1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện yên dũng

66 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 146,96 KB

Nội dung

Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang...25 2.2.1.. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế G

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Phan Kim Anh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 3

1.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam 4

1.2.1 Phạm vi áp dụng 4

1.2.2 Căn cứ tính thuế 5

1.3 Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp 10

1.3.1 Mục tiêu và yêu cầu của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp… 10

1.3.2 Nội dung và yêu cầu công tác quản lý thuế GTGT đối với DN 12

1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với DN 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN DŨNG 18

2.1 Khái quát chung tình hình kinh tế – xã hội huyện Yên Dũng, chi cục Thuế Yên Dũng 18

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang 18

2.1.2 Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Yên Dũng - Bắc Giang 19

Trang 3

2.1.3 Khái quát về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế thời gian qua.22 2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang 25

2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT) 25

Bảng 2.2 Tình hình quản lý doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Yên Dũng giai đoạn 2012-2013 25

2.2.2 Quản lý kê khai thuế và căn cứ tính thuế 28

2.2.3 Quản lý thu nộp thuế GTGT 33

2.2.4 Công tác hoàn thuế 36

2.2.5 Công tác kiểm tra thuế 37

2.2.6 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT 39

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT của chi cục thuế Yên Dũng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng-Bắc Giang 40

2.3.1.Những thành tích đã đạt được 40

2.3.2 Những vấn đề còn hạn chế 41

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 42

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝTHU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG- TỈNH BẮC GIANG 44

3.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thế GTGT trong thời gian tới… 44

3.2 Mục tiêu tăng cường quản lý thuế GTGT trong thời gian tới 44

3.3 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng – Bắc Giang 45

3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 45

Trang 4

3.3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế 46

3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế và kê khai thuế 47

3.3.4 Giải pháp tăng cường công tác thu nộp thuế 48

3.3.5 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra 49

3.3.6 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT 51

3.3.7 Một số giải pháp khác 52

3.4 Một số kiến nghị 55

3.4.1 Đối với Chính Phủ và Bộ Tài Chính 55

3.4.2 Đối với Tổng cục Thuế 57

3.4.3 Đối với Cục thuế Bắc Giang 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 60

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSNN : Ngân sách Nhà nướcGTGT: Giá trị gia tăngCQT: Cơ quan thuếNQD : Ngoài quốc doanhNNT: Người nộp thuếĐTNT: Đối tượng nộp thuếHSKT: Hồ sơ khai thuếKK&KKT: Kê khai và kế toán thuếUBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Yên Dũng giai đoạn 2013 23Bảng 2.3 Tình hình thu thuế môn bài của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Yên Dũng giai đoạn 2011-2013 26Bảng 2.4 Tình hình quản lý doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh tại chicục thuế Yên Dũng tính đến 31/12/2013 27Bảng 2.5 Bảng tổng hợp tình hình nộp HSKT GTGT năm 2012-2013 32Bảng số 2.6 Tình hình thực hiện thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp do chi cục thuế Yên Dũng quản lý giai đoạn 2011-2013 33Bảng 2.7.Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp do chi cục thuế Yên Dũng quản lý giai đoạn 2011-2013 34Bảng 2.8 Bảng tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ từ ngày 1/12 đến ngày 31/12 trong 3 năm 2011-2013 35Bảng 2.9 Tình hình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 38Bảng 2.10 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ NNT giai đoạn 2012-2013 39

Trang 7

2011-LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế GTGT giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu thu Ngân sáchNhà nước và ngày càng chiếm tỷ trọng cao khi thuế xuất nhập khẩu bị cắtgiảm theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO; thuế TNDN giảm thuế suất

và mở rộng diện miễn giảm

Chi cục Thuế huyện Yên Dũng là cơ quan chuyên môn nằm trong hệthống thu thuế Nhà nước, được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế và thu kháctrên địa bàn huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang Số thu từ thuế GTGT củadoanh nghiệp (do chi cục quản lý) bình quân trong giai đoạn 2011-2013chiếm 49,5% số thu trong khu vực ngoài quốc doanh Tuy nhiên, kết quả đóvẫn chưa tương xứng với khả năng của huyện, bên cạnh những mặt tích cựcđã đạt được, công tác quản lý thuế đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như tổchức bộ máy chưa theo kịp yêu cầu quản lý, thiếu nhân sự, công tác kiểm trachưa được chú trọng, chất lượng cán bộ chưa thực sự tốt, Xuất phát từ vaitrò quan trọng đó nên việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra được những giảipháp tăng cường quản lý thuế GTGT là một vấn đề vô cùng bức thiết, do vậy

em chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Yên Dũng” làm luận văn tốt nghiệp

đại học của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp, nghiêncứu thực trạng việc quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cụcThuế huyện Yên Dũng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường quản

lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác

quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng doChi cục Thuế Yên Dũng quản lý

Phạm vi nghiên cứu:Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

do Chi cục Thuế Yên Dũng quản lý

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp: Phương pháp mô tả, phân tích tỷ lệ,đối chiếu, so sánh và tổng hợp để phân tích thực trạng công tác quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Yên Dũng

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Dũng.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Dũng.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn ĐìnhChiến, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ chi cục thuế Yên Dũng đã hướngdẫn em thực hiện đề tài này!

Trang 9

CHƯƠNG 1 THUẾ GTGT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụphát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Thuế GTGT đánhvào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trênphần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng số thuế thu được của tất cả cácgiai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinhdoanh Đại lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặcphương pháp trừ Theo phương pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tố cấuthành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận Theo phương pháptrừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ

đi tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng Tổng giá trị gia tăng ởtất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuốicùng Do vậy, tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng sốthuế tính trên giá bán cho người tiêu thụ cuối cùng

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Thuế GTGT không phải làyếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của ngườicung cấp hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kếtquả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia cácchu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì

Trang 10

tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi Mụctiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thunhập hay tài sản, vì vậy thuế GTGT thường có ít mức thuế suất, ít khi đặt ravấn đề miễn giảm thuế, đảm bảo đơn giản, ít gây sự méo mó.

- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu Đối tượng nộpthuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là ngườitiêu dùng cuối cùng Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinhdoanh sẽ cộng số thuế GTGT vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người muaphải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ Tiền thuế GTGT ẩn trong giá thanh toáncủa hàng hóa, dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào Ngân sáchNhà nước thay cho người tiêu dùng

- Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập Thuế GTGT đánh vàohàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhậpcao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau Như vậy, nếu so sánh giữa số thuếphải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấphơn và ngược lại

1.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam

1.2.1 Phạm vi áp dụng

1.2.1.1 Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùngcho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa,dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịuthuế GTGT.Tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT quy định một số nhómhàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT Nhìn chung, các hànghóa, dịch vụ này thường có một trong các tính chất cơ bản sau đây:

Trang 11

- Là hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đờisống sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng

- Là hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xãhội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh

- Các hàng hóa, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích

- Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam

- Một số loại hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch

vụ tài chính

1.2.1.2 Người nộp thuế GTGT

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hìnhthức, tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhậpkhẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là ngườinhập khẩu)

1.2.2 Căn cứ tính thuế

Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ đó là giá tính thuế và thuế suất

1.2.2.1 Giá tính thuế

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giábán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế bảo vệ môi trường (nếu có)nhưng chưa có thuế GTGT

-Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuếnhập khẩu (nếu có), cộngthuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng thuế bảo vệ môi

Trang 12

trường (nếu có).

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụdùng để trao đổi, tiêu dùng nội

bộ, biếu, tặng, cho, trả thay lươnglà giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch

vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tínhtheo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồmkhoản lãi trả góp, lãi trả chậm

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT

- Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trìnhhay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT

-Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế làgiáchuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủythác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiềncông, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giáthanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá tính thuế GTGT= Giá thanh toán/(1+thuế suất GTGT(%))

- Đối với trường hợp mua dịch vụ: giá tính thuế là giá thanh toán ghitrong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế GTGT

1.2.2.2 Thuế suất thuế GTGT

Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa,dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại

Trang 13

Hiện hành các mức thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5%, 10% Việc qui địnhcác mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướngdẫn tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Các mức thuế suất cụ thể hiện hànhđược quy định như sau:

a, Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt

động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuấtkhẩu,trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%

b, Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ

cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạchphục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồdùng để gingr giải, học tập; dịch vụ khoa học và công nghệ; bán, cho thuê,cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở,

c, Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc

trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5%

1.2.3 Phương pháp tính thuế GTGT

Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong haiphương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trênGTGT hoặc trên doanh thu

1.2.3.1 Phương pháp khấu trừ

a, Đối tượng áp dụng:

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;

Trang 14

cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên; trừ các đốitượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.

b, Cách xác định thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT

phải nộp =

Sốthuế GTGT đầu ra -

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuếGTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giátính thuế

-Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơnGTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng

từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay chophía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chứcnước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoàikinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam

1.2.3.2 phương pháp trực tiếp

1 Phương pháp trực tiếp trên GTGT:

a, Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác

Trang 15

Thuế suất thuế GTGT của

hàng hóa, dịch vụ đó

Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng

2.Phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

a) Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập;đang hoạt độngcó doanh thuhàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký

tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo

Luật Đầu tư và cáctổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ

chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động

tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí

- Tổ chức kinh tếkhác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừtrường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

b, Xác định thuế GTGT phải nộp:

Trang 16

Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó:

-Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từnghoạt động như sau:

 Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có baothầu nguyên vật liệu: 3%;

 Hoạt động kinh doanh khác: 2%

-Doanh thu là tổng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng

1.3 Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

1.3.1 Mục tiêu và yêu cầu của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

1.3.1.1 Mục tiêu của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp.

Công tác quản lý thuế GTGT đối với DN nhằm đạt được các mục tiêu

cơ bản sau:

Thứ nhất, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế, pháp lệnh thuế, đảm

bảo nộp đúng, nộp đủ và nộp thuế kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước

Thứ hai, đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế

và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ vềthuế; xoá bỏ những thủ tục không cần thiết gây phiền hà và tốn kém chodoanh nghiệp

Thứ ba, cải tiến thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng,

chuẩn hoá dần công tác quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt

Trang 17

động của bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán

bộ thuế

Như vậy, công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp không đơnthuần là nhằm tăng hiệu quả của quản lý thuế mà còn nhằm tới mục tiêu caohơn, đó có thể là làm tăng sự tin tưởng và ủng hộ của dân chúng đối vớiChính phủ, thuận lợi hơn cho Chính phủ về điều hành và quản lý

1.3.1.2 Yêu cầu của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp.

Quản lý thuế GTGT nhằm tác động và điều hành hoạt động đóng thuếcủa NNT, do vậy quản lý thuế GTGT phả đảm bảo được những yêu cầu sau:

Trước hết, phải đổi mới cơ chế quản lý thuế, sắp xếp tổ chức bộ máy

quản lý thuế, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tại Cục thuế, Chicục thuế

Thứ hai, tăng cường công tác phân tích thông tin, phát hiện các dấu

hiệu nghi ngờ vi phạm về thuế để kịp thời thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêmcác hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Thứ ba, phân định rõ ràng giữa nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế của

doanh nghiệp với trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm về thuế để thực hiệnkiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan thuế

Thứ tư, cán bộ thuế nắm vững chính sách, chế độ thuế, có ý thức trách

nhiệm cao, tuân thủ đúng quy định nghiệp vụ và các bước công việc quy địnhtrong quy trình

Thứ năm, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, máy tính làm việc để

đảm bảo khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo thu thuế

1.3.2 Nội dung và yêu cầu công tác quản lý thuế GTGT đối với DN

Trang 18

Xuất phát từ các mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế GTGT đối vớidoanh nghiệp, nội dung và yêu cầu của công tác quản lý thuế GTGT bao gồm:

1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Trong công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp việc quản lý đốitượng nộp thuế (ĐTNT) là công việc đầu tiên có vai trò hết sức quan trọng, tạo

cơ sở để tiến hành các công việc tiếp theo, đồng thời có tác dụng rất lớn đếngiáo dục ý thức chấp hành pháp luật và đảm bảo công bằng giữa các ĐTNT

Quản lý ĐTNT là nội dung quan trọng hàng đầu trong quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo hiệu quả cần phải đáp ứngđược các yêu cầu sau: Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh,các đối tượng nghỉ kinh doanh (đảm bảo nộp đơn theo đúng quy định, tìm hiểu

lý do nghỉ) không để bỏ sót, tổ chức phân loại và giám sát chặt chẽ các đốitượng kinh doanh cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của các ĐTNT

Nội dung quản lý ĐTNT đối với doanh nghiệp gồm:

Quản lý số lượng ĐTNT.

- Quản lý danh bạ các doanh nghiệp mới ra kinh doanh

- Quản lý các doanh nghiệp đang hoạt động

- Quản lý đối với các doanh nghiệp ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh

Phân loại ĐTNT để quản lý thuế

Phân loại ĐTNT là sắp xếp các ĐTNT vào từng nhóm theo những tiêu chínhất định, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp với từng nhóm cụ thể Mỗi ĐTNT được gắn với một mã số duy nhất Mọi thông tin cần thiết vềđối tượng nộp thuế được nạp vào máy vi tính với một file riêng mà tên file làmã số của đối tượng nộp thuế Khi cần kiểm tra một đối tượng nộp thuế, cơquan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của đối tượng đó, nhờ đó mà tránh

Trang 19

được tình trạng bỏ sót các đối tượng nộp thuế đồng thời cũng đảm bảo sựnhanh gọn cho CQT trong công tác quản lý thu thuế.

2 Quản lý căn cứ tính thuế và kê khai thuế.

Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao hiệu quả thu ngân sách,CQT không chỉ tập trung vào quản lý ĐTNT mà còn cần quản lý tốt căn cứtính thuế và kê khai thuế của ĐTNT Quản lý căn cứ tính thuế hiệu quả thìcần quản lý tốt công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn,chứng từ

Quản lý kê khai là hoạt động của CQT ghi nhận, phản ánh, theo dõi tìnhhình nộp nộp hồ sơ khai thuế (HSKT) của NNT và phân tích đánh giá tínhchính xác, trung thực, đúng pháp luật của HSKT

Để quản lý căn cứ tính thuế và kê khai thuế hiệu quả cần đảm bảo cácyêu cầu: tăng cường công tác kiểm tra từ HSKT đến kiểm tra tại trụ sở doanhnghiệp, xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm

Quản lý kê khai thuế là việc gồm các nội dung: CQT thực hiện rà soát,

cập nhật và tổng hợp Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

theo từng sắc thuế, mẫu HSKT, thời hạn nộp HSKT (tháng, quý, năm, quyếttoán) để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kêkhai và xử lý vi phạm về việc nộp HSKT của NNT

3 Quản lý thu nộp thuế

Nộp thuế là việc NNT nộp tiền vào NSNN để thực hiện nghĩa vụ thuế baogồm các hình thức như nộp tiền mặt, chuyển khoản, bù trừ với số thuế nộpthừa Quản lý thu nộp thuế là hoạt động của CQT xác định cơ sở thu thuế,theo dõi diễn biến thu nộp đối với từng loại thuế, từng NNT Việc thực hiệnquản lý nộp thuế cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 20

- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để ĐTNT hoàn thànhnghĩa vụ thuế của mình.

- Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng

- Tiết kiệm, hiệu quả trong quá trình thu thuế

Nội dung quản lý thu nộp thuế: CQT căn cứ vào HSKT của NNT, kiểmtra tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của HSKT để xác đinh số thuế phải nộpcủa NNT; ra thông báo thuế cho NNT; thực hiện đôn đốc NNT nộp thuế Việc thực hiện thu thuế GTGT được thực hiện theo các trường hợp: CQTtrực tiếp quản lý và thu thuế; NNT đến nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nướchoặc qua các tổ chức ủy nhiệm thu

CQT phải kết hợp với Kho bạc Nhà nước và các tổ chức ủy nhiệm thu bốtrí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu thuế, bảo đảm cho NNT nộp tiền thuếvào NSNN đúng, đủ, thuận lợi và kịp thời

4 Quản lý hoàn thuế

Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượngnộp thuế đã nộp vào NSNN trong một số trường hợp nhất định Quản lý hoànthuế là hoạt động của CQT ghi nhận, phân tích, đánh giá tính trung thực của

hồ sơ hoàn thuế từ đó xác định chính xác cơ sở hoàn thuế

Công tác hoàn thuế, gồm các nội dung: CQT căn cứ vào hồ sơ hoàn thuếcủa NNT, kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp để xác định số thuế đượchoàn và ra quyết định hoàn thuế

Để đạt được hiệu quả, công tác hoàn thuế phải được thực hiện đúngquy định kịp thời có tác dụng giúp doanh nghiệp được thuận lợi hơn trongviệc đầu tư phát triển sản xuất, để tránh được những tiêu cực CQT phải tiếnhành công tác kiểm tra thẩm định hồ sơ xin hoàn thuế trên địa bàn quản lý,

Trang 21

tránh trường hợp hoàn thuế không đúng đối tượng, không đúng với số tiềnđáng lẽ được hoàn.

5 Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế.

Với mục tiêu chống thất thu thuế, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm vềthuế và nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, CQT thựchiện hiện công tác kiểm tra thuế, gồm các nội dung:

- Kiểm tra HSKT tại trụ sở CQT gồm: kiểm tra tính chính xác, hợp phápcủa HSKT

- Kiểm tra tại trụ sở của NNT gồm: kiểm tra chế độ sổ sách kế toán vàtình hình sử dụng hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế, cán bộ thuế phải đảm bảo các yêucầu sau: Thực hiện kiểm tra, giám sát các loại hồ sơ khai thuế được giao mà NNTgửi đến CQT; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với các hồ sơ khai thuếđược giao; giữ bí mật thông tin được phản ánh trong hồ sơ khai thuế của NNT trừcác trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT

6 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.

Tuyên truyền, hỗ trợ NNT bao gồm các công việc: tuyên truyền choNNT biết về các chính sách, yêu cầu của luật thuế; hỗ trợ, hướng dẫn NNTthực hiện đúng pháp luật thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu: Cán

bộ thuế am hiểu luật thuế, giải thích, hướng dẫn cho NNT một cách chính xác

và thoả đáng, NNT thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác và đầy đủ

Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản phápluật hướng dẫn thi hành, các thủ tục hành chính thuế được quy định cụ thể,

Trang 22

đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyềnlợi hợp pháp của NNT, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuếnhưquy định rõ các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế (hồ sơ khai thuế, hồ

sơ miễn giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế vụ ), thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khaithuế, phương thức khai thuế đồng thời giảm bớt khối lượng công việc chocán bộ thuế và nâng cao hiệu quả công việc

1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với DN

Thứ nhất : xuất phát từ tầm quan trọng của thuế GTGT trong hệ thống thuế.

Thuế GTGT là sắc thuế giữ vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhànước Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng rào thuế quan giảmmột cách căn bản theo đó tỉ lệ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh trong cơ cấunguồn thu ngân sách thì thuế GTGT cùng với thuế Thu nhập trở thành hai sắcthuế chủ yếu

Thứ hai: xuất phát từ thực trạng quản lý thuế GTGT hiện nay còn nhiều

tồn tại, bất cập, gây thất thu lớn

Mặc dù Luật thuế GTGT đã được đưa vào áp dụng hơn 10 năm, liên tụcđược bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế songtrong quá trình thực thi vẫn còn nhiều bất cập,tồn tại Một mặt là do chínhsách chưa thật sự thống nhất, đồng bộ tạo khe hở cho các đối tượng tìm cáchlách luật,trốn thuế,gian lận thuế chiếm đoạt NSNN Mặt khác trên khía cạnhchủ quan trong thực trạng quản lí thuế, một bộ phận cán bộ thuế hoặc thiếunăng lực hoặc không đủ lực lượng hoặc nghiêm trọng hơn là cố tình cấu kếtvới đối tượng nộp thuế làm thất thu NSNN.Hiện nay do cơ chế quản lý thuếcủa chúng ta còn chưa được thực thi một cách nghiêm túc, khối lượng lớn cácdoanh nghiệp như hiện nay mà chỉ có số ít cán bộ thuế trực tiếp quản lý nênviệc chấp hành chế độ kế toán thống kê, chứng từ hoá đơn mua bán hàng hóa

Trang 23

các doanh nghiệp còn nhiều bất cập Bên cạnh đó ý thức tuân thủ pháp luậtcủa các đơn vị này chưa cao, trong khi việc xử lý vi phạm trong lĩnh vựcthuế chưa có tính răn re, khi có vi phạm thường mới chỉ có xử lý vi phạmhành chính đã làm cho hành vi sai phạm của các doanh nghiệp này xảy rangày càng phổ biến và đa dạng.

Thứ ba: Xuất phát từ đặc thù của các doanh nghiệp (đặc biệt doanh

nhiệp ngoài quốc doanh) quy mô vốn nhỏ, thành lập “dễ” và cũng “biến mất”

dễ dàng khi thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan hữu quan nên việc quản

lý thu thuế các đối tượng này cũng rất khó khăn, phức tạp Thực tiễn cho thấy ýthức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh còn bộc lộ nhiều yếu kém

Như vậy việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanhnghiệp là điều hết sức cần thiết và rất quan trọng Công tác thu thuế GTGTkhông chỉ phục vụ cho mục tiêu ngân sách mà còn đảm bảo công bằng xã hội,thực hiện chức năng kiểm soát, định hướng Nhà nước, thúc đẩy các cơ sởkinh doanh thực hiện hạch toán kinh tế, quan tâm đến chế độ hóa đơn, chứng

từ tạo ra sự chuyển biến mới trong lĩnh vực quản lý tài chính góp phần thựchiện các mục tiêu và yêu cầu của việc ban hành luật thuế GTGT

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN DŨNG 2.1 Khái quát chung tình hình kinh tế – xã hội huyện Yên Dũng, chi cục Thuế Yên Dũng

2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang

Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnhBắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sôngLục Nam.Huyện có diện tích tự nhiên là 213,78 km2 bao gồm 19 xã và 2 thịtrấn Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáphuyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ ( Bắc Ninh), huyện ChíLinh ( Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên Dân số của huyện tínhđến hết năm 2008 là 168.862 người

Là một vùng đất phù sa cổ, có nhiều cánh động rộng, bằng phẳng cùngvời hệ thống thuỷ lợi đã và đang được cứng hoá, huyện có điều kiện để pháttriển ngành nông nghiệp Với diện tích đất nông nghiệp 10.499 ha, trong đódiện tích trồng lúa là 10.171 ha, Yên Dũng đang tích cực đẩy mạnh sản xuấtnông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là lúa chất lượng cao Hàng năm, năng suấtlúa bình quân đạt 52 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 87.230 tấn Năm 2009 huyệnhoàn thành xây dựng thương hiệu Gạo thơm Yên Dũng

Nuôi trồng thuỷ sản cũng là thế mạnh của huyện với trên 1.015 ha mặtnước tự nhiên và khoảng 761 ha diện tích chuyển đổi sang nuôi cá, sảnlượng thuỷ sản toàn huyện hàng năm đạt trên 3.000 tấn Do vậy Yên Dũngđược quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Giang

Yên Dũng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế- xã hội Với vị trí tươngđối thuận lợi: là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang ở phía Bắc, nằm trên trụcđường Quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, được bao

Trang 25

bọc bởi ba con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam nên rấtthuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cả đường bộ và đường thuỷ Chính vì lẽ

đó mà hiện tại Yên Dũng đang là một trong những địa phương trọng điểm vềphát triển công nghiệp của tỉnh Tính đến hết năm 2007 toàn huyện đã có 72 tổchức và cá nhân được chấp nhận đầu tư vào địa bàn, diện tích thuê đất là 77,5 ha,với số vốn đăng ký đạt 629,369 tỷ đồng và 7,83 triệu USD

Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện rất lớn Trong nhữngnăm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện cùng với

sự đoàn kết của toàn thể nhân dân trong huyện Yên Dũng đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và các hoạt động văn hoá, xã hội;chính trị, an ninh được giữ vũng Yên Dũng đang phấn đấu trở thành mộthuyện "mạnh về kinh tế, giàu về văn hoá"

2.1.2 Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Yên Dũng - Bắc Giang

2.1.3.1 Vài nét sơ lược về chi cục thuế Yên Dũng - Bắc Giang

Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trựcthuộc Bộ Tài Chính và Quyết định 314/TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng

Bộ Tài Chính, ngày 01/10/1990 Cục thuế tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ

sở sáp nhập 03 tổ chức: Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục ThuếNông nghiệp và Chi cục Thu Quốc Doanh Tổ chức lúc đầu gồm 10 phòng và

16 Chi cục Thuế các huyện, thị xã với 965 cán bộ công chức

Cuối năm 1996, tỉnh Bắc Giang được tái lập do tỉnh Hà Bắc được chiatách thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Ngày 14/12/1996 Bộ Tài Chính

có Quyết định số 1133 QĐ/BTC V/v thành lập Cục Thuế Nhà nước tỉnh BắcGiang và Cục thuế Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Trang 26

Ngày 01/01/1997 Cục thuế Bắc Giang đi vào hoạt động, tổ chức bộmáy gồm 12 phòng và 10 chi cục thuế cấp huyện, trong đó có chi cục thuếhuyện Yên Dũng.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chi cục thuế Yên Dũng

a,Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế Yên Dũng

Chi cục thuế huyện Yên Dũng gồm ban lãnh đạo, 5 đội văn phòng và 3đội liên xã

Ban lãnh đạo gồm 3 đồng chí:

7 Đồng chí Nguyễn Trung Thành : Chi cục trưởng

8 Đồng chí Trần Đức Hạnh : Phó Chi cục trưởng

9 Đồng chí Ong Xuân Đồng : Phó Chi cục trưởng

05 đội văn phòng gồm:

 Đội kê khai – kế toán thuế, tin học và quản lý thuế TNCN

 Đội hành chính – nhân sự, tài vụ – ấn chỉ

 Đội tổng hợp, nghiệp vụ dự toán – Trước bạ và thu khác

 Đội kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

 Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

03 đội thuế liên xã, gồm:

 Đội thuế liên xã 1 (Thị Trấn Neo)

 Đội thuế liên xã 2 (Thị Trấn Tân Dân)

 Đội thuế liên xã 3 (xã Tiền Phong)

Các đồng chí lãnh đạo quản lý các đội theo sơ đồ sau:

Trang 27

b, Chức năng, nhiệm vụ các đội.

Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (2 người):Giúp Chi cục trưởng

Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế;hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý

Đội kê khai, kế toán thuế, tin học và quản lý thuế TNCN (4 người):Giúp

Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơkhai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vậnhành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụngcácphần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; thực hiệnthống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuếthu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối vớingười nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi Cục Thuế

CHI CỤC TRƯỞNG

Phó Chi Cục TrưởngPhó Chi Cục Trưởng

Đội Hành chính, nhân

sự, tài

vụ, ấn chỉ

và quản

lý thuế TNCN

Đội kiểm tra, quản lý

nợ và cưỡng chế nợ thuế

Đội thuế liên xã (3 đội)

Đội Tổng hợp, nghiệp

vụ dự toán – Trước

bạ và thu khác

Trang 28

Đội kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (5 người): Giúp Chi cục

trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giảiquyết tố cáo liên quan đến NNT, tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế,đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt (trong phạm

vi quản lý) Chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lýcủa Chi cục Thuế

Đội Hành chính, nhân sự, tài vụ, ấn chỉ (8 người) :Giúp Chi cục trưởng

Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản

lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cụcThuế quản lý

Đội Tổng hợp, nghiệp vụ dự toán – Trước bạ và thu khác (4 nười):

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế, xâydựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cụcthuế;thực hiện quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất,tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tiền thuê đất, thuế tàisản , phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm viChi cục Thuế quản lý

Đội thuế liên xã (3 đội): Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản thu

thuế các tổ chức, cá nhân NNT trên địa bàn xãđược phân công

2.1.3 Khái quát về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế thời gian qua.

Trong những năm qua nhờ sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, viên chứcngành thuế cùng sự giúp đỡ của các ngành các cấp có liên quan Chi cục ThuếYên Dũng luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách.Kết quả thực hiện thu NSNN thời gian qua cụ thể như sau:

Trang 29

Đơn vị tính: triệu đồng

Kế hoạch Thực hiện

Kế hoạch Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

TH/KH (%)

Cùng kỳ(%)

A Tổng thu trên ĐB 68.120 88.003 52.870 65.845 47.070 117.662 250% 179%

(Nguồn: Chi cục Thuế Yên Dũng)

Trang 30

Trong 3 năm gần đây, Chi cục thuế Yên Dũng đều hoàn thành vượt mức

kế hoạch được giao, tuy nhiên số thu qua các năm tăng không đều

Năm 2011, tổng thu trên địa bàn dự toán là 68.120 triệu đồng trong khithực hiện là 88.003 triệu đồng, đạt 129% so với dự toán Hầu hết các chỉ tiêu đềuhoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán, song còn một số chỉ tiêu chưa hoànthành kế hoạch

Năm 2012, điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinhdoanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do những tác động của suy giảm kinh tế,tình hình nhà đất “đóng băng”, áp dụng nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ vềmột số tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường do đótổng thu trên địa bàn là 65.845 triệu đồng, đạt 125% so với dự toán Tuy hoànthành kế hoạch và vượt mức kế hoạch nhưng tổng thu 2012 giảm 25% so vớinăm 2011

Năm 2013, tình hình kinh tế đã ổn định hơn, tổng thu trên địa bàn đạt117.662 triệu đồng, đạt 250% so với kế hoạc và 179% so với cùng kỳ Cáckhoản thu NSNN đều vượt kế hoạch và tăng vượt bậc, đặc biệt số thu về sử dụngđất đạt 83.344 triệu đồng đạt 417% so với kế hoạch và tăng 113% so với cùngkỳ.Đối khoản thu này đầu năm Chi cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâmphát triển quỹ đất, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môitrường và UBND các xã, Thị trấn thực hiện đôn đốc các hộ trúng đấu giá quyền

sử dụng đất và giao đất ở năm 2013, các hộ xử lý theo Quyết định số 191, giaođất ở và kinh doanh dịch vụ xã Nội Hoàng nộp ngân sách Nhà nước

Trang 31

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang

2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT)

Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lýĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp

lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế

Trên địa bàn huyện Yên Dũng, 100% các doanh nghiệp đăng ký mã sốthuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang và phân về cho chi cục thuế Yên Dũng quản lýtrên địa bàn (100% doanh nghiệp ngoài quốc doanh) Ngoài ra, trên địa bàn cũng

có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh

*Quản lý theo loại hình doanh nghiệp:

Bảng 2.2 Tình hình quản lý doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Yên Dũng

giai đoạn 2012-2013

STT Loại hình doanh nghiệp Tổng đăng

ký kinh doah

Đang hoạt động

Ngừng hoạt động

(Nguồn: Chi cục Thuế Yên Dũng)

Tính đến 31/12/2013, Chi cục thuế Yên Dũng quản lý 121 doanh nghiệp,trong đó 114 doanh nghiệp đang hoạt động và có 7 doanh nghiệpngừng hoạtđộng (chiếm 5,8%) Điều này có thể lý giải do năm 2012 tình hình kinh tế khủnghoảng Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ,vốn ít nên khi nền kinh tế gặp khó

Trang 32

khăn thì không thể ứng phó kịp thời Do đó buộc phải ngừng hoạt động Songbên cạnh đó cũng có trường hợp doanh nghiệp được thành lập với mục đích muabán hóa đơn chứ không phải để sản xuất kinh doanh nên sau một thời gian sẽthông báo ngừng hoạt động để tránh sự phát hiện của cơ quan thuế.

*Quản lý theo bậc môn bài

Theo qui định của pháp luật, các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinhdoanh đều có trách nhiệm nộp thuế môn bài theo các mức khác nhau, tùy thuộcvào vốn kinh doanh của đơn vị đó Tại chi cục thuế Yên Dũng đang áp dụng 4mức: 3 triệu đồng, 2 triệu đồng, 1,5 triệu đồng, 1 triệu đồng

Bảng 2.3 Tình hình thu thuế môn bài của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế

Yên Dũng giai đoạn 2011-2013 Bậc môn

bài

Mức (triệu đồng) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(Nguồn: Chi cục thuế Yên Dũng)

Qua tình hình thu nộp thuế môn bài, cho thấy các doanh nghiệp trên địabàn huyện Yên Dũng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

*Quản lý theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.4 Tình hình quản lý doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh tại

chi cục thuế Yên Dũng tính đến 31/12/2013

Trang 33

STT Ngành nghề kinh doanh Số lượng Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Chi cục Thuế Yên Dũng)

Qua bảng số liệu trên, doanh nghiệp trên địa bàn Yên Dũng chủ yếu hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 65% trong cơ cấudoanh nghiệp

Nhìn chung, tình hình quản lý ĐTNT tại Chi cục Thuế Yên Dũng đượcthực hiện tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới công tác quản lýthuế Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, chi cục phân công nhiệm vụ cụthể cho từng cán bộ trong theo dõi ĐTNT về qui mô, tình hình sản xuất kinhdoanh thực tế để có biện pháp quản lý phù hợp Đối với các doanh nghiệp nghỉhoạt động, chi cục tiến hành xác định rõ nguyên nhân

Tuy nhiên, việc quản lý ĐTNT trên địa bàn huyện đang gặp phải nhiềuthách thức do số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong khi nhânlực ngành thuế có hạn Bên cạnh đó, nhận thức về công tác thuế của nhiềuĐTNT còn hạn chế, một số đơn vị nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo cho

cơ quan thuế hoặc có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động Nhữngnguyên nhân đó gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý ĐTNT của chicục

2.2.2 Quản lý kê khai thuế và căn cứ tính thuế

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản lý thuế - Học viện tài chính – TS. Lê Xuân Trường NXB Tài chính 2010 Khác
2. Giáo trình Thuế - Học viên tài chính – PGS.TS. Nguyễn Thị Liên – PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu – NXB Tài chính 2011 Khác
3. Luật 78/2006/QH11 về quản lý thuê Khác
4. Luật 21 sửa đổi một số điều trong luật 78/2006/QH11 Khác
5. Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật Quản lý thuế Khác
6. Luật số 13/2008/QH12 luật thuế GTGT Khác
7. Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế GTGT Khác
8. Thông tư 219/2013/BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT Khác
9. Một số các văn bản pháp luật khác có liên quan10. Các website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w