1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của Đảng về Công nghiệp hóa Hiện đại hóa

15 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 43,82 KB

Nội dung

Nhưng sau thời kỳ đội mới, tại Đại hội X, XI Đảng ta đã khẳng định: “Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa phải gắn với phát triển tri thức, bảo vệ tài nguyên môi

Trang 1

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Đề bài: Phân tích quan điểm của Đảng về vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại

hóa Nêu nhận thức của bản thân về vấn đề này.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN ĐIỂM 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 4

II VÌ SAO CÔNG NGHIỆP HÓA PHẢI GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA PHẢI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG? 5

1 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa 5

2 Công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 6

3 Công nghiệp hóa gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường 7

III NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN 10

1 Áp dụng trong lý thuyết và thực tiễn 10

2 Trách nhiệm của bản thân 14

KẾT LUẬN 15

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII ở nước Anh Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó đã lan rộng ra các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển của thế giới Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có sự khác biệt Ở Việt Nam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 giai đoạn: trước

và sau đổi mới (Đại hội Đảng VI-1986) Công nghiệp hóa trước thời kỳ đổi mới theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng, còn nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội Nhưng sau thời kỳ đội mới, tại Đại hội X, XI Đảng ta đã khẳng định:

“Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa phải gắn với phát triển tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường” Sau đây chúng ta sẽ phân tích rõ hơn về

quan điểm này

Trang 3

NỘI DUNG

I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN ĐIỂM

1 Cơ sở lý luận

a Theo quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin

Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và Mác

đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Theo Các Mác:

“Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm thuê Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và “chỉ có nền công nghiệp lớn

sử dụng máy móc, mới tạo cho nền kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa”

V.I.Lênin nhấn mạnh rằng:

Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu và phân tán trên cơ sở tập thể hoá… Do đó, nhiệm vụ là phải cung cấp cho nông nghiệp đến mức tối đa những công cụ và tư liệu sản xuất cần thiết để xúc tiến và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp trên cơ

sở kỹ thuật mới” và việc cải tạo một nền nông nghiệp bị chia nhỏ, phân tán là một việc làm hết sức khó khăn cần phải đi dần từng bước nhưng liên tục và kiên quyết bền bỉ, làm cho nông nghiệp chuyển qua một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở của nền đại sản xuất, đưa nông nghiệp lên ngang tầm trình độ công nghiệp xã hội chủ nghĩa Nếu làm được việc đó thì thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội mới được đảm bảo.Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác tài nguyên, nguyên liệu, vận tải… được cơ khí hoá, làm cho của cải được sản xuất ra với khối lượng lớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng

mở trên thế giới, điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàn cầu hoá

b Theo quan điểm của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp, Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên từ nông nghiệp là chủ yếu thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, phải công nghiệp hoá nông nghiệp Bác nhấn mạnh: Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh Bác đã ví bằng một câu rất dễ hiểu như: "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế… công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển ” Người nhận định: muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng còn phải mất 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng dùng được, nông dân cũng làm được Khoa học kỹ thuật phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản

Trang 4

xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân Tư tưởng này đã được thực tiễn chứng minh trong những năm trước đổi mới và đã chứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khi đã được điều chỉnh cho phù hợp thì nền kinh tế sẽ phát triển, nước ta từ chỗ luôn phải nhập khẩu gạo, nay sản xuất gạo ở nước ta không những đủ gạo ăn mà nước ta đã xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới

2 Cơ sở thực tiễn

Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa Khi đó công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Nhưng trong thời đại hiện nay, Đại hội X của Đảng nhận định “ Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn” Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh

đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa

Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, intermet, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động, tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí Do đó việc kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “ Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loạị”

Quá trình công nghiệp hóa hơn hai thế kỷ qua đã làm tăng của cải trên Trái đất gấp mấy trăm lần, đưa lại sự giàu có, phồn vinh cho nhiều quốc gia, nhưng đó là cách sản xuất, khai thác ào ạt và tiêu thụ ào ạt, do chạy theo lợi nhuận, vì những lợi ích trước mắt,

đã lạm dụng thái quá nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất chấp môi trường sống của con người và những điều kiện cho sự phát triển trong tương lai Đó còn là do sự hạn chế về

Trang 5

khả năng công nghệ Rõ ràng, ngày nay các nước đi sau không thể lặp lại con đường công nghiệp đó được mà phải đi theo hướng công nghiệp hóa sinh thái, công nghiệp hóa nhân văn, tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững

Thế giới ngày nay đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất từ dựa nhiều vào vật chất đang chuyển sang dựa nhiều hơn vào trí lực và sức sáng tạo của con người Nhờ sử dụng các tri thức mới, các quá trình sản xuất mới dựa vào công nghệ cao

và công nghệ thông tin, cho nên của cải tạo ra nhiều hơn mà tiêu hao tài nguyên và năng lượng ít đi, tổng trọng lượng của sản phẩm tăng không đáng kể Do vậy, phát triển kinh tế tri thức là nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Chỉ có phát triển kinh tế tri thức mới giải quyết được mâu thuẫn giữa công nghiệp hóa và suy thoái môi trường, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững

II VÌ SAO CÔNG NGHIỆP HÓA PHẢI GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA PHẢI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG?

1 Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa.

Sau những sai lầm trong nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa thời kỳ 1960 –

1985, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đưa ra những nhận thức, quan điểm mới trong chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác với thời

kỳ trước khi nhận thức về công nghiệp hóa, chúng ta đã có một nhận thức mới trong khái niệm: công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản

lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độn, cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động

xã hội cao”

Đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, chỉ

sử dụng những công cụ thô sơ, không có sự áp dụng thành tựu tiên tiến vào sản xuất, dân trí thấp Hằng năm lũ lụt hán hán xảy ra tàn phá của cải vật chất Không chỉ vậy, những năm tháng chiến tranh lại càng gây nên những tổn thất, phá hoại nặng nề, kìm hãm sự phát triển của đất nước Lúc bấy giờ, sự quản lý nhà nước còn rất yếu kém, cơ chế quản

lý tập trung quan liêu bao cấp đã làm triệt tiêu động lực sản xuất, dẫn đến nền kinh tế bị tụt hậu so với thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa

Bên cạnh đó, nước ta từ một nền kinh tế lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, do đó tại Đại hội III Đảng đã khẳng định: Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta, không có con đường nào khác, ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Trang 6

Còn bối cảnh thế giới lúc bấy giờ : khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các thành tựu khoa học tiến tiến ra đời, quá trình toàn cầu hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ

Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành CNH, trong khi Việt Nam chúng ta đến tận thế kỷ XX mới bắt đầu công cuộc CNH Bởi vậy vì Việt Nam CNH muộn muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì CNH phải gắn liền với HĐH

Nếu nước ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ bị bỏ lại phía sau Đồng thời nước ta tận dụng được lợi thế của nươc phát triển sau, tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh

2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Tại Đại hội X Đảng đã chỉ rõ “đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ,coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và được nhấn mạnh lần nữa tạo Đại hội XI Nước ta phát triển công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong bối cảnh nền kinh tế tri thức trên thế giới đã phát triển.Chúng ta có thể không cần thiết trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.Đó là lợi thế của những nước đi sau trong việc thực hiện công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian Việc chúng ta thực hiện công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức có chịu sự tác động của bối cảnh toàn cầu, nhu cầu bức thiết của đất nước và bản thân tính chất của kinh tế tri thức Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD): Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống Đó là những ngành kinh

tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học công nghệ cao Tri thức khoa học là một trong những vấn đề được nhân loại quan tâm nhất trong thời đại ngày nay Bởi lẽ, nếu không có khoa học công nghệ thì đã không thể có sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử xã hội là quá trình con người không ngừng nhận thức và cải tạo thế giới bằng khoa học công nghệ: khoa học công nghệ gắn

bó chặt chẽ với sản xuất, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của lực lượng sản xuất Đối với Việt Nam, tri thức khoa học công nghệ đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa là nền tảng vừa

là động lực

Mặt khác đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa,kinh tế quốc tế sâu rộng,số nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức yêu cầu nước ta phải bắt kịp xu thế đó.Bên cạnh đó nước

ta đang ở thời kì phát triển mới thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa Bởi vì,

Trang 7

chỉ có bằng con đường đó nước ta mới thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu mới có thể hòa mình vào dòng thác phát triển chung của nhân loại Ngày nay tri thức đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,ở một số nước công nghiệp phát triển tri thức đã trực tiếp gia nhập quá trình sản xuất và dịch vụ xã hội.Bằng cách này lực lượng sản xuất không ngừng

bổ sung đổi mới theo xu hướng tăng tính hiện đại tiên tiến; các trang thiết bị công nghệ chưa hiện đại (năng suất thấp, ô nhiễm,tiêu hao nhiên liệu, ) được thay thế bằng trang thiết bị quy trình công nghệ cao,sạch.Như vậy kinh tế tri thức thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại,tạo nền tảng cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền sản xuất xã hội Tóm lại nền kinh tế tri thức được gắn với công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước liên quan chặt chẽ và tác động trực tiếp,mạnh mẽ lên cả lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất; có vai trò to lớn trong việc biến đổi yếu tố con người trong lực lượng sản xuất theo chiều hướng hiện đại, hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lí sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tri thức khoa học góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của xã hội

Và thực tế đã chứng minh, đường lối của Đảng ta đưa ra vô cùng chính xác Qúa trình đổi mới diễn ra, sau hơn 25 năm, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn về công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức:

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao Từ một nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay đã có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như luyện kim cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng: sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính viễn thông,

… theo hướng hiện đại

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định: tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư ngiệp Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%; 38,31% và 43,31%) Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường

Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào

sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế

Trang 8

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ năm 2000 đến 2010, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,1% đến 22,4%; dịch vụ tăng từ 19,7% đến 29,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65.1% xuống còn 48,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20% đến 40% + Những thành tựu của CNH, HĐH đã góp phần qua trọng đưa nền kinh tế đạt tốc

độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10 năm 2001-2010 là 7,26%/năm Mức lạm phát được kiểm soát ở mức độ thấp: lạm phát năm 2014 duy trì ở mức 1,84% - mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại (nếu tính bình quân 12 tháng là 4,09% và lạm phát cơ bản ở mức 3%)

Thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng lên đáng kể Năm 2005, đạt 640 USD/người, năm 2014 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.028 USD Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện

3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ tài nguyên môi trường

a. Thực trạng

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, CNH, HĐH "đi tắt đón đầu" để đuổi kịp các nước trong khu vực và quốc tế càng đòi hỏi đẩy nhanh hơn nữa.Bên cạnh hiệu quả kinh tế chúng ta cũng cần chú ý đến hiệu quả xã hội.Chính vì vậy, không thể không quan tâm đến bảo vệ môi trường tự nhiên.Môi trường

tự nhiên càng được bảo vệ bao nhiêu sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn Chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển trên một nền tảng kinh tế được kết hợp hài hòa với môi trường sinh thái cân bằng và bền vững Tuy nhiên vấn đề môi trường thật

sự còn là một vấn đề nhức nhối đối với chúng ta

Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần

Rừng tiếp tục bị thu hẹp: Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%) Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp.Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy đến hết năm

2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là

Trang 9

để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700 ha Điều này dẫn đến đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng

Ô nhiễm sông ngòi: việc rác bừa bãi các loại rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi đã làm cho các con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng điển hình như sông Thị Vải (Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu), sông Tô Lịch ( Hà Nội), sông Cầu ( Bắc Ninh), sông Đồng Nai ( Đồng Nai), hệ thống sông Tiền sông Hậu ( đồng bằng sông Cửu Long)

Khai thác khoáng sản quá mức: việc khai thác khoáng sản quá mức làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường không khí đất và nước ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân

b Biện pháp

Trước tình hình đó, ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41- NQ/TW "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nội dung BVMT được nâng lên một tầm cao mới, gắn chặt với quá trình CNH-HĐH: ''Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình dự án đầu tư'' Một điểm mới so với Đại hội X là đưa thêm nội dung ''chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI

Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu là do các cấp các ngành thường nặng về quan tâm tới các chi tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa đảm bảo hài hòa, cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Do đó, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng và toàn xã hội về nhận thức và hành động, trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai các hoạt động bảo

vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, gắn với phát triển KTTT

Để giải quyết vấn đề môi trường một cách có hiệu quả, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền đến với mỗi người dân, từng gia đình, cơ quan, xí nghiệp, cần

có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ môi trường vì cuộc sống của chúng ta, và tương lai con cháu sau này Vì vậy, trong công tác quy hoạch đô thị, các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp cần chú ý đến việc xử lý nước thải, khí thải trước khi đổ nước ra sông và thải khí lên trời Trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong khu, cụm điểm công nghiệp, ở thành phố, hay nông thôn phải tự xử lý hoặc đóng góp tài chính để xây dựng những khu

Trang 10

xử lý chung Việc xử lý môi trường ô nhiễm do chính những doanh nghiệp gây ra phải trở thành quy chế bắt buộc-thành luật Ở những vùng nông thôn có nguy cơ ô nhiễm nặng do sản xuất ngày càng phát triển, cần có quy hoạch đưa những cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư, để việc xử lý nước thải bị ô nhiễm, khí thải và các chất thải khác được dễ dàng hơn Nhằm bảo đảm cuộc sống bình yên, môi trường trong sạch, các cơ quan quản lý môi trường cần nghiên cứu đề xuất những chế tài từ xử phạt hành chính đến phạt kinh tế, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, doanh nghiệp… gây ô nhiễm môi trường tùy theo mức độ vi phạm, để mọi người, mọi doanh nghiệp có ý thức tự giác chấp hành, từng bước lập lại trật

tự kỷ cương trong lĩnh vực gìn giữ môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp.Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho môi trường Riêng ngân sách nhà nước cần có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư bảo vệ môi trường, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường; tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu

III NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN

1 Áp dụng trong lý thuyết và thực tiễn

Trước tiên chúng ta khẳng định được rằng quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn, đã được đề cập đến trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Quan điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược và nhạy bén của Đảng ta Cho đến nay, quan điểm này vẫn được duy trì, vận dụng và được coi như kim chỉ nam cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Áp dụng quan điểm trên vào lí luận (xây dựng, phát triển hệ thống đường lối - chiến lược quản lí) và thực tiễn (phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kĩ thuật, bảo vệ tài nguyên - môi trường,….) đã mang đến những kết quả tích cực, giải quyết được những vấn đề mang tính cấp thiết cũng như dài hạn, có thể kể đến như:

Ngày đăng: 03/04/2016, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w