1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng kinh tế học nghề cá

78 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Đường tổng sản lượng khai thác bền vững cho thấy sản lượng khai thác sẽ được chỉ ra với bất kỳ mức nỗ lực nào một khi ở trữ lượng cân bằng quần thể cho mức nỗ lực đó đã được đạt đến..

Trang 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC

I Tên môn học: KINH TẾ THỦY SẢN 1

(KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ NGHỀ CÁ) The Economics of Fisheries Management

II Nội dung tóm tắt môn học

- Kinh tế học nghề cá là môn học nghiên cứu việc phân phối và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thủy sản sao cho giá trị sản xuất (xã hội) được tối đa hóa

- Cụ thể, Kinh tế học Quản lý nghề cá nghiên cứu vận dụng những nguyên lý kinh tế học chung vào điều kiện cụ thể của việc vận hành hoạt động và quản lý ngành khai thác thủy sản, bao gồm:

+ Các nguyên lý kinh tế học nền tảng quan trọng và có sự mở rộng đối với nghiên cứu nghề cá

+ Các khái niệm và mô hình kinh tế – sinh học trong khai thác thủy sản

+ Một số vấn đề về thể chế và các loại hình luật lệ qui định (trên các phương diện kinh tế – sinh học và quản lý) trong phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững

III Kết cấu môn học

Chương 1: NHỮNGNGUYÊNLÝKINHTẾHỌCCƠBẢN

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỀ CÁ VÀ HÀM SẢN XUẤT

TRONG NGHỀ CÁ

Chương 3: MÔ HÌNH KINH TẾ–SINH HỌC TRONG NGHỀ CÁ

Chương 4: MỘT SỐ MỞ RỘNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ - SINH HỌC

Chương 5: CÁC QUI ĐỊNH TRONG NGHỀ CÁ THƯƠNG MẠI

IV Tài liệu học tập

Giáo trình chính

1- Lee G.Anderson - Kinh tế học quản lý nghề cá (The Economics of Fisheries Management, The Johns Hopkins University, 1986), Bản dịch tiếng Việt của Dương

Trí Thảo & Đoàn Nam Hải, NXB NN, 2004

2- Dương Trí Thảo, Kinh tế học quản lý nghề cá (Bài giảng tóm tắt), Đại học Thủy

sản Nha Trang, 2006

3- Bài giảng Kinh tế và quản lý nghề cá- GS Ola Flaaten, ĐH Tromso

Tài liệu Tham Khảo

1- Stepphen Cunningham, Michael R Dunn and David Whitmarsh, Fisheries Economics: an introduction, Published by Mansell St Martin’s, New York, 1985 2- Dominique Greboval - Quản lý năng lực khai thác Thủy sản: Một số bài viết chọn lọc về các khái niệm và các vấn đề cốt lõi, FAO, 2001- Bản dịch tiếng Việt

của Lê Kim Long, NXB NN, 2004 Và một số TL khác

Trang 2

Chương 1 NHỮNG NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC CƠ BẢN CUNG, CẦU VÀ SỰ CÂN BẰNG KINH TẾ

1.1 Các khái niệm

Kinh tế là hành vi lựa chọn của con người trong việc sản xuất và tiêu dùng các của cải của xã hội sao cho đáp ứng nhiều nhất nhu cầu đặt ra với chi phí bỏ ra là thấp nhất

Kinh tế học là mơn học nghiên cứu các vấn đề cơ bản của kinh tế, đĩ là 3 vấn đề: Sản xuất gì? Như thế nào? Cho ai?

Tuỳ thuộc phạm vi giải quyết các vấn đề trên mà người ta chia ra Kinh tế học vi

mơ và Kinh tế học vĩ mơ Kinh tế học vi mơ đề cập đến các vấn đề kinh tế của các đơn

vị kinh tế riêng lẻ (Doanh nghiệp, hộ gia đình) Kinh tế học vi mơ đề cập đến các vấn

đề kinh tế trong phạm vi một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị kinh tế riêng lẻ hợp thành của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên ranh giới giữa kinh tế học vi mơ và vĩ mơ chỉ là tương đối, nhiều vấn đề của kinh tế vĩ mơ được giải quyết trên nền tảng và quan điểm của kinh tế vi mơ

Để thực hiện một hoạt động kinh tế, người ta phải bỏ ra những khoản chi phí, các chi phí này được xem xét khác nhau ở các gĩc độ khác nhau Các nhà kinh tế xem xét chi phí khác với các nhà kế tốn Nhà kế tốn thường quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ phải theo dõi vốn, tài sản, cơng nợ và đánh giá tình hình

đã qua, nĩi cách khác họ quan tâm đến Chi phí kế tốn, là những chí phí thực sự đã bỏ

ra và được ghi chép lại theo đúng yêu cầu và nguyên tắc của kế tốn Trong khi nhà kinh tế (và quản lý) quan tâm đến những cái trong tương lai ở phía trước, họ phải suy nghĩ đến việc làm sao cĩ thể hạ thấp chi phí và nâng cao doanh lợi Do đĩ nhà kinh tế

khơng chỉ quan tâm đến những chi phí đã bỏ ra mà phải quan tâm đến các Chi phí cơ hội, là cái mất đi lớn nhất cĩ thể cĩ do việc lựa chọn một cơ hội nào đĩ Một cách tổng

quát cĩ thể viết:

Chi phí Kinh tế = Chi phí kế tốn + Chi phí cơ hội

Các chi phí được xem xét như trên cịn gọi là Chi phí hiển hiện (Explicit costs),

đây là những chi tiêu thật sự cho một hoạt động kinh tế Các chi phí hiển hiện bao gồm tiền cơng, tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí về máy mĩc thiết bị, tài sản và kể

cả các chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội mặc dù thường hay bị che dấu nhưng lại luơn được quan tâm khi

đề ra các quyết định kinh tế Trong khi cĩ một loại chi phí thường rất dễ thấy nhưng lại

luơn bị lãng quên khi ra quyết định, đĩ là Chi phí chìm (Sunk costs) Nĩ là một khoản

chi tiêu đã thực hiện xong rồi (do những quyết định trong quá khứ) nhưng khơng thể thu hồi lại, vì vậy nĩ khơng ảnh hưởng đến quyết định hiện tại Ví dụ một doanh nghiệp bỏ ra 50 triệu đồng để mua một cái máy chuyên dùng, nĩ chỉ cĩ thể dùng để sản xuất một loại sản phẩm nhất định, khơng thể dùng vào việc khác cũng khơng thể đem bán, chi phí cơ hội của nĩ là bằng khơng, vậy 50 triệu đồng tiền mua chiếc máy trên là chi phí chìm và nĩ sẽ khơng ảnh hưởng đến quyết định hiện tại

Nghiên cứu những cơ sở của cung, cầu và phân tích cung cầu là một biện pháp căn bản, cĩ hiệu quả nhất trong nghiên cứu các vấn đề của kinh tế học Do đĩ chúng ta

sẽ bắt đầu bằng việc nhắc lại những vấn đề cơ bản của việc phân tích cung cầu cũng như các khái niệm khác cĩ liên quan

Trang 3

1.1.1 Khái niệm về Cầu:

- Cầu: biểu thị số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định (khi các yếu tố khác không đổi – Ceteris Paribus)

- Cầu khác Nhu cầu

- Lượng cầu là số lượng hàng hoá mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua

ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định

- Đường cầu : Biểu diễn mối qua hệ giữa lượng cầu và giá cả(trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) (đồ thị)

Mỗi cá nhân, công ty hay mỗi gia đình có một đường cầu khác nhau về một loại hàng hóa nào đó

Hình dáng và vị trí của nó phụ thuộc vào thị hiếu, thu nhập và giá các loại hàng hóa

Đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân

- Đường cầu có thể được xem như là đường doanh thu trung bình, vì nó chỉ ra thu nhập trung bình của hãng sản xuất trong việc bán những lượng hàng hoá khác nhau trong mỗi thời kỳ

- Tổng doanh thu (TR): Là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ được, được xác định bằng cánh lấy tổng sản lượng nhân với giá đơn vị sản lượng

- Doanh thu biên (MR): là sự thay đổi (tăng lên hoặc giảm đi) của tổng doanh thu do việc bán thêm một đơn vị hàng hoá

- Đường doanh thu biên: biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu biên và khối lượng hàng bán (đồ thị minh họa 1.1)

Đồ thị 1.1 Đường cầu và đường doanh thu biên Đường cầu cho thấy có bao nhiêu đơn vị của

một hàng hoá cụ thể được mua trong mỗi thời kỳ với các mức giá khác nhau Đường doanh thu biên cho thấy lượng doanh thu tăng lên có được từ việc bán một đơn vị cuối cùng Ví dụ, doanh thu biên của đơn vị thứ 6 là 3 USD

Trang 4

- Chú ý: ở mọi mức sản xuất doanh thu biên luôn luôn thấp hơn mức giá và nó sẽ âm khi sự sụt giảm của doanh thu do giảm giá lớn hơn sự tăng thêm của doanh thu do bán thêm một đơn vị hàng

- Thặng dư của người tiêu dùng: là khoản lợi mà người tiêu dùng được hưởng khi mua một loại hàng hóa với giá thấp hơn mức giá mà họ có thể chấp nhận

1.1.2 Các khái niệm Cung:

- Cung: biểu thị số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn

sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định (khi các yếu tố khác không đổi – Ceteris Paribus)

- Lượng cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định

- Đường cung : Biểu diễn mối qua hệ giữa lượng cung và giá cả (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Để hiểu rõ đường cung chúng ta cần phải xem xét yếu tố chi phí của nhà sản xuất

- Tổng chi phí sản xuất là tổng giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm

- Chi phí sản xuất được hiểu là đã bao gồm một khoản lợi nhuận “bình thường” của nhà sản xuất do việc đầu tư thời gian và tài sản dựa trên một mức bình quân chung cả nền kinh tế

- Trong ngắn hạn, tổng chi phí sản xuất (TC) được chia làm hai loại:

+ Chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC)

- Chi phí trung bình (AC) bằng tổng chi phí chia cho sản lượng

- Chi phí biên (MC) là sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của tổng chi phí khi

SX thêm một đơn vị SP

- Do qui luật năng suất giảm dần, nên lúc đầu AVC giảm nhưng sau đó có xu hướng tăng lên khi sản lượng tăng Tại điểm AVC nhỏ nhất, MC cắt AVC

Đồ thị 1.2 Đường chi phí trung bình và đường chi phí biên Đường chi phí trung bình cho thấy

chi phí trung bình sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng đầu ra vào mỗi thời kỳ tăng lên Đường chi phí biên cho thấy chi phí tăng lên từ việc tăng một đơn vị sản lượng đầu ra mỗi thời kỳ Ví dụ, chi phí biên của việc sản xuất đơn vị thứ 3 là 4 USD

Trang 5

- Mối quan hệ giữa các loại chi phí này được thể hiện qua đồ thị 1.2

- Đường cung của nhà sản xuất là phần đường chi phí biên nằm phía trên đường chi phí biến đổi trung bình Bởi vì trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục sản xuất chừng nào giá bán vẫn còn lớn hơn chi phí biến đổi trung bình

- Đường cung thị trường là tổng hợp theo chiều ngang các đường cung cá nhân

Những kết luận rút ra từ đồ thị 1.2:

- Đường chi phí biên luôn cắt các đường chi phí trung bình tại điểm cực tiểu

- Vùng phía dưới đường chi phí biên thể hiện tổng chi phí tại một mức sản lượng cụ thể

- Các hãng tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất ở điểm mà mức giá bằng với chi phí biên

- Đường cung của nhà sản xuất là phần lớn hơn chi phí biến đổi trung bình của đường chi phí biên

Trong dài hạn, tất cả các chi phí đều có thể thay đổi, doanh nghiệp có nhiều

cơ hội để chủ động thay đổi các yếu tố sản xuất để đạt sản lượng (qui mô) mong

muốn dựa trên cơ sở của hiệu suất theo qui mô Có 3 trường hợp (xem đồ thị 1.3):

+ Hiệu suất tăng theo qui mô (economics of scale)- LAC giảm

+ Hiệu suất giảm theo qui mô (diseconomics of scale)- LAC tăng

+ Hiệu suất không đổi theo qui mô (constant-economics of scale)-LAC nằm ngang

1.1.3 Sự cân bằng kinh tế:

- Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một loại hàng hoá xảy ra khi việc cung cấp vừa đủ thoả mãn nhu cầu đối với hàng hoá đó trong một thời kỳ nhất định Nói cách khác, các công ty bán được hết lượng hàng hóa mà họ muốn bán,

LAC

LAC

LAC

a) Hiệu suất tăng

theo qui mô b) Hiệu suất không đổitheo qui mô c) Hiệu suất giảmtheo qui mô

a) Hiệu suất tăng

theo qui mô b) Hiệu suất không đổitheo qui mô c) Hiệu suất giảmtheo qui mô

Sản lượng

Đồ thị 1.3 : Hiệu suất theo qui mô tiếp cận từ LAC

Trang 6

cùng lúc đó, người tiêu dùng cũng mua đủ những gì mà họ muốn mua và có khả năng mua

- Trạng thái này được thể hiện qua đồ thị 1.3 Qua đó trạng thái cân bằng xuất hiện tại giao điểm của đường cầu và đường cung của thị trường (Đồ thị 1.4)

1.2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG MỘT NGÀNH CẠNH TRANH 1.2.1 Khái niệm một ngành cạnh tranh

Một ngành (thị trường) được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi:

- Có vô số người mua và người bán, nói cách khác không ai có sức mạnh khống chế thị trường

- Sản phẩm là đồng nhất và mọi người có đủ thông tin về sản phẩm

- Việc xâm nhập và rút lui khỏi thị trường là tự do

1.2.2 Nội dung hoạt động của các công ty trong một ngành cạnh tranh

Nội dung này được thể hiện qua đồ thị 1.5

Lưu ý: Đường cầu của một công ty ở đây là một thẳng nằm ngang song song

với trục hoành, vì công ty phải chấp nhận giá thị trường ở mọi mức sản lượng

Kết luận quan trọng được rút ra từ đồ thị này:

- Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tất cả các ngành hoạt động theo một cách giống nhau Lợi nhuận lớn hơn bình thường sẽ thu hút thêm các nhà sản xuất gia nhập (đầu tư) vào ngành, ngược lại, sự thua lỗ làm cho họ rời bỏ đi nơi khác Theo đó, các nguồn lực được chuyển từ nơi này sang nơi khác và trạng thái cân bằng kinh tế sẽ xảy ra khi tất cả các ngành đều ở trạng thái cân bằng

- Vì hành động tối đa hóa lợi nhuận của các công ty trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, họ sẽ sản xuất ra khối lượng hợp lý của mỗi loại hàng hóa ở mức giá trung bình thấp nhất có thể Nghĩa là tại điểm có mức giá bằng với chi phí biên (MC=MR=p)

Đồ thị 1.4 Hãng sản xuất (Cty) và ngành Mức giá cả đối với hãng sản xuất riêng lẻ được quyết định

bởi sự giao nhau của các đường cung và cầu thị trường Để tối đa lợi nhuận, hãng sản xuất phải hoạt động ở nơi mà chi phí biên bằng với mức giá được quyết định một cách ngoại sinh này

Trang 7

- Việc gia nhập và rời bỏ ngành luôn đảm bảo rằng mỗi hãng sẽ hoạt động tại điểm cực tiểu của đường cong chi phí trung bình của nó, nên sản lượng tối ưu sẽ được sản xuất với chi phí thấp nhất có thể

1.3 ĐƯỜNG CONG KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, ĐƯỜNG CONG BÀNG QUAN VÀ SỰ CÂN BẰNG KINH TẾ CHUNG

1.3.1 Đường cong khả năng sản xuất (đường cong PP) (đồ thị 1.6)

- Đường PP (Production Possibility Frontier) chỉ ra vô số những kết hợp giữa

2 loại hàng mà có thể được sản xuất trong một thời gian cụ thể, với số lượng và chủng loại tài nguyên cũng như tình trạng kỹ thuật của nền kinh tế được cho trước

- Độ dốc của đường PP thay đổi do sự ảnh hưởng của qui luật năng suất biên giảm dần

- Độ dốc của đường PP thay đổi do sự ảnh hưởng của qui luật năng suất biên giảm dần Thông qua độ dốc của đường PP có thể thấy được chi phí cơ hội của các sản phẩm

- Trong ngắn hạn, không thể tồn tại một sự kết hợp nằm ngoài đường PP, ngược lại, sự lãng phí tài nguyên sẽ xuất hiện với những sự kết hợp bên trong đường PP

Nên chọn sự kết hợp nào?

Nguyên tắc chung: tùy thuộc vào giá cả tương đối của 2 loại hàng hóa, nhà sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, sẽ sản xuất ra 1 sự kết hợp các hàng hóa này sao cho tổng doanh thu là cực đại

Ba đường cong tổng doanh thu và một đường PP trong đồ thị 1.7 thể hiện sự

so sánh, lựa chọn các điểm kết hợp

Đồ thị 1.5 Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện các khả

năng kết hợp có thể có của các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất trong một giai đoạn thời gian cho trước ứng với sự cung cấp các tài nguyên và trang thiết bị và tình trạng kỹ thuật hiện tại Cách duy nhất để cho nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả là để có được nhiều hơn một hàng hoá nào đó phải cắt giảm sản xuất một hàng hoá khác

Trang 8

1.3.2 Các đường cong bàng quan

Đó là tập hợp các điểm thể hiện sự kết hợp các loại hàng hóa mà tạo ra sự thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng được thể hiện qua đồ thị 1.8

Độ dốc của đường cong tại bất kỳ điểm nào là thước đo sự sẵn sàng mua một loại hàng này thay vì loại hàng kia

Hình dáng và vị trí chính xác của đường cong bàng quan phụ thuộc vào thị hiếu và sự phân phối thu nhập của nền kinh tế

Với một lượng tiền mặt nhất định (thể hiện qua đường ngân sách), khách hàng sẽ mua sự kết hợp hàng hóa mà tạo ra sự thỏa mãn cao nhất

Đồ thị 1.6 Tối đa hoá giá trị sản xuất Tối đa hoá tổng doanh thu từ việc bán hàng với các mức giá

cho trước sẽ xuất hiện tại điểm nằm trên đường giới hạn khả sản xuất nơi mà tỷ số của các mức giá bằng với độ dốc của đường này

Đồ thị 1.7 Đường cong bàng quan và đường ngân sách Sự thoả mãn của người tiêu dùng sẽ được tối

đa tại điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường cong bàng quan cao nhất có thể có Tại điểm này độ dốc của đường cong bàng quan sẽ bằng với tỷ số của các mức giá

Trang 9

1.3.3 Sựï cân bằng tổng quát

Nền kinh tế sẽ cân bằng khi các nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cùng lượng hàng hóa mà khách hàng muốn mua Sự cân bằng được thể hiện qua đồ thị 1.8

Điểm cân bằng khả dĩ duy nhất là điểm B Tại đó, với năng lực kinh tế được cho trước, sự thỏa mãn của khách hàng là cao nhất có thể

1.4 TÔ KINH TẾ (ECONOMIC RENT)

Tô kinh tế là số tiền chênh lệch giữa số tiền mà các hãng (doanh nghiệp) sẵn sàng chi trả để có một yếu tố đầu vào của sản xuất so với số tiền tối thiểu cần thiết để mua được yếu tố đầu vào đó trong một thị trường cạnh tranh

Ví dụ có hai hãng trong một ngành đều có quyền sở hữu hoàn toàn về đất đai của chúng, chi phí tối thiểu để có đất là bằng không Một hãng được bố trí ở bên cạnh bờ sông và do đó có thể đưa các sản phẩm của nó xuống sông đỡ tốn hơn các hãng khác trong nội địa, giả sử số tiền tiết kiệm hơn này là 10.000 Đô la một năm Trong trường hợp này số tiền 10.000 Đô la lợi nhuận cao hơn của của hãng thứ nhất là do 10.000 Đô la tiền tô kinh tế hàng năm gắn với vị trí bên bờ sông của nó Số tiền tô này được hình thành nhờ đất đai

ở dọc bờ sông có giá trị và các hãng khác sẽ sẵn sàng chi trả để mua nó Rốt cuộc, sự cạnh tranh vì yếu tố đặc thù này của sản xuất đã nâng giá trị của nó lên 10.000 Đô la Tô kinh tế ở đây chính là khoản địa tô - số chênh lệch giữa 10.000 Đô la của các hãng sẵn sàng chi trả với chi phí bằng không để có nó - cũng là 10.000 Đô la

1.5 GIÁ TRỊ HIỆN TẠI

Giá trị của một đơn vị tiền trong những thời điểm khác nhau thì khác nhau Do:

+ Trượt giá (sức mua của đồng tiền khác nhau trong các thời điểm khác nhau) + Cơ hội sử dụng tiền khác nhau trong các thời điểm khác nhau

- Nếu qui đổi giá trị của một số tiền ở các thời điểm khác nhau về cùng một

thời điểm nào đó, ta có một Giá trị tương đương

Đồ thị 1.8 Cân bằng tổng quát trong một nền kinh tế Một trạng thái cân bằng thị trường tổng quát sẽ

xuất hiện khi, với các mức giá hiện có, giỏ hàng sản xuất mà tối đa hoá doanh thu cho các nhà sản xuất cũng sẽ tối đa hoá sự thoả dụng của người tiêu dùng Điều này xuất hiện tại điểm mà đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể Như vậy, trong một nền kinh tế

thị trường vận hành một cách hoàn hảo, sự thoả dụng của người tiêu dùng sẽ đạt tối đa

Trang 10

- Nếu thời điểm qui đổi về là một thời điểm trong hiện tại, ta gọi giá trị qui

đổi đó là Giá trị hiện tại

- Vậy Giá trị hiện tại là giá trị của một khoản tiền ở các thời điểm khác nhau qui đổi về hiện tại

- Cơ sở để qui đổi là Lãi suất (chênh lệch giá trị của đồng tiền ở các thời điểm

khác nhau)

- Lãi suất = Tiễn lãi/Vốn gốc

- Tiền lãi có thể tính theo 2 phương pháp: lãi đơn và lãi kép; tương ứng ta có

lãi suất đơn và lãi suất kép

- Lãi đơn: Tiền lãi chỉ tính trên số vốn gốc

- Lãi kép: tiền lãi tính trên vốn gốc và cả tiền lãi tăng thêm do lãi của các thời đoạn trước nhập vào (lãi mẹ đẻ lãi con)

- Lãi suất đơn còn gọi là Lãi suất danh nghĩa (lãi suất trong đó thời đoạn phát

biểu lãi suất không trùng với thời đoạn tính lãi (ghép lãi))

- Lãi suất kép là Lãi suất thực (lãi suất trong đó thời đoạn phát biểu lãi suất

trùng với thời đoạn tính lãi (ghép lãi))

- Trong nghiên cứu và phân tích kinh tế, luôn luôn dùng lãi suất thực với phương pháp lãi kép

- Gọi r1 là lãi suất danh nghĩa trong một thời đoạn phát biểu (ví dụ lãi suất năm, ghép lãi tháng)

- r2 là lãi suất thực trong thời đoạn tính toán (ví dụ lãi suất năm)

- m1 là số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu (số tháng trong năm)

- m2 là số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán (số tháng trong năm),

ta có:

Các công thức tính toán cơ bản về giá trị tương đương:

- Gọi X; Xn tương ứng là là giá trị của một số tiền trong hiện tại và tương lai; r là lãi suất tính cho một thời đoạn; n là số thời đoạn từ hiện tại đếân tương lai, ta có:

 n

n

r

X X

r A X

1 1 1

Trang 11

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỀ CÁ VÀ HÀM SẢN XUẤT TRONG NGHỀ CA Ù

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỀ CÁ

2.1.1 Các khái niệm cơ bản trong nghề cá

2.1.1.1 Khái niệm nghề cá: Có nhiều khái niệm nghề cá

- Gắn với ngư cụ: nghề lưới vây, nghề lưới kéo…

- Gắn với đối tượng đánh bắt: nghề cá trích, nghề cá hồi, …

- Gắn với cả ngư cụ và đối tượng: nghề câu cá ngừ đại dương, nghề kéo tôm,

- Nghĩa rộng: nghề cá bao gồm các nghề đánh bắt (Fishing) và nuôi trồng thuỷ sản (Aquaculture)

- Rộng hơn nữa, khi nói đến nghề cá, có thể nói đến toàn bộ ngành Thuỷ sản

nói chung (Fisheries = Fishery+Aquaculture)

- Môn học này (Kinh tế học nghề cá): Khái niệm nghề cá được hiểu theo

nghĩa rộng, bao gồm các ngành khai thác và nuôi trồng Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xét các vấn đề kinh tế chủ yếu trong các ngành khai thác (đánh bắt) Nói cách khác nghề cá được xem xét ở đây là một hay nhiều đàn cá và các tổ chức có tiềm năng khai thác chúng

- Khi xem xét và xây dựng mô hình kinh tế sinh học nghề cá, để đơn giản, người ta sẽ bắt đầu với một nghề cá cụ thể, đánh bắt đơn loài, độc lập

Nghĩa là, một nghề cá ở đây có:

+ Đối tượng đánh bắt: Một đàn cá đồâng nhất, chỉ có một loài, phát triển

môït cách độc lập về sinh học (lưu ý, một đàn cá không nhất thiết bao gồm toàn bộ cá của một loài cụ thể nào đó)

+ Chủ thể đánh bắt: tổ chức có các các tiềm năng khai thác đàn cá nói trên

(một đội tàu khai thác với các yếu tố chi phí kèm theo)

+ Các điều kiện cho nghề cá hoạt động (môi trường, thể chế, qui định) 2.1.1.2 Các khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu nghề cá

a) Khái niệm liên quan đến chủ thể đánh bắt

Nỗ lực đánh bắt (Effort):

- Một cách khái quát, nỗ lực đánh bắt là toàn bộ những yếu tố đầu vào cần

thiết để thực hiện việc đánh bắt bao gồm các con tàu, đội ngũ lao động, ngư cụ,

thời gian và tiền trang trải các chi phí… Còn gọi là Nỗ lực danh nghĩa (ký hiệu f) và được tính bằng các đơn vị đo lường tiêu chuẩn như tấn-tàu-ngày

- Nỗ lực đánh bắt hiệu quả (ký hiệu F): là lượng cá trung bình đánh bắt được

trong một thời kỳ F = q.f (trong đó q là hệ số khả năng đánh bắt)

- Nỗ lực đánh bắt hiện có (Available Fishing Effort): đồng nghĩa với năng lực

đánh bắt (Catch or Fishing Capacity), là lượng tư bản được đầu tư vào trang thiết bị

Trang 12

nghề cá và được đại diện bởi số lượng tàu thuyền dùng trong một đơn vị thời gian (Hannesson, 1987)

b) Khái niệm liên quan đến đối tượng đánh bắt

- Nguồn lợi thuỷ sản (Aquatic Living Resource): Tổng trữ lượng các nguồn

tài nguyên thuỷ sản có thể có trong một không gian và thời gian nhất định Ví dụ: trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Việt Nam một năm khoảng 3-4 triệu tấn

Trong kinh tế học nghề cá, một nguồn lợi (a fish stock hay population) là một loài

cá sinh sống và phát triển trong một vùng biển nhất định

- Hệ sinh thái (Ecosystem): khái niệm chỉ một đơn vị chức năng cấu trúc cơ

sở của môi trường sinh thái, bao gồm 2 thành phần chính là sinh vật và môi trường trong đó sinh vật tồn tại và phát triển, chúng có tác động qua lại lẫn nhau tạo ra các vòng tuần hoàn vật chất và các dòng năng lượng Đây là cơ sở sinh ra các sản phẩm tươi sống (nguồn lợi thuỷ sản) và các sản phẩm khác

Ví dụ: Hệ sinh thái biển, hệ sinh thái vùng triều…

c) Quần xã (Society): Là đơn vị nhỏ hơn của hệ sinh thái, bao gồm các quần

thể khác loài phân bố trong một khu vực hay không gian nhất định của môi trường, có mối quan hệ về dinh dưỡng, trao đổi chất và sử dụng chung các điều kiện môi trường

Ví dụ:

- Quần thể hay Quần đàn (Population): một đơn vị có tổ chức riêng, gồm

các cá thể cùng loài, có thể trao đổi thông tin di truyền, sống trong một không gian xác định Quần thể có các đặc điểm sinh học khác biệt với từng cá thể hợp thành

Ví dụ: Quần thể nhuyễn thể chân đầu, quần thể san hô…

Lưu ý: trong các tài liệu khoa học và quản lý nghề cá, thuật ngữ

“Stock”=“Population” Tuy nhiên Stock phổ biến hơn, trong khi Population thường dùng nhiều trong tài liệu về sinh thái học

d) Lứa (Cohort): Tập hợp các cá thể của một nguồn lợi thuỷ sản sinh ra từ cùng một sự đẻ trứng giống nhau

e) Loài (Species): tập hợp những cá thể có cùng đặc điểm sinh học, cùng

môi trường sống Ví dụ: loài tôm hùm

Một loài có thể bao gồm một hay nhiều Stocks, ví dụ loài cá tuyết Bắc Đại tây

dương (Gadus morhua) gồm nhiều quần đàn hợp thành như cá tuyết Newfoundlan

của Canada, cá tuyết Iceland và cá tuyết Bắc cực của Nauy

f) Khái niệm liên quan đến môi trường, thể chế đánh bắt

- Quyền sở hữu đối với nguồn lợi (Property Rights in Fisheries): Xác định

trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể khi tham gia khai thác và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản Có 4 hình thức sở hữu:

+ Sở hữu nhà nước (State Property): Nhà nước nắm quyền chi phối toàn bộ

các hoạt động liên quan đến khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nguồn lợi Các tổ chức, cá nhân đánh bắt phải tuân thủ các điều luật và qui định của Nhà nước đặt ra

Trang 13

+ Sở hữu cá nhân (Private Property): các cá nhân người đánh bắt có quyền

quyết định việc sử dụng nguồn lợi, nhưng không gây tổn thất nghiêm trọng và được xã hội chấp nhận

- Quyền sở hữu, quản lý đối với nguồn lợi (Property Rights in Fisheries):

+ Sở hữu chung (Common Property): Nhà nước phân quyền cho các tổ chức

(thường là các tổ chức trực tiếp đánh bắt) phân phối, khai thác và bảo vệ nguồn lợi

+ Nguồn lợi không có quản lý (sở hữu không xác định rõ ràng) (Open access): các cá nhân, tổ chức, người đánh bắt có thể tham gia đánh bắt tự do, không

có bất kỳ sự kiểm soát hay qui định nào

Quyền tiếp cận đối với nguồn lợi (các điều kiện đánh bắt):

+ Đánh bắt hoàn toàn tự do (Pure Open access fishery): Việc đánh bắt được tiến hành trong điều kiện Nguồn lợi không có quản lý: các con tàu, người đánh bắt

có thể gia nhập hay rời bỏ nghề cá một cách hoàn toàn tự do, không có bất kỳ sự kiểm soát hay qui định nào

+ Đánh bắt tự do, có sự qui định (Regulated open access fishery): các cơ

quan chức năng (Nhà nước) chỉ đưa ra các qui định nhằm hạn chế tổng sản lượng khai thác (TACs) mà không cố gắng kiểm soát tổng qui mô đội tàu

+ Đánh bắt có sự qui định (Regulated fishery): việc đánh bắt được thực hiện

dưới các qui định và sự kiểm soát chặt chẽ từ nhiều phía của các cơ quan chức năng của nhà nước

2.2 HÀM SẢN XUẤT TRONG NGHỀ CÁ

2.2.1 Hàm sản xuất trong một nghề cá

- Hàm sản xuất là sự biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng và khối lượng kết quả đầu ra của sản xuất

- Một cách tổng quát ta có Y = y(u1, u2,…,ui) trong đó:

+ Y là sản lượng kết quả đầu ra

+ u1, u2,…,ui là các yếu tố đầu vào 1 , 2 ,…, i

+ y chỉ dạng hàm số kết hợp của các yếu tố đầu vào

- Nếu gộp các yếu tố đầu vào thành 2 yếu tố cơ bản là lao động (L) và vốn (K), ta có một dạng hàm sản xuất cơ bản đó là hàm sản xuất Cobb-Douglas:

Y = A0.Ka.Lb với A0 là hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường các yếu tố đầu vào và ra; a, b là các hệ số phản ánh tầm quan trọng của K và L

- Trong nghề cá, có thể khái quát các yếu tố đầu vào thành 2 yếu tố là trữ lượng nguồn lợi (P) và nỗ lực đánh bắt được sử dụng (f), nghĩa là Y = y(P,f)

- P phụ thuộc vào sự phát triển hay sức tái sản xuất sinh học của quần thể nguồn lợi Quần thể nguồn lợi sẽ thay đổi với nhiều tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào trữ lượng nguồn lợi, các tham số môi trường và các yếu tố khác như: sự phục hồi (Recruiment), sự tăng trưởng của các cá thể (Growth) , sự tử vong tự nhiên (Mortality)

- Gọi dP/dt là mức tăng trưởng của quần thể P trong thời gian t

Trang 14

- Ta có : dP/dt = R + G - M , nói cách khác: Sự thay đổi của P = Sựï phục hồi + Sự tăng trưởng cá thể - Sự chết tự nhiên

- Nếu không bị khai thác, quần thể sẽ tăng trưởng đến một mức tối đa, gọi là mức quần thể cân bằng tối đa Đó là lúc mà tổng hợp của sự phục hồi và sự tăng

trưởng của các cá thể vừa bằng với sự tử vong tự nhiên Điều này được thể hiện

- Bốn đường cong đứt quãng trong đồ thị 2.1, thể hiện khối lượng đánh bắt ở nhiều mức quần thể khác nhau, mỗi đường ứng với mỗi mức độ nỗ lực Tại một thời điểm nhất định, các đường cong này chính là các đường cong đánh bắt trong ngắn hạn

- Nói cách khác, hàm sản xuất ngắn hạn thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng đánh bắt và nỗ lực tương ứng với một mức quần thể cho trước

Những kết luận rút ra từ đồ thị 2.1:

Đồ thị 2.1 Phân tích cân bằng quần thể Với bất kỳ mức độ nổ lực nào, sự cân bằng quần thể có

thể xuất hiện tại trữ lượng mà có tốc độ đánh bắt bằng với tốc độ tăng trưởng Ở mức nổ lực cao hơn, đường cong đánh bắt sẽ dịch chuyển lên Như được minh họa bằng đồ thị trong trường hợp đơn giản này, như vậy, trữ lượng quần thể cân bằng giảm khi nổ lực tăng Đường cong cân bằng quần thể trong đồ thị 2.1b được rút

ra từ những kết quả này

Trang 15

- Tại giao điểm của đường cong đánh bắt ngắn hạn và đường cong tăng trưởng của nguồn lợi, mức tăng trưởng sẽ bằng mức đánh bắt, và qui mô quần thể sẽ không thay đổi Đó sẽ là qui mô quần thể cân bằng

- Nếu ở một mức nỗ lực cụ thể, đánh bắt lớn hơn tăng trưởng, qui mô quần thể sẽ giảm; ngược lại, qui mô quần thể sẽ tăng

- Với mỗi mức độ nỗ lực, quần thể sẽ đạt được một mức cân bằng, tập hợp

các điểm đó được thể hiện bởi đường cong quần thể cân bằng

Trong dài hạn, nếu nỗ lực tiếp tục không đổi, sản lượng mà nghề cá đạt được tại một mức độ quần thể cân bằng sẽ là sản lượng bền vững

Vậy, ở mỗi mức độ nỗ lực nghề cá sẽ thu được một mức sản lượng bền vững Tập hợp các mức sản lượng bền vững tại nhiều mức độ nỗ lực khác nhau được thể hiện bởi đường cong sản lượng bền vững

- Nói cách khác, Hàm sản xuất dài hạn là quan hệ giữa nỗ lực và sản lượng có thể thu được trong nhiều thời kỳ mà không ảnh hưởng đến trữ lượng đàn cá Một đường cong như thế được biểu diễn trong đồ thị 2.2a (2.2)

Từ đồ thị 2.2 có thể thấy rằng:

- Khi nỗ lực bắt đầu tăng, mức độ sản lượng bền vững cũng tăng và sau khi đạt mức độ sản lượng bền vững tối đa, thì mức độ sản lượng bền vững sẽ giảm dần khi nỗ lực tiếp tục tăng hơn nữa

- Từ đường cong sản lượng bền vững, chúng ta tìm hiểu khái niệm sản lượng bền vững trung bình và sản lượng bền vững biên (phần b) của đồ thị 2.2)

- Đường cong sản lượng bền vững có thể được xem là đường sản xuất dài hạn của nghề cá

Đồ thị 2.2 Các đường sản lượng khai thác bền vững Đường tổng sản lượng khai thác bền vững cho thấy sản

lượng khai thác sẽ được chỉ ra với bất kỳ mức nỗ lực nào một khi ở trữ lượng cân bằng quần thể cho mức nỗ

lực đó đã được đạt đến P3 là trữ lượng cân bằng quần thể với E3 đơn vị nỗ lực Các đường sản lượng biên bền vững và đường sản lượng trung bình bền vững được đưa ra một cách trực tiếp từ tổng sản lượng khai thác bền vững

Trang 16

Chương 3 MÔ HÌNH KINH TẾ-SINH HỌC TRONG MỘT NGHỀ CÁ

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ-SINH HỌC NGHỀ CÁ

Các tài nguyên nguồn lợi thuỷ sản là loại tài nguyên cĩ khả năng phục hồi và tái tạo tự nhiên, khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng cĩ thể phân thành hai nhĩm đĩ là các yếu tố sinh học và các yếu tố kinh tế xã hội Nhằm đánh giá các ảnh hưởng của các yếu tố này, nhiều nhà sinh học và kinh tế đã đưa ra nhiều mơ hình tính tốn khác nhau để phục vụ cho việc hoạch định các chiến lược quản lý nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững Có thể khái quát các mô hình cơ bản như sau:

3.1.1 Mô hình Gordon-Schaefer: Đây là mô hình cơ bản và được sử dụng phổ

biến nhất Mô hình này là sự kết hợp của các nghiên cứu sinh học về biến động đàn cá của nhà sinh học Schaefer và các nghiên cứu kinh tế trong đánh bắt của nhà kinh tế Gordon

Tóm tắt như sau,

- Biểu thức toán mô tả sự tăng trưởng quần đàn (Graham, 1935) là: G = dP/dt = a.P.(1-P/K) với G là sự tăng trưởng đàn cá (theo khối lượng), a là hệ số

tăng trưởng bên trong (instrinsic growth rate), K là sức chứa môi trường, P là sinh khối ban đầu của quần đàn

• - Trong điều kiện có khai thác, Schaefer, 1954 đưa ra công thức tính sản lượng

đánh bắt : Y = q.f.P với f là nỗ lực đánh bắt, q là hệ số khả năng đánh bắt

• Lúc này sự thay đổi của quần đàn sẽ là: G’ = G - Y , nếu quần đàn cân bằng,

ta có G’ = 0 suy ra: Y = a.P.(1-P/K)

- Dựa trên công thức của Schaefer, nhà kinh tế Gordon đã xây dựng mô hình

kinh tế của việc đánh bắt trong điều kiện khai thác tự do (open access) như sau:

Profits = TR-TC = p.Y – c.f

- Trong công thức Gordon, Profits = TR-TC = p.Y – c.f

• p là giá đơn vị sản lượng, c là chi phí (giá) của một đơn vị nỗ lực

• Từ đây, có thể xác định các mức nỗ lực khai thác tại các điểm MSY, MEY và

BE, đồng thời có thể bổ sung các giả thiết để nghiên cứu các trường hợp phức tạp hơn

3.1.2 Mô hình phân phối trễ Smith (Biến động đội tàu - Fleet Dynamics):

Smith, 1969 cho rằng sự biến động của nỗ lực đánh bắt (f) về lâu dài tỷ lệ thuận với lợi nhuận: df/dt = .(t)

• Trong đó,  là hệ số mô tả sự biến động của đội tàu theo thời gian, nó có thể được ước tính bằng kinh nghiệm theo sự thay đổi của lợi nhuận, liên quan với

những chi phí phát sinh cho các mức nỗ lực đánh bắt khác nhau

Nếu > 0 các tàu sẽ gia nhập vào vùng đánh bắt và ngược lại Tuy nhiên, những thay đổi của nỗ lực đánh bắt không phản ánh tức thời vào trong sự thay đổi

của quần đàn và sản lượng thu được mà có một độ trễ nào đó Năm 1987, Seijo đã

cải tiến mô hình Smith bằng cách đưa vào tham số phân phối trễ (DEL), tương ứng

)

(t

Trang 17

với hàm mật độ xác suất chỉ ra thời gian trễ bình quân của các tàu gia nhập hay rời

khỏi vùng đánh bắt khi lợi nhuận thay đổi (Manetsch, 1976) Từ đó trong dài hạn,

hoạt động của loại tàu m được biễu diễn bằng các hàm phân phối trễ theo các

phương trình sau: d /dt = g/DELm(Vm (t)- ) trong đó

Vm (t) là đầu vào của quá trình trễ (số tàu thể hiện nỗ lực đánh bắt hiện có), đầu ra của quá trình trễ (số tàu vào/ra vùng đánh bắt) là các tỷ

lệ trễ tức thời, DELm là thời gian dự kiến tàu đi vào/ra và g là số lần trễ, chỉ rõ tập

hợp Gamma các hàm mật độ xác suất

3.1.3 Mô hình Sản lượng-Tổn thất:

Mô hình này liên kết hai đầu ra chính của toàn bộ hoạt động đánh bắt là :

sản lượng Y (biến phụ thuộc) và hệ số tổn thất tổng thể tức thời Z (bao gồm cả tổn

thất tự nhiên và tổn thất do đánh bắt) Mô hình Y – Z đưa ra các điểm chuẩn thay

thế cho MSY, dựa trên khái niệm sản lượng sinh học tối đa (MBP) Tức là tại điểm

này (YMBP), tỷ lệ tổn thất tương ứng cũng tối đa (ZMBP và FMBP)(xem đồ thị 3.0)

Trước hết, từ phương trình sản lượng cân bằng, biến đổi sang dạng bậc hai

của SL theo tổn thất : Yi = a.Zi2 +b.Zi + c với Y và Z là sản lượng và hệ số tổn thất

bình quân cho năm thứ i Khi Y=0 (không có đánh bắt), ta tìm được hệ số tổn thất

tự nhiên M, bằng cách giải phương trình: a.Mi2 +b.Mi + c = 0 từ đó Cirske và

Caddy (1983) đưa ra phương trình: Yi/(Zi-M)=a-b.(Zi-M) đây là mô hình logic Y-Z

Năm 1996, Caddy và Defeo đã mở rộng lý thuyết, thiết lập mô hình Y-Z

theo luật luỹ thừa của Fox (1970) như sau:

Yi/(Zi-M) = P∞.e-b’(Zi-M) trong đó, P∞ (sinh khối tự nhiên chưa bị khai

thác) và b’ được tính bằng các kỹ thuật hồi qui phi tuyến

Xuất phát từ pt: Profits = TR-TC = p.Y – cf ta có:

Profits = p.F P∞ e-b’(Zi-M) – c.F/q trong đó p là giá đơn vị sản lượng cá,

F = Zi-M là hệ số tổn thất tức thời do đánh bắt (F chính là nỗ lực đánh bắt hiệu

quả, F/q = f) Từ đó tính toán được các giá trị F; f và Y tại các điểm MEY,

MSY…phục vụ cho quản lý dự phòng

)(), ,(),

1 t t t t t

Trang 18

3.1.4 Mô hình kinh tế-sinh học theo cơ cấu tuổi (Age-Structured Models): Mô

hình này xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khối trong một quần đàn qua các thời kỳ như: sự phục hồi, tăng trưởng, tử vong và cả cơ cấu tuổi trong quần đàn

Theo mô hình này, sự thay đổi về số lượng các cá thể theo thời gian được tính:

dNi/dt = Si-1.Ni-1-Ai.Ni-Si.Ni trong đó, Ni , Si và Ai tương ứng là số lượng

cá thể, tỷ lệ sống và tỷ lệ tổn thất toàn phần ở độ tuổi i

Si-1 = 1-MRi-1 – FRi-1 (MR và FR là tỷ lệ tổn thất tự nhiên và tổn thất do đánh bắt) Biến đổi lại ta có: dNi/dt = Si-1.Ni-1-Ni Do đó số lượïng các cá thể của quần đàn có thể tính được bằng cách lấy tích phân của biểu thức trên trong khoảng {t,

t+DT}:

Ni(t+DT) = = Ni+DT(Si-1.Ni-1-Ni) từ đó,

sinh khối trong khoảng thời gian (t+DT) là:

Pi(t+DT) = Ni(t+DT).Wi với Wi là khối lượng của đơn vị cá thể i

Và do đó các giá trị Y , F, TR…… được tính theo mỗi độ tuổi:

Yi = qi.Pi.f ; Fi = Yi/Pi = qi.f ; TR = ∑(Yi.pi) ; TC = c.f

3.2 CƠ SỞ SINH HỌC TRONG MÔ HÌNH CỦA GORDON-SCHAEFER

3.2.1 Các giả định của mô hình

Như trên đã nói, mô hình Gordon-Schaefer được xây dựng với các giả định là:

- Đàn cá đơn loài, độc lập về sinh học lớn dần lên theo thời gian

- Các yếu tố khác (giá ca,ûmôi trường t.nhiên) được coi là ổn định,

- Không quan tâm đến cấu trúc tuổi của đàn cá

t

i i

Trang 19

- Điệu kiện đánh bắt là hoàn toàn tự do (open-access)

- Vốn đầu tư vào nghề cá là hoàn toàn có khả năng chuyển đổi (Malleable capital)

3.2.2.Cơ sở sinh học của mô hình:

- Giả sử có một vùng biển có sức chứa môi trường là K và chưa có cá, ta đưa vào đây một lượng cá nhỏ ban đầu có khối lượng sinh học là P

- Đàn cá P sẽ sinh trưởng và phát triển theo thời gian với tốc độ là G = dP/dt, rõ ràng lúc đầu G sẽ tỷ lệ thuận với P, do đó G = a.P (1)

- Tuy nhiên vùng biển chỉ có sức chứa là K, nên sau một thời gian, sự tăng trưởng đạt đến một mức nào đó sẽ tạo ra sự đông đúc và G vẫn tăng lên nhưng với một tỷ lệ giảm Như vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, G cũng tỷ lệ thuận với khoảng không gian còn lại của vùng biển (K-P), do đó ta có: G = 

a. = a.P.(1-P/K) (2) a là hệ số tăng trưởng bên trong, phụ thuộc vào đặc tính sinh học vốn có của đàn cá

- Đồ thị biểu diễn (2) là một đường Parabol gọi là đường năng suất sinh học và mô hình này gọi là mô hình tăng trưởng hậu cần (Xem đồ thị 3.1) Tại mức tăng trưởng tối đa, đạo hàm của G bằng 0 hay P=K/2 Nói cách khác tốc độ tăng trưởng quần đàn lớn nhất tại mức sinh khối bằng một nửa sức chứa môi trường

3.2.3.Nỗ lực đánh bắt

- Để tiến hành đánh bắt thuỷ sản, một doanh nghiệp khai thác (ngư dân) sử dụng rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như tàu thuyền, ngư cụ, lao động, dầu

nhớt v.v… Tập hợp tất cả những yếu tố này được gọi là Nỗ lực đánh bắt hay Nỗ lực (Effort) Như vậy, nỗ lực được tạo ra bằng cách kết hợp một cách tối ưu các đầu

vào v1, v2, ,vn theo hàm số: E = f(v1, v2, ,vn)

Đồ thị 3.1 Đường năng suất sinh học (Sự tăng trưởng quần đàn)

Trang 20

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu mô hình kinh tế-sinh học, người ta khái quát hoá tất cả các yếu tố đầu vào trong đánh bắt của một nghề cá bằng khái niệm

Nỗ lực danh nghĩa, ký hiệu là f và dùng những đơn vị tiêu chuẩn như Tấn-tàu-ngày

hoặc Tấn-tàu-năm

Bên cạnh khái niệm nỗ lực danh nghĩa, trong thực tế người ta còn dùng khái niệm nỗ lực đánh bắt hiệu quả (là lượng cá trung bình đánh bắt được trong một đơn

vị thời gian), ký hiệu F

- Tuỳ thuộc tình hình cụ thể mà đơn vị đo nỗ lực có thể là số giờ kéo lưới, số tàu thuyền, số vàng lưới hay là sự kết hợp của các đơn vị này Mỗi vùng, mỗi quốc

gia có cách tính toán nỗ lực khác nhau trong thực tế đối với nỗ lực hiệu quả (ký hiệu là E hoặc F).Ví dụ:

+ Mỹ: đó là sản lượng lớn nhất mà mỗi con tàu khai thác được và vận chuyển vào bờ trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số mẻ lưới trong một chuyến biển

+ EU: E = Công suất tàu x Năng suất lưới x Thời gian khai thác

+ Anh: E = Chiều dài tàu(m) x Chiều rộng (m) x 0,45.Công suất máy (kw) v.v

Trong mô hình Gordon-Schaefer, nỗ lực được sử dụng là nỗ lực danh nghĩa,

với các đơn vị tiêu chuẩn như tấn-tàu-ngày hoặc tấn-tàu-năm và ký hiệu là f (quan hệ giữa f và E là: f=E/q)

3.2.4 Đường sản lượng bền vững và đường cân bằng quần thể

- Khi có sự đánh bắt, sản lượng đánh bắt Y phụ thuộc vào trữ lượng P của quần đàn và nỗ lực f, nghĩa là Y = y(P,f)

- Theo Schaefer, trong ngắn hạn: Y = q.f.P (3) (Đồ thị 3.2)

- Trong thực tế, khi nỗ lực tăng đến mức nào đó Y cũng tăng, nhưng với một tỷ lệ giảm Nên: Yq fP (4) (Đồ thị 3.3)

- Phương trình (4) có thể cho một sản lượng vựợt quá mức có thể có và dẫn đến huỷ diệt đàn cá khi tăng nỗ lực đến vô cùng lớn, do đó cần phải được viết lại như sau:

P f

q

Y  . với 0 ≤ f ≤ fYMAX ; Y = YMAX với f > fYMAX trong đó fYMAX là mức nỗ lực huỷ diệt đàn cá, YMAX là sản lượng đánh bắt lớn nhất có thể

- Một số nhà nghiên cứu đã mô tả hàm sản lượng ngắn hạn dưới dạng khác :

Y = YMAX(1-e-f) trong đó e là hằng số Phương trình này cho thấy: khi không có đánh bắt (f=0), không có sản lượng Khi f tăng đến ∞ , sản lượng hướng tới YMAX

Trang 21

Mỗi đường biểu thị một sự phụ thuộc sản lượng theo qui mô quần đàn ứng với một mức nỗ lực danh nghĩa

- Trong dài hạn, để xem xét sự cân bằng chúng ta phải phối hợp đường năng suất sinh học (theo (2)) với đường sản lượng (theo (4))

- Xét theo phương diện đại số ta có theo (2) G = a.P.(1-P/K) và theo (4) Y = q.f.P (để đơn giản chúng ta chỉ xét trường hợp β =1)

Khi đánh bắt cân bằng với sự tăng trưởng quần đàn G = Y hay a.P.(1-P/K) = q.f.P, suy ra P = K(1- q.f/a) thay vào (4) ta có sản lượng tại điểm cân bằng là YS = K.q.f( 1- q.f/a) (5)

Đồ thị 3.2b Sản lượng trong ngắn hạn với sự giảm SL theo nỗ lực

Đồ thị 3.2a Sản lượng trong ngắn hạn, khi là một hàm theo qui mô quần đàn

Trang 22

- Tập hợp các điểm sản lượng cân bằng ở các mức nỗ lực khác nhau, ta có đường sản lượng cân bằng (hay đường sản lượng bền vững) (xem đồ thị 3.3)

- Bằng đồ thị chúng ta có thể thấy quá trình đạt đến cân bằng như đồ thị 3.4 (Đồ thị 2.1)

- Khi phân tích, ta thường xét sản lượng trung bình (Y/E) và sản lượng biên (dY/dE) (Đồ thị 3.5)

Đồ thị 3.4 (2.1) Phân tích cân bằng quần thể Với bất kỳ mức độ nỗ lực nào, sự cân bằng quần thể có thể

xuất hiện tại trữ lượng mà có tốc độ đánh bắt bằng với tốc độ tăng trưởng Ở mức nỗ lực cao hơn, đường cong đánh bắt sẽ dịch chuyển lên Như được minh họa bằng đồ thị trong trường hợp đơn giản này, như vậy, trữ lượng quần thể cân bằng giảm khi nỗ lực tăng Đường cong cân bằng quần thể trong đồ thị 2.1b được rút

ra từ những kết quả này

Đồ thị 3.3 Các đường sản lượng bền vững với các giá trị ß khác nhau ( có sự

giảm sản lượng theo nỗ lực)

Trang 23

3.3 MÔ HÌNH KINH TẾ CƠ BẢN CỦA GORDON

3.3.1 Doanh thu, chi phí đánh bắt

Dựa trên mô hình của Schaefer, năm 1954, Gordon đã bổ sung và xây dựng mô hình kinh tế học của sự đánh bắt trong điều kiện đánh bắt tự do như sau:

- Giả sử, với mức giá cả của cá khơng đổi, ký hiệu p, khi đĩ tương ứng với các mức sản lượng và chi phí (nỗ lực) nĩi trên, ta cĩ các hàm tổng doanh thu (TRf ) và tổng chi phí (TCf) được xác định như sau (luơn luơn giả định β =1) :

TRf = p.YS = p.K.q.f[1- (1/a).q.f] (6)

TCf = c.f (7)

Lưu ý: các hàm TR và TC ở đây được xem xét theo Nỗ lực (giá cả không đổi),

do đó đường MR không phải là đường cầu như thông thường

Từ đây ta có:

Doanh thu trung bình ARf = TRf/f = p.K.q.(1- q.f/a) (8)

Doanh thu biên: MRf = d(TR)/df = p.K.q.(1-2q.f/a) (9)

Chi phí trung bình: AC = TC/f = c (10)

Chi phí biên: MC = d(TC)/df = c

Mối quan hệ giữa TR, TC, AR, MR, AC, MC được mô tả trong đồ thị 3.6

Đồ thị 3.5 (2.2) Các đường sản lượng khai thác bền vững Đường tổng sản lượng khai thác bền vững cho

thấy sản lượng khai thác sẽ được chỉ ra với bất kỳ mức nỗ lực nào một khi ở trữ lượng cân bằng quần thể

cho mức nỗ lực đó đã được đạt đến P3 là trữ lượng cân bằng quần thể với E3 đơn vị nỗ lực Các đường sản lượng biên bền vững và đường sản lượng trung bình bền vững được đưa ra một cách trực tiếp từ tổng sản lượng khai thác bền vững

Trang 24

3.3.2 Sự cân bằng trong điều kiện khai thác tự do

-Trong dài hạn, với điều kiện khai thác tự do (open-access), hoạt động đánh bắt sẽ tăng lên cho đến khi TR = TC , điểm cân bằng được thiết lập, đây là cân bằng kinh tế Tuy nhiên, vì bất kỳ một điểm nào trên đường sản lượng bền vững cũng là điểm cân bằng sinh học, do đó, cân bằng này là một trạng thái cân bằng Kinh tế-Sinh học

Lưu ý: TC ở đây đã bao gồm khoản chi phí cơ hội (hay khoản lợi nhuận bình

thường (normal return) của lao động và vốn sử dụng trong nghề cá

- Đồ thị 3.7 (2.3 TL) minh hoạ trạng thái cân bằng này

Đồ thị 3.7 (2.3) Sản lượng tự phát và sản lượng kinh tế tối đa Sản lượng cân bằng tự phát xảy ra tại E3 nơi mà tổng doanh thu bằng với tổng chi phí (ví dụ, nơi mà doanh thu trung bình bằng với chi phí trung bình)

Lợi nhuận bền vững tối đa xảy ra tại điểm E1 , nơi mà sự chênh lệch giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí là tối đa Điều này sẽ xảy ra ở chỗ mà đường doanh thu biên cắt đường chi phí biên

Đồ thị 3.6 Doanh thu, chi phí khi là hàm của nỗ lực

Trang 25

Từ đồ thị 3.7, ta có thể thấy rằng:

- Khi không có qui định, mức độ nỗ lực cân bằng trong nghề cá là E3, tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí

- Vì bất kỳ điểm nào trên đường sản lượng bền vững đều là một cân bằng sinh học, sản lượng cân bằng trong đồ thị 3.7 sẽ cung cấp một sự cân bằng trong cả phạm vi kinh tế và sinh học, còn được gọi là sự cân bằng kinh tế – sinh học

- Trạng thái cân bằng này sẽ tiếp tục theo thời gian nếu khi một hay nhiều hơn trong số các yếu tố dẫn đến sự cân bằng sinh học và kinh tế tiếp tục không đổi

3.3 MÔ HÌNH KẾT HỢP (KINH TẾ-SINH HỌC) GORDON-SHAEFER

Các hạn chế của phân tích về sản lượng cân bằng

- Không đề cập đến sự do dự, sự trì hoãn trong việc gia nhập hay rút lui của các thành phần cấu thành nên nỗ lực đánh bắt

- Đường cong sản lượng chỉ được xem là ở mức độ trung bình, vì nó chỉ là thực sự xảy ra khi ảnh hưởng tổng hợp của sự tử vong tự nhiên, sự phát triển cá thể, sự phục hồi và sự tử vong do đánh bắt là bằng không

- Khi con tàu vẫn còn có thể bù đắp được các biến phí, nó vẫn còn tiếp tục đánh bắt (tương tự như trường hợp tổng quát đường cung là phần đường MC nằm phía trên đường AVC ở chương1)

- Nếu một mức nỗ lực khai thác lớn hơn mức tối đa để duy trì sự cân bằng và quá trình rời bỏ ngành diễn ra chậm, sự huỷ diệt đàn cá có thể xảy ra

- Tóm lại, quá trình đạt đến cân bằng là quá trình dài và gian nan

Đồ thị 3.7b Cân bằng trong điều kiện khai thác tự do

Trang 26

Bằng cách thêm các đường cong doanh thu ngắn hạn, tương ứng với các đường cong sản xuất ngắn hạn, ta có thể xem xét chi tiết về khía cạnh biến động của việc đạt đến sự cân bằng

Điều này được thể hiện trong đồ thị 3.8 (2.4 TL)

Từ đồ thị 3.8 ta thấy rằng:

- Một sự cân bằng kinh tế – sinh học sẽ xuất hiện, nếu tại mức độ nỗ lực đang tồn tại, đánh bắt bằng với phát triển như vậy quần thể sẽ không đổi; cùng lúc đó doanh thu bằng chi phí như vậy nỗ lực sẽ không đổi

- Mặc dù có nhiều sự kết hợp nỗ lực và quần thể khác nhau có thể dẫn đến sự cân bằng kinh tế - sinh học, tuy nhiên, có khả năng là cả 2 hệ thống có thể không bao giờ đạt đến một sự cân bằng đồng thời

3 Nỗ lực khai thác tại các điểm MSY và điểm cân bằng BE

MSY là mức sản lượng lớn nhất có thể đạt được ứng với một trữ lượng nguồn lợi cho trước và vẫn đảm bảo sự cân bằng Nó chính là đỉnh parabol của đường sản lượng bền vững YS = K.q.f.(1-q.f/a)

- Tại MSY, dY/df = 0, K.q(1-2q.f/a) = 0 suy ra fMSY = a/2q

- Tại điểm cân bằng BE, TR = TC, p.K.q.f.(1-q.f/a) = c.f suy ra fBE = c/pqK)

(a/q)(1-4 Sản lượng kinh tế tối đa MEY

Việc khai thác sẽ đạt hiệu quả tối đa khi sản lượng khai thác của quần thể làm cho giá trị hiện tại của các dòng thu nhập ròng trong tương lai được tối đa, nghĩa là nó đạt sản lượng kinh tế tối đa (MEY)

Để thấy rõ khái niệm này, ta trở lại đồ thị 3.7 (2.3)

Qua đó ta thấy, mức nỗ lực hợp lý của một nghề cá ở trạng thái tĩnh là E1 Đó là điểm mà sự phân phối nỗ lực tối ưu cho nghề cá, khi mà giá trị của đơn vị cá cuối cùng bị đánh bắt (doanh thu biên) đối với xã hội vừa bằng với phần chi phí

Đồ thị 3.8 (2.4) Phân tích động của sự cân bằng trong điều kiện khai thác tự do Một sự cân bằng về sinh

học và kinh tế xuất hiện nếu, tại mức độ nỗ lực đang tồn tại, đánh bắt bằng với phát triển Lúc này quần thể sẽ không thay đổi và cùng lúc đó doanh thu bằng với chi phí như vậy khối lượng nỗ lực sẽ không đổi Nếu cả hai điều kiện này đều không đạt được, khi đó qui mô quần thể hay mức độ nỗ lực sẽ thay đổi

Trang 27

tăng lên để có được nó (chi phí biên) Điểm này được gọi là sản lượng kinh tế tối

đa hay MEY

Trên phương diện đại số, ta có:

Tại MEY, MR = MC, từ các phương trình TR và TC, lấy đạo hàm bậc nhất

theo f ta có: p.K.q.(1-2q.f/a) = c suy ra:

fMEY = (a/2q)(1-c/pqK) = fBE/2

Tuy nhiên, trong đồ thị 3.7, chỉ tập trung vào đường cong sản lượng bền

vững, bỏ qua sự thay đổi hàng năm của trữ lượng đàn cá

Nếu xem xét điều này, thì việc khai thác tối ưu nên được xem là một tiến độ

thời gian khai thác (exploitation time path) hơn là một sản lượng khai thác cố định

cụ thể Vì sự thay đổi hàng năm của trữ lượng đàn cá là kết quả của việc khai thác

hiện tại và tác động của nó lên giá trị hiện tại ròng của sản lượng khai thác

Vì hiệu quả kinh tế yêu cầu sự tối đa hóa giá trị hiện tại của thu hoạch và vì

thu hoạch trong một năm ảnh hưởng đến thu hoạch trong tương lai do các ảnh

hưởng của nó lên nguồn lợi, nên phân tích dựa trên các đường cong sản lượng bền

vững là không đủ

Ta biết rằng, sản lượng hàng năm là hàm số của nỗ lực và trữ lượng nguồn

lợi Y = y(f,P)

Trữ lượng nguồn lợi năm nay phụ thuộc vào trữ lượng nguồn lợi và sản

lượng khai thác năm trước Tức là: Pt = Pt (Et-1,Pt-1)

Giá trị hiện tại ròng của sản lượng khai thác sau cùng là:

Trang 28

PVprof = p.yt(Et,Pt) - c.Et + [1/(1+r)][p.yt+1(Et+1,Pt+1(Et,Pt))-c.Et+1]

Từ biểu thức trên, ta rút ra điều kiện ưu tiên cho việc lựa chọn mức nỗ lực tối

ưu trong năm đầu tiên như sau:

Giá trị của nỗ lực biên - Chi phí xã hội biên = 0

Trong đó:

Chi phí Xã hội biên = Chi phí thu hoạch biên + Chi phí người sử dụng biên

Chi phí người sử dụng biên là giá trị hiện tại của sản lượng khai thác trong tương lai bị giảm đi gây ra bởi nỗ lực biên của năm đầu tiên

Tóm lại, để xác định một mức độ nỗ lực thật sự có hiệu quả kinh tế, phải so sánh giá trị khai thác tăng thêm và tổng chi phí xã hội bỏ ra để có nó

Với giả định rằng chi phí người sử dụng độc lập với nỗ lực được sử dụng trong các năm sau, ta có thể xem xét tổng chi phí xã hội theo từng năm, như trong đồ thị 3.9 (đồ thị 2.5 TL)

Mức độ nỗ lực khai thác tối ưu được xác định khi:

Prof = Tổng doanh thu – Tổng CP xã hội —> Max

Đồ thị 3.9 (2.5) Mức nỗ lực khai thác tối ưu hàng năm Mức độ tối ưu của một năm cho trước là điểm mà

tại đó sự chênh lệch giữa doanh thu ngắn hạn và tổng chi phí xã hội là lớn nhất Trong trường hợp này sản lượng khai thác thấp hơn mức tăng trưởng của đàn cá, và như vậy trữ lượng đàn cá sẽ tăng

Giá trị hiện tại ròng

của SL khai thác =

Giá trị ròng của năm đầu tiên +

Giá trị ròng năm thứ 2 đã

chiết khấu

)(2.20

E

yy

PP

yPr1

1CE

yPE

PV

biên dụng sử ngườichi phí

t

t t

1 t 1 t

1 t F

biên hoạchthuchi phí biên lực nổtrịcủagiá t

t F t

Trang 29

Những kết luận có thể rút ra từ đồ thị 3.9:

- Mức độ nỗ lực tối ưu sẽ xuất hiện tại nơi mà sự khác nhau giữa đường cong tổng doanh thu ngắn hạn và đường cong tổng chi phí xã hội là tối đa

- Nếu nỗ lực được giữ tại E1, trữ lượng nguồn lợi sẽ tăng vì tại đó sản lượng đánh bắt nhỏ hơn mức tăng trưởng của nguồn lợi

- Trữ lượng nguồn lợi càng lớn, tổng chi phí xã hội sẽ càng nhỏ

- Tổng chi phí xã hội càng nhỏ thì mức nỗ lực tối ưu càng tăng, và ngược lại, tổng chi phí xã hội càng lớn thì mức nỗ lực tối ưu càng nhỏ

Điểm MEY không đổi (dừng) (sationary MEY) sẽ xuất hiện khi sự khác nhau giữa doanh thu hàng năm và tổng chi phí xã hội là tối đa tại mức nỗ lực mà sản lượng đánh bắt bằng với sự tăng trưởng đàn cá, như vậy mức nỗ lực tối ưu sẽ giống nhau trong các thời kỳ tiếp theo Điểm này được vẽ trong đồ thị 3.10 (đồ thị 2.6)

Trong phạm vi ngành, chi phí người sử dụng trở thành khoản tiền nhận được

nhờ việc sử dụng nguồn lợi tối ưu qua thời gian Nó còn được gọi là tiền tô của sự khan hiếm (Scarcity Rent)

Qua đó, ta thấy rằng, mức độ nỗ lực dẫn đến sự tối đa hoá lợi nhuận bền vững trong mỗi giai đoạn sẽ không làm tối đa giá trị hiện tại của các dòng thu nhập của nghề cá

Đồ thị 3.10 (2.6) Điểm MEY không đổi (Sationary MEY) Một điểm MEY không đổi xảy ra khi sự chênh

lệch giữa doanh thu hàng năm và tổng chi phí xã hội là lớn nhất với một mức nỗ lực khai thác mà tại đó sản lượng khai thác bằng mức tăng trưởng Trữ lượng đàn cá sẽ không đổi, và như vậy mức nỗ lực khai thác tối

ưu sẽ giống nhau trong các thời kỳ tiếp theo

Trang 30

Do không thể xác định chi phí xã hội nếu không xác định được mức nỗ lực trong các thời kỳ tới, nên sự thu hoạch tối ưu có thể tốt nhất được xem như một tiến độ thời gian khai thác (Exploitation Time Path)

Trong một phân tích động, có tính đến yếu tố thời gian liên quan trong tiến trình, vấn đề của việc sử dụng tối ưu là làm thế nào tạo ra sự sử dụng tốt nhất lợi ích kép của nguồn lợi qua thời gian bằng cách tính đến tỷ lệ lãi suất và tốc độ tăng trưởng của nguồn lợi Nghĩa là:

- Khi nguồn lợi được sử dụng cho việc khai thác hiện tại, nó tạo ra giá trị thu nhập ròng hiện tại

- Khi nguồn lợi là “một phần vốn” được sử dụng cho khai thác trong tương lai, nó tạo ra một giá trị hiện tại ròng của thu nhập tương lai

Đồ thị 3.11 thể hiện sự lựa chọn sản lượng kinh tế tối đa qua thời gian Qua đó

ta thấy rằng: có thể có ích khi thu nhỏ quần thể đến P2 và sau đó sử dụng E2 đơn vị nỗ lực hàng năm, nếu giá trị ròng của một sản lượng ở giữa P1 và P2 lớn hơn sự thu nhỏ giá trị hiện tại của sản lượng tương lai bằng cách thu nhỏ lợi nhuận hàng năm từ 1 đến 2 Đồ thị 3.11 (2.7 TL)

Mức độ nỗ lực động tối ưu nào được áp dụng cho nguồn lợi mỗi thời kỳ?

Câu trả lời phụ thuộc vào giá trị tương đối của 2 mục đích sử dụng của quần thể Cụ thể:

- Việc thu nhỏ quần thể đến P1 sẽ tạo ra lợi ích “một lần và cho tất cả” (the once-and-for-all gain) Lợi ích này sẽ được trải dài trong hơn một năm và sẽ làm

gia tăng giá trị thu nhập ròng bền vững

Đồ thị 3.11 (2.7) Sản lượng kinh tế tối đa theo thời gian (MEY over Time) E1 đơn vị nỗ lực khai thác được

sử dụng cho trữ lượng quần thể P1 sẽ tạo ra sản lượng kinh tế tối đa trong một trạng thái tĩnh Tuy nhiên, nó

có thể có ích để giảm trữ lượng quần thể đến P2 và sau đó sử dụng E2 đơn vị nỗ lực khai thác hàng năm nếu

giá trị ròng của một sản lượng khai thác của (P1 – P2 ) lớn hơn mức giảm giá trị hiện tại của sản lượng khai thác tương lai bằng cách giảm lợi nhuận hàng năm từ  1 đến  2

Trang 31

Có nên tăng quá E1? Chỉ nên khi kết luận được rút ra từ Đồ thị 3.11 (2.7 TL) là: nếu giá trị ròng của (P1-P2) đơn vị cá khai thác được lớn hơn sự suy giảm NPV của thu nhập trong các thời kỳ tiếp theo do suy giảm của thu nhập ròng (1-2) gây

ra Nói cách khác, MR từ việc sử dụng nguồn lợi ở mục đích thứ nhất (tạo ra doanh thu hiện tại) nên bằng với MR của việc sử dụng nguồn lợi cho mục đích thứ 2 (phần vốn tạo ra doanh thu tương lai)

Lợi ích “một lần và cho tất cả” trên 2 phần khác nhau của đường cong tăng trưởng có kết quả khác nhau

Một yếu tố quan trọng quyết định vị trí thật sự của mức độ nỗ lực tại MEY cố định là tỷ lệ chiết khấu

Với một tỷ lệ chiết khấu dương, mức độ nỗ lực tối ưu cố định là một mức nằm ở giữa mức độ sinh ra thu nhập bền vững cao nhất và mức độ cân bằng tự phát (trong đồ thị 3.11 đó là giữa P1 và P3)

Tuy nhiên, việc sử dụng tối ưu một nghề cá có thể không liên quan đến một mức độ nỗ lực tạo ra MEY cố định; hay thậm chí có thể không thể tồn tại một điểm MEY cố định vì nhiều lý do

Bên cạnh tỷ lệ chiết khấu, giá cá và chi phí sản xuất nỗ lực cũng là các yếu tố thay đổi hàng năm, và nó sẽ ảnh hưởng đến MEY, trong cả hai trường hợp tĩnh lẫn động

Nếu không có các ảnh hưởng từ các hoạt động khác, một chính sách hợp lý của một nghề cá là tạo ra giá trị hiện tại của tổng lợi nhuận tối đa

Nghĩa là, mức sản lượng hợp lý theo thời gian phụ thuộc vào giá và chi phí tương lai được trông đợi, tốc độ phát triển quần thể, và tỷ lệ lãi suất

- Khi lượng cầu về cá thay đổi (Ví dụ cầu giảm), giá cá sẽ thay đổi (giảm xuống), MEY sẽ giảm, vì sau đó nếu khai thác tăng thêm một đơn vị cá, sẽ thu được giá trị tăng thêm (MR) nhỏ hơn chi phí cơ hội bị bỏ qua để Khai thác đơn vị cá này trước đó; ngược lại MEY sẽ tăng

- Nếu chi phí thay đổi (Ví dụ do thay đổi trong công nghệ khai thác, chi phí khai thác giảm), MEY do đó cũng thay đổi (tăng lên vì tôûng chi phí giảm)

- Trong thực tế, sự thay đổi các biến số kinh tế theo năm là rất phức tạp, kết hợp với trữ lượng đàn cá cũng biến động làm cho sự thay đổi của MEY cũng rất phức tạp

Giả định: hiện tại, với một mức nỗ khai thác, ta có một khoản lợi nhuận là 300$ ứng với mức giá hiện tại Năm tới giá tăng và khoản lợi nhuận này là 350$ nếu giữ mức nỗ lực cũ Giả sử mức nỗ lực năm này thu hẹp ¼ và do đó lợi nhuận chỉ còn 225$, nhưng năm sau lợi nhuận sẽ đạt 600$ (do giá tăng và nỗ lực tăng) Nếu lãi suất là 5% năm ta có:

+ Với chính sách 1 (giữ nguyên nỗ lực):

NPV = 300+ 350x(1,05)-1 = 633,33$

+ Với chính sách 1 (giảm nỗ lực năm đầu đi ¼ cho năm sau):

NPV = 225 + 600x(1,05)-1 = 796,2$

Trang 32

Như vậy, việc cắt giảm nỗ lực hiện tại để đưa vào Khai thác trong tương lai sẽ là khôn ngoan

5 MEY và sự thay đổi giá cả hay chi phí

Tổng hợp các trường hợp có thể khi giá cả và nỗ lực thay đổi:

Các chính sách Giá không đổi Giá tăng

1 Không thay đổi E 300+300/1,05=585,71 300+350/1,05=633,33

2 Giảm E năm đầu đi ¼ cho

Nếu 20% cơ hội là giá CONST, Chính sách 2 lợi hơn

Tóm lại: Sự vận hành ngành khai thác một cách hợp lý đòi hỏi tổng giá trị hiện tại của tổng các khoản thu hồi hàng năm là tối đa Điều này có nghĩa là mức sản lượng hợp lý theo thời gian phụ thuộc vào các mức giá và chi phí kỳ vọng trong tương lai, mức tăng trưởng quần thể theo thời gian, và tỷ lệ lãi suất

Khi mức giá của cá được kỳ vọng giảm một cách nhanh chóng, điều này có thể thúc đẩy việc khai thác mạnh mẽ trong thời kỳ hiện tại mặc dù lượng đầu ra trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bất lợi

Khi đàn cá tăng trưởng chậm, hay khi xuất hiện hiệu quả theo qui mô trong sản xuất nỗ lực khai thác, việc khai thác mạnh mẽ có thể được lợi mỗi 5 năm một lần hay cũng như vậy với một mức khai thác nhỏ hay không khai thác xen kẽ trong khoảng thời gian này Hay nếu mức giá và chi phí được trông đợi vẫn không đổi một cách tương đối hoặc tăng lên với các mức cố định, sản lượng đầu ra hợp lý có thể là một lượng bằng nhau mỗi năm, mặc dù với tỷ lệ chiết khấu dương nó sẽ không phải là sản lượng đạt được doanh thu ròng cao nhất trong mỗi thời kỳ

Tóm lại, sản lượng kinh tế tối đa của một ngành khai thác có thể được xem xét một cách hợp lý như một dòng sản lượng khai thác tối ưu theo thời gian Dòng này có thể bao gồm một mức sản lượng không đổi qua các năm các năm, hoặc sản lượng khai thác hàng năm có thể khác nhau một cách rất lớn Để đánh giá đầy đủ hơn, dòng tối ưu này có thể thay đổi theo thời gian với việc thay đổi các yếu tố kỳ vọng như chi phí, mức giá, và mức tăng trưởng của đàn cá

6 So sánh giữa MEY và sản lượng tự phát

Sự so sánh này thể hiện rõ ràng qua đồ thị 3.12 (2.6)

- Mức độ nỗ lực tự phát là tại E3, là nơi mà doanh thu trung bình bằng với chi phí trung bình Vì các nhà sản xuất cá nhân bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận

- Mức độ nỗ lực tối ưu hàng năm, là E1 nơi mà doanh thu biên bằng với tổng của chi phí thu hoạch biên và chi phí người sử dụng biên

Trang 33

- Vì không một cá nhân nào có thể sở hữu riêng một nguồn lợi thủy sản, nên họ không thể hoạt động theo giá trị hiện tại của lợi nhuận tối đa (tức tại điểm MEY)

Hành động trên tạo ra 2 sự sai lầm trong việc sử dụng tài nguyên:

- Với các cá nhân, giá trị sản lượng được đo lường bởi đường doanh thu trung bình chứ không phải đường doanh thu biên

- Các chi phí được quan tâm chỉ là chi phí thu hoạch, không phải là tổng của chi phí thu hoạch và chi phí người sử dụng

Từ đó dẫn đến 2 dạng khai thác quá mức:

- Các cá nhân không quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất của họ lên sản xuất của người khác Điều này có thể được khắc phục khi thu nhỏ nỗ lực từ

E3 đến E2

- Nguồn lợi bị làm suy yếu theo một cách không tối ưu vì các cá nhân không quan tâm đến chi phí người sử dụng mà họ gây ra cho thu hoạch trong tương lai Điều này có thể được khắc phục khi thu nhỏ nỗ lực từ E2 xuống E1

Tóm lại, sự phân phối không hợp lý nỗ lực trong nghề cá tự phát gây ra từ 2 yếu tố:

- Lợi nhuận hay tiền tô mà nghề cá có thể tạo ra

Đồ thị 3.12 (2.6) Điểm MEY không đổi Một điểm MEY không đổi xảy ra khi sự chênh lệch giữa doanh thu

hàng năm và tổng chi phí xã hội là lớn nhất với một mức nỗ lực khai thác mà tại đó sản lượng khai thác bằng mức tăng trưởng Trữ lượng đàn cá sẽ không đổi, và như vậy mức nỗ lực khai thác tối ưu sẽ giống nhau trong các thời kỳ tiếp theo

Trang 34

- Không một ai có thể độc quyền đối với các lợi nhuận đó

Từ quan điểm cá nhân, các quyết định hoạt động của anh ta là có cơ sở, nhưng trong bối cảnh tài nguyên sở hữu chung, chúng dẫn đến các kết quả không tối ưu

Nội dung cuối cùng của việc so sánh này, chúng ta trở lại khái niệm tiến độ thời gian khai thác Đồ thị 3.13 (đồ thị 2.8)

Sự thay đổi của cả hai mức sản lượng cân bằng tự phát và sản lượng Khai thác tối ưu (MEY) đều liên quan đến các thay đổi nỗ lực và trữ lượng nguồn lợi theo thời gian

Trường hợp a): tại thời điểm T0 có một đàn cá chưa được khai thác, đồng thời cũng có một đội tàu có khả năng Khai thác chúng Lúc này, Trữ lượng cá (P) còn lớn nên nỗ lực tối ưu hàng năm bắt đầu sẽ lớn Nhưng sau đó, nó sẽ giảm dần

vì P giảm (nghĩa là chi phí người sử dụng ban đầu thấp do P lớn, sau đó sẽ tăng lên khi P giảm do đó mức nỗ lực tối ưu giảm) Cuối cùng, nó sẽ đạt mức không đổi mà tại đó G=Y tức là điểm MEY cố định

Tương tự, sản lượng cân bằng tự phát cũng thay đổi theo hướng lúc đầu đạt được ở mức E lớn nhưng sau đó giảm dần theo thời gian do P giảm

Trường hợp b): Do Khai thác tự do làm giảm nhanh trữ lượng đàn cá đến mức

thấp, đến một điểm nào đó, sản lượng cân bằng nằm dưới MEY (ứng với trường hợp đặc biệt của sản lượng bền vững)

Đồ thị 3.13 (2.8) Các phương thức khai thác theo thời gian Cả mức khai thác trong điều kiện mở và mức

khai thác tối ưu đều sẽ liên quan đến các thay đổi nỗ lực khai thác và trữ lượng đàn cá theo thời gian Trong phần này, quản lý các ngành khai thác thủy sản có thể được xem là nỗ lực để thay đổi phương thức khai thác từ một phương thức trong điều kiện mở sang một phương thức thời gian tối ưu

Trang 35

Mục tiêu của quản lý nghề cá là cố gắng thay đổi tiến độ thời gian thu hoạch từ tiến độ tự phát sang tiến độ tối ưu Thực tế, việc điều chỉnh chỉ được thực hiện sau khi nghề cá đã hoạt động tự phát sau một thời gian Giả định tại T1 sẽ có sự điều chỉnh giảm E để thúc đẩy tăng P, nhưng P tăng theo thời gian lại làm cho E tăng

7 So sánh các yếu tố cố định (comparative Statics)

Sự thay đổi chi phí, được thể hiện qua đồ thị 3.14 (2.9)

Từ đồ thị 2.9, có thể rút ra kết luận: sự giảm chi phí cung cấp nỗ lực chỉ tạo

ra các lợi ích ngắn ngủi, vì bất kỳ một lợi nhuận nào cũng sẽ khuyến khích sự gia nhập nghề cá tự phát, cho đến khi lợi nhuận lại bằng không

Tùy thuộc vào độ lớn tương đối của giá và chi phí, việc giảm chi phí có thể làm tăng hay cũng có thể làm giảm sản xuất dài hạn của nghề cá vì các ảnh hưởng của nỗ lực lên sản lượng bền vững

Sự thay đổi năng suất, thể hiện qua đồ thị 3.15 (2.10)

Đồ thị 3.14 (2.9) So sánh các yếu tố giả định không đổi (Comparative Statics): thay đổi trong chi

phí Khi chi phí giảm, nỗ lực khai thác trong điều kiện mở sẽ tăng, nhưng tổng doanh thu sẽ vẫn bằng tổng

chi phí Không chỉ sản xuất trong các ngành khác của nền kinh tế sẽ giảm, mà còn, nếu chi phí giảm đủ, sản lượng khai thác bền vững cũng sẽ giảm

Trang 36

Aûnh hưởng của sự thay đổi năng suất phụ thuộc vào tình huống ban đầu

Nếu nghề cá hoạt động vượt quá MSY, nỗ lực, doanh thu và sản lượng sẽ giảm

Nếu nó hoạt động thấp hơn MSY, nỗ lực, doanh thu và sản lượng sẽ tăng

Trong dài hạn, sự cải thiện năng suất sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của người ngư dân, nỗ lực thực tế sẽ tăng nhưng nỗ lực danh nghĩa có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu

Sự thay đổi giá cả, thể hiện qua đồ thị 3.16 (2.11)

Sự tăng giá sẽ chuyển đường doanh thu lên Nếu nghề cá đang hoạt động vượt quá MSY, một sự tăng giá sẽ tăng nỗ lực và doanh thu, nhưng sản lượng sẽ giảm Ngược lại, nó sẽ làm tăng cả nỗ lực, doanh thu và sản lượng

Đồ thị 3.15 (2.10) So sánh các yếu tố đã giả định không đổi: Các thay đổi về năng suất Một sự tăng năng

suất sẽ chuyển đường doanh thu từ R đến R ’ khi nỗ lực khai thác được đo lường trong điều kiện danh nghĩa Ảnh hưởng của điều này phụ thuộc vào điều kiện ban đầu Nếu ngành khai thác hoạt động vượt quá sản lượng khai thác bền vững tối đa, nỗ lực khai thác, doanh thu, và sản lượng khai thác sẽ giảm Nếu nó hoạt động bên dưới MSY, nỗ lực khai thác, sản lượng khai thác và doanh thu sẽ tăng

Đồ thị 3.16 (2.11) So sánh các yếu tố đã giả định không đổi: Các thay đổi về giá Sự tăng giá sẽ dịch

chuyển đường doanh thu lên Nếu một ngành khai thác đang hoạt động vượt quá MSY, một sự tăng giá sẽ làm tăng nỗ lực khai thác và doanh thu, nhưng sản lượng khai thác sẽ giảm Nếu ngành khai thác thủy sản đang hoạt động bên dưới MSY, nó sẽ làm cho nỗ lực khai thác, doanh thu và sản lượng khai thác tăng

Trang 37

Khi giá tăng, giống như chi phí giảm và cải thiện năng suất, nó sẽ chỉ cung cấp các lợi ích ngắn ngủi và thậm chí có thể dẫn đến sự giảm sút sản lượng vì một ảnh hưởng bất lợi cho nguồn lợi thủy sản

Trang 38

Chương 4 CÁC PHÂN TÍCH MỞ RỘNG VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ

SINH HỌC TRONG NGHỀ CÁ

4.1 PHÂN TÍCH VỀ CÁ NHÂN CON TÀU

Mục đích: - Phân tích hoạt động của các đơn vị (con tàu) đánh bắt riêng lẻ trong mối quan hệ với toàn bộ nghề cá và trong điều kiện khai thác tự do

- Làm rõ hơn động cơ kinh tế ngắn hạn và dài hạn của những người sản xuất nỗ lực đánh bắt thông qua việc phân tích sản lượng cân bằng tự phát và MEY, với

các tình huống khác nhau: khi chi phí không đổi và khi chi phí tăng

4.1.1 Nghề cá với chi phí không đổi

Giả định: nhiều con tàu độc lập, giống hệt nhau có thể khai thác một nguồn lợi thủy sản chưa có sự qui định

Mỗi con tàu là một phần nhỏ của toàn nghề cá và không thể kiểm soát được sản lượng bền vững riêng của nó

Xem xét các con tàu riêng lẻ như là người sản xuất nỗ lực chứ không phải sản xuất cá Tất cả các con tàu đều có đường chi phí như nhau

Sự so sánh giữa mỗi con tàu cá nhân và nghề cá được thể hiện qua đồ thị 4.1 (đồ thị 3.1)

Với mỗi con tàu riêng lẻ:

- Chi phí sản xuất trung bình cho một đơn vị nỗ lực (ATC) lúc đầu sẽ giảm dần khi sản xuất càng nhiều nỗ lực, bởi vì tính hiệu quả tăng lên nhờ sự phân bổ các chi phí cố định cho sản lượng lớn hơn Tuy nhiên, sau đó, nếu con tàu cố gắng tăng nỗ lực của nó trong mỗi thời kỳ, chi phí sản xuất biên của đơn vị cuối cùng sẽ

Đồ thị 4.1 (3.1TL) Toàn bộ nghề cá và từng con tàu riêng lẻ: trong điều kiện khai thác tự do Tỷ suất lợi

nhuận trên một đơn vị nỗ lực được quyết định bởi năng suất trung bình của nghề cá và số lượng tàu hiện đang được sử dụng Trong điều kiện tự do, số lượng tàu sẽ tăng lên cho đến khi doanh thu trung bình giảm bằng chi phí sản xuất nỗ lực trung bình tối thiểu mỗi tàu Đây là chi phí trung bình và chi phí biên dài hạn Trong trường hợp này, tổng mức nỗ lực của nghề cá là E2 Mỗi tàu sẽ sản xuất E2 đơn vị

Trang 39

tăng đến một mức mà làm cho chi phí trung bình sẽ bắt đầu tăng với nhiều lý do khác nhau như khối lượng cao hơn và chi phí của việc bảo trì lớn do thời gian trên biển dài hơn v.v

- Chừng nào doanh thu còn lớn hơn chi phí, con tàu sẽ vẫn tiếp tục gia tăng E Với mỗi con tàu riêng lẻ:

- Đường Doanh thu biên của con tàu chính là đường thẳng song song với trục hoành được xác định tại vị trí tương ứng với giao điểm của đường cung toàn ngành và Doanh thu trung bình (đường cầu) toàn ngành, cụ thể ở đây là R2 Lúc này con tàu sẽ sản xuất mức nỗ lực cân bằng là E1 (MC=MR)

Với toàn bộ nghề cá: Đường cung ngành ∑MC1 chính là tổng các đường cung cá nhân.Tổng nỗ lực toàn ngành là Ē1 (tương ứng E1 của con tàu) Lúc này, vì doanh thu trung bình lớn hơn chi phí trung bình nên các con tàu khác sẽ có động cơ gia nhập nghề cá, kết quả làm giảm sản lượng bền vững trên mỗi đơn vị nỗ lực và đường cung toàn ngành dịch sang phải đến điểm giao nhau với đường doanh thu trung bình ở mức thu nhập trung bình thấp hơn (R1), mỗi con tàu sẽ giảm nỗ lực sao cho MC=MR (đến E2), đường cung toàn ngành sẽ là ∑MC2 , tổng nỗ lực toàn ngành tăng lên Ē2 Như vậy:

- Tại điểm cân bằng, với một số lượng tàu lớn hơn trong toàn bộ nghề cá, mỗi tàu sx một khối lượng nỗ lực nhỏ hơn, tạo ra một tổng khối lượng nỗ lực lớn hơn trong toàn ngành Nhưng mỗi tàu sẽ sản xuất mức nỗ lực này với chi phí thấp nhất có thể

- Nói cách khác, trong nghề cá không có qui định, có thể không hiệu quả về mặt kinh tế do việc tạo ra quá nhiều nỗ lực đánh bắt, nhưng khối lượng nỗ lực mà nó sử dụng thì được sản xuất với chi phí thấp nhất có thể

- Chi phí trung bình dài hạn của một nghề cá với chi phí không đổi bằng với mức tối thiểu của đường cong chi phí trung bình của một con tàu Như vậy,

- Đường tiếp tuyến với điểm thấp nhất của đường cong chi phí trung bình của con tàu sẽ mang nhãn kép: “chi phí biên và chi phí trung bình dài hạn”

- Để đảm bảo lợi ích kinh tế trong ngắn hạn, số lượng tàu sẽ tăng lên đến mức sao cho đường cung nỗ lực toàn ngành nằm dưới đường ∑MC2, thu nhập trên mỗi đơn vị nỗ lực của mỗi con tàu sẽ nhỏ hơn ATC Tuy nhiên nếu thu nhập vẫn còn lớn hơn AVC các con tàu vẫn tiếp tục ở lại nghề cá, ít nhất là trong ngắn hạn Xác định MEY đối với nghề cá và con tàu (đồ thị 3.2)

- Thêm vào Đồ thị 4.1 các đường:

- SMR; SAR: là Doanh thu biên và Doanh thu trung bình toàn ngành (bền vững)

-AR(P1); MR(P1): Doanh thu trung bình và Doanh thu biên ngắn hạn với trữ lượng P1

-LMSC; MSC: Chi phí xã hội biên dài hạn và Chi phí xã hội biên con tàu -Khai thác tự do xuất hiện tại Ē2 (SAR=LAC=LMC)

- Lợi nhuận ròng tối đa bền vững hàng năm xuất hiện tại Ē1 (SMR=LMC)

Ngày đăng: 19/03/2016, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w