán phải thực hiện kiểm tra đối với thủ kho
về số lượng nhập, xuất, tồn cho từng loại NVL, CCDC Trường hợp phát hiện chênhlệch phải báo ngay cho trưởng phòng kế toán và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời xácđịnh được nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời
- Hạch toán kế toán nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC phải luôn theo giá thực tế
3.1.2 Kế toán nhập xuất vật liệu, dụng cụ
* Nội dung, nguyên tắc kế toán vật liệu, dụng cụ
a Nội dung
NVL, CCDC trong các đơn vị HCSN gồm có:
- Các loại vật liệu, phụ tùng thay thế;
- Các loại vật liệu dùng cho công tác quản lý và văn phòng;
- Các loại nguyên vật liệu dự trữ dùng cho công tác chuyên môn;
- Các loại vật liệu khác;
- Công cụ dụng cụ ở các bộ phận, văn phòng quản lý trong đơn vị;
b Nguyên tắc
Kế toán NVL, CCDC ở các đơn vị phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Kế toán chi tiết NVL, CCDC phải được thực hiện đồng thời ở kho và phòng kếtoán
- Chỉ hạch toán và tài khoản 152, 153 giá trị NVL, CCDC thực tế nhập, xuất
Trang 22qua kho Các loại CCDC mua về sử dụng ngay không qua kho thì không hạch toán quatài khoản này.
- Kế toán phải mở số theo dõi chi tiết NVL, CCDC cả về số lượng, giá trị từngloại vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn kho
- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC theo giá thực tế Giá trị thực tếNVL, CCDC được xác định theo từng trường hợp cụ thể
* Xác định giá trị thực tế vật liệu dụng cụ nhập kho:
- Đối với vật liệu dụng cụ mua ngoài dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, thựchiện đơn đặt hàng của Nhà nước thì giá thực tế nhập kho là tổng giá thanh toán (cóthuế) ghi trên hóa đơn Các chi phí liên quan như thu mua, vận chuyển… NVL, CCDCtập hợp trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng vật liệu đó
- Đối với NVL, CCDC mua ngoài dùng cho hoạt động SXKD thì giá nhập kho
là giá mua chưa có thuế nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu đơn vịnộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì là giá đã có thuế GTGT
- Giá trị thực tế NVL, CCDC thu hồi ghi theo giá do hội đồng đánh giá của đơn
vị quyết định
- Giá trị thực tế NVL, CCDC tự chế là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để sảnxuất, chế biến NVL, CCDC đó
* Xác định giá thực tế NVL, CCDC xuất kho:
Các đơn vị có thể áp dụng một trong 4 phương pháp sau:
- Xác định giá thực tế bình quân gia quyền
- Xác định giá thực tế đích danh
- Xác định giá nhập trước xuất trước (FIFO)
- Xác định giá nhập sau xuất trước (LIFO)
- Giá trị thực tế NVL, CCDCgiảm do xuất kho
- Giá trị thực tế NVL, CCDCthiếu khi kiểm kê
Trị giá thực tế của NVL, CCDC tồn
cuối kỳ
Trang 23TK 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng Công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng là những công cụ có giá trị tương đối lớn và thời gian sử dụng tương đối lâu dài, yêu cầu được quản lý chặt chẽ kể từ khi xuất dùng đến khi báo hỏng
3.1: Sơ đồ hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Ví dụ: Cho tình hình nhập xuất tồn trong tháng 5/2015 tại đơn vị hành chính sự
nghiệp K như sau (ĐVT: 1.000 đồng)
- Số dư đầu tháng TK 153_A: 12.000 (3 chiếc, đơn giá 4.000)
- Số phát sinh trong tháng 5/2015 như sau:
1 Xuất kho 2 chiếc dụng cụ A cho bộ phận sản xuất theo phiếu xuất kho 114 ngày10/5
2 Mua 5 chiếc dụng cụ A trả bằng chuyển khoản qua kho bạc nhà nước, đơn giá4.500 Dụng cụ nhập kho theo phiếu nhập kho 83 ngày 13/5/2015
3 Xuất kho 3 chiếc dụng cụ A cho bộ phận sản xuất Phiếu xuất kho số 115 ngày18/5/2015, phân bổ lần đầu tiên 50% giá trị vào chi phí sản xuất
(1b)
Trang 24Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ KTPS biết đơn vị xuất kho theo phương phápnhập trước xuất trước
3.2 KẾ TOÁN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
3.2.1 Nội dung và nguyên tắc kế toán sản phẩm, hàng hóa
3.2.1.1 Nội dung
Sản phẩm, hàng hóa trong đơn vị HCSN bao gồm:
- Các sản phẩm do các HĐSN, hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ, hoạt độngnghiên cứu, thí nghiệm ở đơn vị tạo ra
- Các hàng hóa mua về nhập kho để bán với mục đích kinh doanh kiếm lời
3.2.1.2 Nguyên tắc kế toán
Kế toán SP, HH cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Chỉ hạch toán vào TK 1551 “Sản phẩm”, TK 1552 “Hàng hóa” những SP, HHthực tế có nhập, xuất qua kho của đơn vị
- Hạch toán kế toán nhập, xuất, tồn kho các loại SP, HH phải theo giá thực tế.Giá thực tế các loại SP, HH xác định như sau:
+ Giá thực tế hàng hóa mua về để kinh doanh là giá ghi trên hóa đơn mua hàngcộng với chi phí thu mua, vận chuyển… và thuế GTGT (nếu đơn vị nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp) hoặc không có thuế GTGT (nếu đơn vị tính và nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ)
+ Giá thực tế SP do đơn vị sản xuất ra là giá thành thực tế của SP hoàn thành nhậpkho
+ Giá thực tế của SP thu được trong quá trình nghiên cứu, thí nghiệm là giá dohội đồng đánh giá của đơn vị quyết định
3.2.2 Kế toán nhập, xuất sản phẩm, hàng hóa
3.2.2.1 Tài khoản, chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 155 “Sản phẩm, hàng hóa”
Kết cấu tài khoản 155
3.2.2.2 Phương pháp kế toán nhập xuất sản phẩm, hàng hóa
1 Khi nhập kho SP do hoạt động SXKD tạo ra, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toánghi:
Nợ TK 1551: Ghi tăng giá trị sản phẩm
Có TK 631: Chi hoạt động SXKD
Trang 252 Nhập kho SP do hoạt động SX theo đơn đặt hàng, hoạt động nghiên cứu, thí nghiệmtạo ra, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 1551, 1552: SP, HH
Có TK 635: Nếu do HĐSX đơn đặt hàng của Nhà nước tạo ra
Có TK 661, 662: Nếu do HĐNC, chương trình dự án tạo ra
3 Khi nhập kho hàng hóa mua ngoài hạch toán theo các trường hợp:
+ Đối với đơn vị tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 1552: HH (giá chưa có thuế)
Nợ TK 3113: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 3311, 3312: Tổng giá thanh toán+ Đối với đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 1552: HH (giá mua đã có thuế)
Có TK 111, 112, 3311: Tổng giá thanh toán
4 Nhập khẩu hàng hóa
- Đối với đơn vị tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
+ Giá nhập khẩu:
Nợ TK 1552: HH (giá chưa có thuế)
Có TK 3337: Thuế nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH, chưa thanhtoán
+ Khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 3113: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ
- Đối với đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 1552: HH (giá mua đã có thuế)
Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, TGNH, nợ người bán
Có TK 3337: Thuế nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Ví dụ: Vay tiền của đơn vị X mua hàng hoá về nhập kho, số tiền: 8.000.000
5 Phát hiện SP, HH thừa khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vàobiên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 1551, 1552: Ghi tăng SP, HH
Có TK 331 (3318): Các khoản phải trả
6 Xuất kho SP, HH đem bán, kế toán ghi:
- Bút toán phản ánh giá vốn:
Nợ TK 531: Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa
Có TK 1551, 1552: Ghi giảm giá trị sản phẩm, hàng hóa
Trang 26- Bút toán phản ánh doanh thu:
+ Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 311 (3111): Tổng giá thanh toán
Có TK 531: Thu từ hoạt động SXKD (chưa bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp+ Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 311 (3111): Tổng giá thanh toán
Có TK 531: Tổng giá thanh toán
Ví dụ: Đơn vị X xuất kho một số hàng hoá bán cho khách hàng K, giá vốn là
25.000.000, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 41.000.000, K chấp nhận thanh toán.Định khoản trong 2 trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vàtrực tiếp
7 Phát hiện SP, HH thiếu trong kiểm kê, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3118): Ghi tăng số phải thu khác
Có TK 155: Giảm giá trị SP, HH (số phát hiện thiếu)
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 Bài 3.1: Có số liệu về SP, HH tháng 6/2015 tại một đơn vị SNCT X như sau (đvt:
1.000đ)
I. Số dư đầu tháng của các tài khoản
- TK 1551 A: 120.000 (số lượng 300 cái x 400/cái)
- TK 1552 C: 35.000 (số lượng 350 cái x 100/cái)
- Các tài khoản có só dư hợp lý
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:
1. Ngày 5/6 bộ phận sản xuất bàn giao 1.000 sản phẩm A trị giá 450.000
2. Ngày 8/6 nhập kho hàng hoá C mua bằng tiền mặt
- Số lượng: 300, thành tiền 39.600, trong đó thuế GTGT 10%
3. Ngày 10/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Y
- Sản phẩm A: 350 cái giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 550
- Hàng hoá C: 450 cái, tổng giá bán 74.250, trong đó thuế 6.750
4. Ngày 15/6 sản xuất nhập kho sản phẩm A đợt 2: 1.200 đơn vị, giá thành đơn vịsản phẩm 420
5. Ngày 18/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Z
- Hàng hoá C: 180 cái, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT 10% là 170
- Sản phẩm A: 1.400 cái, tổng giá bán có thuế GTGT 10% cho 1.400 sảnphẩm A là: 770.000
6. Ngày 20/6 rút tiền giửi kho bạc mua hàng hoá C về nhập kho với số lượng 250,tổng giá thanh toán 30.250, trong đó thuế GTGT 10%
Trang 27Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản
Biết rằng đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,giá thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước
Bài 3 2 Tại ĐV HCSN Y trong tháng 12/ 2014 có tình hình tồn kho và nhập xuất vật
liệu X như sau: (đvt: 1.000đ)
I. Vật liệu X tồn kho đầu tháng 12 :
152X: 18.000.(2.000kg x 9/kg)
Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II. Tháng 12/2014 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây:
1. Ngày 3/12 Nhập kho vật liệu X chưa thanh toán 1.500kg, giá mua chưa có thuếGTGT 9/kg, thuế suất GTGT 5%, vật liệu mua cho hoạt động thường xuyên
2. Ngày 4/12 Nhập kho vật liệu X do cấp trên cấp kinh phí số lượng 2.000kg, giánhập kho 9/kg, chi phí vận chuyển ĐV đã trả bằng tiền mặt 5.000
3. Ngày 8/12 Xuất vật liệu X cho hoạt động thường xuyên 2.200kg
4. Ngày 10/12 Mua vật liệu X nhập kho dùng cho hoạt động thường xuyên1.600kg, giá mua chưa có thuế GTGT 9,1/kg thuế suất GTGT 5%, đã trả bằng tiềngửi ngân hàng
5. Ngày 13/12 Xuất vật liệu X cho hoạt động thường xuyên 1.100kg
6. Ngày 15/12 Rút DTKP hoạt động thường xuyên chuyển trả nợ người bán vậtliệu X ngày 3
7. Ngày 18/12 Rút DTKP hoạt động thường xuyên mua vật liệu X 2.500kg, đơngiá chưa có thuế GTGT là 9,2/ kg, thuế suất GTGT 5%
8. Ngày 20/12 Xuất vật liệu cho hoạt động thường xuyên là 2.400kg
Yêu cầu
1. Tính giá trị vật liệu X xuất kho trên bảng kê tính giá theo phương phápnhập trước – xuất trước và phương pháp bình quân cuối kỳ
2. Mở và ghi sổ các nghiệp vụ theo hình thức sổ “chứng từ – ghi sổ” trên
cơ sở phương pháp tính giá nhập trước – xuất trước Biết số vật liệu X mua, sửdụng, tồn kho thuộc kinh phí năm tài chính N
Bài 3.3: Tại ĐV HCSN M trong tháng 6/2015 có tình hình như sau:(đvt: 1.000đ)
I. Số dư của TK 152 đầu tháng 6 gồm:
Trang 28II. Trong tháng 6 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 2/6 Rút dự toán KPHĐTX vị mua 5.000kg vật liệu A giá 2, thuếGTGT 10%, chi phí vận chuyển bốc dỡ 0,1/kg đã trả bằng tiền gửi ngân hàng
2. Ngày 4/6 ĐV mua 500 l Nhiên liệu C, giá đã bao gồm thuế 10% là 11, chiếtkhấu thương mại ĐV được hưởng 0.5/l, đã trả bằng tiền mặt
3. Ngày 5/6 ĐV chi tạm ứng 13.000 cho ông A để mua nguyên liệu B
4. Ngày 7/6 ĐV xuất 7.000kg nguyên liệu chính A, trong đó dùng cho HĐTX
là 5.000, dự án 1.000, đơn đặt hàng của nhà nước 1.000
5. Ngày 10/6 Nhân viên A thanh toán tạm ứng số tiền mua nguyên liệu B, đãnhập kho 8.000 kg giá chưa thuế 1,4 thuế GTGT 10% số tiền còn thừa nhập quỹtiền mặt
6. Ngày 11/6 ĐV xuất nhiên liệu C cho HĐTX 600l, dự án 200l
7. Ngày 12/6 Xuất vật liệu B cho HĐTX 10.000kg
8. Ngày 13/6 Nhập khẩu 5.000kg vật liệu M để sản xuất sản phẩm N Giá nhậpkhẩu 4, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho nhà cungcấp
9. Ngày 15/6 Xuất 2.000 kg VLA, 2000 kg VLB cấp cho ĐV cấp dưới Y
10. Ngày 20/6 Xuất 4.000kg vật liệu M để sản xuất sản phẩm N
11. Này 30/6 Kiểm kê phát hiện thừa 20kg vật liệu A trị giá 50
Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Mở và ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 152
Biết rằng ĐV thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giáthực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập sau xuất trước
Bài 3.4:Tại ĐV HCSN Y trong tháng 12/2014 có tài liệu sau (đvt: 1.000đ)
I: Số liệu đầu tháng của 152, 153, 155 như sau:
- 152 D 12.000 (2.000 kg x 6 )
- 153 M 10.000 (100 cái x 100)
- 1552 A 400.000 (40.000 chiếc x 10)
- Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II: Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 4/12 Nhập kho 3.000 kg nguyên liệu D giá mua chưa thuế 6,5 thuế 10%, tiềnhàng chưa thanh toán
2. Ngày 5/12 Mua 30.000 chiếc hàng hoá A giá mua chưa thuế 10, thuế 10%, đã trảbằng tiền gửi NH
3. Ngày 6/12 Xuất nguyên liệu D cho hoạt dộng thường xuyên 3.000kg
Trang 294. Ngày 10/12 bán 50.000 hàng hoá A, giá bán 15, thuế GTGT đầu ra 10%, ngườimua trả một nửa bằng TGNH, còn lại 6 tháng sau thanh toán
5. Ngày 11/12 Nhận góp vốn liên doanh của công ty MM 500kg dụng cụ N trị giá45.000
6. Ngày 15/12 rút dự toán dự án mua 200 công cụ dụng cụ M phục vụ cho dự án X,giá mua bao gồm thuế GTGT 110, thuế 10%, công cụ dụng cụ đã nhập kho đủ
7. Ngày 16/12 rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên trả người bán nguyên liệuD
8. Ngày 18/12 xuất 300 công cụ dụng cụ M cho dự án X
9. Ngày 20/12 bán hết hàng hoá A còn lại trong kho cho công ty N, giá bán 14, thuế10%, 3 tháng sau công ty N trả tiền
10. Ngày 31/12 kiểm kê kho nguyên liệu D còn 2.000kg dùng cho hoạt động thườngxuyên, trong đó 1.500kg còn sử dụng được, 500kg bị hư hỏng ĐV quyết định thanhlý
Yêu cầu
1 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2 Mở và ghi sổ kế toán theo hình thức NKC, biết ĐV tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thuế, giá xuất kho theo phương pháp FIFO
3 Nguyên liệu D còn tồn kho đến đầu năm 2015 xử lý như thế nào?
Trang 30Chương 4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4.1 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
4.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định
a Khái niệm
* Tài sản cố định hữu hình
TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủtiêu chuẩn về giá trị và thời hạn sử dụng theo quy định Tuy nhiên, có 1 số tư liệu laođộng đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng nhưng không đủ tiêu chuẩn về giá trị vẫn được coi
là TSCĐ như:
- Máy móc, thiết bị, phương tiện quản lý văn phòng
- Phương tiện vận tải
- Đồ gỗ, đồ nhựa cao cấp
- Súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm
- Sách quý, tài liệu chuyên môn, các tác phẩm nghệ thuật
- Các loại nhà tranh, tre, nứa lá…
* Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể như: Giá trị quyền sử dụngđất, bằng phát minh sáng chế, chi phí lập trình phần mềm máy tính…
* Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Theo thông tư 162/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 06 tháng 11
năm 2014 thì
- Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độclập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thựchiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dướiđây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên
- Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơquan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phầnmềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãnđồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này
b Phân loại
* Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
Trang 31- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhàvăn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫugiáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà andưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sânchơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng,bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiệnvận tải đường bộ khác);
+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chởkhách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàuchở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại;ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác
+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);
+ Phương tiện vận tải đường sắt;
+ Phương tiện vận tải khác
- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tínhxách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máyPhotocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video,các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanhcác loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết
bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí;máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bànghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật;thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụquản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác
- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiệntruyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực
- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm
- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất
- Loại 2: Quyền tác giả
Trang 32- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác
* Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;
d) Tài sản cố định được tặng cho;
đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác
4.1.2 Nguyên tắc kế toán tài sản cố định
Kế toán TSCĐ cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Kế toán TSCĐ phải thực hiện phân loại TSCĐ theo đúng quy định của nhànước, phải lập hồ sơ theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ theo từng địa điểm quản lý, sửdụng và được tổng hợp đầy đủ trong sổ kế toán
- Kế toán về mặt giá trị của TSCĐ phải phản ánh đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyêngiá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ
- Nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do mua sắm bao gồm giámua và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do xây dựng mới là giá trịcông trình bàn giao theo quyết toán được duyệt
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do được cấp là giá trị ghitrong “Biên bản giao nhận TSCĐ” và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có)
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do nhận biếu tặng, viện trợ,phát hiện thừa trong kiểm kê là giá trị do hồi đồng đánh giá quyết định
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định là tổng số tiền chi phí thực tế bỏ ra
Giá trị bản quyền tác giả là số tiền thù lao cho các tác giả khi tác phẩm đượcnhà nước công nhận và cho phép tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm củamình
Trang 33Giá trị phần mềm vi tính là số chi phí trả cho việc lập trình (thuê lập trình) cácphần mềm áp dụng cho đơn vị.
Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ vô hìnhtrước hết được tập hợp vào tài khoản 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” Khi kếtthúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế theo từng TSCĐ để hạch toánvào tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá của TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng thêm năng lực và kéo dài thời gian sử dụng
+ Tháo dỡ, hoặc xây lắp trang bị thêm một hay một số bộ phận của TSCĐ.4.2 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
4.2.1 Tài khoản, chứng từ sử dụng
a Chứng từ sử dụng
Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu C50 - HD)
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu C51- HD)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu C52 - HD)
- Điều chỉnh tăng nguyên giá
do xây lắp thêm hoặc do cải tạo,
nâng cấp
- Các trường hợp khác làmtăng nguyên giá của TSCĐ hữu
hình
- Nguyên giá TSCĐ hữu hìnhgiảm do điều chuyển, nhượng bán,thanh lý
- Điều chỉnh giảm nguyên giá
do thao dỡ bớt một số bộ phận củaTSCĐ
- Các trường hợp làm giảmnguyên giá của TSCĐ hữu hình khác
Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện
có ở đơn vị
TK 211 được mở các tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐnhư nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, phươngtiện quản lý…
4.2.2 Các trường hợp kế toán tài sản cố định hữu hình
* Sơ đồ hạch toán
Trang 34Sơ đồ 4.1: Hạch toán tăng giảm TSCĐ
Ví dụ: Tại một đơn vị Hành chính sự nghiệp có tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ
như sau: Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
I: Số dư đầu tháng 12/2012 của một số tài khoản (đvt: 1.000đ)
– TK 211: 24.792.000
– TK 466: 20.300.000
– TK 214: 4.492.000
– Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II: Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh.
1. Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên 1 TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động thường xuyên trị giá 25.000, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 700 tính vào chi phí hoạt động thường xuyên
(1b)
Trang 352. Đơn vị mua 1 TSCĐ hữu hình qua lắp đặt, giá mua TSCĐ được lắp đặt chưa có thuế 300.000, thuế GTGT đầu vào 5% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án.
3. ngày 20/12 đơn vị tiến hành thanh lý 1 TSCĐ sử dụng trong lĩnh vực HCSN, nguyên giá 37.680, giá trị hao mòn luỹ kế 37.400, thu thanh lý bằng tiền mặt 450, chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp
4. Tính hao mòn tài sản cố định trong năm là 210.000
Yêu cầu: Định khoản phản ánh lên sơ đồ tài khoản.
4.3 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
4.3.1 Tài khoản, chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”
Nội dung, kết cấu tài khoản 213 – TSCĐ vô hình
TK 213 Nguyên giá TSCĐ vô hìnhtăng do mua sắm, viện trợ biếu
tặng, được cấp, điều chỉnh tăng
nguyên giá của TSCĐ do trang bị
thêm, nâng cấp
Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
do điều chuyển, thanh lý, nhượngbán, do tháo dỡ một số bộ phận hoặc
4.3.2 Các trường hợp kế toán tài sản cố định vô hình
4.3.2.1 Kế toán tăng TSCĐ vô hình
* TSCĐ mua ngoài dùng cho HCSN, hoạt động dự án
1 Khi mua TSCĐ vô hình về căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi:
- Ghi tăng nguyên giá của TSCĐ:
Nợ TK 213: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112: Nếu mua bằng tiền mặt, TGNH - KB
Có TK 461, 462: Nếu rút dự toán kinh phí hoạt động, kinh phí dự án
Có TK 441: Nếu sử dụng quỹ đầu tư XDCBĐồng thời ghi:
Có TK 008: Nếu rút dự toán kinh phí hoạt động
Có TK 0091: Nếu rút dự toán kinh phí dự án
- Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí đã sử dụng mua TSCĐ để ghi tăngnguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Trang 36Nợ TK 3112: Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 431, 441: Nếu mua bằng tiền thuộc các quỹ, nguồn kinh phí đầu tưXDCB
Nợ TK 661, 662: Nếu mua bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án
Có TK 466: Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
* Đối với TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD
- TSCĐ, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừthuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá TSCĐ vô hình
Nợ TK 3113: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuếGTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị TSCĐ mua vào làgiá mua có thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 213: Tăng nguyên giá TSCĐ vô hình
Có TK 111, 1112, 331: Tổng giá thanh toánVới 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồnvốn kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 441: Nếu sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB đầu tư
Nợ TK 431: Nếu sử dụng các quỹ để đầu tư
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh
2 Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một quá trình như:Lập trình phần mềm máy tính, các phát minh sáng chế…:
+ Tập hợp chi phí khi phát sinh:
Nợ TK 2412: XDCB dở dang
Có TK 111, 112: Chi bằng tiền mặt, TGNH - kho bạc
Có TK 331, 312, 152, 153…: Nếu chi bằng tiền tạm ứng, NVL, CCDC+ Khi kết thúc quá trình đầu tư kế toán phải tính toán chính xác số chi phí thực
tế đã chi để ghi:
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 2412: Xây dựng cơ bản dở dang + Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí đã sử dụng mua TSCĐ để ghi tăngnguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ đối ứng với các tài khoản tương ứng:
Nợ TK 3112: Phải thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 431, 441: Nếu mua bằng tiền thuộc các quỹ, nguồn kinh phí đầu tưXDCB
Nợ TK 661, 662: Nếu mua bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án
Trang 37Có TK 466: Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
4.3.2.2 Kế toán giảm TSCĐ vô hình
1 Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán:
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc dự án ởđơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy, kế toán ghi:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (số hao mòn lũy kế của TSCĐ)
Có TK 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ vô hình Nếu có số thu thanh lý, nhượng bán hạch toán vào tài khoản 511 (5118)
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ ởđơn vị sự nghiệp có thu, hoặc nguồn vốn vay căn cứ vào các chứng từ hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Nợ TK 3113: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Nếu chi bằng tiền tiền mặt, TGNH - KB+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ vàoquỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ghi:
Nợ TK 5118: Thu sự nghiệp khác
Có TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lý
2 Khi điều động TSCĐ đang sử dụng cho đơn vị khác:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
3 Khi phát hiện TSCĐ thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vàobiên bản, kế toán hạch toán như sau:
- Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 466: Phản ánh giá trị còn lại
Nợ TK 214: Phản ánh số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Trang 38Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
- Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ phải thu hồi ghi:
Nợ TK 3118: Phản ánh số còn phải thu hồi
Có TK 5118: Phản ánh số còn phải thu hồi
- Khi có quyết định xử lý cụ thể thì tất toán số phải thu đó trên TK 3118
4.4 KẾ TOÁN HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phầngiá trị hao mòn được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc được ghi giảmnguồn kinh phí hình thành TSCĐ (do toàn bộ chi phí mua sắm trước đây đã được đưavào chi phí hoạt động hay chi phí dự án) dưới hình thức trích khấu hao Như vậy, khấuhao chính là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ bị hao mòn Mục đích của việctrích khấu hao là thu hồi lại vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng hoặc đãhết thời hạn sử dụng có ích
Tất cả TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải tính hao
mòn TSCĐ hàng năm Hao mòn TSCĐ được tính một năm 1 lần vào tháng 12 hàng
năm trước khi khóa sổ kế toán (hao mòn TSCĐ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp
được tính tròn năm, những TSCĐ tăng hoặc giảm trong năm nào, kế toán tính hoặc
thôi không tính ngay trong năm đó) TSCĐ tăng, giảm trong năm này thì năm sau
mới tính hao mòn hoặc thôi không tính hao mòn Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ
nhưng vẫn còn sử dụng thì không phải tính hao mòn
- Các loại TSCĐ sau đơn vị không phải tính hao mòn:
+ TSCĐ đặc biệt (vô giá) như các cổ vật, các bộ sách cổ, hiện vật trưng bày ởviện bảo tàng, lăng, tẩm…
+ TSCĐ thuê ngoài, sử dụng tạm thời
+ TSCĐ giữ hộ, cất trữ hộ nhà nước
- Đối với TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích SXKD phải trích
khấu hao tính vào chi phí SXKD và phải theo dõi chi tiết việc trích khấu hao TSCĐ
theo chế độ quản lý, và khấu hao tài sản của bộ tài chính
* Phương pháp tính hao mòn TSCĐ
Mức hao mòn hàng
năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x
Tỷ lệ hao mòn (% năm)
Hàng năm, trên cơ sở số hao mòn tăng, số hao mòn giảm phát sinh trong năm,đơn vị tính tổng hao mòn cho năm đó
năm
12 tháng
Trang 39Số tháng TSCĐ giảm phải tính hao mòn trong năm
12 tháng
Về nguyên tắc: TSCĐ tăng, giảm tháng trước thì tháng sau là tháng tính
thêm hao mòn hay thôi không tính hao mòn
Những TSCĐ đầu tư bằng các nguồn kinh phí được khai thác cho mục đích
kinh doanh thì phải tính khấu hao Số khấu hao được ghi tăng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sự nghiệp.
Ví dụ: Cho tài liệu về một đơn vị sự nghiệp thuần túy như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
Năm 2015 có biến động về TSCĐ như sau:
1 Hao mòn của TSCĐ đến ngày 1/1/2015 là 1.200.000
2 26/5: Mua TSCĐ sử dụng cho bộ phận sử nghiệp với nguyên giá 216.000, tỷ
Việc tính hao mòn tăng TSCĐ giảm tài sản cố định năm 2015 sẽ được tính vào năm2016
Mức hao mòn năm 2016 = 1.200.000 + 216.000 x8% + 500.000 x 10% = 1.267.280
4.4.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ
Nội dung và kết cấu của TK 214
TK 214
- Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do:
- Giảm do thanh lý, nhượng bán…
- Đánh giá lại TSCĐ (trường hợp
đánh giá giảm)
- Giá trị hao mòn tăng do:
- Tính hao mòn TSCĐ trong năm sửdụng
- Đánh giá lại TSCĐ (trường hợpđánh giá tăng)
Giá trị hao mòn hiện có ở đơn vị
TK 214 có 2 tài khoản cấp 2
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
4.4.2 Phương pháp kế toán hao mòn tài sản cố định
1 Tháng 12 hàng năm phản ánh giá trị hao mòn đã tính của TSCĐ:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
Trang 40Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 431: Các quỹ
3 Khi thanh lý nhượng bán, chuyển giao TSCĐ kế toán xác định giá trị hao mòn lũy
kế của các TSCĐ đó và ghi:
Nợ TK 466: Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 3118: Giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 214: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Có TK 211, 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ
4 Điều chỉnh tăng, giảm hao mòn TSCĐ khi đánh giá lại TSCĐ:
* Trường hợp điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ TK 211, 213: Phần nguyên giá tăng
Có TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
Có TK 214: Phản ánh phần giá trị hao mòn tăng
* Trường hợp điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ TK 214: Phản ánh giá trị hao mòn giảm
Nợ TK 466: Phản ánh giá trị còn lại giảm
Có TK 211, 213: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Ví dụ:Tại liệu tại một đơn vị Hành chính sự nghiệp K trong năm 2015 (đvt:1000đ, các tài khoản có số dư hợp lý Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
I: Số dư ngày 1/1/2015
Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ hao
mòn năm
Giá trị hao mòn lũy kế