Phương diện nội dung trong sáng tác của Inrasara Đặc điểm sáng tác Phương diện nội dung trong sáng tác của Inrasara Phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Inrasara Cái nhìn về cuộc sống trong thơ Inrasara thể hiện khá rõ nét cảm thức hiện đại. Mở rộng biên giới thơ ca trong thời đại hội nhập với tinh thần giải trung tâm, thơ Inrasara có sức dung chứa lớn không dừng trong đường biên Chăm hay Việt. Thơ ông mang hơi thở cuộc sống chung của nhân loại với những vấn đề mang tính chất toàn cầu. Phi đại tự sự hoá với tinh thần phi nghiêm cẩn, thơ Inrasara giai đoạn này đánh dấu sự lên ngôi của những tiểu tự sự. Hiện thực đời sống được soi ngắm từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau với thái độ hoài nghi, đả phá, đả phá để sáng tạo theo tinh thần hậu hiện đại. Thơ Inrasara, vì thế đã bắt nhịp kịp thời vào dòng chung của thơ ca thế giới.
Trang 1Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn,
TS Buôn Krông Tuyết Nhung - giảng viên Bộ môn Văn học, trường Đại họcTây Nguyên, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trìnhhoàn thành chuyên đề
Tôi cũng chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sư phạm, Bộ mônVăn học, các các bộ thư viện, cùng người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡtôi trong thời gian qua
Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với công việc nghiên cứu khoa học Vìvậy, chuyên đề này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rấtmong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để chuyên đề đượchoàn thiện tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Bùi Thị Như Quỳnh
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3Ở Việt Nam, trong khoảng mười năm trở lại đây đã xuất hiện một số câybút với những thể nghiệm mới mẻ Trong đó có một nhà thơ được đánh giá là
có sự tìm tòi, bứt phá và hầu hết các tập thơ của ông đều được nhận giảithưởng văn học Đó chính là nhà thơ dân tộc Chăm: Phú Trạm – Inrasara.Điều đặc biệt ông là nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên của Việt Nam nhận giảithưởng văn học ASEAN, một giải thưởng danh giá, có uy tín trong khu vựcĐông Nam Á
Với sức viết dồi dào, thơ Inrasara ngày càng vươn tới độ “chín” trong nghệ thuật.Nếu cách đây không lâu ở miền Bắc có hiện tượng Nguyễn Quang Thiều, thì vài năm sau ở miền Nam có hiện tượng Inrasara, một cây bút cá tính, sắc sảo, nổi bật Thơ Inrasara là đề tài có nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh,
vì vậy khi phân tích sẽ cho ta cái nhìn sâu hơn, bao quát hơn về nhiều phươngdiện trong sáng tác của nhà thơ này Qua đó cũng thấy được đóng góp của cácnhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam cho nền văn học nước nhà trong thời gian hiện nay
Vì vậy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara” qua một số
Trang 4tập thơ đã xuất bản với hi vọng có thể đưa ra cái nhìn cũng như ý kiến của cá nhân về một vài khía cạnh trong thơ Inrasara, một thế giới cần khám phá và tìm hiểu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ Inrasara trong hai tập
thơTháp nắng và Lễ tẩy trần tháng 4.
- Đánh giá tiến trình sáng tác trong thơ Inrasara qua các tập thơ
- Đối chiếu thơ Inrasara với các sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số khác
- Qua hai tập thơ đã xuất bản thấy được một vài khía cạnh về thơ Inrasara
- Qua đó khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ tài năng Inrasara
- Đưa ra những phân tích đánh giá về thơ Inrasara
Trang 5PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ngay khi tập thơ đầu tay Tháp nắngra đời, đoạt giải thưởng của Hội
Nhà văn Việt Nam 1996, thơ Inrasara được các nhà thơ, nhà văn, nhà phêbình trong và ngoài nước đánh giá cao Có thể kể đến ý kiến của Trúc Thông,
Vũ Nho, Vũ Quần Phương, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Ngô ThịKim Cúc, Nguyễn Hoàng Sơn ở trong nước; Trần Nghi Hoàng, Lê Đình NhấtLang, Nguyễn Đức Hiệp ở nước ngoài
Thơ Inrasara được đánh giá như một nỗ lực bứt phá, sáng tạo không mệt
mỏi Sau Tháp nắng và Sinh nhật cây xương rồng, dường như Inrasara đang muốn tự bứt mình tìm đến một giọng điệu mới Báo Văn nghệ trẻđã giới thiệu
về thơ Sara với những lời nồng nhiệt: “Hành hương em là cuộc hành trình đầy
nặng nhọc và có cả hoang mang của một trái tim sư tử, một kiếp phận lạc đà, nhưng có lúc, từ những nặng nhọc này cất lên một tiếng nói trong mát”[12;4]
Còn Khánh Phương và một số tác giả khác thì cho rằng: “Lễ tẩy trần tháng Tư,thật sự là một cuộc giác ngộ trong thơ anh, thoát hết khỏi những ràng buộc
khôn ngoan của câu chữ, khỏi thứ mĩ cảm chung chung một tìm tòi lối thể hiện mới khá thuyếtphục, không hũ nút, không cố tình khác người và dường như có một quy chuẩn chung: không thoát li khỏi những cảm xúc thật của tác
giả”[6;23] Thạch Linh cho rằng: “Lễ Tẩy trần tháng Tư của Inrasara mới lạ ở
những suy tư và ngẫm nghĩ phát đi từ một gốc hồn Chăm của nhà thơ đào sâu vào vốn văn hoá dân tộc mình để nghĩ rộng ra những vấn đề chung của đất nước, của thời đại Thơ Inrasara có nhiều tìm tòi đổi mới cách nói, cách
cảm”[12;4]
Nhà thơ Trúc Thông cũng đã đánh giá cao hành trình cách tân thơ của Sara:
“Với Lễ tẩy trần tháng Tư, Inrasara đã đạt tới niềm khoái cảm tự do đầy bình tĩnh của một thi sĩ Từ Tháp nắng, bằng sáu năm trần mình trong lao động thi
Trang 6ca, nhà thơ này đã vững đứng trên một đỉnh cao mới của chính anh Vừa cô đặc vừa đầy ắp, tràn ngập hình ảnh đời sống quá khứ và hiện tại, cùng với vậnđộng không ngừng về phía trừu tượng Inrasara đã tạo dựng một hệ thống thi pháp riêng [16;14]
Từ việc đánh giá chung về giá trị của những tập thơ, các phương diệnnhư ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ Inrasara cũng lần lượt được tìm hiểu
Về ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên và Hoàng Thiên Nga đều cóchung nhận định Inrasara chịu khó kiếm tìm, làm mới ngôn ngữ:“Về ngônngữ, đã thấy anh chăm chút đến từng hơi thơ, khoảng cách sống giữa chữ,nghĩa Những con chữ đã biết vươn ra một cách tự nhiên hơn và bám rễ vàohồn người.”[2;7]
Về giọng điệu, tác giả Lâm Tiến cho rằng: “Với một giọng thơ tâm tìnhsâu sắc, Inrasara thể hiện rõ cá tính, bản lĩnh Thơ anh đầy suy tư và chính vìvậy anh cũng hay triết lý về con người, cuộc sống Bút pháp phóng khoángnhưng lúc nào cũng chốt lại một tâm trạng, một cảm xúc, về mình, về conngười, cuộc sống dân tộc, quê hương mình”.[1;18]
Tính chất hiện đại và hậu hiện đại trong thơ Inrasara cũng được dư luận
đề cập Thạch Linh cho rằng “thơ Inrasara có nhiều tìm tòi đổi mới cách nói,cách cảm”[12;5] Có thể chính điều đó đã làm nên những tập thơ có tứ vàngôn từ rất lạ Không phải đánh đố chữ nghĩa mà là sự kết hợp ngôn từ có ẩn
ý do bàn tay phù thủy của tác giả tạo nên
Ngô Thị Hạnh nhận thấy “bằng những vần thơ của mình, Inrasara đãđem đến cho bạn đọc một ấn tượng khác về thơ Thơ dung chứa tất cả nhữngchật chội của trần gian Thơ trúc trắc và thơ rất mượt mà Tác giả viết nhưkhông viết gì mà lại viết về tất cả”[10;4].Có thể chính ấn tượng khác lạ ấy đãkhiến Nguyễn Hoàng Sơn nhận xét Inrasara xứng đáng là “một trong nhữnggiọng thơ cách tân nhất hiện nay”
Đặc biệt, đã có khá nhiều luận văn đi vào nghiên cứu thơ Inrasara, trong
đó phải kể đến Thơ Inrasara của tác giả Trần Xuân Quỳnh, Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara của Võ Thị Hạnh Thủy, đề tài nghiên cứu khoa học Tìm
Trang 7hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara của Lê Thị Tuyết Lan Các tác giả trên
đã đi vào tìm hiểu khá sâu về tiếng nói trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơInrasara.Thi pháp thơ Inrasara cũng đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu.Với hơn một trăm bài viết và khá nhiều công trình nghiên cứu về thơInrasara, mỗi tác giả đi vào khám phá một khía cạnh khác nhau nhưng tất cảđều thống nhất đánh giá thơ ông là một cõi riêng - một miền văn hóa Chăm bí
ẩn mà hiển linh rực rỡ, độc đáo.Ông cũng được nhìn nhận như một người sớm
có giọng điệu riêng khi mới xuất hiện, một người luôn nỗ lực không ngừngcho dòng chảy cách tân thơ đương đại
Trang 8PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công trình nghiên cứu này tìm hiểu về thơ của Inrasara trên bình diệnnội dung và nghệ thuật
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện đề tài này tôi mong muốn có thể đưa ra một cái nhìn sơ
lượcvề thơ Inrasara Đó cũng là căn cứ để tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong đề tài của mình: Phân tích, đánh giá thơ Inrasara trên hai phương diện
chính là nội dung và nghệ thuật trong hai tập thơ Tháp nắng, (thơ và trường
ca), NXB Thanh niên 1996 vàLễ tẩy trần tháng tư,(thơ và trường ca), NXB Hội Nhà Văn 2002
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Phân tích về nội dung và nghệ thuật thơ Inrasara với các mảng về đề tài, cảm xúc thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn từ và hình thức thể hiện
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Sự so sánh về nội dung thể hiện cũng như hình thức thể hiện trong thơ Inrasara
- Phương pháp tổng hợp: Từ các phân tích ở trên, đưa ra cái nhìn khái quát về tiến trình phát triển trong thơ Inrasara
Trang 9- Phương pháp thi pháp học: khảo sát 2tập thơ Tháp nắng và Lễ tẩy trần tháng tư để đưa ra cái nhìn sơ lược về nội dung, nghệ thuật trong thơ Inrasara.
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Cuộc đời, sự nghiệp và đặc điểm sáng tác của nhà thơ Inrasara
- Phương diện nội dụng trong sáng tác của Inrasara
- Phương diện nghệ thuật trong sáng tác của Inrasara
Trang 10PHẦN THỨ TƯ: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát về nhà thơ inrasara
4.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
4.1.1.1 Cuộc đời
- Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng
9 năm 1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện NinhPhước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếngcủa Việt Nam hiện nay
+ 1978 - Ông quyếtđịnhthôi học, đi tìm tòi, khám phá, đọc và làm thơ.+1982 -Ông làm công việc nghiên cứu ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm -Ninh Thuận.Song công việc nghiên cứuđó không giữchân ông được lâu
+ 1986 -Inrasara quyếtđịnhthôi việc, làm một ngườinông dân bìnhthường, đi trải nghiệm, nghiên cứu và làm thơ
+ 1992 - Đếnlàm công việcnghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ViệtNam - Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thànhphố Hồ Chí Minh
+ Từ 1998 - Inrasara trở thành một người làm việc tự do Hiện sống tạithành phố Hồ Chí Minh Công việc ông đang làm là: Nghiên cứu văn hóaChăm; làm thơ, viết văn, dịch và viết tiểu luận - phê bình văn học
Trang 11- Inrasara trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống và công việc,hiện tại Inrasara là hội viên của:
+ Hội Nhà văn Việt Nam
+ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
+ Hội Văn học - nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam
•Văn học Chăm I - Khái luận, NXB Văn hoá Dân tộc 1994
• Văn học dân gian Chăm - Tục ngữ, câu đố, NXB Văn hoá Dân tộc 1995
• Văn học Chăm II - Trường ca, sưu tầm - nghiên cứu, NXB Văn hoáDân tộc 1995
• Từ điển Chăm - Việt (viết chung), NXB Khoa học xã hội 1995
• Từ điển Việt- Chăm (viết chung), NXB Khoa học xã hội 1996
• Các vấn đề văn hoá - xã hội Chăm (tiểu luận), NXB Văn hoá Dân tộc 1999
• Văn hoá - xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại (tiểu luận), NXB Vănhọc 2003, 2008
• Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hoá Dân tộc 2003
• Từ điển Việt - Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáodục 2004
• Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo(tiểu luận - phê bình),Nhà xuất bản VănNghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006
• Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ, Câu đố Chăm(sưu tầm - nghiên cứu),NXB Văn hoá Dân tộc 2006
• Ariya Cam - Trường ca Chăm, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố HồChí Minh, 2006
Trang 12• Song thoại với cái mới (tiểu luận) NXB Hội Nhà Văn 2008.
• Sử thi Akayet Chăm, NXB Khoa học Xã hội, 2009
• Tháp nắng (thơ và trường ca), NXB Thanh niên 1996
• Sinh nhật cây xương rồng (thơ song ngữ Việt - Chăm), NXB Văn hoáDân tộc 1997
• Hành hương em (thơ), NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1999
• Lễ tẩy trần tháng tư (thơ và trường ca), NXB Hội Nhà Văn 2002
• Inrasara (thơ), NXB Kim Đồng 2003
• The Purification Festival in April (thơ song ngữ Anh - Việt), Nhà xuấtbản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005
• Chân dung cát (tiểu thuyết), NXB Hội Nhà Văn 2006
• Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức (thơ), NXB HộiNhà Văn 2006
• Hàng mã kí ức, tiểu thuyết, NXB Văn học, H & Cty Phương Nam, 2011
Ngoài làm thơ, ông còn nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật văn học và ngônngữ Chăm, đồng thời là chủ biên của tuyển tập Tagalau (Bằng lăng), mục đíchgiới thiệu văn học Chăm và nâng đỡ, khuyến khích các cây bút Chăm trẻtuổi.Mọi người đều công nhận tài năng và sự đóng góp to lớn của ông trongviệc nghiên cứu, sưu tầm văn học Champa.Ông còn là một nhà phê bình vănhọc được đánh giá cao
Inrasara nhận được rất nhiều giải thưởng có uy tín và giá trị của các hộivăn học Bao gồm:
+ Inrasara đã 2 lần đoạt Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam
(1997-2003)và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ tẩy trần tháng tư) năm 2005
tại Thái Lan
+ Năm 1995, ông cũng được giải thưởng của Trung tâm lịch sử và văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne (Pháp) với công trình nghiên
cứu Văn Học Chăm (tập 1)
+ Năm 2005, ông được Đài Truyền hinh Việt Nam VTV bầu là Nhân vật Văn hóa trong năm
Trang 13+ Năm 2009, ông được trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh.
4.1.2 Đặc điểm sáng tác
4.1.2.1 Dấu ấn hiện đại.
Dấu ấn hiện đại rất đậm nét bắt đầu từ tác phẩm Hành hương em Đặc
biệt là trong cách chọn đề tài, sử dụng thi liệu Sự đua tranh cũ mới đã trở nên
khá gay gắt trong tập thơ này, nhất là ở bài thơ Hành hương em Đến Lễ tẩy trần tháng Tư, điều thú vị là ta tìm thấy sự giao tranh, sự dùng dằng giữa
nhiều lối viết “Hậu lãng mạn” đang còn và dần mờ nhạt, hiện đại lấn dần vàbước sang cả hậu hiện đại Trong tập thơ này, bên cạnh niềm tin cuộc sống đã
mơ hồ xuất hiện những nỗi hoài nghi Bên cạnh cái tôi là cái ta chung của dântộc Tình yêu quê hương đất nước, những vấn đề của đời sống con nguời thờiđại và cả những vấn đề nhân loại cũng đã được đặt ra Thế giới hiện lên trướcmắt chủ thể trữ tình không còn vẹn nguyên cái đẹp như trước, thay vào đó lànỗi thất vọng:
Vắt đến giọt nước mắt cuối cùng
Anh khóc vào văn minh hoàng hôn
(Khởi động của khởi động)[5;18]
Nhà thơ, cũng cảnh báo về sự tha hoá của nhân cách con người trong thế giới
bất trắc, hỗn loạn (Cái khôn thừa, Ngụ ngôn mùa đông, Muộn…), và đôi
khi,trước cuộc sống xô bồ, con người trở nên mất phương hướng:
Tôi sẽ đi về đâu không biết
không thể ghì níu, trốn chạy, đuổi xua, ôm ấp.
Người bạn kiếp xưa chiều mưa muộn đột ngột hiện về
người tình kiếp sau một đêm tả tơi gõ cửa.
(Những ngày rỗng, Ngày 14: Vượt qua Heidegger)[4;34]
Trang 14Như vậy, có thể nói dấu ấn hậu hiện đại đã manh nha từ Lễ tẩy trần tháng Tư Tập thơ này đánh dấu sự chuyển hướng sáng tác sang một hệ mĩ học mới Tuy nhiên, phải chờ đến sau đó với Chuyện bốn mươi năm mới kể
&mười tám bài thơ tân hình thức và Ở nơi ấyInrasara mới thực sự bứt phá,
nhảy sang bên kia bờ hậu hiện đại
4.1.2.2 Đề tài và chủ đề
Phá vỡ đại tự sự, giải trung tâm với tinh thần phi nghiêm cẩn, nhà thơkhông chỉ biết đến những đề tài lớn lao, những vấn đề trọng đại của dân tộccủa nhân loại mà còn rất cần đi vào những đề tài bé nhỏ, đời thường, thậmchí, nói như Inrasara sẵn sàng lao vào điều tra nạn mất gà ở địa phương Ngaytên các tập thơ của Inrasara cũng đã thể hiện sự thay đổi đề tài và hướng tiếpcận cuộc sống Nếu trước đó nhan đề các tập thơ thường rất đẹp, rất thơ, rất
lãng mạn và cô đọng như: Tháp nắng, Sinh nhật câyxương rồng, Hành hương
em hay Lễ tẩy trần tháng Tưthì đến giai đoạn sau, cảm thức hậu hiện đại đã chi phối đến cách đặt tên của các tập thơ Đó là Chuyện bốn mươi năm mới kể
& mười tám bài thơ tân hình thức và Ở nơi ấy Tên các tập thơ dài, tên bài có
chú thích rõ, nhấn vào yếu tố chuyện đầy dụng ý Nó là sự thể hiện mạch cảmxúc hướng về đời thường, những chuyện bây giờ mới kể bởi trước đây khôngđược kể, không nên kể trong thơ ấy là những chuyện tầm phào nhiều khi đếnvẩn vơ: mở, đóng chuồng bò; một cái cây bị chặt… thậm chí cả những lời đồn
thổi (Cây Kuao, Ma hời) Tuy nhiên đằng sau những câu chuyện ngỡ như
phiếm ấy là biết bao thân phận, bao cuộc đời trong sự suy tưởng của nhà thơ.Những câu chuyện nhỏ ấy được kể từ góc quán cafe, từ trong hầm, haytrên các bàn nhậu, những câu chuyện nghe ở vỉa hè hay bắt được từ một mẩutin trên các báo… Tất cả đều thành thơ:
Sáng nào cũng vậy
túi xách simili rẻ tiền
trước cửa Trung tâm môi giới việc làm, các nàng đến
ngơ ngác nhìn/ hỏi/ đưa mắt dáo dác tìm
Trang 15rồi đi
Hệt nhau
chỉ quần jean rộng hơn hay chật hơn
mái tóc dài hơn hay ngắn hơn
Hệt nhau – nơi đi, điểm đến
từ những số phận đi tìm những số phận
hi vọng sẽ khác
( Những ngày rỗng- Ngày 10: Từ góc quán cà phê)[5;25]
Quan niệm này cũng là một cách Inrasara góp thêm cái nhìn giải thiêngcho thơ Thơ không đâu xa xôi mà hiện diện ngay trong cuộc sống hàng ngày,thường ngày với cả những điều ngỡ như vụn vặt nhất Nhà thơ làm ngườithuật chuyện một cách khách quan, thỉnh thoảng xen vài lời bình luận và sựviệc tự nó nói lên rất nhiều ý nghĩa
Cái nhìn về cuộc sống trong thơ Inrasara thể hiện khá rõ nét cảm thứchiện đại Mở rộng biên giới thơ ca trong thời đại hội nhập với tinh thần giảitrung tâm, thơ Inrasara có sức dung chứa lớn không dừng trong đường biênChăm hay Việt Thơ ông mang hơi thở cuộc sống chung của nhân loại vớinhững vấn đề mang tính chất toàn cầu Phi đại tự sự hoá với tinh thần phinghiêm cẩn, thơ Inrasara giai đoạn này đánh dấu sự lên ngôi của những tiểu tự
sự Hiện thực đời sống được soi ngắm từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhauvới thái độ hoài nghi, đả phá, đả phá để sáng tạo theo tinh thần hậu hiện đại.Thơ Inrasara, vì thế đã bắt nhịp kịp thời vào dòng chung của thơ ca thế giới
đại trong nội dung, hình thức, cũng nhưđề tài và chủ đề.Thơ của ông được
đánh giá là giàu ý tưởng và mang nhiều tính ẩn dụ Là loại thơ nặng chất triết
Trang 16luận, thứ triết luận từ nghiệm sinh và đang hướng đến những hoài nghi, đốithoại và biện giải cuộc sống Mọi người đều công nhận tài năng và sự đónggóp to lớn của Inrasara trong việc nghiên cứu, sưu tầm văn học Champa.
4.2 Phương diện nội dung trong sáng tác của Inrasara
đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét
và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.
Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn
cha nuôi tôi bằng cánh tay săn Glơng Anak
ong nuôi tôi bằng vầng trăng sương mù truyền thuyết
plây nuôi tôi bằng bóng diều, hồn dế, tiếng mõ trâu
“Đứa con” ấy sinh ra từ cái đất quê ấy.
Thoáng nghe đã thấy hơi thở của một vùng trời cao biển rộng phóng khoáng vô cùng, cũng vô cùng vất vả, gian nan.
(Đứa con của đất)[5;16]
Đất quê đã nuôi dưỡng tâm hồn “đứa con” bằng chất mầu tích lũy hàngbao nhiêu thế kỉ Chất mầu đó là tiếng nói dân tộc, là những ngạn ngữ ca dao,những huyền thoại, truyền thuyết thấm vào hồn người từ thuở còn thơ Chất
Trang 17mầu đó là những chim muông cây cỏ, là tiếng sáo diều trầm bổng, tiếng mõtrâu lóc cóc chiều quê Tác giả gọi buôn làng mình là plây, khiến tôi nhớ tớinhững buôn làng ở Tây Nguyên mà nhiều nhánh dân tộc cũng có họ xa họ gầnvới đồng bào Chăm.Thơ Inrasara bắt nguồn rất sâu, rất xa từ văn học dân gianquê nhà Từ cái nguồn đó, đã thu được những ánh nắng mới, những âm thanhmới Cho nên cái chất cổ xưa và cái chất cổ đại gặp nhau rất hòa hợp trong
thơ ông.“Đứa con của đất”lớn lên dù có lúc thở than: “…Tôi lạc mất tôi”, lạc
mất những điệu múa đất mẹ, nhưng tôi rồi lại reo mừng là đã tìm lại được
mình và:“Tìm thấy nắng quê hương!”
Bàn chân người lữ thứ dù đi đến đâu cũng không quên Đường trở về vì
luôn luôn văng vẳng bên tai :
“Tiếng gọi vọng về từ cố quận quen thân
Hay tiếng gọi dội từ thành tim tư lự.”
(Đường trở về)[3;32]
Thế là tiếng gọi của cố quận (quê cũ) cũng là tiếng gọi của trái tim Nhà
thơ đã đồng nhất quê hương với trái tim mình Đến Đôi mắt em – đôi mắt của
người thương – cũng trở thành đôi mắt của quê hương mãi mãi theo dõi bướcngười đi.Nghĩ đến quê mình, bao giờ Inrasara cũng thấy sừng sững trong tâm
tưởng cũng như trong thực tại một biểu tượng của đất quê Đó là Tháp nắng: Biết mấy vạn đời rồi tháp nắng
Trên đồi hoang như dấu lặng phơi bày
Tháp đứng “phơi bày” vững vàng như thế trong thời gian mênh mang
và không gian trơ trụi :
Không một bụi cây – không một cụm mây
Bao la nắng và mênh mông cát
Có lúc nhà thơ “vờ như (tháp) không có” – trong trạng thái giống như trẻ nhỏ chơi ú tim – để rồi òa vui trông thấy:
Thoáng sát na không gian bùng vỡ
Tháp hiện nguyên hình / tháp nắng / thênh thang.
(Tháp nắng)[3;15]
Trang 18“Sát na” là chữ của nhà Phật, chỉ một thoáng ngắn hơn cả ánh chớp, con mắttrần gian cũng đủ thấy cái nguyên hình vĩnh cửu của Tháp nắng Lời thơ nóirất hay về sự đối lập giữa cái chốc lát của những đời người và cái vĩnh cửucủa những giá trị văn hóa do chính con người sáng tạo nên.
Một biểu tượng trong biểu tượng là “Apsara – Vũ nữ Chàm” Ngườinghệ sĩ tài hoa đã “hoài thai” cái đẹp, đã mang trong mình:
Nỗi mơ nung nấu ngàn đời khôn nguôi
đã đi và đã bắt gặp sự giao lưu văn hóa cổ truyền Chàm – Việt, Việt – Chàm ởnơi này nơi khác Từ “khóm dừa Yên Sở” đến “giọng Nam Ai xứ Huế” Từ
“những makara, garuda trên tháp đền Hà Nội” đến Yang Praung, ngôi tháp ở
Tây Nguyên cho đến “màu da bánh mật” của những chàng trai Sài Gòn…Ôi!
Xúc động biết bao nhiêu khi mà thơ nhắc đến địa danh cổ: Châu Lí, Châu Ô
và: “Thương Huyền Trân bước nhỏ ngập ngừng”[4;26]
Công chúa Huyền Trân lại cũng đã trở thành một biểu tượng Biểu tượngcủa sự hòa quyện giữa hai dân tộc Việt – Chăm Hai dân tộc trong cộng đồngdân tộc Việt Nam gồm nhiều dân tộc anh em
4.2.1.2 Vấn đề tự do và giá trị truyền thống
Trang 19Thơ Inrasara còn là vấn đề tự do, vấn đề số phận và tâm tình dân tộc.Nhà thơ không né tránh hiện thực lớn lao và thơ phải vào cuộc Inrasara bấtbình trước tình trạng nhà thơ nói riêng, trí thức nói chung “đi bằng đầu gối
một cách hèn hạ” [8;13] ngay cả trong thơ Ở nơi ấy, hảo hảo hảo, Ở nơi, ấy
tự do là những bài thơ thấm thía về thời cuộc và là những hồi chuông thức
tỉnh về vấn đề sứ mệnh của thơ ca Thơ Inrasara dám đặt ra những vấn đề lớnlao của thời đại Trước những sự kiện trọng đại của đất nước, Inrasara đãdũng cảm nói lên tiếng nói của riêng mình Đó là tiếng nói của nhà thơ cólương tâm trách nhiệm trước số phận dân tộc Đó cũng là biểu hiện thiết thựccủa tình yêu tổ quốc
Inrasara đã sớm bắt nhịp với thời đại mình Ông quan niệm, thơ phải bắtkịp nhịp sống của thời đại Ông không nhìn thơ theo lối bảo thủ, không đóngkhung đông cứng, dám chấp nhận cái mới, hơn thế còn cỗ vũ mạnh mẽ chocái mới Nói về sự thể nghiệm cái mới, ông cho rằng:“Vậy thì, làm sao mộtnhà thơ, một nhóm thơ lại nghĩ rằng mình có thể làm một cái gì mới hơn, cógiá trị hơn, gây sốc hơn? Cái chúng tôi đang làm, không phải đã làm là một cốgắng (có thể là vô vọng) làm khác đi chính mình, lập tức khác đi những gìmình vừa quen, làm và người quan sát cũng có thể thấy được điều đó.Cuộc sống đã thay đổi, thơ cũng phải thế Nhưng thay đổi thái độ, thay đổicảm quan thẩm mĩ, hệ mĩ học đối với nhiều người thật không dễ dànggì.”[8;10] Có thể nói ông đã rất dứt khoát nói lời từ giã hệ mĩ học lỗi thời để
tiên phong trong việc tiếp nhận hệ mĩ học mới Trong Song thoại với cái mới
ông viết: “Nhưng tại sao cứ nhà quê mà không là thành phố? Cứ mộc mạcthanh bần mà không phức tạp phồn hoa?” [7,8]Và ông kêu gọi đưa những thiliệu mới vào thơ để thể hiện chân thực hơn hơi thở của cuộc sống mới như:cột đèn, thương xá, xa lộ, quán bar, mail, ca-ve, shoping Ngôn ngữ thơ vì thếcũng thay đổi Ông cho rằng: “Nhà văn hậu hiện đại nhận định vào vai trò củanghệ thuật là tham dự vào trò chơi hỗn loạn giữa các sự thế vì giả tạo”.[6,13]Inrasara chấp nhận đưa thứ ngôn ngữ đời thường, thậm chí dung tục vào trongthơ, đương nhiên là để gọi đúng tên sự vật như nó vốn có và thứ ngôn ngữ ấy
Trang 20phải được qua màng lọc tâm hồn Trong thời đại cạn kiệt này, thơ không sợđụng hàng và nhà thơ chấp nhận thủ pháp nghệ thuật cắt dán như một giảipháp khi mọi đề tài, mọi hình thức đã bị cạn kiệt, họ thoải mái xài lại cái đã
có, cắt dán chúng đầy ngẫu hứng không chỉ ngôn từ mà mọi chất liệu bất kì,tước bỏ cơ sở mĩ học của sản phẩm gốc bằng thủ pháp phỏng nhại, giễu nhại
để làm tác phẩm khác Trên hệ mĩ học mới này Inrasara đã mở ra một hướngsáng tác mới làm phong phú thêm thơ ông
Thơ Inrasara tự do trong hình thức, trong đề tài, trong hình tượng thểnghiệm, trong cả không gian thời gian lẫn phong cách sáng tác
Thơ Inrasara nói lên tâm tình của dân tộc mình, thức dậy nền văn hóaChămpa có nguy cơ bị vùi vào quên lãng Những tiếng trống ginang vang lên,điệu múa apsara sống dậy, mầm xương rồng bật lên Ông kiêu hãnh về mộtquá khứ hào hùng của dân tộc mình và đau đớn trước sự bào mòn của thờigian với những nét đẹp ấy:
Biết mấy trăm năm rồi tháp đứng Biển bên kia và cát bên này Biết mấy vạn đời rồi tháp nắng Trên đồi hoang
như dấu lặng phơi bày.
Chuyến xe Sài Gòn – Phan Rang tôi đi lại quá trăm lần Tháp có đó tôi vờ như không có
Thoáng sát-na không gian bùng vỡ Tháp hiện nguyên hình
tháp nắng thênh thang.
(Tháp nắng)[3;17]
Tháp nắng của Inrasara không phải là Tháp nắngcủa ai đó
Tháp nắng của Inrasara “như dấu lặng”, “âm thanh câm” giữa hoang vu đồi
và hoang vu cát, những không gian trống không, và nơi ấy, “thời gian vắng
Trang 21mặt” Cái không-thời-gian ấy cũng chính là “hoang mạc lòng nhân gian lạnh”, không lời ca, tiếng thơ nào ca ngợi
Và chính ông, Inrasara, cũng vậy Ông từng viết trong một lần ngỡ mình đã đốn ngộ đến mức tuyệt đỉnh nhất:
Lại xanh trong tôi - dù rừng đã cháy
Lại chảy trong tôi - dù sông đã chết
Chợt hanh lại cát - chợt buồn lại ru
Chợt duyên lại em - chợt hoang lại tháp
(Đứa con của đất) [3;10]
Tháp hoang vu như là một tất yếu của thời gian!
Và lần này, là một chuyển đổi toàn diện, triệt để, thì ở Inrasara, hốtnhiên, bật lên tiếng nói, không thể vậy mãi:
Chuyến xe Sài Gòn – Phan Rang
tôi đi lại quá trăm lần
Tháp có đó – tôi vờ như không có
Thoáng sát-na không gian bùng vỡ
Biết mấy trăm năm rồi tháp đứng
Biển bên kia và cát bên này
Biết mấy vạn đời rồi tháp nắng
Trên đồi hoang
như dấu lặng
Trang 22phơi bày
(Tháp nắng)[3;21]
Tháp Chàm là một loại hình kiến trúc đặc biệt của người Chăm Viết về
nó, Chế Lan Viên và Văn Cao đã có những phát hiện mới Đến Inrasara, thápChàm mới hiện lên với đầy đủ diện mạo, sắc thái của nó Ông viết về tháp từnhiều góc nhìn khác nhau: tự hào, kiêu hãnh với tháp nắng, ngậm ngùi xa xótbởi tháp hoang, tháp lạnh, huyễn tưởng với tháp mọc ngang trời trong cáinhìn “tháp Chàm muôn mặt” Có thể nói, Inrasara đã thổi vào tháp linh hồnngười vì vậy nó có sức ám ảnh lạ lùng.Tháp là biểu tượng của văn hoá, củatâm hồn Chăm
4.2.1.3 Lễ hội và góc nhìn văn hóa
Lễ tẩy trần cũng được hiện lên qua thơ ông thật sống động Hình ảnhnắng gắn với thầy chủ lễ già hiện lên ám ảnh lạ kì
Nắng đã khởi động trên đồi tháng tư
Khởi động sớm hơn nhiều thế kỉ trước
Khi biển còn chưa thức giấc
(Lễ tẩy trần tháng Tư)[4;18]
Cùng với tháp, lễ hội Chăm cũng được Inrasara tái hiện một cách ámảnh Dân tộc Chăm là dân tộc của lễ hội Với họ, Katê là dịp lễ hội văn hoáđặc sắc, bởi đó là nơi phản chiếu sinh hoạt cộng đồng và hội tụ những giá trịtinh hoa của văn hoá dân tộc Lễ hội được tái hiện gắn với đền tháp cổ kính,gắn với tiếng kèn xaranai náo nức, với điệu múa Apsara tinh tế huyền miên,với tiếng trống ginang mê hoặc và những bài tụng ca linh thánh Katê thật sựcuốn hút tất cả mọi thành viên trong cộng đồng ở tất cả các cấp độ Bản thân
nó đã mang những giá trị văn hoá độc đáo vô song Bóng dáng lễ hội đi vàothơ Inrasara với đầy đủ đặc trưng của nó ấy là gió Katê, mùi mưa Katê,chuyến mưa nồng nã Katê Ngay cả tình yêu cũng đẫm màu sắc Katê với niềmước mong gặp gỡ:
Mỗi tháng mỗi mùa chờ em về chẳng được
Trang 23Đành mong em về chỉ mỗi Katê sang
(Tứ tuyệt buồn)[4;6]
Hay trong mùa Katê mới, nhà thơ háo hức:
Em về nắng hanh lối mòn điệu đua buk triền vai rung rinh màu thổ cẩm lời ca dao vợi buồn trong mắt.
(Katê mới)[5,14]
Không khí náo nức của lễ hội như gọi mời, như giục giã bước chân tìnhyêu đôi lứa Bài thơ là sự tổng hoà kết dệt của các sắc màu, vũ điệu văn hoáChăm vì vậy tạo được nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, hơn hết đã gọidậy được cả một vùng miền văn hoá Chăm với những nét đặc sắc nhất
Lễ tẩy trần tháng Tư là lễ hội linh thánh được tổ chức vào đầu nămChăm lịch để tống tiễn cái xấu, nghinh đón cái mới vào làng Lễ tẩy trần đivào thơ Inrasara như một điều linh nghiệm:
Nắng đã khởi động trên đồi tháng tư
Khởi động sớm hơn nhiều thế kỉ trước
Khi biển còn chưa thức giấc
Sớm hơn cả kí ức thầy chủ lễ già
Sớm hơn Nắng đã khởi động
Nắng cưỡi lên chiếc roi mây vũ sư Kaing
đánh thức trống baranưng còn nằm phủ bụi trên sà nhà
Lay dậy tiếng gáy cặp gà trống đêm cuối cùng chờ hiến tế
(Lễ tẩy trần tháng Tư)[4;22]
Tài năng của Inrasara khi viết về lễ hội không chỉ ở chỗ tái hiện khôngkhí bề ngoài của nó, hơn hết ông còn giúp người đọc hình dung được tâm cảmChăm, đắm mình trong niềm tin của lễ thánh, giúp người đọc lặn sâu vào cõimiền bí ẩn linh thiêng trong mỗi tâm hồn Chăm để thức dậy những nét đẹpvăn hoá trong nó Hay nói khác đi, Inrasara đã chạm được vào bề sâu văn hoátinh thần của dân tộc mình Lễ hội Chăm không thể không gắn với điệu múaApsara Có thể nói Apsara đã trở thành nỗi ám ảnh trong thơ Inrasara:
Nhảy múa giữa hoàng hôn
Trang 24Đường cong bay bay chiều vụn nát
Bóng đêm dài tràn thung lũng khát
Nhảy múa gọi bình minh
Baranưng miệt mài ngàn năm vỗ.
Chợt trang nghiêm nắng viện bảo tàng
Chợt kiêu sa choáng cao ốc Sài Gòn
Nhảy múa
(Apsara)[5;18]
Hình ảnh vũ nữ Chăm hiện lên trong thơ ông khắc khoải trong nhiềutrang viết với nhiều biến thể Nàng có mặt khắp nơi, trong viện bảo tàng, nơicao ốc Sài Gòn khi căng tràn sinh lực, khi điềm tĩnh trang nghiêm, khi kiêu
sa quyến rũ, khi đắm say cùng điệu múa Apsara mải mê trong kiếp đá, ngơngác trong kiếp người Viết về nàng thi sĩ đã dành biết bao yêu thương, trântrọng Nhà thơ như thổi hồn mình vào đó khiến Apsara trở thành thực thể cólinh hồn Nàng cảm nhận được những yêu thương cũng như những thờ ơ hay
sự tung hô vội vã của người đời Với Inrasara, nàng là hiện thân cho vẻ đẹpvăn hoá linh thiêng, nguyên sơ của một thời nhưng ám gợi không thôi,không nguôi trong cuộc sống hôm nay
4.2.2 Chân dung người Chăm với truyền thống Chăm
4.2.2.1 Chân dung tự họa
Inrasara luôn luôn vươn tới tìm tòi và sáng tạo cái mới, tuy vậy ông vẫnkhông quên lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của ngườiChăm Thơ Inrasara hướng tới dân tộc Chăm, đặt thơ trong mối quan hệ vớivăn hóa truyền thống Chăm Ông luôn có cách thể hiện độc đáo của riêngmình đó là cách thể hiện những bức chân dung Chăm một cách trực tiếp cũngnhư gián tiếp
Ngay cả những nét vẽ tự hoạ về bản thân, Inrasara vẽ rất thật độc đáo vàđẫm đầy chất Chăm:
Tôi,
Trang 25đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét
và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.
(Đứa con của đất)[3;10]
Inrasara tự họa bức chân dung của bản thân để đặt trong một bức tranh toàn
cảnh rộng lớn của cả nền văn hóa truyền thống Chăm đầy màu sắc “Tôi-đứa con của biển khơi trùng trùng bão táp” “và đôi mắt của tháp Chàm mất ngủ xanh xao”.Những ví von, so sánh, liên tưởng vô cùng sinh động và thú vị.
Búc chân dung được vẽ nên một cách trực tiếp từ chính bản thân người thi bức tự họa tuyệt vời của một chàng trai Chăm đa tài, đa cảm:
sĩ-Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn
Cha nuôi tôi bằng cánh tay săn Glang Ana
Ông nuôi tôi bằng vầng trăng sương mùtruyền thuyết.
Plây nuôi tôi bằng bóng diều, hồn dế, tiếng mõ trâu
(Đứa con của đất)[3;12]
Cảm thức về con người trong thơ Inrasara mang một dấu ấn riêng đậm nét
Đó là con người tha hương Tha hương trở thành nỗi ám ảnh trong thơông.Rời bỏ quê hương bước chân lãng du nhọc nhằn nơi xứ người Trở lại quêhương sau bao mùa bất trắc lại ôm mặt khóc oà Bởi giữa quê hương mà thấythiếu vắng quê hương, ấy cũng là cảm thức Chăm vậy
Rời bỏ ruộng đồng quen thuộc, ngọn đồi thân thương
Dong buồm vào hải đảo mù khơi bất trắc
Người thuỷ thủ già không chở về mùa vàng thu hoạch
Chỉ thấy bay lả trên cánh buồm khoảng nắng khoan dung
(Tha hương)[5;19]
Inrasara họa gián tiếp bức chân dung của những con người tha hương.Ông đáu đáu nhìn thẳng vào hiện thực Những người tha hương trở về, sau