177
14,637
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ QUẦN SỰ gL»
TRAN ĐÌNH TUẤN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUÁ BÀI GIẢNG
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẦN SỰ
Chuyên ngành : ‘Ly luận và Tịch sử sư phạm hoc
Md sé: 5.07 0t
2
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2001
Trang 2hà: đạc ciên CC (ef amides Sự, BO Gave pring :7§ Đồ g Đức Thắng PGS TS Phạm Viết Vượng chi #a :GS TS, Pham Hữu Tòng Phần bigs 2: POS, Nguyễn Sinh Huy
Trang 3MỞ ĐẦU
I LÝ ĐO CHỌN ĐỀ TÀI
Bài giắng là một khâu, một mắt xích quan trọng của QTDH nói riêng và
của quá trình giáo dục - đào tạo nói chung Bài giảng giữ vai trò chủ yếu trong việc định hướng cho các HTTCDH khắc Bài giảng thường chiếm tới
một nửa thời gian trong chương trình của các môn KHXH - NV Có thể nói,
chất lượng, hiệu quả của hình thức bài giảng quyết định chất lượng, hiệu quả của các HTTCDH khác Nang cao chất lượng, hiệu quả bài giảng là nội
dung tất yếu và quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các nhà trường đại học
Ngày nay, khối lượng thông tin khoa học của nhân loại ngày càng tăng nhanh, các sách giáo khoa trở nên hạn hẹp và nhanh chống bị lạc hậu Trong khi đó, quỹ thời gian học tập ở các trường đại học không những
không tăng mà cịn có xu hướng giảm xuống Để giải quyết mâu thuẫn đó, các bài piảng phải đóng vai trị chủ yếu trong việc xác định phương hướng lựa chọn nội dung môn học
Bước vào thời kỳ đổi mới, mục tiêu giáo dục - đào tạo của các nhà
trường quân đội đặt ra những yêu cầu mới đối với các HTTCDH Tình hình
đó làm cho những bài giảng theo kinh nghiệm và lý luận cũ đang bộc lộ
những nhược điểm, không đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đang đổi mới, không phù hợp với xu hướng phát triển của lý luận dạy học hiện
đại Những nhược điểm đó đang cần trở việc thực hiện mục tiêu giáo đục - đào tạo đội ngĩi cần bộ quân đội trong thời kỳ mới Do đó, việc nghiên cứu
xây dựng lý luận cơ bản về bài giảng ở ĐHQS tìm ra những biện phấp hợp lý tác động vào các nhân tố tạo thành chất lượng, hiệu quả bài giảng đang là vấn đề cấp tiết hiện nay ở các nhà trường DHQS
Những năm gần đây trong các nhà trường quân đội đang diễn ra cuộc cải cách toàn điện và mạnh mẽ trên tất cả các khâu, các bước của quá trình giáo duc - đào tạo Hệ thống nhà trường được kiện toần về tổ chức, nhiều trường
sĩ quan được nâng cấp lên bậc đại học Sự phát triển mới trong thực tiễn pido đục - đào lạo của các nhà trường quân đội dang đặt ra nhiều vấn để
Trang 4thiện Cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng ở các trường ĐHQS là yêu cầu cấp thiết góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa lý
luận giáo dục với thực tiễn giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đội ngũ sĩ quan đáp ứng cho nhu cầu xây dựng quân đội chính qui, hiện đại và tỉnh nhuệ trong thời kỳ mới,
Các môn KHXH - NV đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục, xây
dựng thế giới quan, niểm tin lý tưởng và chuẩn mực đạo đức cho học viên
Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở DHQS là vấn đề có tính cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường quân sự và góp phần khẳng định vai trò chủ đạo của
các môn học này trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ sĩ quan quân
đội trong thời kỳ mới theo tinh thần nghị quyết 94/ÐUQSTW đã chỉ ra
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khái quát những thành tựu đã đạt được của các lý thuyết day học hiện đại, đề tài tiếp tục đi sâu làm sáng tổ lý luận về bài giảng ở đại học
nhằm tìm ra những biện pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở các trường ĐHQS, góp phần đổi mới,
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội chính qui hiện đại và tỉnh nhuệ trong thời kỳ mới 3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỜNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu là hình thức bài giảng các môn KHXH - NV ở các
trường ĐHQS theo quan điểm lý luận đạy học
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở các trường ĐHQS
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS chịu sự chỉ phối
của nhiều nhân tố, nhưng trực tiếp nhất là hoạt động đạy và hoạt động học
trong các giai đoạn chuẩn bị giáo án, thực hành giảng bài và sau khi lên lớp
Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp đạy học gắn kết hoạt động
day và học với thực tiễn chính trị, quân sự, với nghề nghiệp và chức danh
đào tạo của người học, tạo ra sự hứng thú học tập ngay từ khâu chuẩn bị
giáo án, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của người học trong
Trang 5quyết các nhiệm vụ học tập sau khi lên lớp thì chất lượng, hiệu quả của các
bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS sẽ biến đổi theo chiều hướng tăng lên,
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Lầm rõ bản chất của bài giảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng ở
đại học theo lý thuyết dạy học hiện đại Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở ĐHQS
- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn day hoc ở các nhà trường quân sự, khảo sát thực trạng lìm ra nguyên nhân và những đặc điểm chỉ phối
chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS
- Đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp lý luận dạy học cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hình thức bài giảng thuộc các môn
KHXH - NV ở bậc DHQS
7 PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp luận
Để tài được xây đựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đồng thời quần triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam vẻ giáo dục Đồng thời để tài sử dựng rộng rãi phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp can phức hợp và phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách trong suốt quá trình nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong quá trình đọc, nghiên cứu các tài liệu đó cũng như trong quá trình
thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng thường xuyên các phương pháp phân
tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, sơ đồ hoá, rút ra những nhận định riêng trong việc đánh giá các sự kiện và kiến giải các quan điểm liên quan đến luận ấn
7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tác giả luận án đã tiến hành quan sát có hệ thống hoại động của giáo viên và
Trang 6buổi giảng thuộc 7 môn KHXXH - NV của hai trường ĐHQS Đã điều tra bằng
phiếu hỏi đối với 681 học viên và cán bộ, giáo viên ở 6 trường ĐHQS Đã tiến
hành 2 lần thực nghiệm tại 2 cơ sở đào tạo Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học Ngồi ra, tác giả cịn phối hợp sử đụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm, trưng cầu ý kiến chuyên gia
8 NIỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
~ Trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hoá các lý thuyết dạy học hiện đại và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đạy học ở các nhà trường quân sự luận án
đã góp phần làm sáng tỏ những vấn để lý luận về bài giảng ở ĐHQS, chỉ ra tính đặc thù về chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS và xây
dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả của các bài giảng đó
- Để xuất các biên pháp cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả bài
giảng các môn KHXH - NV ở ĐHQS
Luận án có tác dụng chỉ dẫn phương thức phối hợp hoạt động của người dạy và người học trong các giai đoạn chuẩn bị và tiến hành bài giảng
9 CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 3 phần: - Phần mở đầu
- Phần nội dung cơ bản: Gồm 3 chương - Phần kết luận
Ngồi ra cịn có danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CUA VAN DE NANG CAO
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUÁ BÀI GIẢNG KHXI - NV Ở ĐHQS
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn để bài giảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng
Bài giảng là một trong những HTTCDH có nguồn gốc xa xưa nhất trong lịch sử giáo đục Nhưng chỉ đến thế kỷ XVI, Kômenxki mới khái quất những kinh nghiệm dạy học trong lịch sử, xây dựng nên lý thuyết về bài lên lớp
Từ đó đến nay, bài giảng đã được nhiều người nghiên cứu với những
Trang 7- Khuynh hướng phủ nhận bài giảng
- Khuynh hướng tuyệt đối hoá bài giảng hoặc đổi mới bài giảng theo lý thuyết dạy học mang tính hàn lâm
- Khuynh hướng đổi mới bài giảng theo các lý thuyết dạy học mang tính thực dụng
Các khuynh hướng nghiên cứu về bài giảng tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đó là những cơ sở lý luận quan trọng cho việc tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện lý thuyết về hình thức bài giảng
Ở Việt Nam, Thời kỳ chiến tranh, lý luận về hình thức bài giảng đã được một số tác gid dé cập đến nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu
“Từ năm 1980 đến nay, ngày càng có nhiều người nghiên cứu về bài giảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giáng dưới những góc độ khác
nhau Nhưng hầu hết các tác giả mới dừng lại ở mức độ nêu vấn dé, kheu gợi các khía cạnh nào đó ch việc nghiên cứu tiếp theo
1.2 Lý luận về bài giảng và chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV 6 DHQS
1.2.1 Khdi niém bai gidng
Bài giảng là một HTTCDH phức hợp, được tổ chức theo các tiết học,
người dạy trực tiếp điểu khiển, chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, nhằm tạo cơ hội cho người học khám phá trí thức mới, rèn luyện các kỹ
năng hoạt động trí tuệ và định hướng thái độ học tập môn học
Bài giảng là một thành phân cơ bản của QTDH ở đại học Bài giảng có tính độc lập tương đối đồng thời lại bị phụ thuộc vào các thành phần khác của QTDH Bài giảng khơng có nhiệm vụ giải quyết toàn bộ đối tượng của môn học, nhưng là hình thức quan trọng, đặt cơ sở nền tảng cho việc lĩnh hội kiến thức môn học So với các thành phần khác, bài giảng có mối liên hệ
sâu rộng hơn trong hệ thống của QTDH Trong thời gian ngắn, bài giảng có
thể đàn dựng cho người học một bức tranh toàn cảnh của một nội dung khoa
học nào đó cả về lịch sử hình thành, phát triển, cả thực trạng và triển vọng của nó Các bài giảng bao giờ cũng tổn tại trong một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chất lượng, hiệu quả của mỗi bài giảng chịu sự chỉ phối của cả hệ thống bài giảng của môn học
Trang 8đó do mục tiêu đào tạo và chức năng của bài giảng ở đại học quy định 1.2.2 Chất lượng, liệu quả bài giẳng KIXH - NV ở ĐHQS
Dựa trên những quan điểm khác nhau về chất lượng, có thể rút ra những tính chất đặc trưng vềchất lượng bài giảng như sau:
Một là, chất lượng bài giảng vừa là chất lượng của sản phẩm sư phạm vừa là chất lượng của hoại động sư phạm
1ai là, chất lượng bài giảng pắn với nhu cầu sử dụng, gắn với mục tiêu
dado tao
Ba la, chất lượng bài giảng có tính tổng hợp Để đánh giá bài giảng đạt
hay không đạt chất lượng cần phải xem xét, đánh giá thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu đặc trưng chứ không phải chỉ dựa trên một vài chỉ tiêu mang tính đơn lẻ
Đến là, chất lượng bài giảng có tính xác định Mỗi bài giẳng trong điều
kiện sư phạm cụ thể sẽ có chất lượng thích ứng với nó
Từ những tính chất đặc tmg về chất lượng bài giảng, có thể rút ra định nghĩa như sau: Chất lượng bài giảng là tổng hợp những tính chất quy định giả trị của bài giảng, thể hiện mức độ thoả mãn những yêu cầu của người dạy, người học, pha hop vei mục tiêu đào tạo và điều kiện sư phạm xác định
Chất lượng bài giảng thường gắn liền với hiệu quả của bài giảng Hiệu qủa bài giảng có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, hiệu quả dạy học của bài giảng
Hai la, hieu qua giáo dục của bài giảng
Ba là, hiệu quả kinh tế của bài giảng
Bốn là, hiệu quả bài giảng có mối quan hệ nhân quả với chất lượng bài giảng Khi nói đến chất lượng là phải tính đến hiệu quả của chất lượng đó Khi nói đến hiệu quả là hiệu quả của chất lượng Bài giảng chỉ có hiệu quả cao khi có chất lượng tốt Tuy nhiên, từ chất lượng đến hiệu quả là một
khoảng cách Việc chuyển hoá chất lượng thành hiệu quả của bài giảng cao hay thấp tuỳ thuộc chủ yếu vào mức độ phát huy vai trò chủ thể của người
học Tính tích cực, chủ động, sáng lạo của người học càng cao thì hiệu quả bài giảng càng lớn
Từ những đặc điểm trên đây có thể rút ra kết luận rằng:
Trang 9giảng được xem vét căn cứ vào mỗi quan hệ giữa sự đầu tư về thời gian và cường độ lao động của người đạy và người học với mức độ ảnh hưởng thực
tế của bài giảng đó đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ của người
học trong quá trình học tập môn học
Nang cao chất lượng, hiệu quả bài giảng là tìm kiếm những con đường, biện pháp tác động vào các nhân tố tạo thành chất lượng, hiệu quả của bài giảng nhằm phát triển chất lượng, hiệu quả đã có của hình thức dạy học này
lên một rnức độ mới cao hơn, đáp ứng như cầu phát triển của lý luận và thực
tiễn giáo dục đại học trong điểu kiện mới Nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS là tìm kiếm những hiện pháp cải tiến, đổi mới hợp lý hoá mục tiêu, nội dung, nhương pháp, phương tiện và quy trình chuẩn bị, tiến hành bài giảng, nhằm nâng cao khả năng, trình độ thực hiện chức năng của bài giảng và chức năng của các môn KHXH - NV ở ĐHQS
trong thời cuộc hiện nay
Chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở ĐHQS chịu sự
chỉ phối của nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là phương thức phối hợp hoạt động của người dạy và người học trong các buổi giảng
1.2.3 Đánh giá chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXI - NV ở ĐHQS Từ trước tới nay có nhiều cách đánh giá về bài giảng:
Từ những cách đánh giá khác nhau đó có thể suy ra cách đánh giá tổng
hợp theo các nhóm tiêu chí như sau:
- Nhóm tiêu chí đánh giá quá trình chuẩn bị bài giảng
- Nhóm tiêu chí đánh giá về nội dung bài pidng
- Nhóm tiêu chí đánh giá về PPDH
- Nhóm tiêu chí đánh giá về phong cách sư phạm của giáo viên
- Nhóm tiêu chí đánh giá về kết quả của bài giảng
Mỗi nhóm tiêu chí phản ánh một mặt về chất lượng, hiệu quả của bài giảng Trong đó nhóm tiêu chí về kết quả của bài giảng được xác định là quan trọng nhất Bởi vì, đó là sự hội tụ kết quả của các nhóm tiêu chí ở trên Bài giảng chỉ có kết quả cao nhất khi tất cả các nhóm tiêu chí trên đều đạt được kết quả tốt nhất
Trang 101.3.1 Những đặc điểm của nhà trường ĐIIQS và dự báo một số tấn để
thực tiễn chỉ phối chất lượng, hiệu quả bài giẳng KHXH - NV
Đặc điểm:
- Về mục tiêu đào tạo là mục tiêu kép Vừa đào tạo chuyên gia khoa học,
vừa đào tạo sĩ quan Đặc điểm này đòi hỏi bài giảng ở ĐIIQS vừa gắn với
nghề nghiệp chuyên môn, vừa gắn với chức danh đào tạo
- Về tổ chức, nhà trường ĐHQS vừa là nhà trường vừa là đơn vị quân đội Học viên đồng thời là quân nhân, phần đông là đẳng viên, Nhiệm vụ của họ vừa học tập vừa rèn luyện theo điều lệnh quân đội, vừa sẵn sàng chiến đấu
bảo vẽ Tổ quốc, bảo vệ chế độ Đặc điểm này đòi hỏi bài giảng phải gắn
với nhiệm vụ chính trị của quân đội, phải đưa người học vào cuộc đấu tranh
giai cấp ngay trong các giờ học
- Đối tượng học viên không thuần nhất Trong một lớp học có nhiều đối
tương thuộc các quân, binh chủng khác nhau, cấp bậc, chức vụ, thâm niên khác
nhau Đặc điểm này đòi hồi bài giảng phải có tính cá biệt hoá cao, vừa khai thác
được ưu điểm vừa hạn chế được nhược điểm do người học mang đến
Về thực tiễn:
- Tình hình thế giới và trong nước hiện nayđòi hỏi xây dựng quân đội không chỉ thiện chiến về quan sự mà còn thiện chiến về đấu tranh chính trị Đội ngũ sĩ quan phải có sự hiểu biết nhiều hơn về KHXH - NV
- Xu hướng các trường quân sự trên thế giới đang diễn ra cuộc cách lân toàn điện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo
- Xu hướng các nhà trường quân sự Việt Nam sẽ được kiện toan về tổ chức, sẽ trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học trong quân đội
1.3.2 Đặc điểm dạy học KHXH - NV ở ĐHQS
- Đặc điểm về vai trò của các môn KHXH - NV ở ĐHQS Đó là các mơn
học có vai trị quan trọng hàng đầu trong việc xây ựng cho các chuyên gia
quân sự tương lai một thế giới quan, phương pháp luận cách mạng khoa học
và những phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như năng lực hoạt động chính
trị xã hội theo mục tiêu yêu cầu đào tạo
- Đặc điểm về tính chất của các môn học Các môn KHXH - NV ở
Trang 11chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS
- Đặc điểm về nội dung Các môn học này mang tính lý luận, tính khái
quát và có mối quan hệ hữu cơ với thực tiễn Ở ĐHQS, các môn KHXH -
NV có thêm mảng lý luận riêng về lĩnh vực quan sự Đặc điểm này làm cho nội dung bài giảng KHXH -NV ở ĐHQS khác với nội dung bài giảng
KHXH - NV ở các trường đại học khác
- Đặc điểm về phương pháp PPDH các môn KHXH - NV ở ĐHQS là những phương pháp nhằm hình thành cho người học thế giới quan, phương pháp luận, niềm tin lý tưởng và năng lực hoạt động chính trị - xã hội trong
lĩnh vực quân sự Đặc điểm này địi hỏi PPDH các mơn KHXH - NV là phải
xem xét vấn đề một cách toàn điện, lịch sử và phát triển
- Đặc điểm về tình hình thời cuộc Ngày nay, giảng dạy, học tập các môn
KHXH - NV đang diễn ra trong điều kiện khó khăn, có nhiều bát lợi hơn
trước kia Vì vậy việc dạy và học các môn KHXH - NV hiện nay phải kết hợp với sự nghiên cứu, thường xuyên đổi mới tìm ra những con đường, biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học
1.3.3 Khảa sát thực trạng chất lượng, hiệu quả bài giảng KIXH - NH `
¿ĐI1QS
- Thực trạng nhận thức: Có 98,5% cần bộ, giáo viên và 99,7% học viên ở các trường ĐHQS đều cho rằng bài giảng là HTTCDH rất cần thiết Có 95,7% cho rằng cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV Nhưng nhận thức về chất lượng, hiệu quả bài giảng chưa đồng nhất,
chưa có phương hướng nhất quán về các biện pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả bài giảng các môn KHXH - NV ở ĐHQS
- Thực trạng hoạt động dạy: Những bai giảng có chất lượng, hiệu quả thấp thường biểu hiện trên các mặt như sau:
Mục tiêu bài giảng không rõ ràng, bài giảng còn chung chung cho mọi
đối tượng, chưa sát với chức đanh đào tạo
Nội dung bài giảng có 3 dạng: Một là, đơn giản hoá nội dung dạy học cho dễ học, đễ nhớ
Hai là, dần trải không rõ trong (Am, trong điểm, không rõ bán chất của
vấn để nghiên cứu
Trang 1210
Phương pháp và tổ chức buổi học: Chuẩn bị giáo án còn nặng về chuẩn
bị nội dung, chưa quan tâm đúng mức đến chuẩn bị PPDH, chỉ thiết kế hoạt động dạy, chưa thiết kế hoạt động học Chưa tận dụng được sức mạnh của
khoa và của bộ môn
Trên lớp chủ yếu chỉ có giáo viên hoạt động, học viên là người chứng
kiến một cách thụ động Việc tổ chức, điều khiển hoạt động của người học
ít được thực hiện
- Thực trạng hoạt động học: Trước khi lên lớp chỉ có 29,52% học viên có đọc trước sách giáo khoa, nhưng không đọc kỹ Trong giờ lên lớp, có
81,49% ghi chép bài giảng thụ động theo lời thầy Sau buổi giảng chủ yếu
học theo vở phi trên lớp Chỉ có 13,51% có đọc tài liệu tham khảo
- Thực trạng kết quả học tận: Học viên nắm kiến thức lý thuyết tốt, Tỷ lệ
khá, giỏi thường chiếm từ 60 - 65%, có lớp 100% Trình độ tay nghề, vận
dụng kiến thức và thực tiễn theo chức danh và nghề nghiệp còn nhiều hạn
chế (61,9% trung bình) Thái độ học tập nặng về trách nhiệm pháp lý, chưa
trở thành nhu cầu bên trong của người học Tính tích cực hoạt động học tập
của học viên có 50,07% ở mức trung bình và 6,02% ở mức yếu
- Nguyên nhân của thực trạng trên:
Một là, đội ngũ giáo viên KHXH - NV ở các trường ĐHQS cồn thiếu và yếu, phân bố chưa đều lại đảm nhạn khối lượng công việc lớn
Hai là, thối quen dạy và học theo lối cũ Chậm đổi mới, ngại đổi mới,
chưa có biện pháp tổ chức chặt chẽ việc đổi mới PPDH
Ba là, về mặt tổ chức, các nhà trường quân sự tiếp cận chậm và chưa
được nhiều với lý luận dạy học hiện đại nói chung và lý luận dạy học đại
học nói riêng
Bốn là, việc sắp xếp chương trình nội dung các môn KHXH - NV ở ĐHQS còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng có q nhiều mơn học và các vấn để nhải học, làm cho chương trình trở nên nặng nề, chồng chéo nhưng
lai bj chia cất và bị pha loãng bởi lượng thời gian quá ngắn
Năm là, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giảng dạy và nghiên cứu các môn KHXH - NV còn nhiều bất cập
Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng chung là mức độ tích
Trang 13it
KHXH - NV, làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của các bài giảng CHƯNG 2
NHŨNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LUGNG, HIỆU QUÁ BÀI GIẢNG KHXII - NV Ở ĐHQS
2.1 Một số quan điểm xuất phát
Mọi con đường, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng
KHXH - NV ở ĐHIQS được dựa trên những quan điểm chỉ đạo cơ bản sau
day:
Một là, tích cực hoá hoạt động học
Hai là, dân chủ hoá phương pháp dạy và học
Ba là, cá biệt hoá trong các giờ lên lớp
Đến là, tích hợp hố phương pháp, hình thức dạy học trong các giờ lên lớp
Năm là, quần triệt quan điểm công nghệ hố trong q trình xây dựng
những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của bài giảng KHXH - NV
ở ĐHQS
2.2 Nhóm các biện pháp thiết kế bài giảng, chuẩn bị lên lớp 2.2.1 Phân hoá và cụ thể hoá mục tiêu dạy học của bài giảng
Biện pháp này có tác dụng định hướng cho việc xác định phạm vi của bài
giảng, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót hoặc dần trải, chung chung của các bài giảng, kích thích hứng thú học tập của học viên
Cách thức phân hoá và cụ thể hoá mục tiêu của bài giảng được tiến hành
như sơ đồ sau:
KTI - Nhận biết Miống Các trình KT2 - Ghi nhớ quất độ KT KT3 - Am hiểu ¥ KT4 - a hố
h KNI - Bất chước theo mẫu
Các M Các trình | ẨÃ KN2 - Thoát ly khỏi mẫu trung gian độ KN KN3 -Đổi mới thao tác
ỶỲ KN4 - Tích hợp
Các M cụ Các trình TĐI - liứng thú nhận thức thể độ TĐ 'TĐ2 - Tích cực nhận thức
TĐ3 - Độc lập nhận thức
Trang 1412
2.2.2 Hién dai hod nội dung bài giẳng, gần nội dung dạy học với thực tiên chính trị - quân sự và nghề nghiệp của người học
Biện pháp này có ý nghĩa định hướng cho việc mở rộng nguồn lài liệu khoa học của hài piẢng, khắc phục những nhược điểm về nội dung của bài giẳng theo
li cũ, tăng tính hiện đạt, tính thiết thực của nội dung dạy học, kích thích tính
tích cực của người học bằng sự hấn dẫn của nội dụng dạy học Cách làm như sau:
Äiội là, lựa chọn những nội đụng khoa học cơ bản hiện đại và thiết thực
trong sách giáo khoa
1rai là, chuyển hoá những nội dung khoa học hiện đại của môn học
thành nội dung dạy học của bài giảng Quy trình chuyển hoá gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn nguồn tài liệu cập nhật nội dụng môn học
Bước 2: Phân loại nội dung khoa học dự định đưa vào bài piảng
Bước 3: xác định xu hướng chính trị của nội đụng khoa học mới
Hước 4: Xác định giá trị thực tiễn của nội dụng khoa học Ba la, khai thác nguồn tài liệu thực tế
2.2.1 Thiết kế giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động học
Việc chuẩn bị giáo án có ý nghĩa quyết định quá nửa thành công của bài piảng Giáo ấn chứa đựng cả mục tiêu, nội dung, phương phấp và các ý định
dạy học của buổi giảng Giáo 4n JA bản thiết kế của buổi giảng
Quy trình thiết kế giáo án bao gồm các bước cơ bản như hình vẽ sau:
Trang 15Hoạt động của người học trong pinÌ đoạn chuẩn bị lên lớp bao gồm các bước cơ bản nhĩ sau:
Bước 1: Nghiên cứu kế hoạch chủ đề môn học, tìm hiểu ban đầu
Bước 2: Xây dựng kế hoạch tự học tự nghiên cứu, dự kiến những công
việc cần làm
Bước 3: Đọc lại bài cũ, đọc trước bài mới
Bước 4: Sơ bộ xử lý thông tin ban đầu, xây dựng để cương định hướng
cho việc học tập trên lớp
2.3 Nhám các biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức
của người học trong giờ lên lớp
2.3.1 Da dang hoá phương pháp giảng bài, tăng cường sử dụng các PPDH tiên tiến
Một là, sử dụng thường xuyên nhóm các phương pháp kích thích hoạt động nhận thức của người học, khuyến khích và tạo điều kiện cho người học huy động toàn bộ các chức nang tam lý, đặc biệt khả năng tư duy độc lập
sáng tạo của bản thân, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy học của bài giảng đã đặt ra
Tai là, tăng cường sử đụng nhóm các PPDH thực hành mang tính đặc trưng của các môn KHXH - NV ở ĐHQS PPDH thực hành tốt nhất trong các bài giảng KIIXH - NV là phải tổ chức cho người học tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận chính trị và văn hố - tư tưởng ngay trong các giờ lên lớp
Ba là, tích cực sử dụng nhóm các phương pháp tìm tồi khám phá, PPDI
nêu vấn đề thực hiện gắn PPDH với nhương pháp nghiên cứu khoa học 2.3.2 Tăng cường sử dụng các PTDI hiện đại
Các PTDIH hiện đại có vai trò rất quan trọng Việc ứng dụng các PTIDH hiện đại trong các bài giảng KHXIH - NV ở ĐHQS có tác dụng nâng cao tính trực quan, hấp dẫn của nội dung đạy học, làm tăng hưng phấn và tập trung sự chú ý, kích thích tính tích cực của trĩ giác, tạo điều kiện cho sự ghi
nhớ vững chấc nội dung và phát triển tr duy độc lập, sáng tạo của người
Trang 1614
Tuy nhiên, các PTDH dù có biện đại đến đâu cũng không thể thay thế được hoạt động tích cực chủ động sắng tao của người dạy và người học Các
PTDH chỉ là phương tiện trợ lực cho hoạt động dạy và học Chúng chỉ có tác
dụng khi được sử dụng phù hợp với nội dung, PPDH trong từng chủ để bài giảng và phù hợp với các điều kiện sư phạm cụ thể
2.3.3 Tối tru hoá hoạt động dạy và hoạt động học trong buổi giảng Afột là, nghệ thuật sư phạm của người đạy trên bục giảng
Trong quá trình tiến hành bài giảng, mỗi động tác của giáo viên trên bục giảng phải là sản phẩm chính xác của nghệ thuật sư phạm, phải đạt tới trình
độ kỹ xảo, kỹ năng linh hoạt sáng tạo
Phần mở đầu bài giảng, giáo viên nên sử đụng các thủ phấp sư phạm tạo ra bầu khơng khí đân chủ, thoải mái, kích thích sự hưng phấn học tập của người học, thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu buổi học
Đối với những bài giảng trong 2 tiết, phần mỡ đầu thường diễn ra trong khoảng 5 đến 7 phút
Phdn cơ bản của bài giảng: Trong khi giải quyết các nội dụng cơ bản của bài giảng, giáo viên phải vừa trung thành với giáo án, vừa ứng biến linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống diễn biến thực tế của bài giảng Muốn vậy, giáo viên phải nắm thông tin ngược từ phía người học Đồng thời với nắm thông tin ngược
phải xử lý thông tin, điều chỉnh nội dung, phương pháp, có thể tăng thêm hoặc giảm bới mức độ khó khăn phức tạp của bài giảng
Mặt khác, giáo viên phải nắm được quy luật vận động tự nhiên của hoạt động
nhận thức của người học, có những biện pháp sư phạm thích hợp trong từng giải
đoạn để tận dụng những ưu điểm và bạn chế nhược điểm của quy luật đó
Phong cách sư phạm trên bục giảng phải tự tin, mẫu mực, thái độ nhiệt
tình, sơi nổi và khiêm tốn
Phần kết luận: Cách kết luận tốt nhất là gây cho người học ấn tượng đặc
trưng của bài giảng để mỗi khí nghĩ lại ấn tượng đó họ có thể hình dung
được nội dung cơ bản của bài
Phần kết luận cân phải dành thời gian để định hướng cho người học
chuẩn bị trước nội dung học tập của chủ để bài giảng tiếp theo
Hai là, kỹ năng hoạt động của người học trong giờ lên lớp
Trang 1715
viên trong giờ lên lớp Đồng thời với hoạt động nghe giảng, người học phải thực hiện hoạt động ghi chép bài giảng Ở đại học, đồi hồi người học phải rèn luyện thành thạo kỹ năng, kỹ xảo thực hiện đồng thời hai hoạt động
nghe và phi
Trong khi nghe và ghỉ chép bài giảng, mỗi học viên phải tham gia, tìm - tồi khám phá với người dạy và với tập thể lớp học Muốn tham gia tìm lồi, khám phá trong các bài giảng, người học cần phải vừa nghe vừa suy nghĩ độc lập Trong khi nghe giảng, người học luôn có ý thức kiểm tra, đánh giá lại các ý kiến khác Nghĩa là trong tư duy của người học luôn điễn ra các
thao tác tự tranh luận, tự đốt thoại và sẵn sằng tham gia tranh luận, đối thoại
khi cần thiết
2.4 Nhóm các biện pháp phát huy kết quả của bài giảng sau khi lên lớp 2.4.1 Vận dụng kết quả của bài giảng vào giải quyết các nhiệm vụ học
tập trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của người học
Ở đại học bài giảng của giáo viên chỉ có tính chất hướng dẫn, gợi ý chứ không phải là một bài giảng hoàn chỉnh, trọn vẹn toàn bộ vấn để như ở các
lớp cấp dưới Vì vậy, việc xem lại bài ph không chỉ để khấc sâu thêm trị
thức của thầy trình bày mà chủ yếu để mở rộng, bổ sung, đưa ra những cách lý giải, cách nhìn nhận độc lập của mình về các vấn đề trong bài giảng bằng
cách đọc thêm các nguồn tài liệu khác
Một là, học viên đọc và sơ bộ chỉnh lý vỡ ghỉ tóm tắt bài giảng trên lớp Việc đọc tài liệu sau khi lên lớp phải bất đầu từ việc đọc lại vở ghi tóm tất bài giảng trên lớp Đồng thời với việc đọc vở phi trên lớp, người học cần phải đọc lại sách giáo khoa, giáo trình mơn học, so sánh đối chiếu những
nội dung trong sách với nội dung bài giảng, xác định rõ cái mới của bài
giảng so với sách giáo khoa
Trang 1816
trên lớp Đến đây ta đã có một bài giảng được ghi chép đây đủ
2.4.2 Vận dụng kết quả của bài giảng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong mội số HTTCDI khác
Một là, xác lập mối quan hệ của bài giảng với bài tập thực hành
Thực hành là HTTCDH mà ở đó lẫn đầu tiên người học được rèn luyện một cách cơ bản những kỹ xảo kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn Vì vậy những bài học thực hành phải tuân thủ theo lý thuyết mà
người học đã lĩnh hội được trong các bài giảng Với ý nghĩa đó, thực hành đã giúp cho người học củng cố, hoàn thiện hơn những kiến thức và kỹ xảo
kỹ năng đã thu nhận được trong các bài giảng
Mỗi môn KHXH - NV ở ĐHQS thường có những loại hình bài tập thực
hành cụ thể khác nhau Nhưng nhìn chung thường có các bài tập thực hành
như thu hoạch tác phẩm, thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết một
tình huống thực tiễn, thực hành phê phán một quan điểm phản điện, v.v Hai là, xác lập mối quan hệ của bài giảng với xêmina và các HTTCDH khác Để tiến hành một buổi học xêmina có chất lượng và hiệu quả tốt đòi hỏi người học phải nắm vững nội đụng cơ bản của các chủ để bài giảng có liên
quan, người dạy phải xác định được những nội dung nào đã giải quyết trong
các hài giảng, nội dung nào cần phải tiếp tục mở rộng thêm
Về phương pháp và buổi học xêmina không phải diễn ra một cách tự
phát mà phải hướng vào rèn luyện những kỹ xảo kỹ năng và một số phẩm chất nào đó của người học đã được đặt ra trong các bài giảng
Tám lại, phương pháp học của người học trong buổi xêmina chính Tà sự
phát huy kết quả của phương pháp dạy và phương pháp học trong các giờ lên lớp Chất lượng, hiệu quả, phương pháp học của người học trong buổi xêmina tỷ lệ thuận với chất lượng, hiệu quả phương pháp dạy và phương
pháp học trong các buổi giảng trên lớp
Tương tự như vậy, đối với các HTTCDH khác bao giờ cũng xác lập được mối quan hệ của chúng với các bài giảng, thông qua việc cũng cố phát triển
kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học và việc giải quyết các nhiệm vụ
học tập khác.Nhờ mới quan hệ đó mà chất lượng, hiệu quả của các chủ để
Trang 193 Th
17
CHUONG 3
THUC NGHIEM VA PHAN TICH KET QUA THUC NGHIEM
3.1 Những vấn để chung về thực nghiệm và phương pháp do đạc, đánh giá chất lượng, hiệu quả bài piãng
3.1.1 Những vấn để chung vỀ thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm: Kiểm tra tính đúng đấn của giả thuyết thực nghiệm và giả thuyết khoa học đã nêu ra Xác định tính khách quan, khoa học của các biện phấp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả bải giảng KHXXH - NV ở các trường ĐHQS
Gia thuyết thực nghiệm: Nếu bài giảng các môn KHXH - NV ở ĐHQS được chuẩn bị và tiến hành theo các nhóm biện pháp cơ bản đã rêu ra ở
chương 2 mà mức độ đạt được các mục tiêu dạy học của bài giảng biến đổi
theo chiều hướng tăng lên thì chứng tỏ các biện pháp đó là đúng đần và có tác dụng nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng
Nhiệm vụ thực nghiệm: Tiến hành giảng đạy một số bài về các môn
KHXH - NV trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Phân tích, đánh giá kết
quả thực nghiệm
3.1.2 Phương pháp do đạc, đánh giả chất lượng, hiệu quả bài giảng Chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS được đánh giá theo
các nhóm tiêu chí như đã trình bày ở mục 1.2.3, chương 2 của luận án này Phương pháp đánh giá là kết hợp cả đánh giá định tính và định lượng Trong
đó nhóm tiêu chí đánh giá về kết quả của bài giảng được đo bằng các thông số định lượng, các nhóm tiêu chí cịn lại sẽ được đánh giá định tính là chủ yếu
Để xác định mức độ đạt được mục tiêu của bài giảng về kiến thức, kỹ năng, thát độ cho người học, chúng tôi quy định thang đo theo quy tẮc sau:
Mỗi mặt mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ được chia thành 4 trình
độ Mỗi trình độ được chia thành 4 mức là:
Yếu, từ 1 đến cận 5 điểm
Đạt, từ 5 đến cận 7 điểm Khá, từ 7 đến cận 9 điểm Giỏi, từ 9 đến 10 điểm
Từ việc phan chia thành các mức độ như trên, ta lập bằng định lượng các
Trang 2018
Hảng 3-1.Lượng hoá tiêu chí đánh về kiến thức, kỹ năng, thái độ
Nội dung | Các trình độ Điểm và các mức độ đánh giá
đánh giá đánh giá l+<š S+<7 T+«<9 9+10
: Yếu Đạt Khá Giỏi
KTI KTII KTI.2 KTI.3 K14
Kiến KT2 KT2.1 KT2.2 KT2.3 KT2.4
thức KT3 KT3.1 KT3.2 KT3.3 KT3.4
KT4 KT4.1 KT4.2 KT4.3 K144
KNI KNII KNI.2 KNL3 KNI.4
Kỹ KN2 KN2.! KN2.2 KN2.3 KN2.4
năng KN3 KN3.1 KN3.2 KN3.3 KN3.4
KN4 KN4.1 KN4.2 KN4.3 KN44
TĐI TĐI.1 TĐI.2 TĐI1.3 TĐI.4
Thái độ TĐ2 TĐ2.I TĐ2.2 TĐ2.3 192.4
TĐ3 TD3.1 TĐ3.2 TĐ3.3 T34
T4 TĐ4.1 TĐ4.2 TĐ4.3 TĐ4.4
Các tiêu chí trên đây được đánh giá bằng các phương pháp như sau:
Mội là, giáo viên đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của học viên thông qua các bài kiểm tra tổng hợp và thông qua kiểm tra vở ghỉ chép
trên lớp, phi chép nội dung tự học ở nhà
Trang 2119
đã đạt được thông qua các bài giảng, bằng phiếu tự đánh giá
Điểm đánh giá là điểm trung bình cộng của các lần đánh giá Trình độ đánh
giá là trình độ thứ ba về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong bắng lượng hoá
Kết quả thu nhập được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học Mức
độ xử lý 1A tính toán tần suất (%), thể hiện bằng đồ thị, tính trung bình cộng ( x ), phương sai (S”), độ lệch chuẩn (S) và kiểm định các giá trị đó bằng các đại lượng kiểm định
3.2 Tổ chức thực nghiệm Bước 1 Chuẩn bị thực nghiệm
Bước †.1 Chuẩn bị về tổ chức và nội dung
Lựa chọn địa điểm thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành tại 2 cơ
sở Cơ sở I là HVCTQS Cơ sở ïI là Trường sĩ quan lục quân I (TSQLQI)
Thời gian thực nghiệm, chia làm hai đợt Đợt một, tiến hành thực nghiệm
tại cơ sở I là HVCTQS, từ 15/3/1998 đến 25/4/1998 Môn học được chọn để
thực nghiệm là giáo đục học quân sự
Đợt hai, tiến hành thực nghiệm tại cơ sở JI là TSQLQI, từ ngày
05/5/1999 đến 31/5/1999 Môn học được chọn để thực nghiệm là chủ nghĩa xã hội khoa học
Chọn mẫu thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng là học viên đào tạo chính qui Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi chọn lớp TN va lp DC theo đội hình lớp tự nhiên
Ở HVCTQ§, đối tượng thực nghiệm là học viên năm thứ 2, hệ đào tạo
giáo viên KHXH Lớp thực nghiệm gồm 19 học viên của 2 lớp tự nhiên là
14b = 9 học viên, chuyên ngành kinh tế chính trị Mác-Lanin và 14 c = 10 học viên, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
Lớp đối chứng có 24 học viên, bao gồm 2 lớp tự nhiên là 14 d = 9 hoc viên, chuyên ngành lịch sử Đảng và 14 h = 15 học viên, chuyên ngành xây
dung Đảng Việc ghép các lớp tự nhiên thành lớp TN và lớp ĐC là nhằm
tăng thêm kích thước của mẫu và tăng thêm độ chính xác của số liệu thu
thập trong quá trình thực nghiệm
Ở TSQLQI, đối tượng thực nghiệm là học viên năm thứ nhất, binh chủng hợp thành, các học viên này có tuổi đời bình quân từ 19 đến 20 tuổi
Trang 2220
D3 Đặc điểm về tổ chức biên chế của C1, D3 là có 3 trung đội, trong đó có
2 trung đội (BI và B2) cùng khoá đào tạo Từ trước tới nay, khi học các môn KHXH - NV, 2 trung đội này vẫn được tổ chức thành lớp riêng
Lớp đối chứng gồm 70 hoc vien cha C21, D7 Ti trước tới nay khi học
các môn KHXH - NV vẫn được tổ chức theo đội hình đại đội như vậy
Bước 1.2 Khảo sắt ban đầu
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, trước khi thực nghiệm, các cặp lớp TN và
ĐC đều có các chỉ số điểm xấp xỈ bằng nhau Điều đó chứng tỏ trình độ học lực của các cặp lớp là tương đương nhau Kết hợp với tham khảo ý kiến nhận xét của
cần bộ quản lý lớp, có thể sơ bộ đánh giá trước khi TN giữa các cặp lớp TN và
ĐC với trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập các môn KHXH - NV cơ bản ngang bằng nhau Tuy nhiên, có một số khác biệt nhưng không đáng kể, khơng Ảnh hưởng gì đến kết quả thực nghiệm
Bước 2 Tiến hành thực nghiệm trên lớp
Đây là bước thực hành giảng trên lớp TN và lớp ĐC Tại cơ sở TNI, chúng tôi đã tiến hành giảng trên lớp TN và lớp ĐC, mỗi lớp 15 tiết, với 6
chủ đề thuộc học phần II về quá trình giáo dục quân nhân
Tại cơ sở TN2, chúng tôi đã tiến hành giảng trên lớp TN và lớp ĐC, mỗi
lớp 15 tiết với 6 chủ đề, thuộc môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Ở các lớp ĐC, bài giảng được chuẩn bị và tiến hành bình thường như cũ Ở các lớp TN, bài giảng được chuẩn bị và tiến hành theo các biện pháp
đã nêu ra ở chương 2 của luận án
Bước 3: Kết thúc thực nghiệm
Day là bước kiểm tra, đo đạc, đánh giá trên mẫu Sau khi đã giẳng xong
các chủ để thực nghiệm, các cặp lớp TN và ĐC đều được kiểm tra, đo đạc, đánh giá theo phương pháp và tiêu chí chung như đã xác định
Như vậy, kết thúc thực nghiệm, mỗi học viên được đánh giá bằng ba loại
điểm là diểm đánh giá vẻ kiến thức, điểm đánh giá về kỹ năng và điểm đánh
giá về thái độ
4.3 Phân tích kết quả thực nghiệm 3.3.1 Kết quả định lượng
Qua các đồ thị biểu diễn tần suất luỹ tích ta thấy các đồ thị biểu diễn
Trang 2321
chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC
Để phân tích số liệu đã thu được ở mức khái quát hơn, sau khi đã tính
trung bình cộng và phương sai của từng loại điểm, tác giả luận án đã sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê
Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê cũng đã chứng minh các giá trị điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa Điều đó một lần nữa chứng tổ rằng cách dạy và học mới tốt hơn cách dạy và học cũ
Bằng 3-17: So sánh chênh lệch điểm % của lớp TN và lớp ĐC
Cơ sở | Loại * trước TN 'xsau TN kiện số TN
điểm | TN | ĐC | Chênh | TN | ĐC | Chênh lệch | chênh lách lệch CƠ |KT 7,47 | 7,37 +0,01 | 7,50 | 7,00 +0,50 +0,40 SỞ |KN 4,53 | 4,62 -0,09 | 6,68 | 5,81 +0,87 +0,96 TNL | TD 5,63 | 5,58 +0,05 | 7,02 | 6,18 +0,84 40,79 CƠ |KT 6,46 | 6,54 -0,08 | ?,0® | 6,65 +0,35 +0,43 sO | KN 4,54 | 4,51 +0,03 | 6,16 | 4,79 +1,37 +1,34 TN2 | TD 5,71 | 5,68 +0,03 | 6,70 | 5,80 40,90 +0,87
Từ bảng so sánh trên đây cho phép rút ra nhận xét như sau: Trước khi
TN, điểm trung bình cộng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của lớp TN và lớp
ĐC có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể Sự chênh lệch đó có cả
chênh lệch âm và chênh lệch đương
Sau khi TN, điểm trung bình cộng của lớp TN và lớp ĐC đã có sự chênh
lệch đầng kể Sự chênh lệch đó tăng lên theo chiều dương
3.3.2 Kết quả định tính
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý
kiến từ nhiều phía, bao gồm các cá nhân, các tập thể, các học viên, các nhà
quản lý và các cần bộ giảng đạy của các khoa khác Các ý kiến đó được ban đổi mới PPDH chính thức cơng bố tại hội nghị tập huấn cán bộ, giáo viên về
đổi mới PPDH, ngày 3 - 8 - 1998 như sau:
Trang 2422
lớp, không dùng giáo ấn cũ giảng cho lớp mới
- Thiết kế bài giảng có nhiều sáng tạo về phương pháp Chuẩn bị bài giảng không chỉ một mình giáo viên biết mà có sự đầu tư của cả giáo viên
và tập thể khoa
- Bài giảng khơng phải chỉ có thuyết trình, độc thoại mà có sự kết hợp sử dụng nhiều phương pháp và PTDH
- CẢ giáo viên và học viên cùng nghiên cứu, khám phá, cùng tiếp cận
nội dung, vai trò điểu khiển, định hướng của giáo viên bước đầu đã thực
hiện được
Bài giảng bắt buộc người học phải tham khảo tài liệu trước và sau khi lên
lớp Các hoạt động tự học được học viên coi trọng hơn
- Trình tự các bước tiến hành và kết cấu của bài giảng hợp lý
Thực nghiệm lần thứ hai được tiến hành trên đối tượng là học viên đào tạo cần bộ chỉ huy cấp phân đội, bậc đại học Kết quả TN có nhiều điểm
tương đồng với kết quả TN lần thứ nhất Ở lớp TN, cả giáo viên và học viên đều tích cực hơn Đối với giáo viên, công tác chuẩn bị giáo án tốt hơn trước, tất
cả bài giảng TN đều được soạn giáo án theo phương pháp mới Giáo ấn được thông qua tổ bộ mơn, có sự góp ý kiến của tập thể giáo viên Nội dung của bài giảng không phải chỉ có dựa vào sách giáo khoa mà đã được bổ sung bằng nhiều
nguồn tài liệu khác, trong đó nhất thiết phải có những tài liệu cập nhật
Đối với học viên, trước khi lên lớp bất buộc phải đọc trước chủ đề bài giảng trong sách giáo khoa Trong khi lên lớp, hầu hết các học viên khơng cịn thụ động như trước nữa mà đã biết tập trung, phân phối chú ý vào các vấn để một cách có chủ định, biết kết hợp lĩnh hội kiến thức với tư duy độc lập tự tìm tịi cách lý giải các van dé hoc tập theo chính kiến riêng
Sau buổi giảng, người học có thái độ tự học tự nghiên cứu, tự hoàn thiện
bài giẳng một cách chủ động hơn trước
Trang 2523
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.QTDII luôn biến đổi, phát triển theo sự phát triển của lịch sử xã hội,
của phương thức sản xuất, của trình độ khoa học - kỹ thuật của con người Trong những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và điều kiện lịch sử xã hội khác nhau
tồn tại những kiểu dạy học khác nhau mà phân biệt trước hết ở phương thức tác động qua lại giữa người dạy và người học trong các bài giảng trên lớp Từ đó có thể rút ra kết luận rằng, nâng cao chí lượng, hiệu quả của bài giảng là công việc
thường xuyên ở mọi trường đại học, nhưng trước những bước chuyển giai đoạn của xã hội thì vấn đề đó càng trở nên cấp thiết
2.Thực chất của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS là xây đựng hình thức bài giảng theo lý thuyết dạy học hiện
đại Trên cơ sở khái quát hoá, hệ thống hoá thành tựu của các lý thuyết dạy
học hiện đại, luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện khái niệm bài giảng và chất lượng, hiệu quả bài giảng theo quan điểm mới, chỉ ra những đặc trưng về chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS
3.Những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu qua bai giảng KHXH - NV ở ĐHQS đã khác phục được những hạn chế cố hữu của hình thức bài giảng
đang tồn tại trong các nhà trường quân sự hiện nay Cụ thể là: không cồn
những bài giảng chung chung cho mọi đối tượng, ngược lại bài giảng đã có
mục đích, mục tiêu rõ ràng, sát với chức danh đào tạo và đặc điểm nghề
nghiệp của người học Tính hiện đại, cập nhật của nội dung dạy học đã khắc
phục được những bài giảng "Kinh viện", "Giáo điều", hạn hẹp về thông tin khoa học Tính da dạng về PPDH đã khắc phục được lối đạy học giản đơn, xuôi chiều, độc thoại, đồng thời kích thích được tính tích cực hoạt động
nhận thức của người học Quy trình chuẩn bị và tiến hành bài giảng đã chỉ
ra phương thức phối hợp hoạt động của người dạy và người học, phát huy được trí tuệ tập thể của đội ngũ giáo viên và học viên trong QTDH
4.Những biện nhán để xuất trong luận án đã được kiểm nghiệm qua 2 lần thực nghiệm ở 2 trường ĐHQS Kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng,
hiệu quả bài giảng được nâng lên trên nhiều mặt, cả kiến thức, kỹ năng và
thái độ học tập của người học Điều đó đã khẳng định tính phù hợp, tính có
hiệu quả, tính khả thi cao của những biện pháp đó Quy trình thực nghiệm
Trang 2624
kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học
Để thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV ở ĐHQS
theo tỉnh thần của luận án, chúng tơi xin có một số kiến nghị sau đây;
1 Các nhà trường ĐHQS nên chủ động để ra biện pháp khuyến khích và bắt buộc các lớp học mạnh đạn thực hiện những bài giảng theo lối mới, bài giảng mà cả người dạy và người học cùng hoạt động, cùng khám phá
Khi ứng dụng những kết quả nghiên cứu của luận An cân phải căn cứ vào
điêu kiện sư phạm cụ thể mà có những điểu chỉnh linh hoạt, sáng tạo sao
cho đạt được các mục tiêu dạy học ở mức độ cao nhất
2 Để ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án một cách có hiệu quả,
trước hết các nhà trường ĐHQS nên có biện pháp chuẩn bị về tư tưởng cho cần bộ, giáo viên, học viên để họ nhận thức đây đủ về ưu điểm của bài giảng
theo lối mới và những khó khăn bước đâu của việc ứng dụng nó Khắc phục tâm lý ngại đổi mới và lối suy nghĩ chủ quan, đơn giản hoá vấn dé, khong
nghiên cứu lý thuyết đã vội vàng thực hiện mỗi người một phách theo cách hiểu riêng của mình
Về tổ chức thực hiện, nên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt cho việc tuyên truyền và thực hiện bài giảng theo lối mới, vừa giảng vừa rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn trường
3 CÁc trường ĐHQS cần tăng cường xây dựng, phát triển, hiện đại hoá
các phương tiện kỹ thuật đạy học, các giảng đường, thư viện, đảm bảo giáo trình, giáo khoa và tài liệu tham khảo cho học viên, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng KHXH - NV theo tỉnh thần của luận án
Trang 27
HHWÌNG ĐƠNG TRÌNH BA CONG BO
CG LIER QUAN DEN Pie VAT
TRẤN ĐÌNH TUẤN, Những điều kiện tâm (8 eda sit hình thành aghé
thuật sự phạm trên bục giảng, sách Tâm Tý học Irong SỰ nghiệp Xây
đựng quân đội, củ
1998
TRẤN ĐÌNH TUẤN, 1i CHỈ Minh với cảng tác thuuấn lạ
để mới huấn lryên hiện nạy, Thông tin Giáo dục lý luận „ Tháng 3 - 1996
s cố quốc phòng, NXR Quân đội nhiên dân, ÍTà Nội
suy nghĩ
chính trị quân sự, Học viện Chính tri gran sy
TRẤN ĐÌNH TUẤN, Đái
Đai học và giáo dục chuyên nphiệp, số 4 - 1997, 7 > Ề J t
tới giảng dạy giác dục học ạm
TRẤN ĐỈHH TUẤN, Nghiên cứn nội dụúng, cấu trúc bài giảng Trong
¡, trường đạt học quân aứ, Tạp chi Nha trường quân chi, số
Mác - Lênba Ì
TRẤN ĐÌNH TUẦN, Đánh gií chất Ì bài giảng ở đại
we nde
© vien ©
bọc, Tan cn? Giáo dục lý luận S 6 hính trị quân sự, Tháng 6 - 2000