1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐIỀU KHIỂN ĐÈN BẰNG ĐIỆN THOẠI

35 1,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,23 MB
File đính kèm DEN THONG MINH DIEU KHIEN QUA BLUETOOTH.rar (8 MB)

Nội dung

Một trong những lĩnh vực mới phát triển và được ứng dụng gần đây đó là IoTs. Lĩnh vực này cực kỳ mới và đang được đầu tư phát triển tại việt nam. Nhiều công ty đã và đang đầu tư nguồn vốn lớn vào lĩnh vực này. Như các bạn đã biết mới đây ứng dụng nhà thông minh đã được đưa vào sản xuất và sử dụng tại Việt Nam thì đèn thông minh là một trong những ứng dụng được gắn kết với ứng dụng lớn đó. Đây là một trong những lĩnh vực thu hút rất lớn nguồn nhân lực tại việt nam, mà thế hệ trẻ chúng ta là những người đi tiên phong. Nếu các bạn có lòng đam mê và muốn sở hữu kỹ thuật Điều khiển đèn thông minh này cho các ứng dụng trong gia đình, cho các dự án hoặc đề tài tốt nghiệp, đồ án môn học thì tài liệu mình đã up lên trên đây rất có ích cho các bạn Tài liệu bao gồm code, phần cứng, linh kiện, sơ đồ khối, kèm theo ý tưởng cùng bản Demo mình đã nén lại hết. Rất vui khi được giúp ích cho các bạn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Ngày nay, khi mà cuộc sống của con người ngày càng có quan hệ chặt chẽđến Internet thì sự phát triển của Internet of Things (IoTs) cũng đang rất đượcquan tâm

IoTs là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, mỗi con người đượccung cấp một định danh riêng của mình, tất cả có khả năng truyền tải, trao đổithông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếpgiữa người với người hay người với máy tính, IoTs đã phát triển từ sự hội tụ củacông nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử Internet

Cùng với sự phát triển của các hệ thống nhúng và các mạng không dây,IoTs ngày càng thiết thực và được tiếp cận với con người nhiều hơn, thay đổicách sống của con người trong tương lai không xa, hướng phát đến sự tiện nghi

và nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu nhu cầu thiết thực của con người.Ứng dụng cơ bản của IoTs là hướng đến phát triển một hệ thống minh vớicác thiết bị được đồng bộ hoá và giám sát, điều khiển thông qua mạng khôngdây Khi mà nhu cầu của con người được nâng cao, việc điều khiển một cách tựđộng và hệ thống hoá các thiết bị trong gia đình là sự ưu tiên hàng đầu

Trên thế giới, IoTs đã là xu hướng phát triển mang tính quy luật và ngàycàng phát triển và có mặt ở hầu hế mọi nơi, mọi lĩnh vực nơi mà nhu cầu của conngười luôn đòi hỏi được đáp ứng và sự tiện nghi thuận lợi là thế mạnh Vì vậy,các thành phố lớn đã có sự đầu tư và phát triển rất nhanh các hệ thống công cộnghay cá nhân trong một hệ thống thành phố thông minh, xu hướng phát triển củaInternet of Things đang bùng nổ và phát triển rất nhanh trên toàn thế giới cụ thể

là du lịch thông minh ở Barcelona, hệ thống giao thông thông minh ởCopenhagen, hệ thống lưới điện thông minh ở Helsinki, các trạn sạc xe điệnthông minh tại Vienna…

Trang 3

Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam trong thời gian gầnđây cũng đã từng bước phát triển hệ thống IoTs tại các thành phố lớn, nổi bật là

hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh điều khiển qua Smartphone của Bkav và cácthiết bị thông minh đang phát triển riêng lẻ ngoài thị trường

Hệ thống nhà ở thông minh đang được ưu tiên và đầu tư phát triển rộng rãi.Một trong những yếu tố quan trọng và nền móng để hướng đến phát triển mộtngôi nhà thông minh hiện nay là một hệ thống chiếu sáng thông minh Với việccác thiết bị chiếu sáng trong nhà hiện nay như bóng đèn sợi đốt, đèn Neon, đènngủ, đèn trang trí … được sử dụng rất nhiều Nếu phối hợp chiếu sáng không hợp

lý sẽ dẫn tới ô nhiễm ánh sáng Ngoài ra, việc chiếu sáng không hợp lí còn gâylãng phí điện, giảm tuổi thọ thiết bị Bên cạnh đó số lượng đèn dùng để chiếusáng là khá lớn, người sử dụng sẽ gặp bất tiện trong việc kiểm soát và điều khiểnđèn Vì vậy, với các trở ngại trên nhóm đã hướng việc đến nghiên cứu và pháttriển một hệ thống đèn phải đạt được các yêu cầu: thông minh, tiết kiệm và dễdàng kiểm soát, điều khiển

Với các đề tài về điều khiển tự động thông minh đã được nghiên cứu từtrước như "Điều khiển thiết bị từ xa bằng sóng RF" [1] , "Thiết kế và chế tạongôi nhà thông minh" [2], có thể thấy việc điều khiển thiết bị nói chung cũng như

hệ thống đèn nói riêng chỉ dùng lại ở việc bật, tắt thiết bị chưa thể điều chỉnhđược các chế độ cũng như độ sáng đèn theo ý muốn hay theo nhu cầu sinh hoạtcủa người sử dụng Ngoài ra các đề tài còn gặp sự bất tiện trong việc điều khiểnvới bộ điều khiển RF hay điều khiển trên máy tính, chưa phát huy được sự thôngminh và tiện lợi trong một hệ thống điều khiển thông minh

Với những nhu cầu cấp thiết cho một hệ thống đèn thông minh cũng nhưkhắc phục những hạn chế trong các nghiên cứu trước, nhóm đã chọn thực hiện và

phát triển đề tài “Đèn thông minh điều khiển bằng ứng dụng điện thoại thông

qua kết nối không dây”.

Nhằm tránh những hạn chế hạn về truyền truyền dẫn của các nghiên cứu vàhướng đến một phương thức truyền dẫn phù hợp với môi trường sinh hoạt trong

Trang 4

nhà, nhóm đã chọn chuẩn kết nối không dây Bluetooth với các tính năng như: tốc

độ truyền dữ liệu cao, tiêu hao năng lượng thấp, dễ dàng phát triển ứng dụng,tính bảo mật cao, chi phí thấp

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung của đề tài là hướng đến phát triển một hệ thống đèn thôngminh thông qua kết nối không dây với các mục tiêu sau:

- Nắm được nhứng kiến thức cơ bản về lập trình nhúng

- Tìm hiểu về hệ điều hành của điện thoại thông minh và viết ứng dụng đểkết nối điện thoại thông minh với hệ thống

- Thiết kế được mạch điều chỉnh độ sáng đèn

- Xây dựng được các chế độ hoạt động, các chế độ sáng của đèn

- Thiết lập được giao tiếp không dây để điều khiển đèn từ xa

1.3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để nâng cao sự tiện lợi trong việc quản lý và điều khiển đèn, điều chỉnh độsáng, đảm bảo tiết kiệm năng lượng một cách tối ưu và để tạo không gian thoảimái, phù hợp với sinh hoạt Ngoài ra, để hướng tới phát triển một hệ thống nhàthông minh, hệ thống đèn đường thông minh cũng như một thành phố thôngminh việc xây dựng một hệ thống điều khiển đèn thông minh qua kết nối khôngdây là vô cùng cần thiết

1.4. NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LIÊN QUAN

Với những tiêu chí cơ bản của hệ thống IoTs, nhóm đã phân tích các đề tài

có liên quan để phân tích những ưu, nhược điểm để rút kinh nghiệm và phát triểncho hệ thống của mình:

- Đề tài “Thiết kế và chế tạo ngôi nhà thông minh” [2]:

Ưu: đem đến sự tiện lợi cho người sử dụng, giúp việc quản lý các thiết

bị trong nhà một cách dễ dàng và nhanh chóng

Nhược: đòi hỏi bảo mật cao, hệ thống phức tạp, khó thi công

-Đề tài “Điều khiển thiết bị từ xa bằng hồng ngoại” [3]: Nguyên lý cơ bảncủa loại điều khiển từ xa này là sử dụng ánh sáng hồng ngoại của quang

Trang 5

phổ điện từ mà mắt thường không thấy được để chuyển tín hiệu đến thiết

bị cần điều khiển

Ưu: đơn giản, ứng dụng rộng rãi trong điều khiển

Nhược: phạm vi ngắn , tầm xa hoạt động khoảng 10m, Chỉ truyềnthẳng mà không thể xuyên qua vật cản, Ảnh hưởng của nhiều nguồnnhiễu hồng ngoại như ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang và bức xạcủa con người

-Đề tài “Điều khiển thiết bị từ xa bằng sóng RF” [1]: Với loại điều khiểnnày, nó cũng sử dụng nguyên lý tương tự như điều khiển bằng tia hồngngoại nhưng thay vì gửi đi các tín hiệu ánh sáng, nó lại truyền sóng vôtuyến tương ứng với các lệnh nhị phân

Ưu: đơn giản, ứng dụng rộng rãi trong điều khiển khoảng cách xa màkhông bị gián đoạn

Nhược: số lượng, phạm vi điều khiển giới hạn, không điều khiển quađiện thoại được

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu về module bluetooth HC-06

- Tìm hiểu về Arduino ATmega328 (họ 8 bit)

- Tìm hiểu phương pháp lập trình Android

- Nguyên cứu phương pháp điều khiển cũng như giao tiếp giữa các phầntử

- Nguyên cứu mạch thay đổi độ sáng đèn

Trang 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. NGUYÊN LÝ CHUNG

Hệ thống sử dụng một bộ được gọi là khối xử lý và điều khiển đèn, khốinày sẽ kết nối với điện thoại thông minh qua kết nối không dây

Hình 2.1 Sơ đồ khối tổng quát.

- Về ứng dụng điều khiển, nhóm lập trình và sử dụng ứng dụng điềukhiển trên nền tảng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android vì tính phổbiến cũng như sự tiện lợi về lập trình và kết nối

- Khối xử lý và điều khiển đèn sẽ sử dụng một mạch để điều chỉnh độsáng đèn, một mạch để giao tiếp kết nối với điện thoại và một bộ xử lý

để xây dựng và điều khiển các chế độ thông minh của đèn

- Về kết nối không dây giữa điện thoại với khối xử lý điều khiển, nhóm

sử dụng giao tiếp không dây Bluetooth

2.2. KHỐI XỬ LÝ VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐỘ SÁNG ĐÈN

Trang 7

Hình 2.2 Sơ đồ khối khối xử lý và điều khiển độ sáng đèn.

Khối bao gồm 3 phần:

- Khối xử lý trung tâm Arduino: khối này để kết hợp với mạch điều chỉnh

độ sáng để điều chỉnh những mức sáng cũng như các chế độ sang mongmuốn

- Module Bluetooth HC-06: kết nối với khối xử lý, dùng để nhận tín hiệu

từ ứng dụng điện thoại thông qua kết nối không dây Bluetooth

- Mạch điều chỉnh độ sáng đèn bằng góc mở triac

2.2.1. Mạch điều chỉnh độ sáng đèn bằng góc mở của Triac

Mạch hoạt động dưa trên nguyên lý điều khiển góc của triac để thay đổidạng sóng của nguồn cấp [4]

Hình 2.3 Dạng sóng ngõ ra khi điều khiển góc mở Triac.

Mạch được chia làm 3 khối:

Trang 8

Hình 2.4 Sơ đồ khối mạch điều khiển độ sáng đèn.

- Khối mạch tìm điểm 0: Phát hiện điểm 0 để đồng bộ chu kì của điện áp xoay chiều 220V với chu kì góc mở của triac và chia đôi điện áp thành

2 chu kì âm và dương để điều khiển lần lượt từng chu kì âm và dương chứ không phải cả chu kì

- Khối mạch xử lý tín hiệu: Nhận tín hiệu từ mạch tìm điểm 0, tạo nhữngkhoảng thời gian trì hoãn để đưa tín hiệu ra khối mạch điều khiển góc

mở triac

- Khối mạch điều khiển góc mở triac: Nhận tín hiệu từ khối xử lý tín hiệu

và điều khiển hoạt động đóng ngắt của triac để điều khiển độ sáng đèn.2.2.1.1.Mạch tìm điểm 0

Mạch tìm điểm 0 có cấu tạo như hình 2.5

- Điện trở sứ ( điện trở công suất ):

• Dùng trong các mạch công suất lớn

• Trên mạch thiết kế có giá trị công suất cho phép lớn nhất là5W

- Diode zener ( diode ổn áp ):

• Là diode làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện ápđánh thủng

Trang 9

• Khi phân cực ngược diode sẽ ghim một mức điện áp gần cốđịnh có giá ghi trên diode.

• Giới hạn điện áp của nguồn còn 5.1V

• Dòng tối đa cho phép là: 49mA

- Opto PC817:

• Là thiết bị cách ly quang

• Hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện

• Khi cung cấp 5V vào chân số 1, LED phía trong Opto nốigiữa chân số 1 và 2 sáng, xảy ra hiệu ứng quang điện dẫn đến3-4 thông, mức logic sẽ bị chuyển từ 1 sang 0

• Điện áp định mức ngõ vào: 6V

• Dòng định mức ngõ vào: 50 mA

• Điện áp định mức ngõ ra: tại cực C :80V, tại cực E: 6V

• Dòng định mức ngõ ra: 50 mA

Nguyên lý hoạt động mạch tìm điểm 0:

- Khi tín hiệu điện áp 220V qua cầu diode ta thu lại được tín hiệu nhưhình 2.6

Hình 2.6 Dạng sóng tín hiệu sau khi qua cầu diode.

- Sau đó, dòng điện qua điện trở sứ để hạn dòng và đi tới diode zenervới giá trị tính toán được là 22mA và công suất tại điện trở sứ làkhoảng 4.73W

- Khi điện áp qua diode zener thì giá trị điện áp hoạt động của nó đượcghim ở mức 5V

- Điện áp này trước khi đặt vào chân 1,2 của opto PC817 sẽ được dẫnqua điện trở 470 Ω để hạn dòng với giá trị tính toán được là 11mA

- Tại PC817, khi cung cấp điện áp 5V vào chân 1, 2 sẽ làm cho LEDsáng, nhờ vào hiệu ứng quang điện, chân 3, 4 sẽ thông làm cho điện

áp tại INVDK bằng 0, khi LED tắt, chân 3, 4 hở, điện áp tại INVDKbằng Vcc

2.2.1.2.Khối xử lý tín hiệu

Dùng Arduino để xử lý tín hiệu INVDK đưa vào

Khi tín hiệu vào bằng Vcc chúng ta trì hoãn một khoảng thời gian.Thời gian trì hoãn này sẽ quyết định độ sáng của bóng đèn Sau khi trì

Trang 10

hoãn chúng ta sẽ cho tín hiệu OUTVDK bằng 1 trong 1ms sau đó cho về0.

2.2.1.3.Mạch điều khiển góc mở Triac

Cấu tạo như hình 2.7

Hình 2.7 Sơ đồ mạch điều khiển góc mở Triac.

- Linh kiện cách ly quang MOC3020:

• Phía vào có thể dùng điện áp 1 chiều để điều khiển LED phátquang

• Đầu ra là 1 con Triac cỡ nhỏ Con triac này được kích dựa vàocon LED phát quang ở đầu vào Tức là khi nào LED sáng thìcon triac được kích, LED tắt thì triac cũng đóng

• Điện áp cho phép ngõ ra: 220V đến 400V

• Dòng định mức ngõ ra: 100mA

• Dòng định mức ngõ vào: 15 đến 30mA

- Triac công suất lớn BTA16:

• BTA16 là một triac công suất lớn

• Đóng (thông): Triac sẽ đóng khi IG>0 và điện áp tại A1 và A2khác nhau

• Mở (ngắt) : Triac sẽ mỏ khi IG=0 và điện áp tại A1 và A2bằng nhau

• Điện áp cho phép: 600V

• Dòng cho phép: 16A

• Dòng kích: 10 đến 60mA

Trang 11

Hình 2.8 Các chân của BTA16.

Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển góc mở Triac:

- Ban đầu, triac ở trạng thái ngắt, điện áp giữa hai đầu A1 vá A2 khác nhau, tín hiệu ngõ ra của khối xử tín hiệu OUTVDK sẽ được cho qua điện trở 220Ω để hạn dòng, sau đó được cho qua cách ly quang (có chức năng bảo vệ arduino khỏi dòng ngược về)

- Khi tín hiệu tại OUTVDK lên 1 làm cho MOC3020 dẫn, dòng điện chạy qua điện trở 470Ω tới BTA16 thì tại điểm G của Triac sẽ có dònglàm cho hai đầu A2 và A1 của Triac thông với nhau Khi tín hiệu tại OUTVDK về 0 làm cho MOC 3020 ngắt nên dòng tại đầu G về 0 và khi điện áp về 0 làm cho điện áp tại 2 đầu A1 và A2 bằng nhau( chênh lệch điện áp giữa 2 đầu bằng 0) làm triac ngắt

- Từ việc đồng bộ điểm 0 giữa chu kì điện áp 220V và chu kì góc mở triac ta xác định được điểm bắt đầu quá trình trì hoãn trong khối xử lí tín hiệu, dựa vào việc điều chỉnh thời gian trì hoãn, ta điều khiển được góc mở triac nhờ đó mà độ sáng đèn cũng thay đổi theo

2.2.2. Giới thiệu Bluetooth và Module Bluetooth HC-06

2.2.2.1. Giới thiệu:

Bluetooth là công nghệ không dây cho phép các thiết bị điện tử có thểgiao tiếp với nhau trong khoảng cách ngắn qua sóng vô tuyến băng tầnchung ISM trong dãy tần từ 2.4 đến 4.5GHz với mục đích thay thế các kếtnối có dây giữa các thiết bị truyền thông với nhau, kết nối vô tuyến các thiết

bị với nhau một cách thuận lợi với giá thành rẻ

2.2.2.2. Đặc điểm công nghệ Bluetooth

- Kết nối hoàn toàn không dây

- Tiêu thụ năng lượng thấp

- Ứng dụng được nhiều loại thiết bị

- Khoảng cách giao tiếp cho phép giữa 2 thiết bị lên đến 100m

- Tính tương thích cao, được nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm

hỗ trợ

- An toàn và bảo mật cao

Trang 12

2.2.2.3. Ứng dụng

Công nghệ Bluetooth có ứng dụng cao trong sử dụng các thiết bị cầngiao tiếp không dây và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vựctrong đời sống

- Trao đổi tập tin không dây giữa các điện thoại với nhau hoặc cácmáy tính với nhau

- Trao đổi tập tin giữa điện thoại và máy tính

- Kết nối các thiết bị ngoại vi cho điện thoại hoặc máy tính như: tainghe, loa, chuột, bàn phím, gamepad

- Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết

bị đo,thiết bị điều khiển phạm vi ngắn, thiết bị định vị, thiết bị y tế,máy quét mã vạch, các thiết bị điều khiển giao thông …

2.2.2.4. Sự phát triển của Bluetooth

Cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản Bluetooth được phát triển đểđáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng cao giữa các thiết bị Mỗi phiên bản mới

ra đời đều có khả năng tương thích ngược với phiên bản trước đó Điều nàyđồng nghĩa với việc một thiết bị với phiên bản Bluetooth cao hơn hoàn toàn

có thể kết nối với thiết bị sử dụng phiên bản cũ hơn

- Bluetooth 1.0 (1999): phiên bản đầu tiên với tốc độ xấp xỉ là1Mbps, còn nhiều lỗi và gặp vấn đề về tương thích

- Bluetooth 1.1 (2001): đánh dấu bước phát triển của Bluetooth, đượcbình chọn là công nghệ vô tuyến tốt nhất năm

- Bluetooth 2.0+ERD (2004): nâng cao tốc độ và giảm thiểu một nửanăng lượng tiêu thụ.Tốc độ 2.1Mbps

- Bluetooth 3.0+HS (2008): tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps,tương đương chuẩn Wifi thế hệ đầu tiên nhưng phạm vi hoạt độnghiệu quả chỉ trong vòng 10m

- Bluetooth 4.0 (2010): là sự kết hợp của “classic Bluetooth”,

“Bluetooth highspeed” và “Bluetooth low energy” với tốc độ truyềntải nhanh, tiết kiệm tối đa năng lượng và hoạt động trong phạm vibán kính 60-100m

Trang 13

2.2.2.5. Module Bluetooth HC-06

Module Bluetooth HC-06 là một mạch thu phát Bluetooth phổ thôngđược sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và học tập, có thể tìm mua dễ dàngtrên thị trường với giá thành rẻ

– Chuẩn Bluetooth 2.0+EDR – 2.1Mbps

– Khoảng cách kết nối tối đa 20m

– Điện áp và dòng hoạt động: 3.3 - 5V, 30mA

2.2.3. Khối xử lý trung tâm Arduino

2.2.3.1 Giới thiệu

Là một mạch bao gồm vi điều khiển tích hợp trên một mạch điện đượccung cấp nguôn, có các kết nối ngoại vi và kết nối giao tiếp USB với máytính [5] [7] [8]

Trang 14

Mạch Arduino nhóm sử dụng trong đề tài là Arduino UNO, một loạiArduino có tính thông dụng và tính ứng dụng cao cho người mới bắt đầucũng như chuyên viên.

- Mã nguồn mở cho phép ta mở rộng cũng như học hỏi dễ dàng hơn

- Hệ thống module tiêu chuẩn với mỗi module là một chức năng ( việcthiết kế chính là kết hợp các chức năng đã chuẩn hoá)

Trang 15

Bảng 2.1 Đặc điểm phần cứng của Arduino UNO

cổng USB)

dùng bởi bootloader

2.2.3.5 Ứng dụng

Arduino có rất nhiều ứng dụng vào nhiều lĩnh vực lớn nhỏ khác nhau

và đang ngày càng phát triển Một vài ứng dụng tiêu biểu như:

- Các thiết bị điều khiển với chức năng riêng biệt như xe, máy bay,robot …

- Làm bộ xử lý và truyền tín hiệu cho cảm biến và đo lường

- Các bộ điều khiển tự động

- Bộ xử lý cho các thiết bị thông minh

- Các điểm kết nối, modem kết nối mạng

2.3 ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

2.3.1. Giới thiệu hệ điều hành Android

2.3.1.1. Giới thiệu

Trang 16

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux thiết kế dànhcho các thiết bị điện thoại thông minh (Smartphone) và máy tính bảng(Tablet) Android là một hệ điều hành mã nguồn mở ,cộng đồng pháttriển rộng lớn với một hệ thống kho ứng dụng khổng lồ Thời điểm hiệntại, Android đã trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất

và không ngừng phát triển [6]

Hình 2.11 Thị phần của 2 ông lớn hệ điều hành cho

điện thoại thông minh trong năm 2015.

2.3.1.2. Lịch sử phát triển

Với nhu cầu công nghệ của con người ngày càng cao thì sự pháttriển nên một hệ điều hành thích hợp cho các thiết bị thông minh là mộtđiều tất yếu cho sự phát triển nhanh chóng của hệ điều hành Android

- 10/2003, Android (INC) ra đời như một hãng phần mềm mục tiêutạo ra những thiết bị thông minh với sự hỗ trợ của Google

- 8/2005, Gã khổng lồ Google mua lại toàn bộ công ty Android

- 11/2007, Open Handset Alliance – Liên minh thiết bị cầm tay mởrộng ra đời

- 2008, Android chính thức trở thành mã nguồn mở và chiếc điệnthoại thương mại chạy hệ điều hành Android đầu tiên ra đời là HTCDream (22-10-2008)

2.3.1.3. Các phiên bản

Trang 17

Cùng với sự phát triển về phần cứng của các thiết bị thông minh thìcác phiên bản cảu hệ điều hành Android cũng ngày càng được phát triểntheo và càng không ngừng được đầu tư và phát triển Các phiên bảnAndroid tính đến năm 2015 :

- Android 4.0 – Ice Cream Sandwich

- Android 4.1 & 4.2 & 4.3 – Jelly bean

- Android 4.4 – Kitkat

- Android 5.0 – Lollipop

2.3.1.4. Các thành phần của một ứng dụng Android

Hình 2.12 Các thành phần cơ bản và nâng cao của một ứng dụng

chạy trên nền tảng Android

- Activities: các tiến trình hoạt động của ứng dụng Một ứng bao gồmmột hoặc nhiều Activities

- Views/User Interface: giao diện người dùng

- Intents: diễn tả mối liên kết giữa các tiến trình và giao diện ngườidùng

- Service: là thành phần bên trong, chạy ngầm

- Content provivder: xử lý dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu

- Broadcast Receiver: xử lý việc giao tiếp giữa hệ điều hành và ứngdụng

2.3.2. App Inventor và lập trình ứng dụng Android

Ngày đăng: 23/03/2016, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] H. T. Anh, "Điều khiển thiết bị từ xa bằng sóng RF," Đại học Công nghiệp TP.HCM, Ho Chi Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều khiển thiết bị từ xa bằng sóng RF
[2] N. V. Bắc, "Thiết kế và chế tạo ngôi nhà thông minh," Đại học Công nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và chế tạo ngôi nhà thông minh
[3] M. P. TAN, "Thiết kế và thi công mạch điều khiển từ xa bằng hông ngoại," Đại học Kỹ thuật Công nghệ, HCM, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và thi công mạch điều khiển từ xa bằng hông ngoại
[4] "Điện Tử Việt Nam," [Online]. Available: http://www.dientuvietnam.net/. [Accessed 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện Tử Việt Nam
[5] "Arduino," [Online]. Available: https://www.arduino.cc/. [Accessed 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arduino
[6] "Android Developers," [Online]. Available: http://developer.android.com. [Accessed 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Android Developers
[7] "Arduino 360," [Online]. Available: http://arduino360.com/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arduino 360
[8] "Cộng đồng Arduino Việt Nam," [Online]. Available: http://arduino.vn/. [Accessed 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng Arduino Việt Nam
[9] "MIT App Inventor," [Online]. Available: http://appinventor.mit.edu/. [Accessed 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: MIT App Inventor

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w