Kinh tế biển phát triển kéo theo sự xuất hiện các ngành nghề gắn vớicông nghệ - kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triểnkéo theo sự phát triển của một số ngành k
Trang 1LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và triển khai đề tài “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 “ thì em đã hoàn thành đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình
Đê hoàn thành khóa luận tốt nghiêp này thì đầu tiên em xin được gửilời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo nhà trường Kinh Tế Quốc Dân,các thầy cô giáo khoa Kế hoạch - Phát triển đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ
em nghiên cứu hoàn thành đề tài này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tớicác thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế quốc dân những người đã trựctiếp truyền đạt bồi dưỡng kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập Vốnkiến thức được tiếp thu đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đềtài mà là còn hành trang vững chắc để em bước vào đời một cách vững chắc
và tự tin
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, T.S.ĐặngThị Lệ Xuân đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần, tráchnhiệm và sự tận tâm nhiệt tình chỉ bảo
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng Tổng hợp – Quy hoạch – Sở Kếhoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình và đông đảo bà con ngư dân trong huyện, khách
du lịch tại địa bàn vùng biển tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuậnlợi nhất giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đãquan tâm, động viên và ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và kinhnghiệm nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mongnhận được sự cảm thông cũng như góp ý, bổ sung từ quý thầy cô để đề tàiđược hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trang 2Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên: Phạm Hưng
Trang 3và nghĩ đến phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không giankinh tế mới Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triểnphát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoahọc,công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển đểtìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên,nhiên liệu,năng lượng, thựcphẩm và không gian sinh tồn trong tương lai.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ,thuộc vùng biển vàven biển phía Bắc, là tỉnh giàu tiềm năng, thế mạnh, phát triển toàn diện nôngnghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp với 49,25km bờ biển Vùng biển Thái Bìnhthuộc ngư trường đánh bắt vịnh Bắc Bộ với hàng nghìn hecta mặt nước ở cácbãi bồi cửa sông thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản Thái Bình với 5cửa sông lớn đổ ra biển, tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16 nghìn hecta, trong
đó diện tích khoanh nuôi thủy sản khoảng 10 nghìn hecta và hàng nghìn hectađất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả có thể chuyển sang nuôi các loại thủy sảnmặn, lợ.Nhân dân ven biển cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong khaithác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và vận tải biển
Trang 4Để khai thác những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển của tỉnh, Đạihội Đảng bộ tỉnh các khóa 14, 15 đều nhấn mạnh vai trò, vị trí và tầm quantrọng của phát triển kinh tế biển, trong đó trọng tâm là kinh tế thủy sản và vậntải biển Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đã xác định “Đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tếmũi nhọn Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển,bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biển, dịch vụ, vận tải và du lịch ”, coiphát triển kinh tế biển là một trong năm trọng tâm cần tập trung tạo bước độtphá tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Thực hiện chủ trương trên, những năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dântỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng các quyhoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩymạnh phát triển kinh tế biển và đã đạt được những kết quả khá tốt, bước đầuphát huy được tiềm năng, lợi thế từ biển, góp phần tích cực vào phát triểnkinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, an ninhtrên địa bàn khu vực ven biển của tỉnh Tuy nhiên kết quả phát triển kinh tếbiển những năm qua còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnhcủa tỉnh, chưa gắn kết đồng bộ giữa nuôi trồng, đánh bắt với chế biển và tiêuthụ thủy sản, một số ngành kinh tế biển đang gặp khó khăn, phát triển chậmlại như: chế biến thủy sản, đóng tàu, vận tải biển,
Từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “ phát triển kinh tế biển và khuvực ven biển tỉnh Thái Bình đến năm 2020”
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển và ven biển của tỉnh TháiBình, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển kinh tế biển của tỉnh TháiBình
Trang 52.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn thách thức đối vớiphát triển kinh tế biển tại địa phương
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kinh tế biển ở Thái Bình
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP SỐ LIỆU:
Phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích hệ thống và tư duy logic
Người viết căn cứ vào các số liệu của các cơ quan,tổ chức khác để căncứ,suy luận,kế thừa và xây dựng bài viết của mình
- Phương pháp thống kê, so sánh
Người viết dựa vào các số liệu,bản báo cáo đã thống kê được trongtừng giai đoạn từ đó thu thập, so sánh để từ đó chọn lọc những thông tin tincậy nhất, những số liệu thực tiễn giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn
- Phương pháp điều tra chuyên sâu
Tham khảo ý kiến của những người có kiến thức sâu rộng hoặc có liênquan trực tiếp đến vấn đề mà người viết quan tâm
Phương pháp thu thập số liệu:
- Tìm hiểu các báo cáo về phát triển kinh tế biển của tỉnh
- Các đánh giá của chuyên gia về tình hình phát triển phát triển kinh tế biểncủa tỉnh
- Thu thập số liệu tại sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế biển nói chung vàtỉnh Thái Bình nói riêng
Trang 64.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Thực trạng, phương hướng phát triển kinh tế biển TháiBình trong thời gian tới
Về không gian: Vùng biển và ven biển của tỉnh Thái Bình
Về thời gian: Từ năm 2009 đến nay
Trang 7CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN 1.Một số vấn đề về biển và kinh tế biển
1.1 Khái niệm về biển và kinh tế biển
Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc
ta Lấn biển để dựng nước đồng thời thông qua biển để giữ lấy nước đây lànét độc đáo trong bản sắc văn hoá Việt Nam cần được giữ gìn và phát huytrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Công ước năm 1982, vùng biển của nước ta được mở rộng lên đến gầnmột triệu km2, tiếp giáp với năm vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau Tuynhiên, do tính đặc thù của môi trường biển nên mọi hoạt động của kinh tế biểnđều liên quan mật thiết và chịu sự tác động của đất liền, không thể tách rờikinh tế biển ra khỏi kinh tế đất liền Vì vậy, khi xem xét kinh tế biển, cũngcần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ, khía cạnh cần thiết Dovậy, việc thống nhất trong quan niệm chung về biển, kinh tế biển và kinh tếvùng ven biển là cần thiết để nghiên cứu nội hàm của chúng
Theo nghĩa chung nhất và theo truyền thống, biển được quan niệm là mộtvùng nước mặn rộng lớn nối liền với các Đại dương, hoặc là các hồ nước mặn
có thông với Đại Dương một cách tự nhiên; đôi khi, biển chỉ là một hồ nướcngọt được khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra các biển cả lớn Trongđời sống thông thường biển được hiểu như một từ đồng nghĩa với Đại Dươnghoặc là các vùng nước Đại Dương nói chung
Mặc dù vậy, về mặt khái quát kinh tế biển có thể hiểu, bao gồm:
Thứ nhất, toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển như kinh tế
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), đánh bắt và nuôi trồng hải sản,khai thác dầu khí ngoài khơi, du lịch biển, làm muối, dịch vụ tìm kiếm, cứu
hộ, cứu nạn trên biển, kinh tế đảo
Trang 8Thứ hai, nó bao gồm cả các hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác
biển, mặc dù không hoàn toàn diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế nàylại liên quan đến yếu tố của biển hay trực tiếp phục vụ cho kinh tế biển ởvùng ven biển – thông thường đó là hoạt động đóng và sửa chữa tàu biển(hoạt động này cũng được xếp vào kinh tế hàng hải), công nghiệp chế biếndầu, khí, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tinliên lạc (biển), nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục
vụ kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển lại bao gồm toàn bộ cáchoạt động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, cáchuyện ven biển hay các tỉnh tiếp giáp biển - có địa giới tiếp giáp biển) baogồm cả lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm viđịa bàn đó
Như vậy, kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế được diễn ra trên
biển và ở đất liền nhưng có liên quan trực tiếp cho hoạt động khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển.
Từ những định nghĩa về kinh tế biển như đã nêu chúng ta thấy đặc trưng củakinh tế biển khác với các ngành khác, so với một số ngành kinh tế khác Vìkinh tế biển luôn mang những tính chất kinh tế đặc thù, mang tính chất đangành, đa lĩnh vực: Bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ tácđộng qua lại lệ thuộc lẫn nhau
1.2 Vai trò của phát triển kinh tế biển:
Việt Nam một quốc gia có thể nói là giàu về tài nguyên biển với nhiềunhững điều kiện thuận lợi phát triển Khai thác biển cho phát triển kinh tế làmột cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vaitrò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước
ta Cụ thể đó là:
- Thứ nhất, phát triển kinh tế biển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước
Trang 9Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng
và phát triển kinh tế của cả nước Kinh tế biển phát triển sẽ dẫn đến quy môkinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề thay đổi cùng với
sự xuất hiện của các ngành nghề mới Năm 2005, GDP của kinh tế biển vàvùng ven biển bằng 48% GDP cả nước trong đó GDP của kinh tế biển chiếmkhoảng gần 22% tổng GDP cả nước Quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng venbiển Việt Nam bình quân năm 2010 đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong
đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cảnước Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 50 -55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và venbiển Kinh tế biển phát triển kéo theo sự xuất hiện các ngành nghề gắn vớicông nghệ - kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triểnkéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giaothông vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ …thương mại trong nước và khu vực Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã đónggóp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu Gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH mở cửa và hội nhậpkinh tế quốc tế Phát triển kinh tế biển sẽ tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý,đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, mang lại một nguồn thu lớn chongân sách quốc gia, thực hiện phân công lao động theo đúng hướng có hiệuquả Đồng thời, phát triển kinh tế biển góp phần sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh tranh và tạo động lực mãnh mẽ thúc đẩykhoa học công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Thứ hai, phát triển kinh tế biển góp phần khai thác có hiệu quả những tiềm năng nguồn lực của biển và ven biển
+ Phát triển khai thác và chế biến dầu khí: Phát triển khai thác và chế
Trang 10biến dầu khí đồng nghĩa với việc đẩy nhanh công tác tìm kiếm dò tìm các mỏdầu khí, đẩy nhanh khai thác và chế biến cho ra đời các sản phẩm Phục vụđáp ứng một phần nhu cầu trong nước làm giảm áp lực nhiên liệu khi dầu khí
là một trong những nguồn nhiên liệu có giá trị hàng đầu trên thị trường thếgiới Dầu khí là món hàng xuất khẩu mang lại một nguồn thu ngoại tệ lớn chongân sách nhà nước, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội, thúc đẩy pháttriển nhanh nền kinh tế quốc dân
+ Phát triển kinh tế hàng hải: Vai trò của phát triển kinh tế hàng hải thểhiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai tháckhoáng sản phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chiphí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất Vìvậy chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngàycàng trở nên có hiệu quả Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trính xuất nhậpkhẩu hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp Là nền tảng cho
sự ra đời của ngành công nghiệp cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữatàu Sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ đóng và sửa chữa tàubiển thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của cả một nền kinh tế
+ Phát triển đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản: Đây là nghềbiển truyền thống có thế mạnh của nước ta, hàng năm có thể khai thác 1,5 -1,67 triệu tấn đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho 5 vạn lao động đánh cátrực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá với số lượng tàu thuyền tăng liêntục qua các năm Từ việc chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sangnuôi trồng thủy sản trong những năm qua góp phần gia tăng sản lượng thủysản, tăng kim ngạch xuất khẩu liên tục qua các năm Nuôi trồng hải sản đã cógóp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn venbiển Chế biến thủy hải sản là biện pháp giải quyết một phần sản lượng thủyhải sản đánh bắt một vai trò nữa của nó đó là giúp giải quyết công an việc làm
Trang 11tại chỗ cho người dân, tạo thêm thu nhập ổn định cuộc sống, xóa đói giảmnghèo thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo.+ Phát triển du lịch biển, kinh tế đảo: Phát triển du lịch biển không chỉtăng nguồn thu từ du khách về với biển mà còn mang lại những tour du lịchcho các địa điễm khác trong vùng trong khu vực Nó là động lực thúc đẩy sựphát triển các ngành KT đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội
Không ít đảo có lợi thế địa lý có thể xây dựng thành trung tâm kinh tếhải sản, với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển xa hiện đại Đặc biệt, trongvùng quần đảo san hô có tới 1 triệu ha đầm phá chỉ có độ sâu từ 1-6m, thuộccác rạn san hô vòng có môi trường thuận lợi nuôi trồng hải sản Chính vì vậy,
mà việc phát triển kinh tế đảo có vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy kinh tếbiển phát triển mà kinh tế của cả nền kinh tế cũng có tăng trưởng
+ Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển gắn
với phát triển các khu đô thị ven biển: Các khu kinh tế ven biển này sẽ là nhữnghạt nhân để góp phần hình thành các khu kinh tế năng động, thúc đẩy sự pháttriển chung, nhất là đối với các vùng nghèo trên các vùng ven biển của ViệtNam; đồng thời tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt làvốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển Như vậy, sứ mệnh của cáckhu kinh tế ven biển này chủ yếu là cùng với các thành phố lớn ven biển hiện
có tạo thành những trung tâm kinh tế biển mạnh, vươn ra biển xa Các KCN,KCX vùng ven biển có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuấtcông nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của ngành kinh tếbiển qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Thứ ba, phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn; phát triển cơ sở
hạ tầng
Trang 12Kinh tế biển không chỉ tạo ra việc làm tạo thu nhập cho lao động sống ởvùng biển và vùng ven biển mà phát triển kinh tế biển còn tạo ra việc làm vàthu nhập cho lao động từ các vùng miền khác nhau Sự phát triển mạnh mẽcủa các ngành kinh tế biển phải cần một lực lượng lao động đủ mạnh để đápứng kịp thời những nhu cầu sản xuất Trong hoàn cảnh như vậy, khả năng tạoviệc làm tại chỗ thông qua các ngành nghề, lĩnh vực của kinh tế biển là mộthướng đi quan trọng có hiệu quả phù hợp với tâm lý và lợi ích người laođộng Phát triển kinh tế biển làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thunhập, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, góp phần thức tỉnh tiềmnăng nguồn lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay Bên cạnh đó các ngànhnghề về khai thác chế biến dầu khí, đóng sửa chữa tàu biển, giao thông vận tảibiển, du lịch biển … cần một đội ngũ quản lý tốt có trình độ cao khả năngnắm bắt thị trường nhanh nhẹn, một lực lượng lao động có tay nghề chuyênmôn nghiệp vụ, có kỹ năng, phẩm chất cao đáp ứng yêu cầu của công việc.
Vô hình sự phát triển của kinh tế biển đã tạo nên một đội ngũ lao động cócông an việc làm ổn định mà còn giúp hình thành đội ngũ lao động côngnhân, trí thức lành nghề cho xã hội, góp phần ổn định tình hình văn hóa - xãhội chung cho đất nước
Phát triển kinh tế biển đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảođám ứng đúng đủ và kịp thời nhu cầu phát triển của nó Các nhà máy, KCN,KCX được hình thành với những yêu cầu cao trong kết cấu cơ sở hạ tầng, khoahọc kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất, giúp hình thành nên một bộ mặt mớicủa vùng biển và ven biển
- Thứ tư, phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an nhinh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia
Biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốcphòng an ninh của đất nước Phát triển kinh tế biển góp phần cũng cố quốc
Trang 13phòng an ninh vùng biển, đảo, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trênbiển Những đặc điểm về địa hình địa thế và thủy triều khiến vùng biển nước
ta chi phối và ảnh hưởng một cách hết sức chặt chẽ, có ý nghĩa sống còn đốivới nền an ninh, quốc phòng trong phạm vi toàn quốc cũng như đối với từngkhu vực, từng địa phương trong cả nước Đứng trên vùng biển đảo của nước
ta có thể quan sát, khống chế hệ thống giao thông huyết mạch của Đông Nam
Á Đây cũng là nơi đang có những vụ tranh chấp quyết liệt, phức tạp về chủquyền của các quốc gia trong vùng biển Đông Chính vì vị trí đặc biệt này,việc phát triển kinh tế biển hiện nay luôn gắn liền với nhiệm vụ giữ vững anninh, chủ quyền quốc gia Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước tacùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự,điểm tựa, pháo đài, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp Ngàynay trong quá trình phát triển kinh tế xây dựng đất nước, vùng biển đảo gắnliền với vùng thềm lục địa đang triển khai mạnh công nghiệp, thăm dò và khaithác dầu khí cùng với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiềunguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đặcquyền kinh tế biển Việt Nam Vì thế việc kết hợp kinh tế với an ninh quốcphòng trên vùng này trở nên vô cùng thiết yếu, một điểm nóng trong chiếnlược kinh tế biển Việt Nam là tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển củađất nước
- Thứ năm, phát triển kinh tế biển là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển kinh tế biển đồng nghĩa với việc giao thương với nhiều nhữngmối hàng khắp thế giới, chúng ta sẽ được tiếp xúc với những nền kinh tế trênthế giới Được buôn bán, cọ xát và tiếp cận với những nền kinh tế biển khácnhau Đó chính là những cơ hội để chúng ta học hỏi được những nét tiên tiến
và rút ra cho mình những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển của đấtnước Ngược lại khi quan hệ kinh tế được mở rộng kinh tế biển sẽ phát triển
Trang 14cao, giải quyết tốt các vấn đề an ninh, tranh chấp quyền lợi trên biển Đông,khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có hiệu quả, thu hút khách
du lịch quốc tế Mở rộng quan hệ kinh tế, hình thành quan hệ ngoại giao chínhtrị sẽ là con đường thuận lợi thúc đẩy không chỉ cho sự phát triển của kinh tếbiển mà còn cả cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân
Vai trò to lớn của kinh tế biển đang ngày càng được phát huy trong việcxây dựng và bảo vệ đất nước Trong tương lai không xa sự phát triển kinh tếbiển sẽ là động lực là bệ phóng vững chắc đưa nền kinh tế nước ta tiến xa vàmạnh hơn nữa
1.3 Đặc điểm của phát triển kinh tế biển nước ta hiện nay:
- Thứ nhất hoạt động kinh tế biển phụ thuộc nhiều vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thị trường đầu ra và điều kiện thời tiết khí hậu
Hoạt động kinh tế biển với đối tượng lao động chính là biển và cácnguồn lợi từ biển chính vì thế mà nó chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ cácnguồn tài nguyên của biển Nguồn tài nguyên đó chính là trữ lượng thủy hảisản vùng biển; Các khu dầu mỏ khí tự nhiên nằm dưới đáy biển; Hệ thốngnước lợ, nước ngập mặn phục vụ cho công tác nuôi trồng và chế biến thủy hảisản; Vị trí địa lý thuận lợi mà thiên nhiên mang lại cũng chính là một trongnhững lợi lớn trong việc khai thác và phát triển hàng hải biển Cảnh quanthiên nhiên là nguồn lợi phát triển kinh tế biển Với nguồn tài nguyên dồi dào
sẽ là nền tảng lớn vững chắc thúc đẩy việc khai thác và phát triển kinh tế biển.Ngược lại khi những nguồn tài nguyên này bị khai thác một cách bất hợp lýdẫn đến cạn kiệt hoặc nó chỉ tồn tại với trữ lượng thấp nó sẽ là rào cản rất lớn.Riêng đối với ngành du lịch nếu không có những ưu thế về vẻ đẹp của biển
mà tạo hóa thiên nhiên ban tặng cho vùng biển thì rất khó có thể phát triển,đối với những nguồn tài nguyên không thể tái tạo như dầu khí thì việc khanhiếm chính là dấu chấm hết cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu
Trang 15khí Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập nghĩa là phải cạnh tranh quốc tế đểtồn tại và phát triển So với sự phát triển kinh tế biển của thế giới thì thấy rõràng rằng với lợi thế nằm trên bờ tây của biển Đông - một biển lớn, thuộc loạiquan trọng nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nhưng ViệtNam thật sự chưa khai thác được hết thế mạnh của kinh tế biển.
Nếu tài nguyên thiên nhiên là đầu vào thì người tiêu dùng, khách dukhách, tàu thuyền, hàng hóa, các thị trường nông sản, chợ, nguồn dự trữ nănglượng là các thị trường đầu ra cho các sản phẩm kinh tế biển Đây là yếu tốquyết định đến hiệu quả sản xuất hoạt động kinh tế biển
Ngoài ra, các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế biển còn chịu ảnh hưởnglớn của điều kiện thời tiết khí hậu Điều kiện thời tiết thuận lợi, nắng nhiều,không xuất hiện hạn hán mưa bão hay lũ quét là những điều kiện được xem làthuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển
- Thứ hai, các ngành nghề kinh tế biển phát triển với qui mô ngày càng tăng, song còn chậm và thấp
Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng vàsửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,v.v bước đầu phát triển với quy mô tăng lên hàng năm, song quy mô cònnhỏ chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước Các ngànhkinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biếnthủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, cácdịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải,dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoahọc - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên, v.v ), chủ yếu mới ở mức đangbắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ Du lịch biển là một tiềmnăng kinh doanh lớn ở nước ta nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có nhữngsản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế
Trang 16Việt Nam cũng chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt quy mô và trình độquốc tế.
Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế biển, dân cư sống
ở các đảo còn thấp, tỷ lệ lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ chưacao Lao động trong lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu là lao động nông thônkhông có công việc làm ổn định tham gia đi biển khai thác, nuôi trồng hoặcchế biến thủy hải sản Một bộ phận lao động tham gia kinh doanh dịch vụ dulịch biển Một đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ là công nhân, nhânviên làm việc trong các hoạt động du lịch, giao thông vận tải biển, khai thácchế biến dầu khí, hoặc cán bộ quản lý nền kinh tế biển
- Thứ ba, các hoạt động sản xuất kinh doanh biển đòi hỏi một lượng vốn lớn
Hoạt động sản xuất kinh doanh biển luôn đòi hỏi một lượng vốn cũngnhư các phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng lớn Bởi trong khai thác thủy hảisản cần một lượng vốn lớn để đầu tư mua tàu thuyền, xăng dầu, nguyên liệu
và cả lương thực để phục vụ cho hoạt động khai thác ngoài khơi xa Nuôitrồng thủy hải sản cần vốn mua giống, thức ăn cho vật nuôi Các ngành vậntải biển, du lịch biển hay khai thác dầu khí là những ngành yêu cần lượng vốnđầu tư trang thiết bị, phương tiện kỷ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu pháttriển Hoạt động kinh tế biển cần một hệ thống trang thiết bị không chỉ khổng
lồ mà còn phải hết sức tối tân hiện đại để có thể phục vụ cho các nhu cầu cao
từ nguồn nhu cầu trong và ngoài nước, phục vụ cho công tác tìm kiếm cácnguồn tài nguyên dưới đáy biển Không chỉ nền kinh tế biển nước ta mà cácnền kinh tế biển trên thế giới cũng gặp rất khó khăn trong việc huy động vốn
để phát triển
- Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh tế biển mang tính nguy hiểm cao
Hoạt động sản xuất trong các ngành nghề liên quan đến biển thường
Trang 17xuyên gặp phải nhiều mối nguy hại Nó có thể xuất phát từ thiên nhiên như:bão, hoạt động núi lửa, sóng thần … Những mối nguy hiểm này khó được dựbáo trước một cách kịp thời và chính xác Ngoài ra, bản thân người lao độngyếu ớt, đơn lẻ khó chóng chọi với thiên nhiên Mức đầu tư sản xuất cao songhiệu quả kinh tế mang lại còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan vàkhách quan, đây cũng là một lý do khiến các hoạt động sản xuất kinh tế biểnmang tính rũi ro cao
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển là một phức hợp các ngành, các lĩnh vực và các bộ phậnliên quan, tương tác lẫn nhau trong quá trình phát triển Việc phát triển kinh tếbiển có tốt, có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không còn tùy thuộc vàonhiều yếu tố Trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau:
Thứ nhất là vị trí: Đây là một điều kiện hết sức cần thiết cho mọi quốcgia, vùng trong phát triển kinh tế biển Vị trí này được xét ở 2 góc độ: một là
vị trí có biển hay gần biển Nếu có biển là điều kiện để phát triển trực tiếpkinh tế biển, còn chỉ gần biển thì sẽ xây dựng định hướng hợp tác với quốcgia, vùng có chủ quyền biển đó Hai là vị trí địa lý – kinh tế biển chiến lược,một quốc gia có vị trí biển chiến lược sẽ là một trong những yếu tố quan trọnghàng đầu cho phát triển kinh tế biển, ví như Việt Nam có phần biển đặc biệtnằm trên hai tuyến hải hành và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thếgiới, nhất là trong thời đại bùng nổ phát triển Châu Á-Thái Bìn Dương
Thứ hai là tiềm năng tự nhiên của vùng biển và ven biển: Đây cũng làyếu tố “cần” đồng thời nó còn là một phần của yếu tố “đủ” cho mọi quốc giatrong phát triển kinh tế biển Trong tiềm năng tự nhiên có thể kể đến quy mô
và chất lượng của tiềm năng Nếu quốc gia có bờ biển dài, diện tích lãnh hảithuộc chủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến đại dương, có các nguồntài nguyên thiên nhiên giàu có, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh nước sâu… Đó
Trang 18là điều kiện tốt để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Thứ ba là chính sách phát triển của nhà nước trong công tác nghiên cứu
tổ chức quy hoạch phát triển kinh tế biển Đây có thể coi là nhân tố “đủ” đểphát triển kinh tế biển và quyết định sự sống còn của kinh tế biển Nếu chúng
ta có vị trí tốt, có tiềm năng phong phú, đa dạng… nhưng chúng ta không chịutìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một chiến lược phát triển đúng đắn thì kinh tếbiển vẫn ở dạng tiềm năng, thậm chí chưa kể đến việc mất dần nguồn lợi, tụthậu xa so với các nước khác
Thứ tư là khoa học - công nghệ, đặc biệt là khoa học công nghệ tronglĩnh vực biển.Phát triển kinh tế biển không thể tách rời với khoa học, côngnghệ vì nó là điều kiện để khai thác tốt các tiềm năng kinh tế biển Có khoahọc công nghệ, các lợi thế về biển được khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn,…Tóm lại: Phát triển kinh tế biển cần xem xét dưới nhiều góc độ khácnhau và cần phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động, nhằm đưa ra giảipháp quy hoạch thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong tiến trìnhphát triển
1.5 Bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững kinh tế biển
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại
mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thỏa mãncác nhu cầu của chính họ
Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế đơn thuần mà phảiđược hiểu tổng quát là nâng cao hạnh phúc của nhân dân, bao gồm nâng caocác tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, đảm bảo sức khỏe và đảm bảo sự bìnhđẳng và các quyền lợi khác Nội dung quan trọng của phát triển bền vững của
xã hội là bảo vệ đa dạng sinh học của Trái Đất và hạn chế việc làm suy giảm,cạn kiệt các nguồn tài nguyên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo Vìvậy để đảm bảo phát triển bền vững, quá trình phát triển kinh tế phải gắn kết
Trang 19với yêu cầu bảo về môi trường Tăng cường kinh tế không gây suy thoái môitrường Tăng thu nhập xã hội kết hợp với các chính sách môi trường khônngoan và một thể chế xã hội vững mạnh sẽ là cơ sở để giải quyết tốt cả haivấn đề môi trường và phát triển
Các hệ sinh thái ven biển và ven bờ với tính chất đa dạng sinh học cao,
là nguồn vốn thiên nhiên quý giá cho phát triển kinh tế biển phồng vinh trongthế kỉ 21 này Nhưng đó là hệ sinh thái mong manh, dễ bị suy thoái vì vậyphát triển kinh tế biển phải dựa trên cơ sở kinh tế sinh thái, là hướng để tiếntới phát triển bền vững
Đối với kinh tế biển, việc phát triển bền vững đòi hỏi thực hiện đồng bộnhiều yếu tố Trước hết, dựa trên những lợi thế về biển khai thác một cáchtổng hợp kinh tế biển để nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đượcmôi trường Tiếp đến là bảo về môi trường biển vì môi trường này là một thểthống nhất không chia cắt với vùng bờ và vùng nước xung quanh, nên nếumột phần biển nào bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng khác Trong quátrình khai thác tổng hợp kinh tế biển phải chú ý đến môi trường đảo vì đây lànơi có diện tích không lớn, lại tách rời đất liền, rất nhạy cảm với những thayđổi Cuối cùng là cần có sự phối hợp với các quốc gia láng giềng có vùng biểnchung về phát triển kinh tế biển nhằm bảo về môi trường biển đạt kết quả tốt,tạo nên sự phát triển bền vững chung
2.Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
2.1 Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản
Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta Trong số những lợiích mà biển đem lại, kinh tế thủy hải sản chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, đanxen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài theo một ý nghĩa đầy đủ của nó Vìthủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo và kinh tế thủy sản phát triển dựa trên nềntảng của các hệ sinh thái, nên có thể khẳng định “còn biển, còn thủy sản”
Trang 20Với vùng biển rộng, nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, nguồn lợi thủy sảnnước ta vào loại phong phú trong khu vực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, còn
có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao Số liệu thống kê cho thấy, Trữ lượnghải sản trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta khoảng 3,5 – 4,1 triệu tấn, hàng năm
có thể khai thacs1,5-1,6 triệu tấn, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 11000 loàisinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinhhọc biển khác nhau Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, ngoài ra, còn
có các bãi tôm quan trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển TâyNam Bộ Ven biển có trên 37ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy sảnxuất khẩu như: cá, tôm, cua,…
* Các tiêu chí phản ánh phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
a) Nhóm chỉ tiêu số lượng và nâng cao công suất tàu đánh bắt thủy sản
Số tàu và mức tăng số lượng tàu thuyền Công suất và mức tăng công suấttàu thuyền đánh bắt
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh diện tích nuôi trồng
Mức tăng diện tích nuôi trồng thủy hải sản tăng
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng vốn
Tổng vốn và mức tăng vồn cho đánh bắt thủy sản Tổng tài sản cố định vàmức tăng tài sản cố định trong đánh bắt thủy sản
d) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng lao động
Tổng số lao động và mức tăng lao động cho đánh bắt thủy sản
e) Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt
Sản lương và mức tăng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Tổng giá trịnuôi trồng, đánh bắt thủy sản
2.2 Du lịch biển
Với hơn 3260 km dài đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nướcbiển và trên 2773 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc
Trang 21tới Nam, đã thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham quan, nghỉdưỡng Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịchViệt Nam và được xem là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển.Dọc bờ biển có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉdưỡng, trong đó có 20 bãi biển đã được đầu tư và khai thác đạt chuẩn quốc tế.
* Các tiêu chí phản ánh phát triển du lịch biển
a) Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển
Số lượng cơ sở lưu trú, số cơ trở lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng cao, số nhàhàng, số nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ xếp hạng cao, sô trung tâm mua sắm,các khu vui chơi giải trí
b) Phát triển sản phẩm du lịch biển
Gia tăng số lượng các dịch vụ du lịch biển
Gia tăng mức độ hài lòng của khách du lịch biển
c) Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển
Gia tăng số lượng lao động ngành du lịch biển, trình độ nguồn nhân lực dulịch biển và chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao
d) Gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch biển
Gia tăng lượng khách du lịch và số ngày lưu trú
Gia tăng mức chi tiêu, doanh thu của du lịch biển
Gia tăng tỉ lệ đóng góp của du lịch biển vào giá trị sản xuất/GDP của địaphương
Gia tăng việc làm, thu nhập của địa phương
2.3 Kinh tế hàng hải
Nước ta có trên 3260 km đường bở biển và có nhiều vị trí có thể xây dựng hệthống cảng biển, đủ điều kiện cho khối lượng hàng hóa lớn thông quan mỗi năm,đồng thời đảm bảo cho ngành sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và các ngànhdịch vụ biển phát triển cả trong hiện tại và tương lai
Trang 22* Các tiêu chí phản ánh phát triển kinh tế hàng hải
a) Phát triển cơ sở hạ tầng ngành hàng hải
Hệ thống cảng biển, trang thiết bị bốc xếp tại cảng nhằm tăng sản lượngcũng như thời gian lưu chuyển hàng hóa
Hệ thống bến bãi, kho chứa đúng với tiêu chuẩn từng loại hàng hóa
b) Tăng trọng tải tàu, sản lượng hàng hóa
Gia tăng số lượng tàu, tổng trọng tải tàu
Gia tăng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
c) Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng hải
Gia tăng số lượng lao động ngành hàng hải, trình độ nguồn nhân lực
d) Gia tăng đóng góp và kết quả của ngành hàng hải
Gia tăng tỉ lệ đóng góp của ngành hàng hải vào giá trị sản xuất/GDP của địaphương
Gia tăng việc làm, thu nhập của địa phương
2.4 Khai thác khoáng sản trên thềm lục địa và làm muối
Các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển là than, sắt,cát thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác
Ngành dầu khí: là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đónggóp quan trọng tới nền kinh tế quốc dân Hiện nay, Việt Nam có tên trong danhsách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam
Á về sản lượng khai thác dầu thô
Làm muối: Với bờ biển dài 3260km, bãi rộng, số giờ nắng cao là điều kiệnthuận lợi cho nghề làm muối Ven biển nước ta đã có 20 tỉnh thành có nghề sảnxuất muối biển với tổng diện tích 15000 ha và trên 80000 lao động nghề muối.Một số đồng muối nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khảnang xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng
Trang 232.5 Khai thác, phát triển lâm nghiệp ( rừng ngập mặn ) ven biển
Lâm nghiệp ven biển từ lâu đời đã cho thấy ý nghĩa to lớn của nó là bảo vệmôi trường, tạo đa dạng sinh học ven biển và chống bão, gió, cát bay
Trong những năm vừa qua do chạy theo đánh bắt thủy sản ven bờ quá mức
mà người dân sinh sống ven biển đã chặt phá, hủy hoại các khu rừng ngập mặnven biển Nhiều cơ quan, chuyên gia môi trường và phát triển bền vững đã lêntiếng cảnh báo những tác động xấu, tiêu cực do chặt phá rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam là hệ thống sinh thái có giá trị bảo vệmôi trường cao, ngăn ngừa thiên tai và tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế xãhội Những khu rừng ngập mặn dọc ven biển Việt Nam làm giảm thiểu tác độngcủa lũ lụt và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng thời làm giảm nhẹ các tácđộng tiêu cực của biến đổi khí hậu đã được các chuyên gia thay đổi khí hậu dựbáo là vô cùng khắc nghiệt ở Việt Nam Tuy nhiên, những năm gần đây rừng ngậpmặn ở Việt Nam hiện tại đang bị suy thoái nghiêm trọng do sự phát triển kinh tếkhông tôn trọng quy luật tự nhiên
Do vậy đi đôi với việc phát triển kinh tế biển cần có sự chú trọng trong việctái tạo, phát triển các khu rừng ngập mặn để tái tạo môi trường tự nhiên, phát triểnbền vững
2.6 Các lĩnh vực khác
2.6.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội ven biển
Nước ta là một nước nông nghiệp với đại bộ phận dân số sống ở nông thôn.Hơn nữa, đại bộ phận nông thôn nước ta còn trong tình trạng kém phát triển vềkinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và lạc hậu, điển hình là giao thông vàthông tin liêc lạc Đi cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạtầng phải lớn hơn sự phát triển kinh tế, nếu không cơ sở hạ tầng sẽ là lực cản trongphát triển kinh tế
Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng thì việc phát triển nông thôn, xây
Trang 24dựng phát triển đô thị cũng là một vấn đề cấp bách, liên quan mật thiết tới pháttriển kinh tế
2.6.2 Công tác quốc phòng, an ninh góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo trong quá trình phát triển kinh tế
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêngcủa mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảođảm cho dân tộc phát triển bền vững nói chung và kinh tế biển nói riêng Thờigian qua sự biến đổi không lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biểnĐông khiến nhiệm vụ, phòng thủ bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trởthành nhiệm vụ nhiều khó khăn, đầy thách thức Hơn nữa, Nghị quyết03/-NQ/TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Một số nhiệm vụphát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị 20-CT/TW ngày22-9-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biểntheo hướng CNH, HĐH”; đặc biệt là “Chiến lược biển Việt Nam đến năm2020” trong Nghị quyết TW 4 (khoá X): “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước
ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”, càng cho thấy vấn đề anninh, quốc phòng biển trở nên cấp bách
Trang 25CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH
1.2 Khí hậu, thời tiết
Thái Bình nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiểu vùng khí hậuduyên hải Khí hậu của tỉnh phân biệt làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm mưa nhiềutrong năm kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, những tháng còn lại là mùa khô hanh, ítmưa Trung bình nhiệt độ ở đây là 23 độ C, lượng mưa từ 1500-1900 mm, độ ẩmkhông khí từ 70-90%, số giờ nắng giao động từ 1600-1800 giờ mỗi năm.TháiBình có 5 cửa sông lớn và đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Vào mùa hè,các sông này có mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, vàomùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể Khí hậu và thủyvăn của tỉnh đã đem lại cho nơi đây nhiều ưu đãi về số lượng các loài động vật,thực vật biển và những yếu tố cơ bản để nuôi trồng thủy hải sản Bên cạnh nhữngthuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định như: phải hứng chịu nhiều đợtthiên tai, bão lũ gây thiệt hại cho nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân
Trang 26ven biển.
1.3 Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản, khoáng sản
Hiện nay mỏ khí khai thác tại huyện Tiền Hải đang trong thời kỳ suy giảmsản lượng và có thể hết khả năng cung cấp trong vài năm tới Tập đoàn dầu khíquốc gia Việt Nam đang khoan thẩm lượng để xây dựng phương án đưa khí vào
bờ từ các lô mới, kịp thời bổ sung nguồn khí phục vụ phát triển công nghiệp củatỉnh Ngoài ta tỉnh còn có bể than nâu đồng bằng sông Hồng, có biểu hiện khoángsản tintan tại Cồn Thái Ninh, huyện Tiền Hải
Thái Bình gồm 3 thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Vùng nước mặn có diện tích khoảng 17 km2 chủ yếu dành cho hoạt độngkhai thác khoáng sản Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình đạt khoảng26.000 tấn Trong đó trữ lượng cá 24.000 tấn – 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000 tấn,mực 700 – 800 tấn Khả năng cho phép khai thác tối đa 12.000 – 13.000 tấn Cácloài khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai,… các loài tôm: tôm Vàng, tômHe,… Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, phầnlớn là nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống nhưnước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thủy sản
Vùng nước lợ: Chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình vàsông Trà Lý Ở đây có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thủy sinhphong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản Vùng này có diện tíchkhoảng 20.705 ha ( Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha), trong đó diện tích
có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha Hiện đã đưa vàokhai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, sò, hến, Bên cạn đó tỉnh còn
có các cồn cát ven biển như: Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặnrất phù hợp cho trồng tập trung cây sú vẹt, bần Hiện tại có gần 5.000 ha rừng vừagiữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịchven biển
Trang 27Vùng nước ngọt có khả năng nuôi trồng thủy sản có diện tích khoảng 9.256
ha, hiện mới đưa vào nuôi khoảng 6.020 ha Ngoài ra còn có trên 3.000 ha vùnglúa ruộng trũng cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi thủy sản
1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Lao động: Với dân số 1.842.800 người với mật độ dân số 1.195 người/km2chiếm 86% là nông thôn, đã đem lại cho tỉnh nguồn lao động dồi dào Nhân dânvới truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, tuy nhiên lao động tronglĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản chủ yếu là lao động giản đơn, trình độvăn hóa thấp, chưa được tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại Một bộ phận
do thiếu vốn đầu tư, phương tiện kĩ thuật mà đã chuyển từ khai thác sang nuôitrồng thủy sản, hay các ngành nghề khác
- Khoa học công nghệ:
Theo chủ trương, chính sách của Đảng, tại văn kiện đại hội đại biểu toànquốc Đảng lần thứ IX, về định hướng khoa học công nghệ trong thời kỳ côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, hoạt động công nghệ ngày càng đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của ngành thủy sản Từ năm 1996 đến nay các cơ quankhoa học đã triển khai đề tài độc lập cấp nhà nước đó là: chọn giống chất lượngcao, bệnh tôm, sản xuất cua biển, nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển, lưu giữnguồn gen giống thủy sản nước ngọt Như vậy vai trò của khoa học trong lĩnh vựcnuôi trồng, khai thác thủy sản là rất to lớn trong sự phát triển của ngành Tuynhiên một số bộ phận lớn bà con nông dân vẫn chưa tiếp cận được với khoa học kĩthuật, vẫn sử dụng các phương tiện thô sơ, công suât thấp để đánh bắt, nuôi trồngthủy sản
- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật
Mạng lưới đường bộ có tổng cộng 613,7 km, bao gồm: 11,3 km đường quốc
lộ, 31km đường tỉnh lộ, 40 km huyện lộ, 100,67km đường liên xã và 430,3 kmđường trong khu dân cư, trong đó đường rải nhựa (13,4%), đường đá dăm nước
Trang 28và láng nhựa (16,4%), đường cấp phối, gạch xây, bê tông và đường đất (70,2%).Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ của khu vực ven biển còn khó khăn,không đáp ứng được mức độ hoạt động của các phương tiện giao thông
Về đường thủy, ngoài cảng Diêm Điền còn có cảng cá Tân Sơn và bến cáNam Thịnh Đối với cảng Diêm Điền tỉnh đang xây dựng dự án để đảm bảo duytrì và ổn định luồng tàu vào cảng Diêm Điền
Về hàng không có thể sử dụng sân bay Cát Bi
Hệ thống cấp điện: Nhìn chung đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạtcủa nhân dân trong vùng Tuy nhiên do hệ thống lưới điện đã được đầu tư từ lâucho nên hiện đang xuống cấp Đường dây cà các trạm biến áp đều quá tải khoảng20%, tổn thất điện năng lớn
Nước: đến hết năm 2009, khu vực ven biển có 7 trạm cấp nước với tổngcông suất 3.000m3 ngày/đêm Các trạm cấp nước đều hoạt động thường xuyên vàđạt công suất thiết kế Chất lượng nước không ổn định do chịu ảnh hương xâmnhập mặn theo mùa và thủy triều Ngoài ra, còn có thể sử dụng nước ngầm từgiếng khoan UNICEF Trong số giếng khoan, giếng đào hiện đang được khai thác,
sử dụng chỉ có khoảng 20% nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước sạch theo TC09/2005 của Bộ Y tế
Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin: trong khu vực quy hoạch Khukinh tế biển có 6 bưu cục và 24 điểm bưu điện văn hóa xã, 5 tổng đài điện thoại,
14 trạm thông tin di động BTS Dịch vụ viễn thông cố định, di động và InternetADSL đã được cung cấp
- Chính sách của Nhà nước:
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc phát triển nuôi trồng thủy sản Sựquan tâm này được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất.Ngày 8/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-TTgphê duyệt chương trình nuôi trồng phát triển thủy sản thời kỳ 1999-2010 với
Trang 29những chính sách về: sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản, chính sách đầu
tư, chính sách thuế Hướng chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng pháttriển bền vững gắn bó với bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi trồng thủy sản cầntừng bước hiện đại hóa, hướng mạnh vào phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ vànuôi biển, đồng thời phát triển nuôi trồng nước ngọt, tạo chuyển biến mạnh mẽtrong nuôi tôm xuất khẩu và chú trọng nuôi trồng thủy sản khác
Chính sách trợ giá dầu của Chính phủ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg đãgóp phần đưa sản lượng khai thác hải sản năm 2008 đạt 32.106 tấn, tăng 72,3 %
so với năm 2000 Thái Bình đã tập trung chuyển đổi chủ sở hữu toàn bộ 38/38 tàukhai thác hải sản xa bờ theo Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg ngày 8/5/2003 củaThủ tướng Chính phủ, và là một trong những tỉnh thực hiện nhanh nhất cả nước
Trang 302 Những tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế biển của tỉnh
2.1 Về tiềm năng, lợi thế
Thái Bình có bờ biển dài 54km, với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra vùngtriều rộng khoảng 25.000 ha, trong đó vùng cao, trung triều 7.000 ha, vùng hạtriều 18.000 ha, hàng năm lưu lượng nước từ các sông đổ về hạ lưu kéo theolượng lớn phù sa và trầm tích hữu cơ, bị các dòng chảy của đại dương và hệ thốngcác cồn ven biển ngăn lại, do đó khu vực này tiếp tục được bồi tụ lấn ra biển mỗinăm hàng trăm ha Vùng biển của tỉnh rộng 3.000 km2 với nguồn lợi hải sảnphong phú, đa dạng, có nhiều loại có giá trị kinh tế, lại gần với các ngư trườnglớn Ngoài ra còn có các cồn nổi ven bờ và hàng nghìn ha rừng Sú, Vẹt tạo ravành đai xanh, bảo vệ các tuyến đê biển Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi chonuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, quai đê lấn biển mở rộng diện tích, trồng rừngngập mặn và phát triển các ngành kinh tế biển khác cũng như xây dựng khu vựcphòng thủ ven biển vũng chắc
Vùng ven biển của tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm đô thị lớn,đặc biệt là cửa khẩu lớn trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách cảng hàngkhông quốc tế Tiên Lãng khoảng 20 km, cảng biển nước sâu Lach Huyện khoảng
40 km Đây là điều kiện thuận lợi giao thương, phát triển kinh tế khu vực ven biển( khi tuyến đường bộ ven biển được hình thành )
Khu kinh tế ven biển của tỉnh đã được Chính phủ bổ sung vào Quy hoạchphát triển các khu kinh tế ven biển của quốc gia đến năm 2020, dự kiến sẽ đượcthành lập trong giai đoạn tới Một số dự án lớn đang được triển khai xây dựng ởkhu vực ven biển như: Trung tâm điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc ( công suất1.800MW ), Nhà máy sản xuất Amon Nitrat ( có công suất 200.000 tấn/năm), Hệthống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình ( công suất566.000 m3/ngày), cùng với tiềm năng về than nâu và các khu, cụm công nghiệp
Trang 31đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng sẽ tạo đột phá trong phát triển sản xuấtcông nghiệp khu vực ven biển của tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực ven biển đang từng bước được đầu tư, xâydựng, nhất là hệ thống giao thông, tạo sự kết nối thuận tiện với Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, công trình kè cảng Diêm Điền đang được lập dự án đầu tư để nângcông suất xếp dỡ hàng hóa, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 3.000 – 12.000 tấn ra vàolàm hàng, cảng cá Cửa Lân, Nam Thịnh, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bảo Trà
Lý, Thái Thượng cũng đang được xây dưng, nâng cấp hoàn thành trong thời giantới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển của tỉnh
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiều trủ trương,giải pháp đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, tạo bước đột phá trong tăng trưởngkinh tế, được Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh đồng tình và tích cực triển khai thựchiện Nguồn lao động vùng ven biển dồi dào, người dân cần cù, chịu khó và cónhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế biển…
2.2 Về khó khăn, thách thức
Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước phục hồi chậm, còn tiềm ẩn nhiều yếu
tố không ổn định Tình hình tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên ở biển Đông giữaTrung Quốc và một số nước trong khu vực còn diễn biển phức tạp và khó lường.Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổnđịnh chính trị - xã hội, nhất là ở khu vực ven biển
Nền kinh tế của tỉnh vẫn ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu so vớicác tỉnh trong khu vực và cả nước, kinh tế hàng hóa phát triển chưa ạng, chưanăng động, nhạy bén với cơ chế thị trường Nguồn thu ngân sách địa phương cònhạn chế, thiếu vốn cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuậtphục vụ phát triển kinh tế biển như: Cảng biển, cảng cá, các khu neo đậu tàuthuyền tránh trú bão, hệ thống đường giao thông đầu mối…
Tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ và dịch bệnh
Trang 32diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ ảnh hưởng cao đến phát triển các ngànhkinh tế biển của tỉnh.
Hoạt động hỗ trợ cho ngư dân vay vốn bám biển còn hạn chế, đặc biệt là đầu
tư cho các phương tiện đánh bắt xa bờ, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, côngtác bảo hiểm tàu và bảo hiểm thân thể cho người dân đánh bắt còn nhiều hạn chế
Trang 332.3 Yêu cầu phát triển kinh tế biển ở Thái Bình hiện nay
Phát triển kinh tế biển trên toàn diện, mọi mặt mọi ngành nghề của nềnkinh tế biển Tính toàn diện thể hiện ở chỗ nâng cao quy mô giá trị sản lượng,
cơ cấu các ngành nghề một cách hợp lý, chất lượng cuộc sống người dân vùngbiển và ven biển được đảm bảo, công bằng dân chủ Tạo bước “nhảy vọt"trong phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển vàkinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết có hiệu quả và hiệu lực cao.Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển bềnvững của vùng biển, ven biển và các hải đảo
Phát triển một cách bền vững Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiênnhiên để phục vụ nhu cầu cho nhu cầu phát triển ở hiện tại nhưng không làmsuy giảm nguồn lợi ích của các thế hệ trong tương lai Tiến hành phát triểnkinh tế biển với chiến lược đúng đắn, khai thác hợp lý với những chiến lượcbảo vệ môi trường Phát triển và hiện đại hoá có trọng tâm, trọng điểm vàbước đi thích hợp, có tính tới hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế
Cần hoạch định và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có hiệu quả các chính sáchkhuyến khích phát triển kinh tế các vùng ven biển quan trọng nhất là cácchính sách khuyến khích mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư dưới mọi hình thức
để phát triển kinh tế biển Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực đểkhai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyểnbiến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh về xuất khẩu, góp phầntăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
3.Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Thái Bình
3.1 Tình hình khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản
- Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ phát triển khá mạnh cả về diện tích và sảnlượng
Diện tích nuôi trồng mặn, lợ và ngọt năm 2013 đạt 15.119 ha, tăng 1.712 ha
Trang 34so với năm 2009, sản lượng đạt 168.600 tấn, tăng gần 67.000 tấn so với năm
2009 Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản mặn, lợ năm 2013 đạt 1.579,5 tỷ đồng( giá cố định 2010 ), gấp 5,5 lần so với năm 2001, tăng trưởng sản xuất bình quângiai đoạn 2002 – 2013 đạt 15,3 %/năm
Bảng 1: Diện tích nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh sự gia tăng về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy hải sản,giá trị sản xuất nuôi trồng thủy hải sản cũng có sự gia tăng đáng kể Giá trị sảnxuất thủy sản năm 2013 đạt 3470,6 tỷ đồng( giá cố định 2010); tăng trưởng sảnxuất bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt hơn 10%/năm
Bảng 3: Giá trị sản xuất thủy sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 35ra những hướng phát triển mới Đặc biệt nuôi ngao vùng bãi triều ven biển pháttriển mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và trở thành mộtnghề mang lại thu nhập cao và có giá trị xuất khẩu lớn Năm 2001 diện tích nuôiNgao chỉ đạt 800 ha , sản lượng 6.000 tấn, đến năm 2013 đạt 2.885 ha, sản lượng71.452 tấn, gấp 3,6 lần về diện tích và 11,9 lần về sản lượng so với năm 2011.UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 phêduyệt, quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi Ngao ven biển giai đoạn 2011-
2015, tầm nhìn đến 2020 Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012quy định một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống ngaosinh sản và chế biến ngao tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu đưadiện tích nuôi Ngao thịt đạt 3.000 ha vào năm 2015 và 5.000 ha vào năm 2020nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế bãi triều ven biển, đẩy mạnh nuôi Ngaohàng hóa với khối lượng sản phẩm lớn gắn với chế biến và xuất khẩu, tạo bướcđột phá trong phát triển thủy sản của tỉnh
Công tác chuyển đổi từ đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồngthủy sản được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện Đến nay, 2 huyện
Trang 36ven biển đã chuyển đổi 1.104 ha đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôithủy sản tập trung, quy mô lớn ở các xã ven biển, như vùng nuôi trồng thủy sản xãNam Cường, Đông Minh ( Tiền Hải ), xã Thái Đô, Thụy Xuân ( huyện Thái Thụy), tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông ngư dân
- Khai thác hải sản đạt kết quả tốt
Số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản tăng lên đáng kể Năm
2013, toàn tỉnh có 1.122 tàu, thuyền cơ giới khai thác hải sản, tăng 474 chiếc sovới năm 2001, tổng công suất 64.649 CV, tăng 34.565 CV ( gấp 2,1 lần ) Cơ cấuđội tàu phát triển theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ ( < 20 CV ) vàtăng số lượng tàu thuyền đánh bắt tầm trung và xa bờ Đến nay toàn tỉnh có 126tàu khai thác xa bờ ( công suất từ 90 CV trở lên ), chiếm 11,2 % tổng số tàuthuyền và 996 tàu gắn máy công suất dưới 90CV ( chiếm 88,7%) khai thác gần
bờ Đội tàu đánh bắt cá xa bờ được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, trang bịđầy đủ dụng cụ, thiết bị kỹ thuật khai thác và tăng cường các biện pháp chỉ đạo,quản lý do đó năng suất đánh bắt tăng
Khai thác hải sản xa bờ đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trực tiếpđánh cá và hàng ngàn lao động khác làm chế biển, dịch vụ, tiêu thụ… Sau mộtthời gian tiếp cận với công nghệ khai thác mới, đến nay đại bộ phận ngư dân, đặcbiệt là đội ngũ thuyền, máy trưởng đã tìm hiểu nắm bắt được ngư trường, làmquen và dần sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại và kỹ thuật khai thác mới Vìvậy, sản xuất trên biển ngày một an toàn và hiệu quả Nghề đánh cá ven bờ luônđược duy trì, củng cố và đang ổn định Tàu thuyền nhỏ được người dân bố tríkiêm nghề, hoạt động thường xuyên theo hướng khai thác chọn lọc những sảnphẩm kinh tế có giá trị kinh tế Do đó hiệu quả khai thác ven bờ được nâng cao,sản lượng tăng đáng kể, các nhóm sản phẩm xuất khẩu có tỉ lệ cao hơn, thu nhậpcủa người dân khá, đời sống từng bước được cải thiện, góp phần làm thay đổi bộmặt vùng ven biển
Trang 37Công tác chuyển đổi chủ sở hữu tàu khai thác thủy sản xa bờ được UBNDtỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu trong cảnước về hoàn thành sớm việc chuyển đổi chủ sở hữu các tàu khai thác hải sản xa
bờ theo Quyết định số 89/2003/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ Sau khichuyển đổi, các tàu sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, vươn xa hơn đến các ngưtrường Công tác đăng ký, đăng kiểm và trang bị hệ thống thông tin liên lạc đượcchú trọng thực hiện tốt hơn, đã hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản củacác tàu hoạt động trên biển
Thực hiện chính sách trợ dầu của Chính phủ theo Quyết định số TTg cùng với việc tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị, du nhập cải tiền lướinghề và mở rộng ngư trường khai thác, nhất là việc thực hiện Hiệp định phân định
289/QĐ-và hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam 289/QĐ-và Trung Quốc, do vậy sảnlượng khai thác hải sản của tỉnh tăng khá mạnh, từ 21.748 tấn năm 2001 tăng lên49.995 tấn năm 2013 ( gấp 2,3 lần ), vượt 37,3% so với mục tiêu Nghị quyết 02,giá trị sản lượng hải sản đánh bắt năm 2013 đạt 873,9 tỷ đồng ( giá cố định 2010),gấp 2,5 lần so với năm 2001, bình quân giai đoạn 2002-2013 tăng 8,2%/năm.Với hoạt động thường xuyên trên biển, đoàn tàu đánh cá khơi của ta đã đónggóp lớn trong việc giãn các tàu nước ngoài ra khơi xa, góp phần giữ gìn trật tự anninh và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc
- Chế biến thủy hải sản từng bước phát triển
Hiện nay, khu vực ven biển có 11 doanh nghiệp và hơn 100 cơ sở sản xuấtchế biến thủy hải sản, tập trung ở khu vực ven biển, trong đó có một số cơ sở chếbiến quy mô khá lớn như: nhà máy chế biến bột cá Thụy Hải công suất 15.000tấn/năm tại cụm công nghiệp Thụy Tân, nhà máy chế biển thủy sản Rich Beautycông suất 4.000 tấn/năm tại cảng cá Tân Sơn, cơ sở chế biến thủy hải sản củaDoanh nghiệp Trung Thịnh công suất 100.000 tấn/năm và một số cơ sở chế biến
cá khô, ngao, sứa xuất khẩu…
Trang 38Công nghệ chế biến thủy hải sản từng bước được nâng cao, mặt hàng chếbiến đa dạng hơn Một số sản phẩm đã đăng ký thương hiệu và có thị phần trên thịtrường như: thủy sản đông lạnh, nước mắm Diêm Điền, bột cá, cá mai khô, sứađông lạnh…Ngoài các sản phẩm truyền thống như cá khô, mắm tôm, nước mắm,
… đã có thêm một số sản phẩm mới như ngao, nộm sứa, cá sấy khô làm nguyênliệu tẩm gia vị đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây,chế biến hải sản phát triển chậm do nguồn nguyên liệu chưa ổn định và biến độngcủa thị trường tiêu thụ Đặc biệt ảnh hưởng của việc giải quyết ô nhiễm môitrường liên quan đến Nhà máy chế biến bột cá Thụy hải và các cơ sở chế biếntrong làng nghề, UBND tỉnh đã quyết định dừng hoạt động dây chuyền 2 của nhàmáy chế biến bột cá Thụy Hải và di chuyển ra Cụm công nghiệp Thụy Tân đểđảm bảo các yêu cầu về môi trường trong quá trình sản xuất
- Một số dịch vụ, hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư,có bước phát triểnkhá
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 30 cơ sở làm dịch vụ cung cấp về giống, thức
ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, trong đó
đã phát triển được một số cơ sở sản xuất giống thủy sản mặn, có quy mô khá lớn
và được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ sản xuất tương đối hiện đại, như:Công ty sản xuất giống thủy sản Phương nam, Trại sản xuất giống thủy sản ĐôngMinh… Sản lượng sản xuất giống thủy hải sản trong tỉnh hàng năm tăng lên, năm
2013 sản xuất được 10 triệu con tôm sú giống, gấp 1,4 lần năm 2001, 2.300 triệucon ngao giống, góp phần chủ động một phần nhu cầu về con giống hải sản nuôitrong tỉnh Công tác xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học
kỹ thuật để nâng cao tay nghề cho các các hộ nông ngư dân được quan tâm, đẩymạnh thực hiện, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng thủy hải sảntrong tỉnh
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá cũng được quan tâm đầu tư phát triển Cảng
Trang 39cá Tân Sơn ( xã Thụy Hải ), bến cá Cửa Lân ( xã nam Thịnh ) được đầu tư xâydựng trong các năm trước đã phục vụ tích cực cho tàu thuyền đánh cá trong vàngoài tỉnh neo đậu, tránh trú bão và tiêu thụ sản phẩm Hiện nay tỉnh đang triểnkhai xây dựng Khu neo đật tránh trú bão cho tàu cá tại cửa sông Trà Lý ( xã Mỹ
Lộ ) và Khu neo đậu tránh trú bão, kết hợp cảng cá tại cửa sông Diêm Hộ ( xãThái Thượng ) để phục vụ cho nhu cầu phát triển nghề cá ở địa phương, đến nay,
2 công trình cơ bản hoàn thành và đảm bảo phục vụ neo đậu cho 404 chiếc trongmùa lũ bão UBND tỉnh đã có văn bản trình Chính phủ và Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn đề nghị bổ sung vào quy hoạch cảng cá Thụy Tân, cảng cáCửa Lân là cảng cá loại I và bổ sung thêm 2 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bãotại cống 6, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải và tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương
3.2 Kinh tế hàng hải
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa được đẩy mạnh, trong đó xuất khẩuthủy sản tăng trưởng khá cao Trong giai đoạn 2001-2005 xuất khẩu thủy sảnchủ yếu theo hình thức ủy thác với giá trị thấp (năm cao nhất đạt 0,3 triệuUSD), từ năm 2007 hàng thủy hải sản của tỉnh được xuất khẩu trực tiếp, sảnlượng và giá trị năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2013 đạt 27 triệu USD,gấp 89,8 lần năm 2001 Ngoài ra, hàng năm còn xuất khẩu tiểu ngạch sangTrung Quốc từ 5-6 nghìn tấn Ngao, 2 nghìn tấn Sứa sơ chế và hàng nghìn tấnthủy sản tươi sống khác với giá trị khoảng 8-9 triệu USD
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển (đặc biệt là trong giai đoạn 2008) có bước phát triển mạnh cả về phương tiện vận tải, quy mô tải trọng tàubiển, khối lượng vận chuyển và doanh thu Trước năm 2001 toàn tỉnh có 29tàu vận tải biển, trong đó trọng tải của tàu lớn nhất chỉ đạt 400 tấn, trong đóchủ yếu là vận tải đường sông, tàu vận tải biển hoạt động rất ít Từ năm 2006đội tàu vận tải biển phát triển mạnh, đến nay toàn tỉnh có gần 200 doanhnghiệp vận tải biển, với 277 phương tiện hoạt động (gấp 9,5 lần năm 2001),
Trang 402006-tổng trọng tải đạt trên 514 nghìn tấn phương tiện, trong đó có 140 tàu vận tải
cỡ lớn (trọng tải lớn nhất là 12.000 tấn), hoạt động trên các tuyến trong vàngoài nước Tổng khối lượng vận tải hàng hóa đường biển toàn tỉnh từ năm2002-2013 đạt 26,2 triệu tấn (bằng 29.936 triệu tấn.km); doanh thu vận tảibiển năm 2013 đạt 704 tỷ đồng, gấp 26,1 lần so với năm 2001; bình quânhàng năm tăng 30,1 %/năm về khối lượng hàng hóa vận chuyển và 31,2% vềdoanh thu Hạ tầng vận tải biển từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, tạođiều kiện cho hoạt động vận tải biển phát triển Cảng biển quốc gia DiêmĐiền được từng bước đầu tư mở rộng, nâng công suất bốc xếp hàng hóa và cókhả năng tiếp nhận tàu có trọng tải dưới 600 tấn ra vào Cảng Ngoài ra, còn cómột số cảng cửa sông ven biển và bến bãi xếp dỡ vật liệu như bến Trà Lý, bếnThái Phúc, bến Trà Linh, bến Nam Hồng, bến Đông Quách cũng từng bướcđược đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu bốc xếphàng hóa vận tải đường sông và đường biển trong tỉnh Hiện nay, UBND tỉnhđang chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng công trình kè chắn cát, ổn định luồngvào cảng Diêm Điền cho tàu có tải trọng từ 3.000- 12.000 tấn ra vào làm hàngnhằm nâng cao năng lực bốc xếp hàng hóa của Cảng, giảm thiểu chi phí vậntải biển cho các doanh nghiệp
3.3 Du lịch biển
Hoạt động du lịch biển đạt kết quả bước đầu Các tuyến du lịch sinh tháibiển kết hợp với tham quan các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề được hìnhthành và bước đầu đã thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh UBND tỉnh
đã phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch Đồng Châu (105 ha), quy hoạchchung khu du lịch sinh thái cồn Vành (1.618 ha), cồn Đen (1.150 ha) để thuhút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển du lịch biển; đầu tư tu bổ tôn tạokhu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Bác Hồ- xã Nam Cường, khu lăng mộlãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh- thị trấn Diêm Điền, đền Tam Toà, Đình An Cố,