1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non

25 899 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của nhân loại… Bảo vệ môi trường BVMT là những hoạt động giữ cho

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Môi trường (MT) bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sựtồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 – Luật BVMT của ViệtNam 1993) Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và

sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của nhân loại…

Bảo vệ môi trường (BVMT) là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu docon người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý các tàinguyên thiên nhiên

Giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là quá trình giáo dục có mục đíchnhằm làm cho con người và cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường; có

sự hiểu biết về môi trường; có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc BVMT Chúng ta đều nhận thấy môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề làm chokhí hậu toàn cầu bị biến đổi; tần suất thiên tai gia tăng, khó lường; tài nguyên suythoái và cạn kiệt dần…ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, chưa có thứcBVMT của con người Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải kêu gọi các cấp, cácngành, các tổ chức đoàn thể và mọi cá nhân cùng chung tay để BVMT, coi đó “làvấn đề sống còn của đất nước, nhân loại và là một trong những yếu tố quyết định sựphát triển bền vững, có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội…”

Trong nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính Trị ra ngày 15/11/2004 đã chỉ rõcần phải BVMT với hi vọng mọi người, mọi nhà sẽ được sống trong một mooutrường trong sạch, lành mạnh và hạnh phúc hơn

Thực hiện QĐ số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của BGD&ĐT phê duyệt đề

án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”, trong đó nhấnmạnh “Nội dung GDBVMT phải đảm bảo được tính giáo dục toàn diện”; đối vớigiáo dục mầm non: “Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống

Trang 2

của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môitrường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ”; bậc học mầmnon – nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con người từ những bước khởi đầu củacuộc đời, chính vì lẽ đó giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT là điều thiết yếu nhất Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/1/2005 về tăng cường công tácGDBVMT đã nhấn mạnh: “BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhânloại BVMT nói chung và GDBVMT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quantâm…” Trong đó đã đề ra nhiệm vụ cho các cơ sở GDMN tham gia vào công tácGDBVMT; giúp trẻ hiểu biết về môi trường; có hành vi, thái độ ứng xử phù hợpvới môi trường để gìn giữ, bảo vệ môi trường; biết sống hòa nhập với môi trườngnhằm đảm bảo phát triển lành mạnh Trẻ biết được MTXQ trẻ bao gồm những gì,biết phân biệt được những việc làm tốt – xấu, những hành vi đúng – sai đối với môitrường và biết cần phải làm những gì để BVMT Bên cạnh đó cũng giáo dục trẻcách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân; biết chăm sóc bảo vệ cây cối, convật nơi mình ở; biết về một số ngành nghề, văn hóa phong tục tập quán địa phương,

từ đó dần hình thành ở trẻ niềm tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Việc giáo dục cho trẻ có ý thức BVMT luôn luôn là một hoạt động mang tínhgiáo dục cao, đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, không gây quá tải cho trẻ,biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻđược thực hành, khám phá, trải nghiệm… một cách có hiệu quả

Từ năm học 2005-2006 nội dung GDBVMT đã được đưa vào chương trìnhCSGD trẻ và trở thành chuyên đề trọng tâm của các trường mầm non trên cả nước.Thực hiện chỉ thị chung của ngành học, dựa vào tình hình thực tế của trường, củalớp (tỉ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít vàkhông thường xuyên… VD: Khi trẻ ăn bim bim, uống sữa… trẻ sẵn sàng “tiện tay”ném xuống sân trường hoặc một nơi nào đó mà không vứt vào thùng rác…) tôi đã

mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non”.

2 Mục đích của đề tài:

Trang 3

Qua đề tài giúp giáo viên hiểu hơn về bản chất và các vấn đề liên quan đến môi

trường; nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nóichung, việc cần thiết phải giáo dục BVMT cho trẻ mầm non nói riêng; từ đó giáoviên nắm được các kiến thức, nội dung và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng GDBVMT cho trẻ dựa trên tình hình thực tế của trường, lớp, địa phương

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận:

Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật

cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896… Năm 1972 trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và conngười” đã nêu “việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn, làmsao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường” Trong chỉ thị số 36/CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị về việc “Tăngcường công tác BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” đã đưa ra những giảipháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT như: “thường xuyên giáo dục, tuyêntruyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT”

Cùng với Luật giáo dục thì Bộ GD&ĐT đã có QĐ số 3288/QĐ-BGD&ĐT ngày2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dụcmôi trường trong nhà trường, đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chứctriển khai các hoạt động giáo dục môi trường trong các cơ sở giáo dục

Thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 17/10/2001phê duyệt đề án “Đưa nội dung GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyếtđịnh số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về chiến lược BVMT quốc gia đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020

Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam ngày29/11/2005 đã ban hành Luật BVMT và luật có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006

1.1 Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non: Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động,

khám phá; thích tiếp xúc với thiên nhiên; dễ hình thành nề nếp, thói quen, thái độứng xử đúng đắn, có văn hóa…đó là những yếu tố thuận lợi cho việc GDBVMT

Trang 4

1.2 Kỹ năng của trẻ mầm non:

Trẻ có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành những kỹ năng ban đầu đơngiản Trẻ có được những kỹ năng như: Quan sát, phân tích, so sánh, phân loại các

sự vật hiện tượng; nhận biết được các mối quan hệ giữa con người – thiên nhiên,động vật – thực vật và điều kiện sống của chúng; thích tìm hiểu, khám phá nhữngđiều mới lạ xung quanh…

Học tập của trẻ mầm non còn ở dạng đơn giản; những tri thức trẻ lĩnh hội được

là những tri thức tiền khoa học được lượm lặt trong đời sống hàng ngày, ở mọi lúcmột cách tự nhiên, trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với bạn bè, người lớn… Lao động của trẻ là ở dạng sơ đẳng: đó là lao động tự phục vụ, chăm sóc thiênnhiên, vệ sinh môi trường…đây là phương tiện quan trọng giúp hình thành ý thứcbảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho trẻ…

1.3 Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:

Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định GDBVMT là rất cần thiết và cấp bách,phải bắt đầu ngay từ bậc học mầm non, nó có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nềnmóng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Tuy nhiên GDBVMTtrong trường mầm non không phải là một môn học riêng biệt mà chỉ có thể lồngghép, tích hợp vào các môn học trong chương trình giáo dục mầm non và trong cáchoạt động hàng ngày của trẻ Mục tiêu của BVMT chính là vận dụng những kiếnthức, kỹ năng về môi trường vào việc bảo vệ môi trường

Môi trường ở trường mầm non cũng là toàn bộ môi trường tự nhiên, môi trường

xã hội và môi trường nhân tạo, đó là môi trường trong phòng lớp học và môi trườngngoài phòng lớp học - nơi trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày Môi trường

tự nhiên ở trường mầm non là các yếu tố thiên nhiên bao quanh như: đất, nước, cát,sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, hoa, quả, con vật,vườn trường… Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những gì con người tạo nên,làm thành tiện nghi trong cuộc sống như: phòng nhóm, lớp học, các phòng chứcnăng, bếp ăn, góc chơi, sân chơi, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, tranhảnh… phục vụ trẻ học tập, sinh hoạt và vui chơi…

Trang 5

Giáo viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt độngquan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, phải luôn đáp ứng nhu cầu ham thích tò

mò, tìm tòi, khám phá của trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường và mong muốnđược tham gia bảo vệ môi trường

2 Thực trạng:

GDBVMT cho trẻ mầm non được bắt đầu bằng việc cho trẻ làm quen cuộc sốngcủa các động vật, thực vật gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ; mối quan hệ củachúng với MT sống và sự phụ thuộc của chúng vào MT Khi chăm sóc các con vật

và cây cối trẻ nhận ra được sự khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, hiểu đượcrằng lao động của con người sẽ góp phần tạo nên MT sống bền vững xung quanh Trẻ còn được làm quen với các loại vi sinh vật với ý nghĩa là cơ thể sống, sự đadạng về nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau cùng tồn tại trong môi trường;được làm quen với những cơ sở ban đầu về sinh thái học, củng cố hiểu biết của trẻ

về khả năng tự đánh giá sức khỏe, những thói quen đơn giản trong cuộc sống củamỗi con người; được làm quen với việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tronghoạt động của con người nhằm hình thành thái độ gìn giữ, tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên

Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được thực hiện thông qua quá trìnhkhai thác nội dung các chủ điểm giáo dục, lồng ghép qua các hoạt động hàng ngàycủa trẻ ở trường

2.1 Thuận lợi:

- Là một giáo viên có trình độ Đại học, được đào tạo chính qui, có tâm huyết vớinghề; luôn yêu nghề, mến trẻ; có kỹ năng tạo hình, khiếu thẩm mĩ, sáng tạo…luônbiết tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải tạo ra được nhiều đồ dùng đồchơi phục vụ trẻ một cách hiệu quả

- Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy, có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ

- Trẻ ngoan ngoãn, đi học chuyên cần đạt 95%

- Trường lớp được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, lớp được đầu tư các trang thiết

bị kỹ thuật hiện đại như: Đàn Organ; ti vi đa năng; nhiều giá góc, đồ chơi đẹp…

Trang 6

- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, được các cấp, các ngành, lãnhđạo địa phương, phụ huynh tin tưởng, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt.

- BGH nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho GV học hỏi;đội ngũ CBGV nhà trường nhiệt tình, tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhauqua các buổi sinh hoạt chuyên môn

- Bản thân tiếp thu đầy đủ chuyên đề về Môi trường và GDBVMT cho trẻ, nhiềunăm liền tập luyện cho trẻ tham gia các hội thi về BVMT như: “Bé với BVMT”;

“Bé với ATGT và BVMT”; “Bé với tạo hình và BVMT”…

2.2 Khó khăn:

- CSVC còn thiếu nhiều; cảnh quan môi trường, khuôn viên xanh - sạch - đẹpchưa hoàn chỉnh, cây xanh đã có nhưng còn hạn chế về chủng loại; có hố xử lý rácthải nhưng chưa hợp lý

- Trẻ mầm non nhanh nhớ mau quên, trẻ chưa tự ý thức được việc cần phải BVMT

và vệ sinh môi trường xung quanh…

- Các nội dung GDBVMT cho trẻ còn chung chung, mang tính hình thức, chủ yếu

là qua lời nói

- Nhận thức của một số phụ huynh về GDBVMT cho trẻ còn chưa đầy đủ nên côngtác phối kết hợp với gia đình còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự đồng nhất

- Trình độ nhận thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, chưa tạođược sự thống nhất trong việc GDBVMT cho trẻ, trong quá trình soạn giảng cònchưa chú ý đến việc lồng ghép nội dung GDBVMT…

- Trẻ trong lớp quá đông (36 cháu) ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động GD

- Trẻ chưa biết cách giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả các ĐDĐC được làm

từ nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải…

- Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản ĐDĐC tự tạo đểđảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế

Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo 5 nội dung Kết quả thu đượctheo bảng sau:

B NG KH O SÁT ÁNH GIÁ TRẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ ẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐÁNH GIÁ TRẺ Ẻ

Trang 7

3 Trẻ tích cực tham gia vào

các hoạt động bảo vệ môi

người xung quanh về công

tác bảo vệ môi trường

Từ thực trạng chất lượng công tác GDBVMT cho trẻ ở lớp mình phụ trách như

vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ

3 Các biện pháp thực hiện:

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, do sự gia tăng dân số quá

nhanh, nhân dân còn nghèo khổ và lạc hậu (ở các nước đang phát triển), quá trình

đô thị hóa, khí thải của các công trường, nhà máy thải ra sông, hồ làm cho nước bị

ô nhiễm và lượng rác thải trong sinh hoạt không được phân loại và xử lý đúng cách,

đúng nơi quy định dẫn đến làm mất vệ sinh và gây ra ô nhiễm môi trường Chính vì

vậy để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều hình thức và biện pháp

khác nhau, trong đó các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là

rất có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi mầm non vì ở lứa

Trang 8

tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tốt và đúng đắn tạo cơ sở cho việchình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ về sau này.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi được xác định là mộttrong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên, liên tục một cách có

hệ thống, linh hoạt thông qua hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóacác kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong quá trình trẻ quan sát, học tập, vuichơi, lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe,…

3.1 Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT trong các chủ đề:

Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội dung

được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề Vì vậygiáo viên cần phải lựa chọn nội dung GDBVMT cho trẻ sao cho phù hợp với nộidung của từng chủ đề một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả, tạo ra mối liên hệchặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động

Quá trình khai thác nội dung GDBVMT trong các chủ điểm giáo dục được tiếnhành theo 3 bước Cụ thể:

* Bước 1: Phân tích chủ đề giáo dục Qua bước này giáo viên sẽ lựa chọn đượcnhứng nội dung GDBVMT sao cho phù hợp khả năng của trẻ, tình hình thực tếnhóm (lớp), địa phương, phù hợp chủ đề đang thực hiện

* Bước 2: Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi chủ đề Mức độ của các nộidung phụ thuộc vào đặc trưng của chủ điểm, đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ,đảm bảo được tính hợp lý, logic trong quá trình khám phá, có hệ thống và vừa sứcđối với trẻ Ưu tiên lựa chọn các nội dung hấp dẫn, thiết thực, gần gũi với trẻ…

* Bước 3: Cụ thể hóa nội dung GDBVMT vào các hoạt động của trẻ Dựa vào cácgiai đoạn phát triển nhận thức của trẻ để xây dựng các nội dung giáo dục

- Giai đoạn I: Khảo sát Giai đoạn này giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về môitrường, tâm thế cho trẻ và điều khiển hợp lý hoạt động thì trẻ sẽ hứng thú, tích cực,chủ động và tích lũy được nhiều tri thức liên quan đến đối tượng

- Giai đoạn II: Hình thành khái niệm Tri thức do trẻ tự tìm kiếm được trong giaiđoạn khảo sát thường không đầy đủ, đôi khi thiếu chính xác, thiếu tính hệ thống và

Trang 9

tính khái quát Do vậy cần giúp trẻ có biểu tượng, khái niệm đúng về sự vật hiệntượng xuang quanh để làm cơ sở tạo ra thái độ đúng của trẻ.

- Giai đoạn III: Ứng dụng Giai đoạn này giúp trẻ lưu giữ thông tin lĩnh hội được

về đối tượng Với ý nghĩa GDBVMT thì đây là cơ hội cho trẻ thể hiện thái độ đúngvới sự vật, hiện tượng, môi trường xung quanh

Ví dụ 1: Chủ đề “ Trường mầm non” nội dung GDBVMT đưa vào dạy trẻ là:

Nhận biết môi trường sạch- bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người;Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học; Cách phòng tránh khimôi trường bị ô nhiễm; Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ; Tiết kiệm trongtiêu dùng, sinh hoạt; Sắp xếp ĐDĐC gọn gàng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi…

Ví dụ 2: Chủ đề “Thế giới thực vật” những nội dung GDBVMT tích hợp cho trẻ:

Trẻ biết được cây cần đất, ánh sáng, nước, không khí, …biết được cây cần có sựchăm sóc của con người; biết cây để làm cảnh, cho bóng mát, cây có tác dụng điềuhoà và làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi xói mòn khi mùa mưa bảo,làm giảm ô nhiễm môi trường (giảm bụi, tiếng ồn, giảm nhiệt độ ngày hè…); biếtđược những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật không có nơi ở,không có thức ăn, xảy ra lũ lụt, không còn những cây thuốc quý…Giáo dục trẻ cầnphải bảo vệ rừng và cây xanh…

Ví dụ 3: Với Chủ đề “Giao thông” Trẻ biết được nguyên nhân các phương tiện giao

thông làm ô nhiễm MT: Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máybay; khói của các loại PTGT thải ra; các phương tiện chở hàng cồng kềnh, nhiềuPTGT cùng lưu thông gây cản trở, gây tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn; trẻ chơi

không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông…; biết làm thế nào để giảm bớt ô

nhiễm môi trường do giao thông gây ra (Khuyến khích mọi người đi bộ và sử dụngcác PTGT công cộng; không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên cácphương tiện giao thông…)

Ví dụ 4: Chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” các nội dung tích hợp BVMT:

Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người Hiện nay nguồn nước bị ônhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch không được xử lý, con người vứt rác

Trang 10

bừa bãi… Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị,nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi,… Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý Trẻ biết tiếtkiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi Biết khóavòi nước khi xử dụng xong…

Con người với các hiện tượng thiên nhiên : Gió, nắng, mặt trời, hạn hán, bãolũ…Giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa Các biện pháptránh nắng, tránh gió, tránh mưa Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có giórét Khi có giông bão phải đóng cửa kín; khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeokhẩu trang, không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát Đi dưới trờimưa phải che ô, đội mũ, nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa…đểbảo vệ sức khỏe Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầmnhững vật bằng sắt… Cho trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫnđến hạn hán Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước để sản xuất vàcây cối thiếu nước sẽ bị khô héo cằn cỗi…

* GDBVMT thông qua các hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các

hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quentác phẩm văn học, tạo hình mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có

ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm,chơi các trò chơi với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt,những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộtình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học

Chủ điểm: “Trường mầm non”: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hành vi

đúng – hành vi sai” Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của mộtbạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đucành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗiđội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròncác hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai Thời gian sau một bảnnhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng

Trang 11

Ở chủ điểm: “Bản thân” Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn

vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người Trẻ có hành vi vàthói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác… và biếttránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao,

hồ Ví dụ: Trong giờ KPKH “Năm giác quan của bé” tôi cho trẻ tự mình khám

phá thực hành trải nghiệm về các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sócgiữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khănsạch) Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận không cho tay bẩnvào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không đểnước chui vào tai biết đội mũ, ô và đeo khẩu trang khi ra nắng, thường xuyênđánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răngmiệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng

Chủ điểm: “Gia đình” trẻ phải thấy được sự thay đổi của môi trường xung

quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình.Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏrác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi có ý thức về những điều nên làmnhư: khoá vòi nước không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng

Ví dụ: Trong tiết KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Ngoài

việc cho trẻ biết tên gọi, chức năng của một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong giađình như: bóng điện, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, tôi còn giáo dục trẻ những kỹ năng sửdụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránhđược những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác Bên cạnh đó đưa ra các tình

huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi

ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, quạt )

Trong Chủ điểm: “Giao thông” Tôi cho trẻ xem những video hình ảnh của

các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường… để cho trẻ tự nêu nhận xét Chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ các hình ảnh: người đi xe máy không đội

mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe

Trang 12

máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giaothông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang,đeo kính đội mũ bảo hiểm Yêu cầu trẻ đánh dấu những hành động đúng (sai) khitham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựachọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường

Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹđưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụilàm ô nhiễm môi trường

Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề rất phong phú,

đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểubiết về chăm sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân,biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp biết sống vìmôi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cáchtích cực và hiệu quả

3.2 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác

Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được tích hợp trong các hoạt độnggiáo dục dưới nhiều hình thức: Theo định hướng của giáo viên, theo ý thích của trẻhoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời, tham quan

3.2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi:

Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ Hoạt động chơi được

tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó cócác nội dung GDBVMT

- Thông qua các trò chơi phân vai: trẻ được đóng vai và thể hiện các công việc củangười làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác,

xử lý các chất thải Trò chơi bác sĩ, y tá (Khám chữa bệnh cho mọi người, chú ýgiữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế ); đóng vai cảnh sát giao thông đibắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường,bán hàng rong giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường Tròchơi gia đình: dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, ngăn nắp; quần áo gấp

Ngày đăng: 26/03/2016, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w