1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Newsletter no1(ver 2)

22 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2) Newsletter no1(ver 2)

Trang 2

Câu lạc bộ Giao lưu Kỹ thuật Nhật-Việt Japanese-Vietnamese Engineers Exchange Forum

日本ベトナム技術者交流会

Website: http://nhatviet.net Mailing list: nv_engineers@yahoogroups.com

Tập San Chuyên Ngành

Newsletter of Engineering 技術ニュースレター No.1 February, 2006

Tiếng nói chuyên ngành của tập thể lưu học sinh, sinh viên Việt nam tại Nhật bản nhằm “Xây dựng một hoạt động có ích cho mỗi người, sau đó là cho mọi người”

Ban biên tập: 1 Bùi Khắc Điệp

2 Lê Vĩnh An

3 Nguyễn Danh Thắng

Tokyo-Japan, 2006

Trang 3

Mục lục

PHẦN I: TRANG THÔNG TIN JVEEF

Hồ Thái Hùng, Nguyễn Danh Thảo

Giới thiệu về Câu lạc bộ Giao lưu Kỹ thuật Việt-Nhật (JVEEF)……….04

PHẦN II: NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH

Trang 4

trong chúng ta ở lại Nhật Bản, hoặc trở về Việt Nam công tác, những kiến thức và quan hệ mà chúng ta có được chắc chắn sẽ hữu ích cho tất

cả mọi người

Trước mắt, JVEEF chủ yếu tập trung các hoạt động chuyên môn của mình vào lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, qui hoạch đô thị ,v.v…, những lĩnh vực hiện nay có nhiều thành viên tham gia Các buổi nói chuyện về các chuyên ngành khác sẽ được xây dựng nếu có được những nhân vật nòng cốt nhiệt tình và tập hợp được các thành viên có quan tâm

2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của Câu lạc bộ

- Mục tiêu trước mắt là tổ chức được các hoạt

động giới thiệu các kiến thức cơ bản trên các lĩnh vực khác nhau Hình thức tổ chức dưới dạng các bài nói chuyện của các thành viên hoặc của các khách mời (người Nhật, người Việt)

- Mục tiêu về lâu dài là có thể tổ chức được các nhóm đi sâu vào từng chuyên ngành cụ thể Các nhóm có thể tổ chức cùng nghiên cứu, trao đổi về một lĩnh vực, cùng dịch, biên soạn sách chuyên ngành trong phạm vi cho phép

- Mục tiêu mang tính định hướng là xây dựng một nhóm học thuật có bề dày truyền thống, thu hút được đông đảo sinh viên, nghiên cứu sinh, v.v , qua đó truyền bá kiến thức và đóng góp cho nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam, cũng như góp phần vào sự giao lưu khoa học

kỹ thuật Nhật-Việt

3 Các hoạt động cụ thể

- Tổ chức hàng tháng các buổi nói chuyện chuyên ngành Người phát biểu là các thành viên CLB hoặc những các chuyên gia Nhật Bản Sau mỗi hoạt động, sẽ lấy ý kiến người tham gia cải thiện hoạt động

- Ra mắt bản tin chuyên ngành của CLB, trước mắt 3-4 tháng/1 lần, sau đó tùy tình hình cụ thể

Xin chào các anh chị em và các bạn

Lời đầu tiên, xin kính chúc các anh chị em

và các bạn một năm mới vui vẻ, thành công và

hạnh phúc

Câu lạc bộ giao lưu kỹ thuật Nhật-Việt ra

đời vào ngày 22/6/2005 cùng với Câu lạc bộ

giao lưu văn hóa Nhật-Việt, và là mảng khoa

học-kỹ thuật của cộng đồng JVFNet (Japanese

Vietnamese Friends Network) Như tên gọi,

JVFNet là “Câu lạc bộ những người bạn

Nhật-Việt”, là tập hợp những lưu học sinh, người

Việt Nam và những người Nhật Bản yêu thích

Việt Nam nhằm tổ chức các hoạt động giao lưu

(văn hóa, ẩm thực, giới thiệu đất nước, con

người Việt Nam) và cùng truyền bá kiến thức

về khoa học kỹ thuật cho các thành viên cũng

như những người có quan tâm

Với ý tưởng phát triển một mạng lưới liên

kết cho người Việt Nam và cả những người

Nhật yêu Việt Nam, chúng tôi mong muốn

hướng tới việc xây dựng một cộng đồng bao

gồm nhiều câu lạc bộ khác nhau (Câu lạc bộ

giao lưu văn hóa, Câu lạc bộ giao lưu kỹ thuật

v.v ) mà mỗi câu lạc bộ được xây dựng tương

đối độc lập căn cứ vào khả năng và sự đóng

góp của các thành viên trong từng câu lạc bộ

Sau nhiều lần thay đổi, mảng chuyên ngành

chính thức mang tên là Câu lạc bộ giao lưu kỹ

thuật Nhật- Việt (tên tiếng Anh: Japanese

Viet-namese Engineers Exchange Forum (JVEEF),

tên tiếng Nhật: 日本ベトナム技術者交流

会) Địa chỉ web sử dụng hiện tại: http://

tham gia là nv_engineers@yahoogroups.com

“Xây dựng một hoạt động có ích cho mỗi

người, sau đó là cho mọi người”, đó là định

hướng của cộng đồng mở này Chính vì điều

đó, Câu lạc bộ giao lưu kỹ thuật (JVEEF)

mong muốn tập hợp được các anh chị em cùng

chuyên ngành để tạo thành một cộng đồng mở

mang tính xã hội Hoạt động này không chỉ có

ích cho hiện tại, mà sau này, khi nhiều người

(1) Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Chodai

(2) Trường Đại Học Quốc Gia Yokohama

Giới thiệu về Câu lạc bộ Giao lưu Kỹ thuật Việt-Nhật (JVEEF)

Hồ Thái Hùng (1) , Nguyễn Danh Thảo (2)

PHẦN I TRANG THÔNG TIN JVEEF

Trang 5

4 Các hoạt động đã tổ chức trong năm 2005

- Tháng 8/2005, tổ chức buổi nói chuyện

“Những kinh nghiệm xây dựng tại Việt nam,

dưới con mắt của một kỹ sư Nhật Bản”, với sự

tham gia nói chuyện của Tiến sỹ Ishizuka Tak

(Công ty tư vấn thiết kế CHODAI)

- Tháng 10/2005, tổ chức buổi nói chuyện

“Giới thiệu các kết cấu cầu mới và công nghệ

xây dựng cầu hiện đại trong thế kỷ 21”, với sự

tham gia phát biểu của Tiến sỹ Bùi Khắc Điệp

(Đại học công nghệ Tokyo)

- Tháng 10/2005, tổ chức buổi nói chuyện

“Giới thiệu về tiêu chuẩn xây dựng Mỹ

AASHTO và tổng quan xây dựng cầu New

Tacoma”, với sự tham gia phát biểu của

chuyên gia tư vấn về tiêu chuẩn AASHTO

Darrael Jonson

- Tháng 12/2005, tổ chức buổi nói chuyện

“Giới thiệu những giá trị và tính đa dạng của

quần thể di tích kiến trúc Huế”, với sự tham gia

phát biểu của NCS cao học Lê Vĩnh An (Đại

học Waseda)

Hình 1 Buổi nói chuyện đầu tiên của CLB (Tiến sĩ

Ishizuka Tak: người ngồi giữa)

Hình 2 Ông Nguyễn Thanh Tịnh, trưởng Đại diện Văn

phòng TP Hà Nội tại Nhật Bản phát biểu tại buổi nói

vào tháng 6/2006

5 Các hoat động dự kiến tổ chức trong năm

2006

- Tháng 1/2006, tổ chức buổi nói chuyện

“Tokyo và những di sản thời Edo” với sự tham gia phát biểu của NCS cao học Lê Quỳnh Chi (Đại học Tokyo) và Lê Huy Thắng (Đại học Melbourn)

- Tháng 2/2006, tổ chức buổi nói chuyện “Kết cấu và kiến trúc” (tên chưa chính thức) với sự tham gia phát biểu của sinh viên năm 4 Trịnh Việt A (Đại học Tokyo)

- Tháng 4/2006, tổ chức buổi nói chuyện “Gió

và thiết kế sức kháng gió” (tên chưa chính thức) với sự tham gia phát biểu của NCS Phạm Văn Phúc (Đại Học Tokyo)

- Tháng 6/2006, tổ chức tổng kết hoạt động biên soạn từ điển

- Tháng 8/2006, tổ chức nói chuyện chuyên đề kết hợp tắm biển tại Kamakura 2 ngày

6 Lời cảm ơn

Trong tất cả các hoạt động của mình, Câu Lạc Bộ đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Văn Phòng Đại Diện Thành Phố Hà Nội tại Nhật Bản Đặc biệt, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Thanh Tịnh cùng các cán

bộ của Văn Phòng, mặc dù rất bận rộn với công việc của VP, vẫn dành thời gian hỗ trợ cho các hoạt động của Câu Lạc Bộ trong nhiều lĩnh vực

7 Lời mời tham gia JVEEF

Hoạt động này chỉ là hoạt động tự phát nhưng mang tính định hướng cho tương lai

Trang 6

Trong quá khứ, nhiều hoạt động cùng loại đã

xuất hiện và tự tan rã Nguyên nhân chính một

phần là bởi người tham gia chưa có được sự

quan tâm cần thiết đến nó, phần lớn hơn là do

thiếu tính định hướng cũng như tính tổ chức

của những người làm nòng cốt

Chúng tôi trân trọng kính mời các bạn có

lòng nhiệt tình và yêu thích với hoạt động cùng

tham gia CLB Các bạn có thể tham gia viết

bài, biên tập bản tin, đăng ký phát biểu, tham

gia hoạt động tổ chức trong CLB, v.v Chính

các hoạt động của các bạn, dù nhỏ cũng sẽ giúp

cho cộng đồng của chúng ta ngày càng lớn mạnh Nếu bạn có quan tâm, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ jveef@nhatviet.net Trong quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi cũng rất mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như những lời khuyên chân thành của các bậc đàn anh, các anh chị và các bạn để các hoạt động ngày càng trở nên phong phú và mang tính tổ chức cao hơn.Chúc các anh chị em và các bạn một năm mới hạnh phúc, may mắn và thành đạt!

❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Giới thiệu về Cầu Dầm Cáp Hỗn Hợp và khả năng ứng dụng ở Việt nam

TS Bùi Khắc Điệp Phòng Cầu - Hầm, Viện KHCN GTVT

Tóm tắt: Trong bài báo này sẽ giới thiệu tổng quan về cầu dầm cáp hỗn hợp, về

lịch sử phát triển và các ưu điểm của cầu dầm cáp hỗn hợp So sách một số thông

số chủ yếu giữa cầu dầm cáp hỗn hợp với các loại cầu khác như cầu dầm cứng và

cầu dây văng Và cuối cùng trình bày khả năng ứng dụng công nghệ xây dựng cầu

dầm cáp hỗn hợp vào Việt Nam

1 Mở đầu

Những năm gần đây, cùng với sự pháp triển

toàn diện nền kinh tế và xã hội đỏi hỏi phải đẩy

nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó

công trình giao thông vận tải chiếm một tỷ lệ

rất lớn Hệ thống giao thông đường bộ cần

được nâng cấp sửa chữa hoặc xây dựng mới

các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn

ở phía Bắc cũng như ở phía Nam Các công

trình cầu lớn trên những tuyến đường này phải

được xây dựng hiện đại bằng các công nghệ thi

công cầu tiên tiến Hơn chục năm qua chúng ta

đã xây dựng hàng loạt các cầu bê tông cốt thép

dự ứng lực (BTCT DƯL) khẩu độ lớn như cầu

Sông Gianh, cầu Quán Hầu, cầu Phú Lương,

cầu Yên Lệnh, cầu Lạc Quần, cầu Tân Đệ, cầu

Tiên Cựu, cầu An Dương, Thông qua việc

xây dựng các cầu kể trên, đội ngũ xây dựng

cầu Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và

đã nắm bắt được công nghệ thi công cầu tiên

tiến Ở Việt Nam, thi công cầu BTCT DƯL

khẩu độ lớn chủ yếu sử dụng công nghệ thi

công hẫng hay đúc đẩy chu kỳ Bằng các công

nghệ thi công này, đã xây dựng thành công một

số cầu BTCT DƯL với khẩu độ lớn nhất đạt được là 130m Tuy nhiên để xây dựng được các cầu có khẩu độ lớn hơn, công nghệ thi công cầu BTCT DƯL thông thường là khó đảm bảo

và không kinh tế Do vậy những năm gần đây công nghệ thi công cầu dây văng đã được du nhập vào Việt Nam Một số dự án xây dựng cầu dây văng cũng đã được hoàn thành như cầu

Mỹ Thuận với khẩu độ nhịp 350m (2000), cầu Kiền với khẩu độ 200m (2003) Hiện tại một số

dự án xây dựng cầu dây văng đang được triển khai xây dựng như cầu Bãi Cháy với khẩu đổ 435m, cầu Cần Thơ (500m), cầu Rạch Miễu (270m) và cầu Bính (260m) Triển vọng và nhu cầu xây dựng cầu khẩu độ lớn ở nước ta là rất lớn, tuy nhiên việc tính toán thiết kế và công nghệ thi công các cầu hiện đại nhịp lớn như cầu dây văng, chúng ta còn chưa có nhiều kinh nghiệm, còn phụ thuộc vào vốn và công nghệ của nước ngoài Hơn nữa kinh phí xây dựng, duy tu và bảo trì khai thác cầu dây văng cũng rất lớn, trong điều kiện eo hẹp về vốn của Việt Nam hiện nay thì rất khó có thể xây dựng hàng loạt cầu dây văng khẩu độ lớn Do vậy việc

PHẦN II NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH

Trang 7

nghiên cứu các dạng kết cấu mới, công nghệ

thi công mới để xây dựng các cầu khẩu độ lớn

vừa phù hợp với công nghệ thi công cầu hiện

có và khả năng kinh tế của Việt Nam là rất cần

thiết

Ở Việt Nam, cầu dầm cáp hỗn hợp

(extradosed bridge) hoàn toàn mới mẻ, vẫn còn

chưa được triển khai nghiên cứu ứng dụng

Tuy nhiên cầu dầm cáp hỗn hợp được coi là

một loại kết cấu kết hợp giữa hai loại kết cấu

sử dụng trong cầu BTCT DƯL nhịp liên tục

thông thường và cầu dây văng Hay nói cách

khác, cầu dầm cáp hỗn hợp được coi là một

giải pháp trung gian giữa cầu BTCT DƯL khẩu

độ lớn truyền thống và cầu dây văng nhằm giải

quyết những hạn chế về khẩu độ của cầu BTCT

DƯL và những khó khăn của cầu dây văng về

thiết kế, công nghệ thi công và công tác quản

lý khai thác cũng như giá thành xây dựng

Bài báo này sẽ giới thiệu về lịch sử phát

triển và các ưu điểm của cầu dầm cáp hỗn hợp

So sánh một số thông số chủ yếu giữa cầu dầm

cáp hỗn hợp với các loại cầu khác như cầu dầm

cứng và cầu dây văng Và cuối cùng trình bày

khả năng ứng dụng công nghệ xây dựng cầu

dầm cáp hỗn hợp vào Việt Nam

2 Sự phát triển của Cầu Dầm Cáp Hỗn Hợp

Năm 1988 giáo sư Mathivat1 người Pháp

phát minh ra ý tưởng cho một loại kết cấu mới

trên cơ sở công nghệ dự ứng lực ngoài, cáp

cường độ cao (CĐC) đưa ra lên trên bề mặt của

tiết diện tạo ra độ lệch tâm lớn Sau này các bó

cáp CĐC được liên kết với cột tháp có chiều

cao thấp đặt ở trên trụ và cùng làm việc với hệ

dầm cứng dưới tác dụng của hoạt tải Loại kết

cấu mới này được gọi là cầu dầm cáp hỗn hợp

Do vậy, bản chất cầu dầm cáp hỗn hợp là một

dạng kết cấu tổ hợp giữa kết cấu của cầu dầm

cứng và cầu dây văng, trong đó hệ dầm cứng

làm việc chịu uốn nén và dây treo chịu kéo

Các dây treo được liên kết vào tháp neo dây và

một số điểm trên dầm cứng tạo thành các gối

đàn hồi Cầu dầm cáp hỗn hợp nhìn về hình

dáng trông rất giống cầu dây văng có cột tháp

thấp, nhưng sự làm việc của kết cấu gần với

cầu dầm cứng hơn là cầu dây văng và được cấu

tạo gồm ba phần chính: i) hệ dầm cứng; ii) hệ

dây treo (cáp văng); và iii) tháp neo dây

Chiếc cầu sơ khai đầu tiên là cầu Ganter2 nổi

tiếng ở Thụy Sỹ, được xây dựng trên cơ sở kết

hợp kết cấu hệ dầm cứng với hệ dây treo, sau

này được đổi thành khái niệm cầu dầm cáp hỗn

hợp Cầu được thiết kế bởi Menn và hoàn

thành vào năm 1980 (Hình 1) Cầu gồm ba nhịp với khẩu độ nhịp chính là 174m Dầm hộp

bê tông được treo lên bằng các cáp văng liên kết vào cột tháp có chiều cao thấp, các cáp văng được bọc trong bê tông tạo thành tường

bê tông dự ứng lực Do đó các cáp văng không thể thay thế như dây văng thông thuờng và không thể bỏ qua giá thành lắp ráp tường bê

Ganter Bridge

Hình 1 Cầu Ganter ở Thuỵ Sỹ

Sau cầu Ganter, giáo sư Mathivat đã phát triển khái niệm cầu dầm cáp hỗn hợp thay thế cho thiết kế cầu cạn Arrêt Darré2 ở Pháp Khái niệm này bao gồm thiết kế cột tháp rất thấp, được liên kết cứng với kết cấu trên của cầu, dầm hộp BTCT DƯL có chiều cao không đổi cho nhịp 100m Bó cáp CĐC được luồn qua kết cấu yên ngựa và làm việc như bó cáp dự ứng lực ngoài hơn là làm việc như dây văng, do sự biến thiên lực căng trong cáp văng được giả thiết là rất nhỏ so với lực căng trong dây văng Các cáp văng chủ yếu làm việc thông qua lực căng ban đầu tạo ra tác động nâng dầm hộp để giảm trọng lượng hữu hiệu của dầm cũng như tạo ra lực nén vào dầm chủ như bó cáp CĐC thông thường

Kiểu thiết kế này đã hấp dẫn nhiều chuyên gia cầu, đặc biệt ở Nhật Bản thì cầu dầm cáp hỗn hợp ngày nay đã trở thành một kiểu cầu đặc trưng và được phát triển nhanh chóng Chỉ trong vòng một chục năm trở lại đây, riêng ở Nhật Bản đã xây dựng được gần 30 chiếc cầu dầm cáp hỗn hợp đủ các chủng loại về kết cấu nhịp, đa dạng về sơ đồ bố trí nhịp và bố trí cáp văng Bảng 1 thống kê một số cầu dầm cáp hỗn hợp đã và đang xây dựng ở Nhật Bản và trên thế giới Không chỉ xây dựng cầu dầm cáp hỗn hợp ở Nhật Bản, các chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản đã tiến hành một loạt các dự án xây dựng cầu dầm cáp hỗn hợp ở nước ngoài như cầu

Trang 8

Palau ở Palau, cầu Pakse ở Lào và cầu Mactan

ở Philipine Và bây giờ cầu dầm cáp hỗn hợp

với giá thành hợp lý so với các loại cầu khác đã

trở thành một loại cầu đặc trưng cho cầu BTCT

DƯL nhịp lớn ở Nhật bản, Hàn Quốc và một số

nước ở châu Á Sau đây sẽ giới thiệu một số

cầu dầm cáp hỗn hợp tiêu biểu ở trên thế giới

Tên cầu

Khẩu độ nhịp chính, m

Chiều cao cột tháp*

m

Chiều cao dầm

* Chiều cao cột tháp tính từ mặt cầu

Bảng 1 Thống kê cầu dầm cáp hỗn hợp trên thế giới

Chiếc cầu dầm cáp hỗn hợp hoàn hảo đầu

tiên trên thế giới là cầu Odawara Blueway3 ở

Nhật Bản, được hoàn thành vào năm 1994

(Hình 2) Cầu gồm ba nhịp với sơ đồ bố trí

nhịp cân bằng 74+122+74m Cầu có tiết diện

Hình 2 Cầu Odawara Blueway ở Nhật Bản

Hình 3 Cầu Tsukuhara ở Nhật Bản

Hình 4 Cầu Mactan ở Philipine

mặt cắt là hình hộp kép với chiều cao thay đổi

từ 3.5m ở trên trụ đến 2.2m ở giữa nhịp, tương ứng với 1/35 và 1/55 chiều dài nhịp chính Cột tháp bằng bê tông cốt thép cao 10.7m tính từ mặt cầu và được liên kết cứng với trụ cầu Chiều cao cột tháp được thiết kế xấp xỉ bằng 1/12 chiều dài nhịp chính Hệ dầm chủ cũng được liên kết cứng với trụ cầu giống như dạng cầu khung cứng, làm tăng thêm độ cứng của toàn cầu và giảm sự biến thiên ứng suất trong cáp văng gây ra do hoạt tải Hệ dây treo được

bố trí hai mặt phẳng dây, mỗi mặt phẳng dây gồm tám dây ở mỗi phía của dầm hộp, được luồn qua kết cấu yên ngựa đặt trên đỉnh cột

Trang 9

tháp và được neo với hệ dầm chủ ở hai phía cột

tháp Sơ đồ bố trí cáp văng theo hình rẽ quạt

với khoảng cách giữa các dây là 3.75m Đây

cũng là chiềc cầu BTCT DƯL đầu tiên ở Nhật

Bản sử dụng kết cầu yên ngựa Việc xây dựng

cầu này bằng phương pháp lắp hẫng cân bằng

Sự thay đổi ứng suất do hoạt tải giảm xuống rõ

rệt và chỉ bằng ¼ sự biến thiên ứng suất trong

cầu dây văng Do vậy cường độ chịu kéo cho

phép được thiết kế lấy bằng 0.6 cường độ giới

hạn của cáp CĐC giống như trong thiết kế cầu

BTCT DƯL truyền thống

Sau khi cầu Odawara được hoàn thành một

loạt các cầu khác cũng được xây dựng theo

dạng cầu dầm cáp hỗn hợp, ví dụ như cầu

Ya-shiro North và cầu YaYa-shiro South4 được hoàn

thành vào năm 1995 Dầm chủ của hai cầu này

bằng BTCT DƯL có chiều cao tiết diện không

đổi 2.5m Chiều cao cột tháp là 10m và 12m

tương ứng với khẩu độ của nhịp chính là 90m

và 105m Cầu được tạo ứng suất trước sử dụng

công nghệ dự ứng lực ngoài Đặc biệt là chiếc

cầu này được sử dụng cho đường tàu cao tốc

(shinkansen) ở Nhật Bản, do đó đòi hỏi nghiêm

ngặt về độ võng do hoạt tải

Trong năm 1998, liên tiếp mấy cầu dầm cáp

hỗn hợp được hoàn thành ở Nhật Bản với khẩu

độ trung bình từ 100~150m Đặc biệt trong đó

có cầu Tsukuhara4 với khẩu độ nhịp chính là

180m và cột tháp có hình chữ V với chiều cao

là 16m (Hình 3) Tại thời điểm đó cầu

Tsuku-hara đạt kỷ lục về khẩu độ đối với loại cầu dầm

cáp hỗn hợp, và theo quan điểm của giáo sư

Virloguex2 thì đây là khẩu độ tối ưu nhất đối

với cầu có kết cấu kiểu này Một điểm đặc biệt

của cầu dầm cáp hỗn hợp là sơ đồ bố trí nhịp

Cũng tương tự như cầu dây văng, cầu dầm cáp

hỗn hợp thông thường có ba nhịp cân bằng,

nhịp giữa có chiều dài lớn và hai nhịp biên có

chiều dài nhỏ hơn Hầu hết các cầu dầm cáp

hỗn hợp được xây dựng trong thời gian này đều

có kiểu bố trí sơ đồ ba nhịp vì lý do sơ đồ bố trí

nhịp hợp lý và có kiến trúc đẹp hơn, hài hòa

với cảnh quan xung quanh

Năm 1999 ở Philipine đã xây dựng cầu dầm

cáp hỗn hợp Mactan5 đầu tiên do các chuyên

gia và kỹ sư Nhật Bản giúp đỡ (Hình 4) Cầu có

sơ đồ bố trí nhịp cân bằng là

111.5+185+111.5m với chiều rộng mặt cầu là

18m Tiết diện mặt cắt là hình hộp có chiều cao

trên trụ là 5.1m và chiều cao ở giữa nhịp là

3.3m Cầu được bố trí hai mặt phẳng dây ở hai

bên sườn dầm, các cáp văng được neo vào cột

tháp có chiều cao là 18.2m Cột tháp được liên

kết cứng với trụ cầu và dầm chủ tạo thành khung ngàm cứng, do vậy cột tháp có độ cứng theo phương dọc cầu lớn, giảm được sự biến thiên ứng suất trong cáp văng do hoạt tải Hiện tại chiếc cầu này đạt kỷ lục về chiều dài nhịp bằng kết cấu BTCT DƯL được sử dụng trong cầu dầm cáp hỗn hợp

Cầu Pakse

Hình 5 Cầu Pakse ở Lào

Hình 6 Cầu Kisogawa và cầu Ibigawa

Hình 7 Cầu Palau ở Cộng hòa Palau

Tiếp theo đến năm 2000 cầu Pakse6 , chiếc cầu dầm cáp hỗn hợp đầu tiên ở Lào, cũng được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản (Hình 5) Cầu gồm 15 nhịp bằng BTCT DƯL, bao gồm bốn khung cầu cứng liên tục, được liên kết lại với nhau bằng các khớp

Trang 10

nối ở giữa nhịp Sơ đồ bố trí nhịp như sau

70+9x102+123+143+91.5+34.5m, trong đó từ

nhịp thứ 10 đến nhịp thứ 12 được tăng cường

thêm hệ dây treo Kết cấu nhịp cầu được cấu

tạo bằng kết cấu lắp ghép từ các đốt có chiều

dài 2.5m hoặc 3.5m Mặt cắt tiết diện là hình

hộp sườn đứng có chiều rộng mặt trên là 11.5m

hoặc 14.3m, chiều rộng đáy dưới là 6.5m Cột

tháp có chiều cao là 14.3m được ngàm cứng

với trụ cầu Trên đỉnh cột tháp phần neo cáp

văng có khung cứng bằng thép để dễ dàng lắp

đặt kết cấu yên ngựa cho cáp văng luồn qua Để

tăng cường độ cứng cho cột tháp, bố trí một

dầm ngang liên kết hai cột tháp lại với nhau

Cầu được bố trí hai mặt phẳng dây, mỗi mặt

phẳng có 9 dây được liên kết với dầm chủ với

khoảng cách là 3.5m Thi công cầu bằng

phương pháp lắp hẫng cân bằng

Quả thật những năm cuối thế kỷ 20 và đầu

thế kỷ 21 các chuyên gia và kỹ sư cầu của Nhật

Bản đã đóng góp to lớn cho công nghệ thi công

cầu dầm cáp hỗn hợp Hàng loạt các công trình

cầu dầm cáp hỗn hợp đã và đang được xây

dựng khắp nơi trên đất nước Nhật Bản Các

chuyên gia và kỹ sư Nhật Bản không những

phát triển công nghệ xây dựng cầu dầm cáp hỗn

hợp mà còn nghiên cứu thiết kế, tính toán tối

ưu cho các kết cấu mới dùng trong cầu dầm cáp

hỗn hợp Ngay cả những nước có ngành xây

dựng cầu phát triển như nước Mỹ cũng phải

đến Nhật Bản để thăm quan và học hỏi kinh

nghiệm xây dựng cầu dầm cáp hỗn hợp Từ

kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản, các

kỹ sư cầu của Mỹ đã thiết kế và xây dựng cầu

Tân Trân Châu Cảng theo dạng cầu dầm cáp

hỗn hợp hiện đại đầu tiên ở nước Mỹ7

Các công trình nghiên cứu của các chuyên

gia Nhật Bản về kết cấu cầu dầm cáp hỗn hợp

được thể hiện thông qua việc xây dựng hai

chiếc cầu bắc qua cửa sông Kiso và Ibi8 ở

Na-goya, Nhật Bản (Hình 6) Đây là hai công trình

lớn nhất và đặc biệt nhất thuộc thể loại cầu dầm

cáp hỗn hợp Tính chất đặc biệt của hai cầu này

bao gồm: 1) kết cầu nhịp được kết hợp cả kết

cấu BTCT DƯL và kết cấu thép với mục đích

giảm trọng lượng tĩnh tải và gia tăng khẩu độ

nhịp cầu chính.; 2) chiều rộng mặt cầu là 33m

cho sáu làn xe, được bố trí một mặt phẳng dây

đặt ở tim cầu.; 3) cột tháp được thiết kế có hình

cánh buồm với chiều cao là 30m tính từ mặt

cầu; 4) sử dụng bê tông cường độ cao 60MPa

cho chế tạo đốt dầm, mỗi đốt có chiều dài là

5m; 5) sử dụng hệ thống camera ba chiều để đo

đạc kích thước của đốt dầm truớc khi di chuyển

khỏi bệ đúc và trước khi di chuyển ra xà lan, để thu thập các số liệu phục vụ cho việc lắp ráp và điều chỉnh cho công tác đổ bê tông các đốt tiếp theo; 6) sử dụng kết hợp cả hai công nghệ dự ứng lực ngoài và trong cho phần kết cấu bê tông cốt thép

Cầu Kisogawa gồm 5 nhịp liên tục, khẩu độ mỗi nhịp là 275m Phần giữa nhịp chính là dầm thép dài 105m, phần còn lại bằng BTCT DƯL Cầu Ibigawa có 6 nhịp liên tục, khẩu độ mỗi nhịp là 271.5m Phần kết cấu thép của cầu Ibi-gawa dài 95m Đối với cả hai cầu, kết cấu dầm

bê tông có tiết diện mặt cắt là hình hộp kép ba ngăn, có chiều cao ở trên trụ là 7m và chiều cao

ở giữa nhịp là 4m Liên kết giữa kết cấu bê tông và kết cấu thép thông qua một đốt dầm trung chuyển Các đốt dầm bê tông được chế tạo trên bờ gần khu vực thi công, sau đó được vận chuyển bằng xà lan và lắp ghép lên kết cấu nhịp bằng phương pháp thi công lắp hẫng cân bằng Riêng phần kết cấu thép được chế tạo thành một khối cho suốt chiều dài, sau đó vận chuyển bằng xà lan và cẩu lắp một lần lên kết cấu nhịp Do đó đã giảm thời gian xây dựng đáng kể cho cả hai chiếc cầu này

Kinh nghiệm xây dựng cầu Kisogawa và Ibigawa của các chuyên gia Nhật Bản đã được

Hình 8 Cầu Himi có sườn thép lượn sóng

Hình 9 Cầu Rittoh ở Nhật Bản

Trang 11

áp dụng cho dự án xây dựng cầu Palau9 ở Cộng

hòa Palau (Hình 7) Đây là chiều cầu dầm cáp

hỗn hợp ba nhịp liên tục với sơ đồ bố trí nhịp

82+247+82m và được hoàn thành vào năm

2001 Kết cấu nhịp chính được cấu tạo bằng

dầm BTCT DƯL kết hợp với dầm thép ở giữa

dài 82m Mặt cắt tiết diện dầm bê tông là một

hộp đơn có chiều cao trên trụ là 7m và chiều

cao ở giữa nhịp là 4m Chiều rộng mặt cầu là

11.6m, được bố trí hai mặt phẳng dây ở hai bên

mép dầm và mỗi mặt phẳng dây bao gồm 12

cáp văng với số lượng tao cáp thay đổi từ

15Ø15.2 đến 27Ø15.2 Các cáp văng được liên

kết với cột tháp cao 27m tính từ mặt cầu Để

tăng cường độ cứng của cột tháp theo phương

ngang cầu, hai cột tháp được liên kết lại với

nhau thông qua dầm ngang đặt ở gần đỉnh cột

tháp Do yêu cầu phải bảo vệ môi trường sinh

thái biển, các cột tháp phải được thiết kế xây

dựng trong bờ Do đó chiều dài nhịp biên và

nhịp giữa có sự khác biệt nhau rất lớn, do vậy

giải pháp thi công là đổ thêm các khối bê tông

đối trọng (19tf/m) trong lòng hộp các đốt dầm

ở nhịp biên và kết hợp với sử dụng dầm thép ở

nhịp giữa nhằm tạo ra sự cân bằng giữa nhịp

biên và nhịp giữa Phương pháp thi công được

sử dụng bằng phương pháp lắp hẫng cân bằng

Đầu những năm 90, các chuyên gia Nhật

Bản đã nghiên cứu ứng dụng dạng kết cấu mới

cho xây dựng cầu Đó là dầm BTCT có sườn

bằng thép lượn sóng Ưu điểm của loại kết cấu

này là tĩnh tải của kết cầu nhịp được giảm đáng

kể, nên có thể vượt được khẩu độ lớn Các

thành tựu này được các chuyên gia Nhật Bản

đưa vào thiết kế và xây dựng cầu Himi10 ở

thành phố Nagasaki ở Nhật Bản vào cuối năm

2000 (Hình 8) Cầu Himi trở thành cầu dầm

cáp hỗn hợp đầu tiên trên thế giới sử dụng dầm

BTCT có sườn thép lượn sóng Cầu gồm ba

nhịp liên tục với sơ đồ bố trí nhịp là

91.75+180+91.75m Tiết diện mặt cắt là hình

hộp đơn với chiều cao 4m không đổi dọc theo

suốt chiều dài cầu Chiều rộng mặt cầu là 9m

được bố trí hai mặt phẳng dây ở hai bên mép

dầm Chiều cao cột tháp là 19.8m tính từ mặt

cầu Điểm đặc biệt của cầu này là sử dụng toàn

bộ cáp dự ứng lực ngoài Phương pháp thi công

bằng phương pháp lắp hẫng cân bằng từ các đốt

dầm có chiều dài 6.4m

Tiếp theo cầu Himi, cầu Rittoh11 cũng được

thiết kế bằng dầm BTCT có sườn bằng thép

lượn sóng (Hình 9) Cầu Rittoh được tách thành

hai cầu riêng biệt, đặt cách nhau 8m, một cầu

dành cho hướng xe đi Tokyo và một cầu khác

cho hướng xe đi Osaka Sơ đồ nhịp bố trí hai cầu như sau: 137.6+170+115+ 67.6m cho hướng đi Tokyo và 152.6+160+75+90+ 72.6m cho hướng đi Osaka Trong đó mỗi cầu có hai nhịp đầu được thiết kế là kết cấu cầu dầm cáp hỗn hợp, phần còn lại là cầu dầm cứng thông thường có sườn bằng thép lượn sóng Trụ cầu

có chiều cao rất lớn khoảng 72m Mặt cầu rộng 19.3m được bố hai mặt phẳng dây Tiết diện dầm là hình hộp kép ba ngăn có chiều cao thay đổi 7.5m ở tiết diện trên trụ và 4.5m ở tiết diện giữa nhịp Điểm đặc biệt của cầu Rittoh là sử dụng vách ngăn bằng thép ở vị trí neo cáp văng vào dầm cứng nhằm giảm trọng lượng và việc lắp đặt vách ngăn cũng đơn giản và hiệu quả hơn Các cáp văng được neo vào mỗi đốt dầm nhằm giảm ứng suất cục bộ của sườn thép, bản

bê tông và bộ phận liên kết gần khu vực neo dây Công tác thiết kế cầu Rittoh được đặc biệt chú ý về mặt kiến trúc vì nó nằm trong rừng tự nhiên của tỉnh Shiga Hiện tại hai chiếu cầu này đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2006

Phương pháp thi công phổ biến cho cầu dầm cáp hỗn hợp phần lớn là sử dụng phương pháp lắp hẫng cân bằng Các đốt dầm được lắp ráp từ trụ ra hai phía tạo ra sự cân bằng thông qua cột tháp Ưu điểm của phương pháp thi công này là rất nhanh, các đốt dầm được chế tạo ở trên bãi đúc nên dễ dàng kiểm tra chất lượng chế tạo cũng như kích thước hình học tổng thể của đốt dầm Ngoài phương pháp lắp hẫng cân bằng, một số cầu cũng được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng như cầu Tsukuhara, cầu Rittoh, cầu Shikawa vv Tuy nhiên ngoài phương pháp thi công hẫng, các chuyên gia Nhật Bản còn sử dụng công nghệ đúc đẩy để thi công cầu dầm cáp hỗn hợp Một ví dụ cho việc áp dụng phương pháp thi công đúc đẩy trong xây dựng cầu dầm cáp hỗn hợp là cầu đường sắt trên tuyến đường Sasshyou12 ở Hok-kaido Chiếc cầu này gồm hai nhịp 51.4+58.4m, chiều rộng mặt cầu là 13.2m Cột tháp cao 9.9m, mặt cắt tiết diện có chiều cao không đổi 2.6m Giải pháp thi công bằng phương pháp đúc đẩy được lựa chọn vì: 1) cầu phải vượt qua hệ thống đường quốc lộ và đường dành cho xe mô tô, do đó khoảng tĩnh không rất nhỏ không đủ cho việc thi công hẫng;

2) chiều dài nhịp trung bình trong khoảng 50~60m phù hợp với công nghệ đúc đẩy Tuy nhiên việc thi công cầu này bằng công nghệ đúc đẩy có nhiều bất lợi là cần phải có nhiều trụ đỡ tạm thời và sử dụng cáp dự ứng lực

Ngày đăng: 21/03/2016, 08:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w