Giới thiệu đoạn trích chị em Thúy Kiều a Đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: b Đoạn trích trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân: “ Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh , tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị: Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã
Trang 1Giới thiệu đoạn trích chị em Thúy Kiều
a/ Đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
b/ Đoạn trích trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân:
“ Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh , tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân Cả hai chị em đều thạo thơ phú Riêng Thuý kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!
Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ ”
( Dẫn theo sách Ngữ văn 9, tập 1)
2- Văn bản: Chị em Thuý Kiều:
a- Vị trí đoạn trích:
Trang 2“ Chị em thuý Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “ Truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương Viên ngoại Sau khi kể về gia đình họ Vương, Nguyễn Du dành
24 câu thơ ( từ câu 15 đến câu 38 của tác phẩm) để nói về chị em Thuý kiều, Thuý Vân Sau đoạn trích này, tác giả kể ba chị em ( Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan) du xuân trong tết thanh minh
b- Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Phần 1: 4 câu đầu : Nguyễn Du giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Kiều
- Phần 2: 16 câu tiếp theo: Tác giả khắc hoạ chân dung Thuý Vân – Thuý Kiều Trong đó, ông dành:
+ 4 câu : gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
+ 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Phần 3: 4 câu cuối: Tác giả nhận xét chung về nếp sống của chị em Kiều
=> Bố cục của đoạn trích rất chặt chẽ Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã dẫn người đọc đi từ cảm nhận chung về vẻ đẹp của hai chị em, sau đó chiêm ngưỡng bức chân dung cụ thể của từng người, sau cùng thì tìm hiểu cuộc sống chung của họ Hơn nữa, Cụ Tố Như đã có sự sắp đặt với dụng ý nghệ thuật rõ ràng: Tác giả tả người em trước, tả cô chị sau, số lượng câu tả chị gấp 3 lần tả cô em Từ đó, ta có thể thấy rằng: gợi tả Thuý Vân thực ra là để làm nền, làm nổi bật bức chân dung sắc – tài – tình của nhân vật trung tâm của tác phẩm, đó là Thuý Kiều
Trang 3c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích:
- Nghệ thuật:
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệ
thuật tả người bậc thầy của Nguyễn Du Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của con người bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá, nhân hoá, tiểu đối…và một lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt
- Nội dung:
Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoan trang; Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về số phận của hai nhân vật Đây cũng là đoạn trích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độ trân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người: