Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên

3 3.4K 31
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

dao duc cach mang cua can bo dang

tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên Thứ ba, 20 Tháng 12 2011 09:28 Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là một trong những nhà tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là một trong những nhà tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức. tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức bao gồm những quan điểm cơ bản của Người về vai trò, nội dung và những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng đạo đức mới. Đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ với truyền thống đạo đức dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại để đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Khi bàn về vai trò quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người và đối với cá nhân con người xã hội, ví như : "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người" (1) Vai trò trên lại càng quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu trong những phẩm chất của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên. Nếu người cách mạng mà không có đạo đức thì như "sông không có nguồn", như "cây không có gốc", dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Sự quan tâm của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Di chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức. Người không chỉ yêu cầu mỗi đảng viêncán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, mà còn dặn dò đảng viên phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Hồ Chí Minh quan tâm đến đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên. Người coi đạo đức của người cán bộ, đảng viên là gốc, là nền tảng. Vì giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại là một công việc to lớn, nặng nề nhưng rất vẻ vang, mà mỗi người không giữ được đạo đức, tính nhân văn thì không thể nói tới việc tự giải phóng cho mình, cho nhân loại được. tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng viên trong thời đại mới là : - Trung với nước, hiếu với dân : Theo quan niệm xưa trung và hiếu là những khái niệm đạo đức chứa đựng nội dung hết sức hạn hẹp, thể hiện ở mệnh đề "trung với vua, hiếu với cha mẹ". Nội dung đó phản ánh bổn phận, trách nhiệm của thần dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh không gạt bỏ khái niệm trung và hiếu đó, mà phát triển thành khái niệm có nội dung mới, mang tính cách mạng, phản ánh một nội dung đạo đức cao rộng hơn đạo đức cũ. Đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của nước. Vì vậy, "Trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Nội dung trung với nước được thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết. Quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu con đường cách mạng, đưa đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung hiếu với dân được thể hiện: khẳng định sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân. Dân là gốc của nước, sáng tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử. Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, hoà mình với dân thành một khối, tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "Trung với nước, hiếu với dân", việc thực hiện phẩm chất này đặt ra với tất cả mọi người, khi cách mạng thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn. Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Như một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn thiện. Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết với tất cả mọi người. Nó là thước đo bản chất "người" của một con người. Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Chí công vô là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là lòng mình chỉ biết có Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bởi vì chủ nghĩa cá nhân là trái đạo đức cách mạng. Nghiên cứu tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp chúng ta thấy rõ giá trị to lớn của nền đạo đức mới của dân tộc Việt Nam mà đó còn là cơ sở để rèn luyện phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, là cơ sở để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xây dựng nền đạo đức mới Việt Nam trong sự nghiệp hiện nay. Thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh", mỗi cán bộ, đảng viên trong lực lượng Bộ đội biên phòng cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau : - Thứ nhất, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạngđạo đức xã hội chủ nghĩa cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ; chú ý giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức đối với cán bộ, đảng viên. Trong giáo dục cần chú ý cả việc giáo dục rèn luyện của tập thể với ý thức chủ động tự giác, tự giáo dục rèn luyện và tu dưỡng của mỗi cá nhân. Thứ hai, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc để làm trong sạch về tưởng, đồng thời ngăn chặn đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thứ ba, kiên quyết chống tệ nạn, quan liêu, lãng phí, tham nhũng, lợi dụng chức quyền, thu vén cá nhân, phải xây dựng cho được lối sống "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", gương mẫu giữ gìn phẩm chất người cán bộ, đảng viên. Thứ tư, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, chấp hành nghiêm các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, góp phần giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức và lối sống cho cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. . Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên Thứ ba, 20 Tháng 12 2011 09:28 Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo. diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên. Người coi đạo đức của người cán bộ,

Ngày đăng: 10/05/2013, 22:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan