Với mục đích cung cấp những thông tin về hoạt động hải quan đến các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như với những người quan tâmđến tình hình hải quan hiện nay,
Trang 1Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra những thách thức không nhỏcho các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó ngànhHải quan ( HQ) không phải là một ngoại lệ Hải quan Việt Nam vừa phải thực hiện cáccam kết tạo thuận lợi cho thương mại, vừa phải đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm
vụ của mình trong bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng nhanh chóng
Để đáp ứng yêu cầu này, từ ngày 01/01/2002 đến nay Hải quan Việt Nam đã và đang ápdụng cơ chế quản lý hải quan hiện đại đó là chuyển từ phương pháp truyền thống “tiềnkiểm” sang “hậu kiểm” trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro để áp dụng cách thức quản lýphù hợp Đó chính là Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) hay còn gọi là Kiểm tra sau giải phónghàng Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của công tác hải quan hiện đại và thực
tế là Hải quan nhiều nước trên thế giới đã áp dụng có hiệu quả kiểm tra sau thông quan
Tuân theo quy luật tất yếu đó,Việt Nam cũng đang tích cực mở cửa và cải cách cácthủ tục hành chính kiểm tra Hải quan theo hướng hiện đại, thông thoáng, phù hợp vớicác chuẩn mực của thế giới Hiện đại hóa công tác Kiểm tra sau thông quan với những
ưu điểm vượt trội không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí thời gian và tiềnbạc mà còn phục vụ nhu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan, giúp công tác quản lý và xử
lý công việc của Hải quan được chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn; từ đó,từng bước tiến tới phù hợp với những yêu cầu của Hải quan trong khu vực và trên thếgiới
Với mục đích cung cấp những thông tin về hoạt động hải quan đến các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như với những người quan tâmđến tình hình hải quan hiện nay, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản
để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải quan Việt Nam, mà cụ thể là hiệu quảcông tác Kiểm tra sau thông quan, nhằm chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực trong thời gian tới của Việt Nam, em nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan”
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài không tránh khỏi những thiếu sót và cónhững lỗi cần được trao đổi Để hoàn thiện Đề án này,em rất mong nhận được sự đóng
gớp của các thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2012
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA SAU
1 Cơ sở lí luận về thủ tục hải quan
1.1 Khái niệm:
Thủ tục HQ là tất cả các công việc mà những người có liên quan và HQ phải thựchiện từ khi hàng hóa được đưa vào biên giới quốc gia cho đến khi cơ quan phải thựchiện từ khi hàng hóa đã làm xong thủ tục HQ được đặt dưới sự định đoạt của nhữngngười có liên quan
Luật HQ được quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày1/1/2002, chính phủ có nghị định 101/2002/NĐ - Cp ngày 31/12/2002 hướng dẫn cụ thểchi tiết một số điều của luật HQ về thủ tục HQ, chế độ kiểm tra giám sát HQ đã quyđịnh: “Thủ tục HQ là các công việc mà người làm thủ tục HQ và nhân viên HQ phảithực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục HQ khi xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.”
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện Xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuấtcảnh , nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải
+ Cơ quan HQ, công chức HQ
+ Các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý Nhà nước vềHQ
Nghị định 101/2001/NĐ - CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của luật HQ về thủ tục HQ, chế độ kiểm tra giám sát HQ, là vănbản pháp quy mang tính hệ thống, quy định chi tiết nhất các nội dung về thủ tục HQ,chế đội kiểm tra giám sát HQ đối với hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, phươngtiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh
Ngoài ra có một số nghị định, quyết định và các thông tư của các cơ quan Nhànước có thẩm quyền như như chính phủ, thủ tướng chính phủ, các bộ ngành ban ngành
Trang 3có nội dung quản lý để cơ quan HQ, công chức HQ, cơ quan, tổ chức và cá nhân cóhàng hóa, hành lý XNK, phương tiện vận tải Xuất nhập cảnh thực hiện như là:
+ Thông tư số 32/2003/TT - BTC của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn thựchiện các điều 29,30 luật HQ, điều 8 nghị định 101/2001/NĐ - CP ngày 31/12/2001 củachính phủ quy định chi tiết thi hành của một số điều của luật HQ về thủ tục HQ, chế độkiểm tra giám sát HQ
+ Thông tư số 33/2003/TT - BTC của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn thủ tục
HQ đối với bưu phẩm, bưu điện, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưuchính và vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh + Quyết định số 52/2003/QĐ - BTC của bộ trưởng bộ tài chính quy định điềukiện thành lập, quản lý hoạt động của địa điểm làm thủ tục HQ, địa điểm kiểm tra hànghóa ngoài cửa khẩu
+ Quyết định số 53/2003/QĐ - BTC của bộ trưởng bộ tài chính về thủ tục HQđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu
+ Quyết định số 55/2003/QĐ - BTC của bộ trưởng bộ tài chính ban hành quyđịnh về thủ tục HQ, công tác kiểm soát, giám sát HQ đối với tàu hỏa liên vận quốc tếNhập cảnh, xuất cảnh
+ Quyết định số 56/2003/QĐ - BTC của bộ trưởng bộ tài chính ban hành quyđịnh về thủ tục HQ, công tác kiểm soát, giám sát HQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu đối với hội đồng thương mại mà chủ trương phải thực hiện
1.3 Nguyên tắc của thủ tục HQ:
Điều 15 của luật HQ quy định:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, qua cảnh, phương tiện vận tải, xuất cảnh, nhậpcảnh, quá cảnh phải
-Được làm thủ tục HQ
-Chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan
-Vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật
- Hàng hóa phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục HQ
- Thủ tục HQ phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theođúng quy định của pháp luật
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đúng yêu cầu hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1.4 Những tính chất cơ bản của thủ tục HQ:
1.4.1 Tính hành chính bắt buộc
Trang 4Tính chất này quy định tất cả hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí qúy, đá quý,tiền Việt Nam, văn hóa phẩm, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện, các đồ vật và tài sản khácxuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhlãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đối tượng làm thủ tục HQ) khi qua biên giới Việt Namđều phải làm thủ tục HQ.
1.4.2 Tính trình tự
Tính chất này quy định bước nào, việc nào làm trước, không được tùy tiện thay đổi
mà phải thực hiện từng công việc theo từng thứ tự nghiêm ngặt mang tính khoa học, nềnếp Việc thay đổi trình tự trong các bước phải do cấp có thẩm quyền quyết định
1.4.4 Tính thống nhất
Tính chất này thể hiện ở chỗ
+ Thống nhất trong dây chuyền làm thủ tục HQ
+ Thống nhất trong phạm vi cả nước, phạm vi toàn ngành HQ
+ Không cho phép làm thủ tục HQ ở nơi này khác với làm thủ tục HQ ở nơikhác
2 Cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan
2.1 Kiểm tra Hải quan
Kiểm tra Hải quan là một nghiệp vụ trực tiếp để thi hành thủ tục Hải quan và chế
độ kiểm tra giám sát Hải quan đối với đối tượng thi hành và chế độ kiểm tra giám sát,thuế Hải quan kiểm tra giám sát là một nghiệp vụ trọng yếu của cơ quan Hải quan
- Theo định nghĩa của công ước Kyoto (phụ lục A1): “ Kiểm tra HQ là các biệnpháp được HQ sử dụng nhằm đảm bảo rằng hàng hóa đó được quản lý theo đúng quyđịnh của pháp luật”
- Theo khoản 8 điều 4 luật HQ nêu rõ:” Kiểm tra HQ là việc kiểm tra hồ sơ Hảiquan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơquan HQ thực hiện.”
- Như vậy kiểm tra HQ là mặt nghiệp vụ quan trọng vì đó là hoạt động tiếp cậngiữa hồ sơ, chứng từ với thực tế nhằm phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ các hành vi viphạm pháp luật về HQ và luật pháp nói chung
Trang 5Nội dung chính của nghiệp vụ kiểm tra HQ bao gồm:
+ Kiểm tra tư cách pháp lý người khai báo HQ
+ Kiểm tra hồ sơ HQ
+ Kiểm tra đối chiếu thực tế đối tượng xuất trình HQ với tờ khai và chứng từkhai báo, nhằm đảm bảo đối tượng đúng pháp luật
+ Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hay thuế liênquan mà chủ hàng phải thực hiện
2.2 Kiểm tra sau thông quan
2.2.1 Khái niệm
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩmđịnh tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc ngườiđược ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết là đơn vịđược kiểm tra) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành
vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhậpkhẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan
Kiểm tra sau thông quan theo định nghĩa của UNCTAD là việc kiểm tra Hải quantrên cơ sở kiểm toán sau khi Hải quan giải phóng hàng nhằm kiểm tra tính chính xác vàhợp lệ của các tờ khai, các dữ liệu thương mại, hệ thống kinh doanh, hồ sơ, sổ sách kếtoán của doanh nghiệp Kết quả kiểm tra sau thông quan là một trong những nguyênliệu đầu vào cho công tác quản lý rủi ro và là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên
2.2.2 Đối tượng và phạm vi kiểm tra
1 Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng
từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan
2 Việc kiểm tra sau thông quan chỉ được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu viphạm pháp luật về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan
3 Việc kiểm tra các chứng từ, sổ sách, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đượcthông quan quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau :
a) Chỉ kiểm tra các chứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của phápluật cho tới thời điểm quyết định kiểm tra được ban hành;
b) Chỉ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếuhàng hoá đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan hải quan cócăn cứ để chứng minh hàng hoá đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu giữ,quản lý;
Trang 6c) Việc kiểm tra là cần thiết để cơ quan hải quan có căn cứ kết luận chính xác nộidung kiểm tra.
4 Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đượcthông quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quannếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá đó
2.2.3 Nguyên tắc kiểm tra, thẩm quyền ký quyết định kiểm tra
1 Hoạt động kiểm tra sau thông quan phải được tiến hành theo đúng quy định củapháp luật; bảo đảm khách quan, chính xác, không gây cản trở đến hoạt động của đơn vịđược kiểm tra
2 Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kýquyết định kiểm tra sau thông quan đối với các đơn vị trong phạm vi, địa bàn quản lýcủa mình
3 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định kiểm tra sau thông quan đốivới các trường hợp có nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiềutỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
4 Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểmtra về quyết định kiểm tra sau thông quan chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc trướcngày tiến hành kiểm tra
2.2.4 Nội dung kiểm tra sau thông quan
1 Kiểm tra tính chính xác, trung thực những nội dung đã được kê khai trên tờ khaihải quan, các chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan, các chứng từ, sổsách kế toán có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm phápluật hải quan
2 Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quyđịnh tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này
3 Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan,các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hànghoá nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân (gọi là đơn vị được kiểm tra)sau đây:
a) Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
b) Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp thay mặtbên uỷ thác làm thủ tục hải quan
Trang 7c) Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá, vật phẩm không nhằm mục đích thương mại) thay mặt chủ hàng làm thủtục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đíchthương mại.
d) Đại lý làm thủ tục hải quan
đ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tếthay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theođường bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan đều được kiểmtra sau thông quan theo nguyên tắc kiểm tra hải quan được quy định tại khoản 1a Điều
15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và được tiến hành theo quyđịnh của pháp luật; bảo mật thông tin; bảo đảm khách quan, chính xác, không gây cảntrở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của đơn vị được kiểm tra
3 Sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan trong công tác quản lí hải quan
Công tác kiểm tra sau thông quan là một trong những biện pháp quan trọng giúpđẩy nhanh quá trình thông quan và giải phóng hàng tại biên giới Đặc biệt, kiểm tra sauthông quan càng có ý nghĩa lớn hơn trong bối cảnh các nước thành viên Tổ chức thươngmại Thế giới (WTO) đang tích cực thảo luận để khoá lại vòng đàm phán Hiệp địnhthuận lợi hoá thương mại mà Hải quan đóng vai trò thực hiện chủ chốt
So với cách thức kiểm soát hải quan truyền thống, áp dụng biện pháp kiểm tra sauthông quan giúp thời gian Hải quan giữ hàng hoá được giảm thiểu và doanh nghiệp cóthể nhận hàng ngay sau khi hàng cập cảng
Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan
có thể giải phóng phần lớn các lô hàng (lên tới 80-90% tổng số hàng hoá nhập khẩu ởhầu hết các nước) và chỉ giữ lại những lô hàng có độ rủi ro cao Những hàng hoá không
bị lựa chọn được giải phóng ngay lập tức nhưng phải chịu kiểm tra sau Nhờ đó màdoanh nghiệp giảm được đáng kể các loại chi phí lưu kho lưu bãi và phí bảo hiểm hànghoá
Kiểm tra sau thông quan có thể bao quát tất cả các chế độ hải quan, ví dụ như tạmnhập tái xuất, gia công chế biến xuất khẩu, khu vực miễn thuế Vì vậy, cơ quan Hải
Trang 8quan có thể tăng cường công tác kiểm soát đối với những chế độ không thể kiểm tra tạibiên giới.
Kiểm tra sau thông quan cho phép Hải quan thay đổi cách tiếp cận từ kiểm trathuần tuý sang kiểm tra toàn diện và định hướng doanh nghiệp Qua theo dõi, kiểm tra,đánh giá các giao dịch của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài, cán bộ Hải quan
sẽ đưa ra so sánh, đối chiếu dữ liệu tổng hợp (từ địa phương đến trung ương, từ sựkhông nhất quán về số liệu hoặc độ chênh giữa các doanh nghiệp ) từ đó phát hiện sớm
và nhận diện đúng những hành vi vi phạm, gian lận thương mại
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chân chính không nên chỉ đặt yêu cầu “sống sót” saumột cuộc kiểm tra sau thông quan, ngược lại, doanh nghiệp còn có thể được lợi nhiềunhờ cuộc kiểm tra sau thông quan ấy
Đối với đại đa số nhà nhập khẩu, cụm từ “kiểm tra sau thông quan” hay “kiểm toán hảiquan” luôn có nghĩa tiêu cực Họ luôn liên tưởng tới những nỗ lực tập trung vào việc
“soi” giấy tờ, tài liệu nhằm phát hiện ra những lỗi nhỏ nhặt, dẫn tới việc truy thu thêmthuế, hay là những hậu quả xấu hơn nữa
Tuy nhiên, thực tế là các doanh nghiệp (ở đây là các doanh nghiệp làm ăn chânchính) có thể được lợi từ việc được kiểm tra sau thông quan, như là một dịp “đánh giá
có trọng điểm” (Focused Assessment) Nếu như doanh nghiệp có thể vượt qua cuộc sáthạch với những quy định phức tạp của luật pháp được vận dụng trong cuộc kiểm tra,cũng như trải qua các chương trình tự đánh giá (Importer Self Assessment (ISA)), bảnthân doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện và tốt hơn, từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của mình
3.1 Tăng tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp
Để hiểu rõ sự phức tạp xung quanh những cuộc kiểm tra sau thông quan, chúng
ta sẽ phải đi từ việc chuyển trách nhiệm pháp lý đối với sự chuẩn xác của trị giá hảiquan, áp mã hàng hóa và thuế suất nhập khẩu hàng hóa từ cơ quan hải quan sangcho người khai hải quan Dĩ nhiên, cơ quan hải quan sẽ phải thông báo cho ngườikhai hải quan về việc: họ phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của toàn bộ cácthông tin do họ cung cấp Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan hải quan sẽ phảixác định áp mã chính xác, kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ và kiểm tra trị giá tínhthuế hải quan (“đánh giá sự tuân thủ”)
Cơ quan hải quan dần dần nhận ra rằng, việc kiểm soát nội bộ, hay là những quytrình kinh doanh hiệu quả nhắm tới việc tuân thủ quy định chính là những chỉ sốgiúp họ đoán biết được mức độ tuân thủ thực tế của doanh nghiệp Do vậy, nhữngđánh giá có trọng điểm sẽ được bắt đầu bằng việc đánh giá những điểm mạnh và
Trang 9điểm yếu của các hệ thống nội bộ doanh nghiệp nhằm xác định “liệu doanh nghiệp
có khoảng bao nhiêu phần trăm xác suất không tuân thủ, ít nhất là ở những điểm,những lĩnh vực chứa đựng những “rủi ro vật chất”?”
Cơ quan hải quan chỉ ra 5 thành tố cơ bản của việc kiểm soát nội bộ mà mộtdoanh nghiệp buộc phải có để được coi là tuân thủ tốt Các thành tố này dựa trênnhững nguyên tắc kế toán chung:
1 Một môi trường kiểm soát: được xây dựng trong toàn bộ văn hóa của doanhnghiệp và được lãnh đạo cấp cao nhất ủng hộ
2 Sự đánh giá có hiệu quả về rủi ro không tuân thủ trong nội bộ doanh nghiệp
và các đơn vị kinh doanh có liên quan, thông qua hoạt động và trong tất cả các bộ phận
3 Những chính sách và quy trình rõ ràng bằng văn bản, trong đó mô tả và chứa đựng những hoạt động kiểm soát có hiệu quả
4 Những thủ tục đảm bảo sự thu thập và lưu chuyển thông tin phù hợp trong toàn bộ tổ chức của doanh nghiệp
5 Sự kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống tuân thủ
3.2 Giúp doanh nghiệp sẵn sàng cho một cuộc kiểm tra
Đối với doanh nghiệp, việc chuẩn bị cho một cuộc kiểm tra sau thông quan là một
cơ hội tốt để nâng cao hiệu quả giám sát nội bộ Sau khi nhận được thông báo của cơquan hải quan về việc sẽ tổ chức gặp mặt (“đánh giá sơ bộ”) trước khi tiến hành kiểmtra sau thông quan, doanh nghiệp sẽ phải tìm hiều kỹ về những giấy tờ, tài liệu mà cơquan hải quan sẽ xem xét Tiếp đó, một điều cũng quan trọng là phải xem và tự trả lờinhững câu hỏi liên quan đến kiểm soát nội bộ và các quy trình xử lý dữ liệu Một bước chuẩn bị cũng quan trọng là phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng
bộ phận, phòng ban của công ty đến các hoạt động xuất nhập khẩu (chẳng hạn nhưphòng phụ trách xuất nhập khẩu, phòng kế toán, bộ phận trợ lý giám đốc, bộ phận vănthư lưu trữ, kho quỹ )
Có một điều chắc chắn rằng cuộc kiểm tra sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, dù ít hay nhiều Những kiểm tra viên hải quan cóthể sẽ yêu cầu nhiều thứ trong vòng từ một vài tuần tới một vài tháng (tùy theo quyđịnh của từng quốc gia) Một trong những điểm quan trọng là phải đạt được sự thốngnhất giữa hai bên (doanh nghiệp và hải quan) về lộ trình dự kiến của cuộc kiểm tra.Việc kiểm tra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào quy mô hoạt động nhập khẩu của
Trang 10doanh nghiệp, vào mức độ chuẩn bị của công ty cho việc đánh giá, mức độ hợp tác vànăng lực của các bên, và tất nhiên cả những yếu tố khách quan
3.3 Doanh nghiệp có thể đạt tới sự kiểm soát tốt hơn
Cùng với sự chuẩn bị cũng như trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan,doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích rất thiết thực:
- Là cơ hội tự đánh giá nhằm tối ưu hóa công tác quản lý doanh nghiệp
- Cơ hội để liên kết những quy trình, những bộ phận, cá nhân và cả thông tintrong nội bộ doanh nghiệp (để thỏa mãn những yêu cầu xuất trình, chứng minh… của
cơ quan hải quan)
- Cơ hội nhận biết và giảm thiểu những rủi ro trong việc tuân thủ pháp luật, từ đótránh những nguy cơ phải nhận những hậu quả pháp lý tiêu cực
- Cơ hội vận dụng những biểu mẫu đánh giá của cơ quan hải quan (một cách sángtạo) vào việc đánh giá nội bộ của chính doanh nghiệp
- Cơ hội đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu như là một khâu của chuỗi sản xuất,kinh doanh
- Cơ hội thiết lập quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau với cơ quan hải quan
- Trong trường hợp kết quả kiểm tra sau thông quan cho thấy doanh nghiệphoàn toàn tuân thủ tốt pháp luật về xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có những quy trình và
tổ chức hiệu quả… thì việc công bố kết luận kiểm tra sau thông quan rộng rãi lại là mộthình thức quảng bá, “PR” rất hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp
Trang 11CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
THỜI GIAN QUA
1 Cơ quan kiểm tra sau thông quan
Chức năng nhiệm vụ của cục kiểm tra sau thông quan
Chức năng
Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiệncông tác kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quyđịnh của pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Nhiệm vụ
1 Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bảnquy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ, biện pháp kiểm trasau thông quan
2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn)
về kiểm tra sau thông quan
3 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cácđơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo quy định
4 Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sauthông quan
5 Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
6 Xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sau thông quan theo thẩm quyền quy địnhcủa pháp luật; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sauthông quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
7 Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước; tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác; yêu cầu các cơ quan, đơn vịtrong và ngoài ngành hải quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạtđộng kiểm tra sau thông quan, để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan
8 Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ về kiểm trasau thông quan cho toàn ngành Hải quan
9 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan theo sự phâncông của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan
10 Thống kê, tổng kết, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tácphúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan
Trang 1211 Tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quantheo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan.
12 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác kiểmtra sau thông quan
13 Ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích liên quan đến hoạt động kiểm trasau thông quan theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
14 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phâncông của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
15 Thực hiện thanh tra thuế trong trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu trốnthuế, gian lận thuế, theo quy định tại Điều 88, Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006
Qui trình kiểm tra sau thông quan
Đối với cơ quan hải quan:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra:
Kế hoạch kiểm tra được lập theo mẫu "Kế hoạch kiểm tra sau thông quan tại đơnvị " (mẫu số 01-KH/KTSTQ - đính kèm);
Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại đơn vị đóng trụ sở ngoài địa bàn quản lý:Trước khi tiến hành kiểm tra phải có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan và gửi CụcHải quan nơi đơn vị đóng trụ sở, gồm những nội dung:
- Lý do kiểm tra; - Dự kiến thời gian kiểm tra;
- Những vấn đề cần phối hợp, hỗ trợ; - Những đề xuất khác (nếu có)
Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra:
1 Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch kiểm tra; ký và
ban hành "Quyết định kiểm tra của cơ quan hải quan về kiểm tra sau thông quan tại trụ
sở đơn vị " ( mẫu số 02-QĐ/KTSTQ - đính kèm)
2 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra; ký và ban
hành "Quyết định kiểm tra của cơ quan hải quan về kiểm tra sau thông quan tại trụ sởđơn vị " ( mẫu số 02-QĐ/KTSTQ đính kèm) đối với các trường hợp có nội dung kiểmtra phức tạp, phạm vi kiểm tra liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố
Trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan uỷ quyền cho Cụctrưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ký Quyết định kiểm tra
Bước 3: Tiến hành kiểm tra:
1 Công bố quyết định kiểm tra và giới thiệu các thành viên đoàn kiểm tra
2 Có văn bản yêu cầu về việc xuất trình, cung cấp các sổ sách, hồ sơ, chứng từ
liên quan
Trang 133 Thực hiện kiểm tra:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của
hồ sơ hải quan
b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế và thu khác, kiểm
tra các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, mặt hàng đang kiểm tra;
d) Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến lôhàng xuất khẩu, nhập khẩu;
Bước 4: Lập Bản kết luận kiểm tra:
1 Lập bản kết luận kiểm tra:
a) Lập, ký và chịu trách nhiệm về nội dung “Bản kết luận kiểm tra sau thông quantại trụ sở đơn vị ” (Mẫu số 05-BKL/KTSTQ - đính kèm);
b) Công bố với người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người được uỷ quyềnhợp pháp
2 Nếu đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định kiểm tra, không cung cấp
đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác cóliên quan đến nội dung kiểm tra thì: Trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý kiến của đơn vị đượckiểm tra vào "Bản kết luận kiểm tra sau thông quan", đồng thời báo cáo người ký quyếtđịnh kiểm tra để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vịđược kiểm tra
Bước 5: Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra:
1 Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ký quyết định kiểm tra về toàn bộ nội dung
đã thực hiện, kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý:
2 Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố có liên quan về kết luận của đoàn
kiểm tra, các biện pháp xử lý vi phạm
3 Tổng hợp, báo cáo và cập nhật thông tin:
a) Tổng hợp kết quả kiểm tra;
b) Cập nhật thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu;
c) Báo cáo Tổng cục bằng thư điện tử Trường hợp mật thì báo cáo bằng văn bản
4 Chuyển trả bộ hồ sơ hải quan cho bộ phận lưu trữ
5 Lưu trữ, bảo quản hồ sơ kiểm tra tại Phòng kiểm tra sau thông quan: Sắp xếp,
hoàn chỉnh toàn bộ các giấy tờ hồ sơ liên quan đến quyết định kiểm tra tiến hành ký,
đóng dấu nghiệp vụ “Đã kiểm tra sau thông quan” và lưu trữ theo qui định
Đối với doanh nghiệp
Xuất trình hồ sơ
- Giải trình theo yêu cầu của Cơ quan Hải quan
Trang 14- Đọc, ghi ý kiến và ký xác nhận vào bản kết luận kiểm tra
- Cách thức thực hiện: Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan
+ Hóa đơn thương mại
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép
+ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng hóa mà người khai Hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 5 ngày khi phát hiện dấu hiệu vi phạm và 15 ngày nếu kiểm
tra theo kế hoạch Trường hợp phức tạp người quyết định kiểm tra gia hạn thời gian kiểmtra không quá thời hạn trên
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện(nếu có): Chi cục kiểm tra sau thông quan
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục kiểm tra sau thông quan
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Ngân hàng, Cơ quan thuế …
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và bản kết luận
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a): Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtHải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001
Trang 15- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sáthải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu
2 Thực trạng kiểm tra sau thông quan của Cục kiểm tra sau thông quan
trong thời gian qua
Kết quả đạt được
Số liệu thống kê kết quả KTSTQ trong toàn ngành Hải quan từ năm 2003 đến hếtnăm 2011 cho thấy kết quả truy thu thuế và số lượng các cuộc KTSTQ tăng lên qua cácnăm, thể hiện sự cố gắng của ngành Hải quan (Bảng 2.1)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số tiền truy
thu (tỷ VNĐ) 23.37 30.58 30.86 77 76.35 204.9 309.3 290.4 512.5Tổng số doanh
nghiệp được kiểm
Trang 16Kết quả truy thu thuế qua các năm cho thấy: Năm 2003 t ổng số tiền truy thu từhoạt động KTSTQ là rất khiêm tốn, chỉ đạt 23,74 tỷ Năm 2004, tổng số tiền truy thu
đã tăng lên 30,58 tỷ đồng, năm 2005, tổng số tiền truy thu 30,86 tỷ đồng Điều nàycho thấy do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc KTSTQ Năm 2006, tổng số tiền truy thu 77 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm 2005 Đây
là kết quả bước đầu do thực hiện các quy định mới về KTSTQ theo Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Hải quan năm 2005 và triển khai mô hình tổ chức mới theo Quyết định số 33
và Quyết định số 34 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Năm 2007, tổng số tiền truy thu là 76,35 tỷ đồng tuy có ít hơn so với năm
2006, nhưng số lượt doanh nghiệp được kiểm tra tăng 137% so với cùng kỳ Năm
2008, số tiền truy thu đã lên tới 204,93 tỷ đồng, nhưng số lượt doanh nghiệp đượckiểm tra mới chỉ đạt 723 doanh nghiệp Năm 2009, tổng số tiền truy thu đạt309,33 tỷ đồng, số lượt doanh nghiệp được kiểm tra giảm xuống còn 670 doanhnghiệp Kết quả này cho thấy năm 2008 và năm 2009 lực lượng KTSTQ đã tậptrung chủ yếu vào kiểm tra các doanh nghiệp có mức độ, quy mô rủi ro cao vềgian lận Năm 2010, số tiền truy thu giảm xuống tới 290,4 tỷ đồng, trong khi sốlượt doanh nghiệp được kiểm tra tăng lên 800 doanh nghiệp
Năm 2011 được coi là “Năm kiểm tra sau thông quan”, các chỉ tiêu đềutăng đột biến.Các đơn vị KTSTQ toàn Ngành đã quyết định truy thu được 512,5 tỉđồng, đạt 163% so với chỉ tiêu đăng ký của Hải quan địa phương (267,5 tỉ đồng) vàbằng 176% so với năm 2010 (290,4 tỉ đồng) Số thu trên chưa kể số thu do lực lượngKTSTQ phát hiện giao lại hải quan các cửa khẩu thu chưa thống kê được, nhưng ướckhoảng trăm tỉ đồng, trong đó riêng thu về áp dụng sai về thuế suất hạn ngạch thuế quanđối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu đã là 75 tỉ đồng
Số thu từ phúc tập hồ sơ: Tổng số tờ khai phát sinh 4.820.541 tờ khai, đã phúc tập4.505.952 tờ khai đạt 93,47% Qua công tác phúc tập đã ra quyết định truy thu 55,07 tỷđồng, đã thu được 52,32 tỷ đồng vào ngân sách Trong đó 2 đơn vị có số thu lớn là:Quảng Nam (20,69 tỷ đồng) và TP.HCM (13,58 tỷ đồng)
Số liệu trên cũng cho thấy ngoài các yếu tố về kỹ năng kiểm tra thì số lượng cáccuộc kiểm tra và cách thức lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành KTSTQ quyết định đến
kết quả truy thu
Trang 17Số tiền truy thu
0 100 200 300 400 500 600
Tổng số tiền truy thu (tỷ VNĐ)
Biểu đồ 2.1 - Thống kê số thu từ hoạt động KTSTQ (tỷ đồng)
(Từ 1/1/2003 đến 31/12/2011)
Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan
Số doanh nghiệp được kiểm tra
Số doanh nghiệp được KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan
Số doanh nghiệp được KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp
Biểu đồ 2.2 - Thống kê số doanh nghiệp được KTSTQ
(Từ 1/1/2003 đến 31/12/2011)
Nguồn: Cục Kiểm tra sau thông quan
Trang 18Số liệu tổng hợp về số cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan và tại trụ sở doanhnghiệp từ năm 2003 đến 31 tháng 12 năm 2011trên cho thấy:
- Mặc dù có sự gia tăng về số cuộc kiểm tra và kết quả kiểm tra, song chưa tươngxứng với sự đầu tư về mọi mặt cho lực lượng KTSTQ hiện nay
- Số lần KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp ít so với kiểm tra tại cơ quan hải quan làphù hợp với chủ trương giảm phiền hà cho doanh nghiệp Song chưa tương xứng với sựgia tăng về số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã làm thủ tục và số lượng doanh nghiệptham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm, ý thức chấp hành pháp luật của doanhnghiệp cũng như tình hình gian lận hiện nay, qua đó đặt ra một số yêu cầu sau:
+ Cần tiếp tục tăng cường công tác KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, coi đây làcông việc hàng ngày, thường xuyên của các đơn vị
+ Đồng thời kết hợp công tác thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp một cách linh hoạt
có chọn lọc, và có kế hoạch cụ thể, vừa đảm bảo minh bạch vừa không gây ảnh hưởngđến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Chính sách Kiểm tra sau thông quan
Thời gian qua, ngành hải quan đã phát hiện nhiều hình thức gian lận về trị giátrong lĩnh vực quản lí nhà nước về hải quan đối với loại hình nhập vật tư, nguyên liệu
để sản xuất hàng XK Tuy nhiên, để xử lý tận gốc vấn đề này, hải quan vẫn còn khánhiều lúng túng
Theo quy định của pháp luật, đối với các nguyên liệu NK để sản xuất hàng XKnhưng không đưa vào sản xuất và XK hết, các DN được phép chuyển sang tiêu thụ nộiđịa
Tuy nhiên, để được chuyển hình thức sử dụng như vậy, DN phải có văn bản đề nghịchuyển tiêu thụ nội địa, đồng thời khai bổ sung các nội dung có liên quan gửi Chi cụcHải quan nơi làm thủ tục xin chuyển tiêu thụ nội địa Sau đó, Chi cục Hải quan căn cứtrên tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu (SXXK), các hồ sơ thanh khoản có liên quan vàvăn bản đề nghị kèm nội dung khai bổ sung của DN để tính và ấn định thuế Việc tính
và ấn định thuế phải căn cứ vào việc xác định lại trị giá, thuế suất và tỉ giá tại thời điểmchuyển tiêu thụ nội địa Như vậy vật tư nguyên liệu nhập SXXK sau khi chuyển tiêu thụnội địa được quản lí giống như loại hình nhập kinh doanh Trên thực tế, nhiều DN đãhợp thức hóa hồ sơ chứng từ, cấu kết với đối tác nước ngoài để làm giả hồ sơ, dồn giá(khai báo cao hơn thực tế đối với một số mặt hàng có thuế NK là 0% để giảm trị giátính thuế cho các mặt hàng có thuế suất thuế NK cao nhằm trốn thuế NK phải nộp)
Trang 19Về thanh toán, nhiều DN cũng không thực hiện đúng pháp luật Theo quy định tạikhoản 3, Điều 7, Pháp lệnh ngoại hối thì “mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liênquan đến XK, NK hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng đượcphép” nên trong hợp đồng mua bán thỏa thuận, các doanh nghiệp thường chọn phươngthức thanh toán là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (TTR), nhưng giao dịch thực tế lạibằng tiền mặt (người mua thanh toán trực tiếp cho người bán tại VN bằng VND) Lýgiải cho việc làm trái nguyên tắc này, nhiều DN cho rằng mình chỉ quan tâm tới việcthu lại tiền bán hàng, tuy biết việc thực hiện thanh toán không theo hợp đồng nhưng khingười bán thanh toán bằng tiền mặt thì DN vẫn phải thu, không thể bắt buộc người bánthanh toán theo TTR.
Qua quá trình kiểm tra sau thông quan một số trường hợp nhập SXXK tại một sốđơn vị cả ở trong Nam và ngoài Bắc, đa phần các DN đều tự làm đơn xin chuyển tiêuthụ nội địa với số nguyên phụ liệu nhập SXXK còn thừa do không đưa vào sản xuất,
XK không hết hoặc không XK được sản phẩm để không bị treo tờ khai hải quan Tuynhiên, do pháp luật không quy thời hạn tối đa cho loại hình nhập SXXK nên không ít
DN để treo tờ khai không thanh khoản trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí lên đếnhàng chục năm gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lí của cơ quan hải quan.Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật cũng không yêu cầu phải xác định trị giá đối vớihàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK Do vậy, nhiều DN đã lợi dụng
kẽ hở này để không hợp tác với cơ quan hải quan trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệumặc dù cơ quan hải quan đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu để phục vụ cho công táckiểm tra, xác định lại trị giá, thuế suất Chính vì vậy vẫn tồn tại việc gian lận thuế thôngqua việc khai báo giá thấp khi NK Theo ngành hải quan, nếu những kẽ hở trên khôngđược khắc phục, việc thất thu thuế sẽ khó tránh khỏi và ngành hải quan rất khó hoànthành tốt công tác gác cửa nền kinh tế của mình
Trang 20CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN
1 Một số mô hình kiểm tra sau thông quan trên thế giới
1.1 Mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản
Yếu tố xuyên suốt để thực hiện thành công không chỉ mô hình kiểm tra sau thôngquan, mà còn tất cả các khâu quản lý hải quan khác của Hải quan Nhật Bản, đó là quản
lý rủi ro, cần được khảo cứu như một nhân tố tạo thành công hàng đầu Cũng vì vậy, môhình Nhật Bản có thể được gọi là mô hình kiểm tra sau thông quan ứng dụng quản lý rủiro
Hệ thống công cụ hỗ trợ có hiệu quả nhất và mạng đặc trưng nhất của Hảiquan Nhật Bản là hệ quản lý rủi ro, được thực thi dựa trên một nền tảng công nghệthông tin hoàn hảo Về quy trình, xét một cách tổng quát được chia thành 3 bước: Lựachọn đối tượng, kiểm tra thực tế, đánh giá kết quả kiểm tra
Trong mô hình nghiệp vụ, khâu quan trọng nhất bao giờ cũng là lựa chọn đốitượng kiểm tra Việc lựa chọn đối tượng kiểm tra được thực hiện theo từng công việcnhư sau: lập hồ sơ về các đối tượng kiểm tra tiềm năng, đánh giá rủi ro và xác định đốitượng kiểm tra
Công tác lập hồ sơ về các đối tượng kiểm tra tiềm năng, được thực hiện thông quamột loạt các hoạt động thu thập, phân loại, xử lý và phân tích thông tin nhằm đánh giámức độ rủi ro của các đối tượng kiểm tra tiềm năng Kết quả là một hệ thống dữ liệu vớiđầy đủ các tiêu chí thông tin về đối tượng kiểm tra tiềm năng
Hình 3.1 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan của Hải quan Nhật Bản
Nguồn: Hải quan Nhật Bản
-Chuẩn bị kiểm tra thực tế-Tiếp xúc ban đầu-Kiểm tra thực tế-Rà soát và đánh giá-Báo cáo kết quả-Đánh giá hoạt động-Xử lí kết quả