1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn tốt NGHIỆP HOÀNG ÁNH THÚY

108 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 322,29 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác quản trị vốnlưu động đối với sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp đặc biệtlà trong bối cảnh kinh tế hiện nay người viết đã ch

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn thực tập là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hoàng Ánh Thúy

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản ý của công ty

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Hình 2.3 Kết cấu tỷ trọng các bộ của vốn lưu động

Hình 2.4: Tình hình biến động của các bộ phận trong Vốn bằng tiền

Hình 2.5: Sự biến động của các hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Hình 2.6: Sự biến động của các hệ số phản ánh khả năng tạo tiền

Hình 2.7: Kết cấu tỷ trọng của các bộ phận vốn tồn kho dự trữ

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn lưu động được xem như là huyết mạch có ý nghĩa quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tầm quan trọng của vốn lưu động đốivới doanh nghiệp được biểu hiện một cách xuyên suốt toàn quá trình hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp trên hai phương diện một là trong vai trò điềukiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất và hai là công cụ phảnánh đánh giá sự vận động của các yếu tố sản xuất đầu vào Chính vì vậy, làmthế nào để khơi thông và điều tiết hiệu quả dòng huyết mạch này để góp phầngiúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển luôn luôn là bài toántrăn trở của nhiều doanh nghiệp mà Công ty TNHH 1 thành viên Quang điện-điện tử cũng không phải là một ngoại lệ Với lịch sử hình thành và phát triểntrên 40 năm, sở hữu một bề dày truyền thống về kinh nghiệm sản xuất và hiện

là một thương hiệu có uy tín trên thị trường với sự tín nhiệm cao khách hàng

đã tạo ra cho doanh nghiệp nền tảng quan trọng để tiếp tục gặt hái đượcnhững thành công trên con đường phát triển của mình Tuy nhiên, trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì áp lực cạnh tranh đặcbiệt từ các doanh nghiệp nước ngoài có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanhbên cạnh những doanh nghiệp cạnh tranh truyền thống trong nước đã và đangđặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với công ty trong việc thựchiện những mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đặt ra Nắm bắt đượcthực trạng này, trong những năm vừa qua, Công ty TNHH 1 thành viênQuang điện- điện tử đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản trị tài chính nóichung và công tác quản trị vốn lưu động nói riêng Mặc dù được xác định lànhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá góp phần giúp công ty tiếp tục khẳngđịnh giá trị, vị thế và sức mạnh của mình trên thị trường nhưng hiện nay công

Trang 7

tác quản trị vốn lưu động vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết, gâyảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác quản trị vốnlưu động đối với sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp đặc biệt

là trong bối cảnh kinh tế hiện nay người viết đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH 1 thành viên Quang điện- điện tử” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm 3 mục đích chính sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH 1thành viên Quang điện- điện tử

- Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH 1thành viên Quang điện- điện tử

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vốn lưu động và quản trịvốn lưu động tại công ty TNHH 1 thành viên Quang điện- điện tử trongkhoảng thời gian 2013-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháptổng hợp, so sánh chỉ số dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứnglàm rõ các vấn đề đã đặt ra

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

7

Trang 8

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH 1 thành viên Quang điện- điện tử.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH 1 thành viên Quang điện-điện tử.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức có hạnnên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế Emrất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạoCông ty TNHH 1 thành viên Quang điện- điện tử và các bạn để đề tài nghiêncứu được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thu Hà,Ban lãnh đạo Công ty TNHH 1 thành viên Quang Điện- điện tử, các anh chị cán

bộ chuyên viên phòng Kế toán - Tài chính Công ty và các thầy cô giáo giảngviên Học viện Tài Chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 9

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải

có các yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức laođộng Trong nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định sao cho phù hợp với quy

mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước đểđầu tư mua sắm, hình thành toàn bộ tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh khôngngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện Từ hình thái vốn tiền tệ banđầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình thái vốn tiền

tệ Quá trình này được diễn ra thường xuyên, liên tục lặp lại sau mỗi chu kỳkinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn phụthuộc phần lớn vào đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của từng ngành nghề kinhdoanh, vào trình độ tổ chức sản suất của mỗi doanh nghiệp Trên nền tảng củaquá trình tuần hoàn chu chuyển này, đặc điểm luân chuyển vốn cũng đã trởthành yếu tố có ý nghĩa đặc biệt được sử dụng để phân loại vốn kinh doanh.Căn cứ vào tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thànhhai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố đinh được sử dụng để muasắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình trong khi đó vốn9

Trang 10

lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành tài sản lưu độngnhư nguyên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán Cáchphân loại này giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ

sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể vận hành vàduy trì môt cách bình thường, liên tục thì bên cạnh tài sản cố định cũng cần cócác tài sản lưu động Phạm vi sử dụng tài sản lưu động bao trùm toàn bộ cáccông đoạn của quá trình và thường được chia thành hai bộ phận: tài sản lưuđộng sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

Tài sản lưu động sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loạisản phẩm dở dang, bán thành phẩm Còn tài sản lưu động lưu thông gồm cácloại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờtiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền Trong quá trình kinh doanh, tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông không ngừng vận động,thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình này diễn ra nhịp nhàng liêntục, bởi thế mà giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết, chặt chẽ và tácđộng qua lại lẫn nhau Để hình thành các tài sản lưu động, doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn nàyđược gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Như vậy, trên cơ sở tổng hợp sự phân tích ở trên, ta có thể đưa ra khái

niệm cơ bản về vốn lưu động: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước

mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Trang 11

1.1.1.2 Đặc điểm vốn lưu động của các doanh nghiệp

 Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và thu hồi lại toàn bộ khi doanh nghiệp thuđược tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết thúc chu kỳ kinh doanh

 Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển giátrị qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Từ hình thái vốntiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, rồi sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại quay trở về hình thái vốnbằng tiền

 Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Tại một thời điểm cụ thể, vốn lưu động được nằm ở tất cả các khâu củaquá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh đượcdiễn ra nhịp nhàng, liên tục

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động Dựatheo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:

1.1.2.1 Theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Vốn lưu động chia thành hai loại:

 Vốn vật tư hàng hóa bao gồm:

11

Tiền và tương đương

tiềnKhoản phải thu

Nguyên vật liệuSản phẩm, hàng

tồn kho

Trang 12

+ Vốn tồn kho nguyên vật liệu là các giá trị vật liệu dự trữ cho sản xuất,khi tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

+ Vốn sản phẩm dở dang là biểu hiện bằng tiền các chi phí của các sảnphẩm đang trong quá trình sản xuất

+ Vốn bán thành phẩm là những giá trị sản phẩm hoàn thành được mộthoặc một số giai đoạn chế biến nào đó nhưng chưa phải là công đoạn cuối cùng.+ Vốn thành phẩm là những giá trị sản phẩm đã hoàn thành, đủ tiêuchuẩn nhập kho nhưng chưa tiêu thụ

 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

+ Vốn tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

+ Các khoản phải thu: các khoản phải thu khách hàng, các khoản doanhnghiệp ứng tiền trước cho khách hàng, tiền tạm ứng

Phân loại theo cách này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ

dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu

tư trong doanh nghiệp, tìm biện pháp phát huy chức năng của từng thànhphần vốn

1.1.2.2 Theo vai trò của vốn lưu động

 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốnnguyên nhiên vật liệu phụ, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụ nhỏ

Trang 13

1.1.2.3 Phân loại theo tính thanh khoản

Từ trên xuống dưới tính thanh khoản được sắp xếp theo thứ tự giảm dầnbao gồm

 Vốn bằng tiền: Bao gồm vốn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngânhàng của doanh nghiệp và tiền đang chuyền

 Khoản phải thu: Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu cán bộ côngnhân viên, hay số tiền tạm ứng, trả trước cho người bán…

 Hàng tồn kho: Bao gồm các loại nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, bán thànhphẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc thành phẩm đã hoàn thành

 Tài sản lưu động khác: Bao gồm tài sản ngắn hạn còn lại không thuộc bốn nhómtrên

Phân loại theo phương pháp này cho thấy tính thanh khoản của tài sản đầu tư để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chủ động đảm bảo tốt khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn, thì nguồn hình thànhVLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể nguồn vốn ổn định cótính chất dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành hay tài trợcho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp (có thể một phần hoặc toàn bộ TSLĐ thường xuyên tuỳ thuộcvào mô hình tài trợ của doanh nghiệp)

Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) được thực hiệnnhư sau:

NWC= Nguồn vốn dài hạn- Tài sản dài hạn

NWC= Tài sản ngắn hạn- Nợ phải trả ngắn hạn

13

Trang 14

Chỉ tiêu này để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanhnghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động củadoanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn

(dưới 1 năm) chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng yêu cầu có tínhchất tạm thời về VLĐ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, tổ chức tín dụng,các khoản nợ ngắn hạn và vốn chiếm dụng hợp pháp như (nợ lương côngnhân viên, nợ thuế nộp NSNN…)

Bên cạnh đó, để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệpcũng cần phải xem xét tới các yếu tố khác như: dòng tiền chiết khấu, tỷ lệchiết khấu, chi phí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thểđưa ra những quyết định phù hợp

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động

Quản trị là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định

và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp

Dựa theo khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp có thể hiểu

Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra cácquyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cáchhợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu độngtrong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp

Trang 15

Quản trị vốn lưu động là một bộ phận, nội dung quan trọng hàng đầucủa quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động

Qua khái niệm tổng quan về quản trị vốn lưu động, có thể nhận thấy rằnghoạt động quản trị vốn lưu động luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ vớiquyết định tài chính ngắn hạn Vì vậy mà mục tiêu quản trị vốn lưu động cũng có

sự tương quan mật thiết với yêu cầu của quyết định tài chính ngắn hạn và mục tiêuquản trị tài chính doanh nghiệp đó là: tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên cơ sở tối

đa hóa khả năng sinh lời và tối thiểu hóa rủi ro

Các mục tiêu quản trị vốn lưu động không tách bạch riêng rẽ mà có sự bổsung hoàn thiện cho nhau, cụ thể các mục tiêu đó bao gồm:

- Lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn

và phân tán rủi ro

- Tổ chức, huy động vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN thường xuyên,liên tục

- Khai thác, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm và hiệu quả

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động.

Khái niệm: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động

tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục

Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động:

- Xác định nhu cầu vốn lưu động là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ

- Đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn lưu động cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn

Trang 16

Nhu cầu

VLĐ

Vốn hàng Tồn kho Khoản nợPhải thu Khoản nợ phải trả (1)

Nhà cung cấp

-Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động:

Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp : có hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của

Bước 1: Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho

trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông

Nhu cầu vốn lưu đông trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự

trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…Phươngpháp để xác định nhu cầu vốn lưu động tương đối với từng loại vật tư dự trữ

là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đốivới từng loại để xác định rồi tổng hợp lại

Công thức tổng quát:

VHTK = (1.1)

Trong đó:

VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho

Mi: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của hàng tồn kho i

n: Số ngày hàng tồn kho cần dự trữ

m : Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

Trang 17

Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu để hình

thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước.Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày,

độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bánthành phẩm

Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

VSX=Pn×CKsx×Hsd (1.2)

Trong đó:

Vsx : Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày

CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

Hsp : Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)

Nhu cầu chi phí trả trước được xác định như sau:

Vtt=Pđk + Pps - Ppb (1.3)

Trong đó:

Vtt: Nhu cầu chi phí trả trước

Pđk: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ

Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ

Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Vốn lưu động trong khâu

lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.

Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng

dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm đượcxác định theo công thức:

Vtp= Zsx × Ntp (1.4)

Trong đó:

17

Trang 18

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày

Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

Bước 3: Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp Công thức xác

định nợ phải trả:

Vpt= Dmc × Nmc (1.6)

Trong đó:

Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch

Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Bước 4: Tổng hợp thành nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết

của doanh nghiệp

- Ưu nhược điểm của phương pháp: phương pháp này có ưu điểm là tính toángần chính xác nhu cầu vốn lưu động Tuy nhiên việc tính toán khá phức tạp,tính toán nhiều, tốn thời gian

b. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử

dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy môkinh doanh và tốc độ luận chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, sự biến độngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch Gồm các phươngpháp sau:

 Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báocáo:

Trang 19

Vkh= Vbc × × (1+ t%) (1.7)

Trong đó:

Vkh: Vốn lưu động năm kế hoạch

Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo = × 100%

 Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển và tốc độ luân chuyển vốn năm

kế hoạch:

Vkh= (1.8)

Trong đó:

Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

 Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Phương pháp dựa trên

sự biên động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ củadoanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kếhoạch

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kếtoán kỳ thực hiện

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếmdụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặtchẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanhthu thực hiện trong kỳ

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu đểước tính nhu cầu vốn lưu động thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu

dự kiến năm kế hoạch

19

Trang 20

+ Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm= doanh thu tăng thêm × tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu.

+Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch- doanh thu kỳ báo cáo + Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu= Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu – tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu.

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm củacông ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêucủa công ty

- Ưu điểm, hạn chế của phương pháp: phương pháp này đơn giản, nhanhchóng xác định được nhu cầu vốn lưu động Tuy nhiên, hạn chế là kết quả dựbáo có độ sai lệch lớn, mặt khác phương pháp này đã ngầm giả định trình độquản lý vốn không thay đổi, các chính sách tài chính không thay đổi và khôngtính đến nguồn vốn chiếm dụng được

1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có được thườngxuyên, liên tục hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác tổ chức đảm bảonguồn vốn lưu động Để tài trợ cho vốn lưu động, doanh nghiệp sử dụngnguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời

Trang 21

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Nợ ngắn hạn (Nguồn vốn tạm thời)

+ Nợ dài hạn + Vốn chủ

sở hữu (Nguồn vốn thường xuyên)

Hình 1.1 Nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản

và nguồn vốn

Qua cách xác định trên, có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: NWC>0, khi đó tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn,

nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương Khi đó có một sự ổn địnhtrong hoạt động kinh doanh vì có một bộ phận NWC tài trợ cho TSLĐ để sửdụng cho hoạt động kinh doanh

Trường hợp 2: NWC<0, đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp

khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng Trong trường hợpđặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0, là dấu hiệu củaviệc mất cân bằng tài chính, rủi ro của doanh nghiệp cao

Trường hợp 3: NWC=0, trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn

định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối vớinhững doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn chậm

21

Trang 22

1.2.2.3 Phân bổ vốn lưu động

Phân bổ VLĐ là việc ước lượng, xác định nhu cầu vốn cho từng bộ phận

để phân bổ số VLĐ đầu tư cho hợp lý Việc phân bổ VLĐ là kết quả củaquyết định đầu tư ngắn hạn và được thể hiện chủ yếu qua kết cấu VLĐ

Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần VLĐ trongtổng số VLĐ của công ty Tuỳ theo các cách phân loại VLĐ sẽ có kết cấutương ứng khác nhau để xác định đúng trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐsao cho phù hợp và hiệu quả

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ bao gồm: nhân tố về dự trữsản xuất (khoảng cách với nhà cung cấp, tính thời vụ, mức độ khan hiếm sảnphẩm, …) nhân tố về mặt sản xuất (đặc điểm công nghệ, độ dài chu kỳ sảnxuất, …), nhân tố về mặt thanh toán (tổ chức thu hồi tiền, chấp hành kỷ luậtthanh toán, …)

Ý nghĩa của phân bổ vốn lưu động: Giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốnlưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốnlưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, bình thường Phântích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại đểhiểu rõ những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sửdụng Từ đó, xác định đúng trọng điểm và biện pháp quản trị vốn lưu động cóhiệu qua, phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp

Các tài sản lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh baogồm các thành phần chủ yếu sau:

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:

Trang 23

Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính:

- Đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng,trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp

- Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằmtối đa hóa lợi nhuận

- Nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp:

 Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhucầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ Có nhiều phương pháp23

Trang 24

xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp Cách đơn giản nhất làcăn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và

số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp trên có thể vận dụng môhình tổng chi phí tối thiểu (Baumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xácđịnh mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu

 Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt Nhằm để tránh tiền bị mất mát,lợi dụng, doanh nghiệp cần thực hiện:

+ Chấp hành nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ ,không được thu chi ngoài quỹ

+ Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kếtoán và thủ quỹ Việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thựchiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp

+ Phải đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày

+ Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyểnphát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng

 Chủ động lập, thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện phápphù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả tiền nhànrỗi

1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu.

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa hoặc dịch vụ Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có cáckhoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phảithu quá lớn hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sảnxuất kinh doanh

Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi

ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu doanh nghiệp sẽ mất

đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó mất cơ hội thu lợi nhuận Song nếu bán

Trang 25

chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu,làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ Do đónếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bánchịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp việcbán chịu hàng hóa dịch vụ.

Nội dung quản trị các khoản phải thu:

 Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Trước hết doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giớihạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để có thể bán chịu Tùy theo mức

độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịunới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn cácđiều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bánchịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thờihạn bán chịu theo hợp đồng

 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêucầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Do đó doanhnghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng (báo cáo tài chính, các kết quảxếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, các thông tin khác,…); đánh giá uy tínkhách hàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏnghay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu

 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sáchthu hồi nợ thích hợp

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng

nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

25

Trang 26

1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ.

a. Vốn tồn kho dự trữ và nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho.Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữtrên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định

Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thôngthường, đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao doanh nghiệp phải thườngxuyên kiểm soát và duy trì ở mức độ dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí

và hạn chế rủi ro Ngược lại, loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanhnghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưuđộng của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh đượctình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩynhanh tốc độ luân chuyển VLĐ

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnhhưởng khác nhau Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thì ảnh hưởng bởi yếu

tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật

tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp Đốivới các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các

Trang 27

Chi phí

Tổng Chi phíChi phí lưu trữ

Chi phí đặt hàng

Số lượng đặt hàng QE

yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chứcsản xuất của doanh nghiệp Riêng đối với mức tồn kho của thành phẩm, cácnhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịpnhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường… Nhận thức

rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phùhợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất

b. Mô hình quản trị hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao chotiết kiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành hai loại làchi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồngcung ứng

Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phínhư bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hưhỏng, biến chất giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồnkho Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch,

ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợpđồng giao hàng Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau Nếudoanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hànghóa cũng sẽ tăng thêm, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽgiảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng Vì thế trong quản trị hàngtổn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trìlượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồnkho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất

Mô hình quản trị hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chiphi tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bảncủa mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế để (EOQ) với mứcđặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất

27

Trang 28

Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:

Theo mô hình này, người ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lần

là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau:

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quảnhàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xácđịnh được mức đặt hàng kinh tế như sau:

Nếu gọi:

C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu trữ kho

Trang 29

C2: Tổng chi phí đặt hàng

c1: Chi phí lưu trữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho

c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), vì nó phản ánh

số lượng hàng nhập kho tối ưu mỗi lần Trên cơ sở mức đặt hàng kinh tế,người ta có thể xác định được số lần cung ứng trong năm (Lc) theo công thức:

Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là:

Trên thực tế do việc cung ứng có thể không đúng hẹn (sớm hơn hoặcmuộn hơn kỳ hạn theo hợp đồng, vì thế khi tính mức tồn kho trung bình (),các doanh nghiệp thường cộng thêm lượng dự trữ bảo hiểm (Qbh) Công thứctính như sau:

Công thức tính thời điểm tái đặt hàng (Qdh) như sau:

Trong đó: n là số ngày chờ đặt hàng Như vậy thời điểm đặt hàng phản

ánh doanh nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại lượng hàngvừa đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n)

29

Trang 30

c. Nội dung quản trị vốn tồn kho.

Quản trị vốn tồn kho bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo hợp lý về chất lượng và giá cả cạnh tranh

- Xác định mức tồn kho tối thiểu

- Lựa chọn phương tiện vận tải, vận chuyển đảm bảo chi phí tối thiểu

- Quản lý chặt chẽ chi phí, tổ chức sản xuất

- Bảo quản, mua bảo hiểm cho HTK

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

Để đánh giá việc xác định NCVLĐTXCT của doanh nghiệp có hợp lýkhông cần so sánh NCVLĐ đã xác định được theo công thức mà doanhnghiệp áp dụng với NCVLĐTXCT thực tế phát sinh từ đó rút ra đánh giá vềtính phù hợp của phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyêncần thiết của doanh nghiệp:

∆ = Nhu cầu dự kiến - Nhu cầu thực tế

Có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu ∆>0, điều này chứng tỏ NCVLĐ thực tế phát sinh của

doanh nghiệp nhỏ hơn NCVLĐ đã xác định theo công thức Như vậy công ty

đã xác định thừa nhu cầu VLĐ Điều này gây lãng phí vốn nếu Công ty không

có phương án sử dụng hiệu quả số vốn đó

Trường hợp 2: Nếu ∆=0 chứng tỏ NCVLĐ thực tế phát sinh của công ty đúng

bằng NCVLĐ đã được xác định theo công thức Tuy nhiên trường hợp này cóxác suất xảy ra rất thấp

Trường hợp 3: Nếu ∆<0 chứng tỏ NCVLĐ đã xác định thấp hơn sô VLĐ thực

tế phát sinh Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động gấp nguồn tài trợ nếukhông có thể bị gián đoạn sản xuất

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động.

Trang 31

Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu vốn lưu động: Các chỉ tiêu này cho biết bộ

phận vốn lưu động i chiếm bao nhiêu % tổng vốn lưu động Qua đó đánh giátình hình phân bổ vốn lưu động cho từng bộ phận vốn, từng khâu

Tỷ trọng bộ phận

vốn lưu động i =

giá trị bộ phận VLĐ i

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình quản trị vốn bằng tiền.

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn Hệ số này lớn hơn 1, cho thấy doanh nghiệp có khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằngcác khoản tiền và tương đương tiền, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với chủ nợ của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định cho vayđối với doanh nghiệp

- Hệ số thanh toán lãi vay:

31

Trang 32

Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độrủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Chỉ tiêu này được các ngân hàngđặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay và có ảnh hưởng rất lớn đến xếphạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền

- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:

Hệ số tạo tiền từ

hoạt động kinh doanh =

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạtđộng kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì

- Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động:

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ

từ dòng tiền thuần hoạt động =

Dòng tiền thuần từ hoạt động

kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánhgiá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả

nợ hay không

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển tiền

Tốc độ luân chuyển tiền = ADR + ADI – ADP

Trong đó:

ADR: Kỳ thu tiền trung bình

ADI: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân

ADP: Kỳ trả tiền trung bình

1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu:

- Số vòng quay nợ phải thu:

Trang 33

Số vòng quay nợ phải

Doanh thu bán hàng

Nợ phải thu bình quân

Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp

- Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình =

360

Số vòng quay nợ phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củadoanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng

1.2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho.

- Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn

Giá vồn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay

360

Số vòng quay hàng tồn kho

1.2.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.

- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động)

Trang 34

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần baonhiêu ngày Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càngnhanh và ngược lại.

-Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm

vốn lưu động =

Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ

KH

x

Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được dotăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Nhờ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số vốn lưu động để dùng chocác hoạt động khác

-Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưuđộng sử dụng càng hiệu quả và ngược lại

-Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuận

vốn lưu động =

Lợi nhuận trước (sau) thuế

x 100% Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Trang 35

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanhnghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành hai nhómnhân tố sau

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Sự ổn định của nền kinh tế:

Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao hay suy thoáimạnh, thất nghiệp đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến sức khỏe của doanhnghiệp và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ thay đổi qua từngthời kỳ Khi lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên

từ đó làm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng.Với một lượng vốn có được như trước khi kinh tế rơi vào lạm phát sẽ khôngcòn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng

và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ởmức thấp hơn

Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ thiết lập mộtmôi trường kinh doanh và hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời địnhhướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo lế hoạchtoàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn cụ thể Các chính sách này phát huyhiệu lực ở từng thời kỳ nhất định, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoànthiện theo điều kiện tình hình thực tế có thể tác động khuyến khích hoặc kìmhãm sự phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp luôn phải chấp hành vàthực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước

Sự cạnh tranh của thị trường

35

Trang 36

Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường và cóảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp Một mặt nó tạo ra động lực thúcđẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để cảitiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của doanhnghiệp trên thị trường, đồng thời gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí,

hạ giá thành, nhưng ngược lại có thể khiên doanh nghiệp trở nên tụt hậu, kinhdoanh thua lỗ thậm chí có thể phá sản khi thị trường bị các đối thủ cạnh tranhchiếm kĩnh và khai thác

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc vàtoàn diện thì áp lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đối diện còn lớnhơn nhiều khi không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp trong nước mà còn mởrộng ra những doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính và trình độquản lý vượt trội Như vậy nếu công tác quản trị vốn yếu kém tất yếu kéo theo

hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo được lợi nhuận dẫn đến nguy cơ giảithể phá sản, điều này đòi hỏi công tác quản trị vốn trong mỗi doanh nghiệpcần phải được quan tâm, chú trọng để gia tăng khả năng cạnh tranh với cácdoanh nghiệp cùng ngành

Lãi suất tiền vay

Khi sử dụng nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế thì tấtyếu doanh nghiệp sẽ phải chi trả lợi tức cho những chủ thể này dưới dạng chiphí sử dụng vốn được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay Chính vì vậy, mứclãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của doanhnghiệp, bởi nó đòi hỏi đồng vốn phải được sử dụng đúng mục đích và manglại hiệu quả Cụ thể từ nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thìkhả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp mới cónguồn để chi trả, lãi suất càng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càng tăng vàngược lại

Trang 37

Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặtvới những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn,hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quanquan hện cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng

mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏtới công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồngthời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụngvốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao Thông thường nhân tố chủquan gồm các nhân tố sau:

Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiệnxuyên suốt tổng hể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định lựachọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đền việc bốtrí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích Bên cạnh đó, quátrình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thườngxuyên liên tục, do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụngvốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điềunày hoàng toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp

Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ,linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụngvốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng

37

Trang 38

sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảotoàn phát triển vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả huy động vốn

Để hình thành nên tài sản( hình thái biểu hiện của vốn) thì doanh nghiệpcần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồn chính làvốn chủ sở hữu và vốn vay Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vìvậy nó tạo ra áp lực đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lượctrong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chiphí đó

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự tính toán cụ thể, chi tiết nhucầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để lượng vốn được huy độngcân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ góp phần hỗ trợ công tácquản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đan tình trạng dư thừa haythiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất ngưng trệ

Ngành nghề kinh doanh

Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quantrọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt độnglâu dài của doanh nghiệp Do đó, việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thànhtài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau.Chính vì vây, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả nhà quảntrị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuấtcủa doanh nghiệp mình nói riêng và toàn ngành nói chung để có kế hoạchthực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp

Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh

Chiến lược hoạt đông định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn vàmục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương

Trang 39

lai Do đó, để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp vàhiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ lao động

Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý Tuynhiên các quyết định này lại được cụ thể hóa thông qua công nhân viên trongdoanh nghiệp, những người trực tiếp sản xuất tạo ra lợi nhuận cho công ty Do

đó, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người lao động không có

đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn không tạo rahiệu quả cao Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều muốn mình có được độingũ quản lý giỏi, nhân công lành nghề hết mình vì công ty

Uy tín của doanh nghiệp

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, cácđối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sảnxuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm Công ty tạo được uy tín caochắc chắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có hội tạo ra hiệu quảcao hơn những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường

Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặtvới những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn,hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quanquan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng

mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏtới công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Tóm tắt chương 1

39

Trang 40

Như vậy, chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận chung nhất vềvốn lưu động, nguồn vốn lưu động của DN; nội dung quản trị vốn lưu độngnói chung và từng bộ phận vốn cụ thể như vốn bằng tiền, vốn HTK và cáckhoản phải thu; các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của DN Đây

là cơ sở lý luận quan trọng theo đó đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu độngcủa DN ở chương tiếp theo

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH 1

THÀNH VIÊN QUANG ĐIỆN- ĐIỆN TỬ 2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Quang điện- điện tử

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty TNHH 1 thành viên Quang điện- điện tử

Công Ty TNHH MTV Quang điện-Điện tử, tiền thân là nhà máy Z199được thành lập ngày 07/08/1965 Với nhiệm vụ là sửa chữa khí tài phục vụquân đội

Năm 1982 nhà máy Z199 bao gồm 2 khu vực:

- Khu vực Xuân Mai, Hòa Bình do Liên Xô giúp xây dựng, chuyên sửachữa, trùng đại tu các loại rada máy bay quân sự ( được tách ngày 04/08/1987

và lấy tên là nhà máy Z199 thuộc Quân chủng Phòng không)

- Khu vực Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội chuyên sửa chữa khí cụđiện, khí tài quân sự phục vụ cho Quân đội, đồng thơi sản xuất một số mặthàng kinh tế (lấy tên là nhà máy Z199 thuộc Tổng cục CNQP và Kinh tế, nhàmáy có nhiệm vụ là sản xuất và sửa chữa các khí cụ điện phục vụ Quốc phòng

và làm các mặt hàng kinh tế như: Sản xuất các loại đồ điện tử, điện giadụng….) Trong những năm chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế

Ngày đăng: 11/04/2016, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w