1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà Nước của dân, do dân, vì dân. Liên hệ với việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.

16 1.7K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

I.Tư tương Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:1.Nhà nước của dân.2.Nhà nước do dân.3. Nhà nước vì dân.II.Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam1.Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.2.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.3.Những tác động của bối cảnh thế giới hiện tại.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

về Nhà Nước của dân, do dân, vì dân Liên hệvới việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hôichủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Thị Tường DuyNhóm: Rain BownSĐT: 0967753856

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12/2015

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

NHÓM RAIN BOWN

-STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG1 Lê Thị Hoa Huệ Làm Powerpoint.

2 Đặng Thị Mỹ Trang Phần I.3 Đặng Xuân Trang Phần I.4 Nguyễn Hoài Thương Phần II.5 Đặng Thị Phương Thúy Phần II.

Trang 3

Mục lục

I Tư tương Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:1.Nhà nước của dân.

2.Nhà nước do dân.3 Nhà nước vì dân.

II Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam1 Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam.3 Những tác động của bối cảnh thế giới hiện tại.

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân , vì dân giá trị lý luận vàthực tiễn to lớn, sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ, Nhànước kiểu mới ở Việt Nam Học tập và quán triệt tưởng này để xây dựng Nhà nước ngangtầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ýnghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cảicách bộ máy nhà nước , xây dựng đội ngũ cán bộ công chức là công bộc của dân , hoànthiện hệ thống pháp luật , đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu trong bộ máy nhànước , phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi và lợi ích củanhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Xây dựng nhà nước pháp quyền là xuhướng tất yếu khách quan, nhưng đối với chúng ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ Trênthế giới cũng chưa có quốc gia, dân tộc nào đã khẳng định xây dựng thành công nhà nướcpháp quyền , mà chỉ đạt được một số thành tựu nhất định Mặt khác, không có một nhànước pháp quyền nào là khuôn mẫu chung cho tất cả các quốc gia, dân tộc Do vậy, cùngvới việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến về nhà nước pháp quyền mà nhân loạiđã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ ChíMinh về nhà nước và pháp luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam có những đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế -xã hội, truyềnthống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam

Với những ý nghĩa đó, việc tìm hiểu chủ đề: Tư tưởng Hồ chí Minh về nhà nướccủa dân, do dân, vì dân vào vận dụng vào xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam hiên nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đấtnước, phát triển nền kinh tế thị trường , xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng quanhệ quốc tế ở nước ta hiện nay.

NỘI DUNG

I, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:

Trang 5

Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về xây dựng một Nhà nước mới ở Việt Namlà một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ Đây là quan điểm cơ bản nhất của HồChí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người sáng lập.Quanđiểm đó xuyên suốt,có tính chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát trển của Nhànước cách mạng ở Việt Nam.

Quan điểm xây dựng nhà nước của Hồ Chí Minh không những kế thừa mà cònphát triển học thuyết Mác-Lênin về nhà nước cách mạng.

Năm 1927, trong cuốn “Đường Kách Mệnh” Bác chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm

kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao chodân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần,thế dân chúng mới được hạnh phúc”.

Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu

quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân nói tóm lại, quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân” Đó là điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã

từng tồn tại trong lịch sử.

1.Nhà nước của dân:

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước

và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Chẳng hạn như: Điều 1 Hiến pháp nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 nói: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.Tất cả quyền bình trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòigiống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền chonhững đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh Đây thuộc về chếđộ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp Quyền làm chủ và đồng thời cũnglà quyền kiểm soát của nhân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểuQuốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của

nhân dân Nó được thể hiện ở: Điều 32 Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc liên quan

Trang 6

đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết ”, thực chất đó là chế độ trưng

cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.

Theo Hồ Chí Minh muốn đảm bảo tính chất nhân dân của nhà nước phải xác địnhđược trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra.

Hồ Chí Minh đã nêu lên dân chủ và nhân dân làm chủ Dân chủ là xác định vị thềcủa dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân Tức là: Nhànước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làmnhững việc pháp luật không cấm và có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp vàpháp luật Đồng thời, là người chủ cũng phải thể hiện năng lực, trách nhiệm làm chủ củamình.

Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làmchủ của người dân Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, là “côngbộc” của dân; phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhândân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việccho dân”

Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945là nhà nước tiến bộ ngàn năm chưa từng có trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ViệtNam bởi vì nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi côngviệc của đất nước.

2 Nhà nước do dân:

Nhà nước do nhân dân lập nên, do nhân dân ủng hộ, dân làm chủ Chính vì vậy HồChí Minh đã thường nhấn mạnh nhiệm vụ của người cách mạng là làm sao cho dân hiểu,làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước củamình.

Nhà nước do dân tạo ra và tham gia quản lý, thể hiện ở chỗ:

+ Toàn bộ công dân ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơquan duy nhất có quyền lập pháp.

+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chínhphủ (nay gọi là Chính phủ).

Trang 7

+ Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện cácnghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.

+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chícủa dân (Thông qua Quốc hội do dân bầu ra).

- Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liênhệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân Người nói:

“Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan nhà

nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi

miễn nó Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một

phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

3.Nhà nước vì dân:

Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân làmmục tiêu tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trongsạch, cần kiệm liêm chính.

Bác nhấn mạnh: “mọi đường lối chính sách đều chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho

nhân dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏcũng cố gắng Dân là gốc của nước.” Bác luôn tâm niệm:“Làm cho dân có ăn, làm chodân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”.

Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộnhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân uỷ quyền Là người phục

vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân “Nếu

không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có chính phủ thì nhândân không ai dẫn đường” Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung thành, tận tuỵ, cần

kiệm liêm chính ; là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xatrông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài, vừahiền lại vừa minh.

Hồ Chí Minh là người Chủ tịch suốt đời vì dân Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có

một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của nhân dân.Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là

Trang 8

vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôigánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó”.

II Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở ViệtNam:

1.Một số vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” hay “chế độ pháp trị” để chỉ một mô hình nhànước trong đó mọi biểu hiện về quyền lực đều có khả năng đo đếm được theo các tiêuchuẩn pháp luật và có khả năng chống lại mọi nguy cơ và ảnh hưởng xấu bằng nhữngphương tiện tri thức để bảo đảm trật tự Cơ sở của nhà nước pháp quyền là ý tưởng vềcông lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng củanhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dânchủ và quyền con người, an toàn cho các công dân Nhà nước pháp quyền với định nghĩacơ bản nhất là không ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo luật ; là toàn thể mộtquốc gia có trách nhiệm thực hiện công lý, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đếnviệc tôn trọng các quyền con người và nguyên tắc tương ứng Nội dung căn bản của lýthuyết nhà nước pháp quyền là sự đề cao pháp luật trong mối tương quan với nhà nước,pháp luật là công cụ để hạn chế quyền lực nhà nước Dưới góc độ quản lý, nhà nước phápquyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; trong đó, các cá nhân, tập thể, tổ chứcvà cơ quan công quyền đều phải tuân theo pháp luật Những yếu tố trung tâm, cốt lõi lịchsử của ý tưởng về nhà nước pháp quyền là: sự thượng tôn pháp luật, bảo vệ nhân quyềnvà phân quyền (không có quyền lực độc đoán, phân lập các quyền lực nhà nước theo cácchức năng hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp) và bình đẳng trong việc tham giaquản lý nhà nước, quản lý xã hội Qua từng thời kỳ, tư tưởng đó có những bước tiến mớithể hiện sự phát triển tư duy nhân loại về trình độ tổ chức quản lý xã hội, phản ánhnguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn có quyền tự do, bình đẳng; có quyềnlàm chủ bản thân và làm chủ đời sống xã hội Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đối lậpvới sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức nhân dân, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữamột bên là nhà nước pháp quyền (dựa vào pháp luật để hành động) và một bên là xã hộicông dân (bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật) Là một giá trị hình thành sớm trong

Trang 9

lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được nhân loại thửnghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ, ngày càng được bổ sung nội hàm mới phát triển thànhhọc thuyết; đến thời đại cách mạng tư sản, mô hình nhà nước pháp quyền đã trở thànhhiện thực ở nhiều nước phương Tây và đang trở thành hình thức phổ biến trong thế giới

2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam:

“Tư tưởng và học thuyết nhà nước pháp quyền hiện đại của phương Tây đượctruyền bá vào Việt Nam từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc,tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam”.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người khởixướng những quan điểm về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân gắn với quátrình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiến pháp năm1946 đã thể hiện tinh thần xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Nhưng ngay sau khi giành được độc lập, nước ta lại rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, đồngthời do nhận thức khác nhau cùng với những định kiến sai lầm trong quan niệm về phápquyền, đồng nhất một cách máy móc nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản nên đếntrước khi tiến hành công cuộc đổi mới, các tư tưởng, học thuyết và nguyên tắc phápquyền vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu kịp thời và đầy đủ Từ nhận thức lý luận, tiếpthu có chọn lọc các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung và từ thực tiễnlãnh đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông quacác văn kiện Đại hội của Đảng, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

1/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dânvà vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

2/ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặtchẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp.

3/ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, pháp luậtgiữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội

Trang 10

4/ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng caotrách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, tăng cường kỷcương, kỷ luật

5/ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

3.Những tác động của bối cảnh thế giới hiện tại:

Trong những năm đầu triển khai đổi mới, việc quản lý xã hội trong điều kiệnchuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được quan tâmthích đáng; còn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần được giảiquyết tích cực và hiệu quả Việc phân định rành mạch các chức năng, nhiệm vụ vàphương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện Đảng lãnh đạo xã hội làmột vấn đề phức tạp; chúng ta vẫn đang tìm tòi, thử nghiệm nhiều hơn là đạt được nhữngkết quả thực tế Trong bước ngoặt chuyển đổi, cơ chế quản lý xã hội mới đang hìnhthành, phát triển nhưng chưa hoàn thiện Hệ thống quản lý hành chính, trật tự và đạo đứcxã hội, xây dựng nền dân chủ và phát huy sức sáng tạo trong nhân dân còn nhiều tồn tại,hạn chế Hệ thống chính sách, pháp luật, các công cụ quản lý chưa đạt hiệu quả cao Sựlãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa phát huy hết năng lực quản lý và hiệu lực điềuhành của bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, nhiều khâu trung giantrùng lặp về chức năng, nhiệm vụ; bất cập về trình độ, năng lực quản lý, kiến thức nghềnghiệp Tổ chức và hoạt động còn nặng nề, chưa phân định tốt trách nhiệm, quyền hạn,sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực; chưa bảo đảm tính độc lập tươngđối của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; mối quan hệ phân cấp giữa trung ươngvà địa phương còn một số mặt chưa cụ thể Các cơ quan dân cử chưa đủ thực quyền, hiệulực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính và chuyên môn còn thấp Việc thựchiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường đang đặt ra nhiềuvấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong bộmáy nhà nước Mặc dù có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống hành pháp còn nhiều nhược điểm, nhiều mặt chưa đáp ứng và theo kịp yêucầu phát triển của đất nước Bộ máy nhà nước chưa thật sự trong sạch, vững mạnh; tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, hiệu lực quản lý

Ngày đăng: 06/04/2016, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w