1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành phương pháp luận xây dựng trình đào tạo bồi dưỡng các ngạch kiểm toán viên nhà nước

141 185 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 5,53 MB

Nội dung

Trang 1

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

ĐỂ TÀI HHOR HỌC CẤp BỘ

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỀN HÌNH THÀNH | PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO,

Trang 2

KIEM TOAN NHA NUGC

ĐỂ TÀI ñHOR HỌC cấp BỘ

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THUC TIEN HÌNH THÀNH

PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO,

BOI DUGNG CAC NGACH KIEM TOAN VIEN NHA NƯỚC

Mã số: 5.02.11

Số đăng ký: 2000-98-086

_ Chủ nhiệm: TS Dinh Trọng Hanh

Phó chủ nhiệm: CN Nguyễn Trọng Thuy CN Lê Thị Nhuận

Thư ký: Ths Ngô Thu Thuy

Các thành viên: TS Nguyễn Thị Phan Mai CN Trần Hữu Nho

Trang 3

MUC LUC Lời mở đầu Chuong I NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUY TRINH ĐÀO TẠO CAC NGACH KTVNN I Khái niệm và sự cần thiết của viéc xyddnj quy trinh dao tao các ngạch KTVNN .' 1, Khái niệm và cơ sở hình thành các ngạch KTVNN 1.1 Khái niệm về KTVNN và các ngạch KTVNN 1.2 Cơ sở hình thành các ngạch KTVNN

2 Khái niệm về quy trình đào tạo các ngạch KTVNN

3 Sự cần thiết của việc xay 4h quy trình đào tạo các ngạch KTVNN

H Những nhân tố cơ bản của quy trình đào tạo các ngạch KTVNN

1 Mục tiêu đào tạo

1.1 Khái niệm về mục tiêu đào tạo 1.2 Yêu cầu của mục tiêu đào tạo

- 1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo 2 Nội dung đào tạo

2.1 Khái niệm về nội dung đào tạo 2.2 Yêu câu của nội dung đào tạo

2.3 Vai trò, ý nghĩa của nội dụng đào tạo

3 Phương pháp tổ chức đào tạo

3.1 Khái niệm về phương pháp tổ chức đào tạo

3.2 Những yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức đào tao

3.3 Vai trò và ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp tổ chức đào tạo 4 Hình thức tổ chức đào tạo

4.1 Khái niệm hình thức đào tạo

4.2 Những yêu cầu trong lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo 4.3 Vai trò và ý nghĩa của việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo

THỊ Những nhân tố chủ yếu về môi trường đào tạo ảnh hưởng đến quy trình

Trang 4

đào tạo các ngạch KTVNN

1 Tiêu chuẩn các ngạch KTVNN

2 Tổ chức và hoạt động của KTNN

1.1 Cơ cấu tổ chức của KTNN

1.2 Tổ chức đồn kiểm tốn của KTNN

1.3 Các chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của KTNN 3 Người học, người dạy và các điều kiện tổ chức đào tạo ‘ 3.1 Người học

3.2 Người dạy

3.3 Các điều kiện tổ chúc quy trình đào tạo

Chương II

THỤC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC NGẠCH KTVNN

1 Khái quát quá trình hình thành KTNN và đội ngũ KTVNN 1 Quá trình hình thành KTNN 1.1 Nhiệm vụ 1.2 Chức năng 2 Quá trình hình thành đội ngũ KTVNN 2.1 Về số lượng 2.2 Về chất lượng 3 Cơ cấu các ngạch KTVNN

II Thực trạng quy trình đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN 1 Các lớp “Bồi đưỡng kiến thức kiểm toán” và “hội thảo” của KTNN

1.1 Mục tiêu đào tạo 1.2 Nội dụng đào tạo

1.3 Phương pháp tổ chức đào tạo 1.4 Hình thúc tổ chúc đào tạo

2 Các lớp “Bồi dưỡng kiến thức QLNN cho KTV” của Học viện HCQG

Trang 5

2 Kinh nghiệm đào tạo công chức hành chính Nhà nước của Học viện HCQG

IV Thực trạng về các điều kiện tổ chức đào tạo KTVNN

1 Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch KTV 2 Chức năng, nhiệm vụ của KTNN

3 Các nguồn lực trong đào tạo

V Kết luận về những nguyên nhân chủ yếu hạn chế công tác đào tạo, bồi

dưỡng KTY trong thời gian qua

1 Những nguyên nhân khách quan 2 Những nguyên nhân chủ quan Chuong UI NHUNG DINH HUGNG XAY DUNG QUY TRINH DAO TAO CAC NGACH KTVNN I Phuong hướng phát triển và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của hệ thống KTNN

1 Những mục tiêu và nhiệm vụ của giai đoạn 2001-2005

2 Phương hướng phát triển và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động

2.1 Về cơ cấu tổ chức và bộ máy KTNN 2.2 Về cơ chế quản lý KTNN

2.3 Về tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán

II Những nguyên tắc chủ yếu định hướng xây dựng quy trình đào tạo các

ngạch KTVNN

1 Lấy kết quả đào tạo làm cơ sở cho bổ nhiệm các ngạch KTV 2 Đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống KTNN

3 Phù hợp với những quy định chung của Nhà nước về đào tạo công chức

4 Giải quyết hợp lý mối quan hệ giỡa nội dưng và phương thức đào tạo, hướng vào mục tiéu đào tạo

5 Kết hợp chặt chế giữa đào tạo lý luận khoa học với tổng kết kinh nghiệm thực

tiễn của hoạt động KTNN

6 Kết hợp đúng đắn quá trình đào tạo của tổ chức với quá trình tự đào tạo của KTV 7 Tiếp nối kết quả đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo tiền cơng chức kiểm tốn và quá trình bồi dưỡng KTV trong thời gian qua

Trang 6

2 Quy trinh dao tao ngach KTV chinh 3 Quy trình đào tạo ngạch KTV cao cấp

TY Xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo các ngạch KTV

1 Xây dựng mục tiêu đào tạo

1.1 Những cơ sở xây dựng mục tiêu đào tạo 1.2 Các phương pháp xác định mục tiêu đào tạo 1.3 Những mục tiêu đào tạo các ngạch KTV 2 Xây dựng nội dung đào tạo

2.1 Các phương pháp xây dựng nội dung đào tạo 2.2 Nội dung đào tạo các ngạch KTV

3 Lựa chọn và vận dụng phương pháp tổ chức đào tạo

3.1 Các phương pháp tổ chức đào tạo

3.2 Vận dụng các phương pháp tổ chức đào tạo

4 Lựa chọn và vận dụng các hình thức tổ chức đào tạo 4.1 Các hình thức tổ chức đào tạo 4.2 Vận dụng các hình thức tổ chức đào tạo 5 Chương trình tổng quát đào tạo các ngạch KTVNN 5.1 Đào tạo ngạch KTV 5.2 Đào tạo ngạch KTV chính

5.3 Đào tạo ngạch KTV cao cấp

V Kiến nghị về một số biện pháp để triển khai, thực hiện quy trình đào tạo 1 Hoàn thiện các tiêu chuẩn ngạch KTVNN

2 Xây dựng quy hoạch đào tạo, tiêu chuẩn hoá và cơng khai hố các điều kiện được đào tạo nâng ngạch đối với KTV

3 Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng với chất lượng cao

Trang 7

BCTC KTV KTVNN KTNN KTNNCN KTNNKV DNNN NSNN DT-XDCB HCQG KTT KTTCN KTTKV KTTT HCNN DCSVN KH & BDCB CNTT

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Báo cáo tài chính

Kiểm toán viên

Kiểm toán viên Nhà nước Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành

Kiểm toán Nhà nước khu vực

Doanh nghiệp Nhà nước Ngân sách Nhà nước Đầu tư - Xây dựng cơ bản

Hành chính quốc gia Kiểm toán trưởng

Kiểm toán trưởng chuyên ngành Kiểm toán trưởng khu vực Kinh tế thị trường

Trang 8

Bang s6 1 - Bảng số 2 Bảng số 3 Bảng số 4 Bảng số 5 Bảng số 6 Bảng số 7 PHỤ LỤC SƠ ĐỔ

Cơ cấu KTV theo nguồn hình thành

- Số lượng KTV tuyển dụng qua thi tuyển

Cơ cấu nguồn KTV tiếp nhận từ các cơ quan

Trình độ được đào tạo của các ngạch KTV

Trang 9

MO DAU

KTNN ra đời và tổn tại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một yêu cầu khách quan, nó trở thành công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong kiểm tra, kiểm sốt từ bên ngồi đối với các chủ thể sử đụng kinh phí cấp từ NSNN và các tài sản quốc gia nhằm duy trì tính hợp pháp, tính tuân thủ và nâng cao tính kinh tế trong sử dụng các

nguồn lực đó, phục vụ cho quản lý vĩ mô nền kinh tế tài chính của Nhà

nước Lực lượng chủ đạo, quyết định hoạt động của KTNN là các KTV nhà nước Theo các quy định pháp lý hiện hành và phù hợp với đồi hỏi của thực

tiễn, KTVNN được phân thành 3 ngạch: KTV, KTV chính va KTV cao cap

Mỗi ngạch có chức danh riêng, thể hiện “chức và cấp của từng vị trí chuyên

môn, nghiệp vụ, trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ, nội dung công

việc phải làm ứng với mức độ phức tạp nhất định và yêu cầu đào tao ban

đâu cần có; đồng thời, có tiên lương riêng thể hiện chính sách khuyến khích

công chức yên tâm tận tuy với công việc" (Thông tư sé 414/TTCB-VP ngay

05/06/1993 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn tiêu chuẩn ngạch

công chức hành chính)

Như vậy, mỗi ngạch KTVNN đòi hỏi những mức độ khác nhau về năng lực nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo ; hơn nữa, KTVNN là

một loại công chức chuyên môn, nghiệp vụ, có những yêu cầu về hoạt động

nghề nghiệp đặc thù khác với các công chức hành chính khác; do vậy, cần có quy trình đào tạo riêng thích hợp với những đòi hỏi của nghề nghiệp, phù

hợp với các tiêu chuẩn quy định mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Sau khi thành lập (1994) KTNN đã rất chú trọng đến công tác bồi

dưỡng nghiệp vụ cho KTVNN; đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng với những

nội dung, chương trình và hình thức tổ chức phong phú; bước đầu đã góp phần quan trọng hình thành các phương pháp nghiệp vụ cho KTV giúp cho KTNN hoàn thành những nhiệm vụ do Chính phủ giao Tuy nhiên, do mới thành lập, việc tổ chức bồi dưỡng KTV chủ yếu mới tập trung vào các “giải

Trang 10

toán báo cáo tài chính, kiến thức quản lý Nhà nước và một số kiến thức bổ

trợ khác , chưa xây dựng được quy trình đào tạo, bồi dưỡng chặt chẽ, khoa

học gồm mục tiêu, nội đung, phương pháp, hình thức đào tạo đối với từng ngạch KTV, phù hợp với tiêu chuẩn quy định và yêu cầu thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu đài của KTNN

Trước những đòi hỏi đổi mới về tổ chức và hoạt động của KTNN

trong thời kỳ mới, trong đó đổi mới các phương pháp nghiệp vụ của từng ngạch KTV là một nội dung trọng tâm, KTNN đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ: “Cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành

phương pháp luận xây dựng quy trình đào tạo, bồi dưỡng các ngạch

KTVNN”

Việc triển khai nghiên cứu đề tài khoa học trên đây là phù hợp với những yêu cầu về công tác quản lý, sử dụng công chức của Pháp lệnh cán

bộ công chức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 20/02/1998;

đồng thời, là sự triển khai cụ thể Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong điều kiện cụ thể của KTNN

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hình thành những định hướng

đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cho xây đựng quy trình đào tạo, bồi

đưỡng các ngạch KTVNN

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 nhóm vấn đề:

- Nghiên cứu những vấn đẻ lý luận cơ bản về cấu trúc của quy trình

đào tạo gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức đào tạo trong mối

quan hệ nội tại giữa chúng và với hình thức tổ chức đào tạo

-.Nghiên cứu thực trạng tổ chức quy trình đào tạo, bồi dưỡng các

ngạch KTVNN

Trang 11

Những vấn đẻ cụ thể về phương pháp, hình thức đào tạo (dạy, học) và

việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức, thông tin mới cho KTV không thuộc

phạm vi nghiên cứu của đê tài

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp, trong đồ các phương pháp chủ yếu: phép biện chứng, phương pháp hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, so sánh và phương pháp mô

hình hoá

Kết cấu dé tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục để tài được kết cấu thành 3 chương: ị

- Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình đào tạo các

ngạch KTVNN

- Chương II: Thực trạng công tác đào tạo các ngạch KTVNN

Trang 12

Chuong I :

- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGẠCH KTV NHÀ NƯỚC

Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, quy trình đào tạo (được hiểu bao gồm cả “bồi dưỡng”) tồn tại với tư cách là một hệ thống Vì vậy,

nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về quy trình đào tạo các ngạch KTVNN, cần xem xét các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định rõ các khái niệm về KTVNN, ngạch KTVNN và quy trình đào tạo ngạch KTVNN

~ Xác định nội dung, chức năng, vai trò và mối quan hệ của từng yếu tố cấu thành quy trình đào tạo

- Xác định các yếu tố môi trường tác động đến quy trình đào tạo các

ngạch KTVNN bao gồm yếu tố về môi trường pháp lý, môi trường tổ chức và các điều kiện tổ chức đào tạo khác

IL KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY ĐỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGẠCH KTVNN 1 Khái niệm và cơ sở hình thành các ngạch KTVNN 1.1 Khái niệm về KTVNN và ngạch KTVNN KTVNN là một chức danh công chức; đo vậy, KTVNN thuộc khái niệm công chức

Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/02/1998, có xác định khái niệm về công chức Công chức

được hiểu là: “Những công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc

giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo

ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong

biên chế của các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; mỗi ngạch thể

Trang 13

Để thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đo Nhà nước

giao, cơ quan KTNN cẩn nhiêu loại công chức, có các chức danh khác nhau: chuyên viên, giảng viên, nghiên cứu viên ; trong đó, lực lượng công chức chiếm đa số tuyệt đối, có vai trò quyết định trong hoạt động của cơ quan KTNN đó là các KTV

Từ khái niệm về công chức, có thể xây dựng khái niệm về KTVNN

như sau:

KTVNN là những công chúc chuyên môn, thực hiện các hoạt động

nghề nghiệp thuộc chức năng kiểm toán; có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước, được bổ nhiệm

vào một ngạch, thực hiện công vụ và thuộc biên chế của cơ quan KINN Theo các quy định hiện hành, KTVNN được phân thành 3 ngạch: KTV, KTV chính và KTV cao cấp Các ngạch KTVNN là các chức danh

công chức chun mơn kiểm tốn, được xếp loại theo những tiêu chuẩn

nghề nghiệp do Nhà nước quy định, tương ứng với các trình độ về năng lực

nghề nghiệp, thể hiện các cấp trong chuyên mơn kiểm tốn; mỗi ngạch có

một thang lương riêng

Trong cơ cấu tổ chức của KTNN, có thể có những công chức thực

hiện các công vụ thuộc chức năng kiểm toán, thuộc biên chế của cơ quan KTNN, song không hoặc chưa phải là KTVNN Đó là các trường hợp các công chức có chuyên môn kỹ thuật trợ giúp hoạt động kiểm toán hoặc chưa

đủ các tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào ngạch KTV

Hiện nay, mỗi ngạch KTV được Nhà nước quy định các tiêu chuẩn

nghề nghiệp cụ thể Các tiêu chuẩn đó bao gồm 2 nhóm các yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp

Tiêu chuẩn vẻ phẩm chất nghề nghiệp KTVNN thể hiện trong các mặt:

- Chính trị: Trung thành với đường lối chính sách của Đảng, Nhà

Trang 14

/ - Đạo đức: Thẳng thắn, trung thực, khách quan trong thực hiện các

hoạt động nghề nghiệp

- Tâm lý: Thận trọng, tự chủ, có tính độc lập cao trong công việc; tôn

trọng pháp luật và bí mật của đơn vị được kiểm toán, trung thành với nghề nghiệp

- - Sức khoẻ Có thể lực, trí lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động KTNN

Các tiêu chuẩn vẻ phẩm chất nghề nghiệp không quy định cụ thể cho

từng ngạch KTVNN mà quy định chung trong Pháp lệnh về công chức và

trong các chuẩn mực chung của hệ thống chuẩn mực của KTNN Các tiêu chuẩn vẻ phẩm chất làm cơ sở hình thành những nội dung đào tạo ngạch nhằm định hướng, hỗ trợ cho học viên phương pháp luận để rèn luyện phẩm

chất phù hợp với các ngạch được giữ

Tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của KTVNN là các điều kiện

cần có về khả năng chuyên mơn nghiệp vụ để hồn thành các chức trách,

nhiệm vụ được giao Các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp thể hiện trên 2

mặt chủ yếu sau:

- Kiến thức: Có đù các kiến thức cân thiết về chính trị, pháp luật, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - tài chính về ngành, lĩnh vực được phân

công kiểm toán, các kiến thức về nghiệp vụ kiểm toán, các nghiệp vụ bổ trợ

và các kiến thức công cụ khác

- Kỹ năng và kinh nghiệm: Phải có các kỹ năng, kỹ sảo, kinh nghiệm

cần thiết trong giao tiếp, trong quản lý và thực hành các hoạt động thuộc

chức năng kiểm toán, trong sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ hoạt động

kiểm toán

Tóm lại, mỗi ngạch KTVNN đều có những yêu cầu về phẩm chất và

năng lực được quy định nhằm đảm bảo thực hiện chức trách được giao

Chính những tiêu chuẩn của mỗi ngạch là cơ sở để hình thành mục tiêu, nội

dung dao tao KTV

'1.2 Cơ sở hình thành các ngạch KTVNN

Sự hình thành các ngạch KTVNN là một đòi hỏi khách quan, xuất

Trang 15

- Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội đòi hỏi phải chun mơn hố hoạt động không chỉ theo đối tượng lao động mà còn theo tính chất

phức tạp của lao động Do vậy, cần có những lao động có trình đệ “lành nghề” khác nhau phù hợp với những công việc có tính chất phức tạp khác nhau Thực tiễn hoạt động kiểm toán cũng luôn tồn tại những nhóm nội dung công việc có tính chất phức tạp khác nhau, cần những KTV có năng lực chuyên môn nghề nghiệp tương xứng với công việc được giao mới có

thể hoàn thành kế hoạch kiểm toán

- Thứ bai, các hoạt động lao động tập thể đòi hỏi phải được quản lý, do vậy cần có những người “chỉ huy” ở các thứ bậc khác nhau tuỳ theo quy mô và tính phức tạp của hoạt động Hoạt động kiểm toán cũng là một loại

hình lao động tập thể có nhiều cấp quản lý: quản lý hoạt động kiểm toán của ngành (Tổng KTNN), của chuyên ngành (KTT), của các cuộc kiểm

tốn (trưởng đồn) và các KTV thực hiện tác nghiệp quản lý kiểm toán Mỗi hoạt động quản lý có tính phức tạp, phạm vi, quy mô khác nhau đòi hỏi phải có những KTV có trình độ hiểu biết, kỹ năng quản lý tương xứng với nhiệm vụ mới đảm bảo hiệu lực của quản lý

- Thứ ba, mỗi tổ chức đều phải xây đựng cơ cấu bộ máy hợp lý để

đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện các nhiệm vụ Cơ quan KTNN tổn tại với tính cách là một hệ thống có quy mô tương đối lớn, có chức năng, nhiệm vụ ổn định, lâu dài; do vậy, cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức - cán bộ: quy hoạch, bố trí sử dụng, đào tạo, phát triển, đãi ngộ Công tác đó phải được tổ chức thực biện dựa trên cơ sở phân loại

KTV thành các ngạch, có tiêu chuẩn hợp lý

Tóm lại, việc phân loại, hình thành các ngạch KTVNN là phù hợp với

những yêu cầu khách quan của sự phân công lao động xã hội; của quá trình

quản lý hoạt động lao động tập thể, của sự tồn tại, phát triển Ổn định của cơ

Trang 16

2 Khái niệm về quy trình đào tạo các ngạch KTVNN:

Đây là một khái niệm cơ bản về lý luận của công tác đào tạo nói

chung và đào tạo KTVNN nói riêng Thực tiễn, công tác đào tạo các ngạch

công chức ở Việt Nam mới được tiến hành từ giữa thập kỷ 90 Lý luận về đào tạo ngạch công chức chưa được hình thành rõ nét; hiện nay chủ yếu là dựa trên lý luận dạy đại học, kết hợp với kinh nghiệm của người dạy

Đào tạo nói chung bao giờ cũng thể hiện mối quan hệ giữa hai chủ

thể chủ yếu là người đạy (giảng viên) và người học (học viên) thông qua hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau là dạy và học Theo nghĩa

chung nhất, dạy được hiểu là quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn,

truyền đạt của giảng viên (gồm cả tập thể giảng viên và đơn vị đào tạo) nhằm hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo của người học phù hợp với mục tiêu đề ra thông qua các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy

học thích hợp Học là quá trình nhận thức, rèn luyện của học viên (gồm cả

tập thể học viên) nhằm hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo của người học phù hợp với mục tiêu đề ra thông qua các phương pháp, phương tiện, hình thức học thích hợp

Như vậy, dạy và học là hai quá trình có mối quan hệ chặt chế, tác

động lẫn nhau để đạt được những mục tiêu chung

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản trên có thể đưa ra khái niệm: “Quy trình đào tạo các ngạch KTVNN là trình tự tiến hành các nội dung của hoạt động dạy và học do cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền quy định; được thực hiện bằng những phương pháp, hình thức thích hợp nhằm hình thành cho người học một hệ thống những kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp kiểm toán phù hợp với các tiêu chuẩn của từng ngạch KTVNN theo quy định và các yêu cầu của thực tiễn kiểm toán để người học có đủ điều

kiện về năng lực nghề nghiệp xếp vào ngạch KTV hoặc nâng lên ngạch cao hơn hoặc hoàn thiện năng lực nghề nghiệp phù hợp với ngạch đang giữ (đối

Trang 17

Khái niệm về quy trình đào tạo các ngạch KTVNN được trình bày ở

trên bao gồm 2 nội dung cụ thể là đào tạo (để xếp vào ngạch KTV đối với những người mới được tuyển dụng và để nâng ngạch) và bồi dưỡng ngạch

(đối với những người đã được xếp vào một ngạch KTVNN nhưng chưa được đào tạo theo quy trình phù hợp với ngạch đó) Như vậy, khái niệm trên không bao hàm các chương trình bồi đưỡng thường xuyên để cập nhật kiến

thức, thông tin mới cho KTV

Quy trình đào tạo các ngạch KTV có bản chất khác với quy trình đào tạo nghề kiểm toán trong hệ thống giáo dục quốc dân ở bậc đại học, được

thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

- Mục tiêu đào tạo ngạch KTV nhằm nâng cao năng lực chuyên mơn kiểm tốn (trên cơ sở đã được đào tạo cơ bản ở bậc đại học) phù hợp với các tiêu chuẩn nghé nghiệp do Nhà nước quy định và yêu cầu cụ thể của hoạt

động thực tiễn (được chuyên môn hoá theo các chuyên ngành kiểm toán) để

có thể bố trí vào một vị trí nhất định trong hệ thống KTNN; do vậy, nó có

tính chất thực hành và chun mơn hố cao (khác với đào tạo bậc đại học là

để trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp)

- Nội dung đào tạo KTV chủ yếu gồm 2 nhóm: các kiến thức bổ trợ, nâng cao và các kỹ năng đa dạng, phức tạp để đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, trên cơ sở phát triển, hoàn thiện các kỹ năng cơ bản đã được hình thành ở bậc đại học Nội dung đào tạo cũng gồm cả các kiến thức cần thiết định hướng cho rèn luyện phẩm chất đạo đức và tâm lý nghề nghiệp phù hợp với từng ngạch KTVNN Mặt khác, quá trình đào tạo các ngạch KTV là quá trình phát triển không ngừng, chịu sự chỉ phối của các yêu cầu của hoạt động thực tiễn và sự phát triển của khoa học Do vậy, nội dung đào tạo phải tạo được cơ sở cho người học đủ năng lực nghiên cứu để đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn hoạt động và sự phát triển của khoa học

Trang 18

động chun mơn kiểm tốn; mặt khác, phải phù hợp với những yêu cầu chung về đào tạo công chức

Tóm lại, quy trình đào tạo KTVNN mang những nét đặc thù về

chuyên ngành đào tạo, cấp độ đào tạo, tính chất thực tiễn của đào tạo đồng thời, cũng bị chỉ phối bởi những yêu cầu chung của quy trình đào tạo công chức và những quy luật chung chỉ phối các quá trình dạy và học (đáp

ứng được yêu cầu vận động, phát triển không ngừng của thực tiễn và khoa

học; sự thống nhất biện chứng của quá trình dạy và quá trình học; sự thống

nhất giữa việc nâng cao trình độ lý luận với thành thạo trong hoạt động thực

tiễn kiểm toán )

3 Sự cần thiết của việc xâu dư quy trình đào tạo các ngạch KTVNN Yêu cầu khách quan hình thành các ngạch KTVNN và yêu cầu của công cuộc cải cách nền HCQG là những cơ sở khẳng định sự cần thiết trong

việc xâydag quy trình đào tạo các ngạch KTVNM Có thể phân tích các yêu

cầu cụ thể trên các khía cạnh chủ yếu sau:

- Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách nền

HCQG là xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền Việt Nam Việc xây dựng các ngạch công chức và đào tạo ngạch công chức là nhằm đáp ứng yêu cầu đó KTVNN là một bộ phận của

đội ngũ công chức cũng phải được đào tạo theo từng ngạch nhằm đáp ứng yêu cầu chung của công cuộc cải cách hành chính

- Yêu cầu của thực tiễn hoạt động quản lý và thực hành kiểm toán

cho thấy đo đặc điểm tổ chức, hoạt động của KTNN chủ yếu dựa trên

Trang 19

- Yêu cầu xây dựng tổ chức bộ máy KTNN đồi hỏi phải hình thành cơ cấu công chức hợp lý, trước hết là cơ cấu KTV Do vậy cần tổ chức

thường xuyên công tác đào tạo các ngạch để chuẩn hoá đội ngũ KTV hiện tại và đào tạo phục vụ cho quy hoạch phát triển của KTNN trong tương lai

- Phù hợp với mục tiêu định hướng chung trong đào tạo công chức được ghi trong Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ: “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chúc theo tiêu chuẩn của từng

ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý da được Nhà nước ban hành

nhằm khắc phục về cơ bẳn những khiếm khuyết, hãng hụt hiện nay để thực

thi công vụ đảm bảo yêu câu công việc và tạo nguồn lực thường xuyên cho

các cơ quan Nhà nước, bao gâm thi tuyển công chức, đào tạo tiễn công vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc công chức.”

Từ sự phân tích trên khẳng định: việc tổ chức đào tạo các ngạch

KTVNN là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu câu chung của công cuộc cải

cách nên HCQG, và với yêu cầu hoạt động và phát triển của KTNN Đặc

biệt, trong điều kiện KTNN mới thành lập; hâu hết đội ngũ KTV là công chức của các ngành khác chuyển sang (chủ yếu từ ngành tài chính), mới chỉ được bồi dưỡng một số kiến thức cơ bản về kiểm toán thì việc xây đựng và tổ chức thực hiện một quy trình đào tạo các ngạch KTV đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định trở thành vấn để cấp bách, có vai trò quyết định việc nâng cao hiệu lực của

KTNN cũng như phúc vụ cho chiến lược phát triển KTNN trong thời kỳ mới

IL NHUNG NHAN T6 CO BAN CUA QUY TRINH DAO TAO CAC NGACH KTVNN Từ khái niệm về quy trình đào tạo các ngạch KTVNN cho thấy, quy trình đào tạo luôn tồn tại, vận động trên cơ sở kết hợp các yếu tố: nội dung đào tạo (kiến thức, kỹ năng ), phương thức tổ chức đào tạo (phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả) trong sự tác động qua lại

giữa giảng viên, học viên và môi trường đào tạo nhằm đạt được các mục

tiêu dé ra Cac yếu tố của quy trình đào tạo đó có mối quan hệ chặt chế

Trang 20

Mục tiêu Nội dung Vv i Người dạy PhưnE PHÁP - Í[ Hình thức tổ chức Người học Môi trường đào tạo Chú dẫn ——>_ tác động trực tiếp

veererrrre > tác động gián tiếp

1 Mục tiêu đào tạo

1.1 Khái niệm về mục tiêu đào tạo

Cũng như bất cứ các hoạt động xã hội khác, đào tạo cũng phải hướng

đến các mục tiêu nhất định Trong đào tạo các ngạch KTVNN, đối tượng của đào tạo là những KTV (trợ lý KTV hoặc KTV các ngạch) chuẩn bị xếp

ngạch hoặc nâng ngạch Như vậy, các KTV này đã qua tuyển chọn công

chức hoặc đang công tác, đã đủ các tiêu chuẩn về các điều kiện học vấn ban đầu, sức khoẻ, tâm lý, đạo đức nên mục tiêu đào tạo chủ yếu là hướng tới hình thành những năng lực nghệ nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn một ngạch theo quy định của Nhà nước và các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp

trong thực tiến

12

Trang 21

Vậy, mục tiêu đào tạo các ngạch KTVNN là những ai Bong ma _ hoạt động đào tạo phải đạt được, nó phản ánh những yêu cầu về năng lực

nghề nghiệp của KTVNN theo tiêu chuẩn ngạch do Nhà nước quy định và những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn

1,2 Yêu cầu của mục tiéu dao tao

“ Mục tiêu đào tạo các ngạch KTVNN là yếu tố có tính ổn định cao vì

nó dựa trên những quy định có tính pháp lý (tiêu chuẩn các ngạch KTV);

tuy nhiên không phải là yếu tố bất biến vì nó còn bị chỉ phối bởi các yêu

cầu của thực tiễn Có thể khái quát những yêu cầu chung đối với mục tiêu

đào tạo các ngạch KTVNN như sau:

- Cơ sở trực tiếp quan trọng nhất để xác định mục tiêu đào tạo là

những tiêu chuẩn từng ngạch KTVNN, trên cơ sở đó hình thành những yêu cầu cơ bản của mục tiêu đào tạo về sự hiểu biết (kiến thức) và khả năng thực hành (kỹ năng, kỹ sảo, kinh nghiệm ), qua đó phản ánh năng lực nghề

nghiệp nhằm hoàn thành những chức trách của một ngạch KTVNN

- Yêu cầu của hoạt động thực tiễn KTNN là cơ sở xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

+ Đào tạo KTV nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn kiểm toán để

có thể bố trí KTV vào những vị trí nhất định trong hệ thống KTNN,

mà tổ chức, hoạt động của KTNN được chuyên mơn hố theo chun ngành kiểm toán; do vậy, mục tiêu đào tạo cũng phải được phân hoá

theo chuyên ngành kiểm toán

+ Hoạt động nghề nghiệp không chỉ giới hạn trong những quy định

Trang 22

phát triển nghề nghiệp, sự phát triển của khoa học, công nghệ trong

một tương lai gần mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

- Xác định mục tiêu đào tạo cũng cần xem xét đến các điều kiện và

môi trường đào tạo về điều kiện vật chất, môi trường sư phạm để có thể

lựa chọn các phương pháp xây dựng mục tiêu phù hợp, đảm bảo tinh kha thi _

trong tổ chức quá trình đào tạo

Như vậy, việc xác định mục tiêu đào tạo không phải là sự sao chép một cách máy móc những tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của các

ngạch KTVNN, mà phải xem xét toàn điện đến yêu cầu thực tiễn trong hiện

tại, tương lai và các điều kiện, môi trường tổ chức đào tạo mới mang lại

hiệu quả cao

1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo

Lý luận và thực tiễn đều khẳng định, việc xác định đúng đắn mục

tiêu đào tạo luôn được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất trong các vấn đề về quy trình đào tạo; vai trò, ý nghĩa của nó được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

-_ Mục tiêu đào tạo là cơ sở định hướng cho toàn bộ quy trình đào tạo: cơ sở thiết kế nội dung, chương trình đào tạo, lựa chọn các phương pháp, hình thức đào tạo; định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức, quản lý

đào tạo Tóm lại, nó chỉ phối, định hướng cho các yếu tố của quy trình đào tạo

- Mục tiêu đào tạo là những chuẩn mực cơ bản, quan trọng nhất để

làm cơ sở đánh giá kết quả của đào tạo; nói cách khác, mục tiêu đào tạo với tính cách là kết quả "mong đợi" của đào tạo, nó là kết quả của sự kết hợp tổng hoà các yếu tố của quy trình đào tạo: sự phù hợp của mỗi yếu tố đối với mục tiêu đào tạo; sự phù hợp của phương thức đào tạo với nội dung đào tạo, sự cố gắng nỗ lực của giảng viên, học viên

- Việc xác định đúng đấn mục tiêu đào tạo còn có ý nghĩa thực tiễn

rất lớn; nó là điều kiện để các KTV sau khi qua đào tạo có thể đáp ứng được

Trang 23

Những vấn đẻ phân tích trên đòi hỏi: khi xây dựng quy trình đào tạo

phải xác định một cách chính xác những cơ sở và lựa chọn phương pháp

xây dựng một cách khoa học để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với

mục tiêu đào tạo

- 2 Nội dung đào tạo

2.1 Khái niệm về nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo là nhân tố trung tâm của quy trình đào tạo, nó là cơ SỞ tạo nên những nội dung của các hoạt động đa dạng, phong phú của giảng

viên, học viên Với đặc điểm là loại hình đào tạo có tính thực hành ở trình

độ cao, nội dung đào tạo các ngạch KTVNN là tập hợp hệ thống các kiến thức, các kỹ năng lao động nghề nghiệp cân thiết để đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý và thực tiễn của hoạt động nghề nghiệp theo một ngạch nhất

định và được chuyên môn hoá theo chuyên ngành của KTNN

Như vậy, nội dung đào tạo, một mặt là cụ thể hoá mục tiêu đào tạo

thành các kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho mỗi ngạch KTVNN; mặt

khác, nó năng động hơn việc xác định mục tiêu đào tạo do tính lnh hoạt

trong các phương pháp xây dựng nội dung đào tạo, tính phong phú của kiến

thức, kỹ năng nghề nghiệp trong thực tiễn

2.2 Yêu cầu của nội dung đào tạo

Yêu cầu cơ bản của nội dung đào tạo là phải phù hợp với mục tiêu đào tạo Tuy nhiên, phần này chủ yếu để cập đến những yêu cầu vẻ mặt kỹ thuật của nó: cấu trúc nội dung đào tạo Để phù hợp với mục tiêu đào tạo các ngạch KTV, cấu trúc nội dung đào tạo gồm 4 nhóm chủ yếu sau:

- Hệ thống những kiến thức nghề nghiệp bao gồm:

+ Những kiến thức chuyên môn: là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp Nội dung của nhóm những kiến thức này

bao gồm các kiến thức nghiệp vụ chính (ví dụ các nghiệp vụ kiểm toán), các

kiến thức nghiệp vụ hỗ trợ (ví dụ như kế toán, quản lý Nhà nước, luật kinh

Trang 24

chuyên môn phải đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở cho thực hiện các kỹ năng chuyên môn; đồng thời là cơ sở cho khả năng thích ứng với hoạt động đa dạng của thực tiễn, cho khả năng phát triển nghề nghiệp, tiếp thu những

thành tựu khoa học mới

.„ + Những kiến thức công cụ là những kiến thức cần thiết trực tiếp làm công cụ, phương tiện cho lĩnh hội những tri thức nghiệp vụ hoặc cho ứng

dụng tri thức nghiệp vụ vào thực tiễn như: phương pháp nghiên cứu, lôgic

học, tin học, ngoại ngữ

- Hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trình độ thành thạo

trong thực hiện các hoạt động thuộc các chức năng của từng ngạch KTVNN; bao gồm:

+ Các kỹ năng chính: các kỹ năng thực hiện hoạt động thuộc chức

năng kiểm toán

+ Các kỹ năng bổ xung: giao tiếp, thuyết phục, giáo dục, nghiên cứu Hệ thống các kỹ năng phải đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của hoạt động nghề nghiệp; cần được xác định rõ, cụ thể, có thể "đo", "đếm" được và được xây dựng có hệ thống, có cơ sở khoa học, có hiệu quả

- Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp, bao gồm:

kinh nghiệm, sáng kiến trong hoạt động thực tiễn của những KTV khác và

kinh nghiệm của bản thân học viên

Hệ thống kinh nghiệm phải gắn liền với những kỹ năng cơ bản của

nghề nghiệp thông qua kinh nghiệm của KTV khác (các báo cáo thực tiễn)

và thông qua kinh nghiệm của bản thân (hoạt động thực tiễn của bản thân và thực hành của quá trình đào tạo) Kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp

cần được chú trọng trong đào tạo các ngạch KTV

- Hệ thống những chuẩn mực về thái độ đối với xã hội và bản thân trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; bao gồm các kiến thức về chính trị,

Trang 25

sự rèn luyện, cho suy nghĩ, cho hành động của KTV, để hình thành phong cách của KTVNN: do vậy, nó là những nội dung không thể thiếu được

trong quá trình đào tạo KTV

2.3 Vai trò, ý nghĩa của nội dung đào tạo

_Nội dung đào tạo là thể hiện những "mong muốn" cụ thể đối với từng

ngạch KTVNN Việc xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với những yêu cầu của quy trình đào tạo luôn là vấn đề được chú trọng:

- Nội dung đào tạo là hình thức thể hiện của mục tiêu đào tạo, cụ thể

hoá mục tiêu đào tạo; do vậy xây đựng nội dung đào tạo hợp lý là cơ SỞ

quan trọng thực hiện mục tiêu đào tạo

- Trong mối quan hệ với phương thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo chính là nội dung của quy trình đó, nó là yếu tố quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo phải thích ứng với nó

Tóm lại, việc xây đựng nội dung đào tạo có ý nghĩa hết sức quan

trọng, là "cầu nối" giữa mục tiêu đào tạo và hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên; do vậy, cần phải được xây dựng bằng những phương pháp đảm bảo tính khoa học mới đáp ứng được yêu cầu

3 Phương pháp tổ chức đào tạo

3.1 Khái niệm về phương pháp tổ chức đào tạo

Những nội dung của đào tạo muốn chuyển tải đến đối tượng đào tạo là các KTV phải có những phương pháp tổ chức đào tạo thích hợp Phương pháp nói chung được hiểu là những con đường, cách thức thực hiện các hoạt

động để đạt được mục tiêu "Phương pháp là hình thức vận động bên trong

của nội dung", nó tạo nên cách thức hoạt động của học viên, giảng viên trong mối quan hệ trực tiếp với nội dung đào tạo

Có thể đưa ra khái niệm: Phương pháp tổ chức đào tạo các

ngạch KTV là tổng hợp các hướng ải, cách thức để tổ chức thực

Trang 26

thành cơ chế điêu khiển thực hiện các nội dung đào tạo nhằm đạt được

mục tiêu đào tạo đối với từng ngạch KTVNN

Phương pháp tổ chức đào tạo tồn tại đưới 2 hình thức: phương pháp

chung thể hiện các hướng đi, cách thức tổ chức các hoạt động quá trình đào tạo chủ yếu thể hiện thành các cơ chế điều khiển, quản lý các hoạt động đó,

đây chính là nội đung nghiên cứu của đề tài; phương phấp cụ thể bao gồm cả phương pháp dạy, phương pháp học thuộc đối tượng của khoa học sư phạm, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp tổ chức đào tạo được thể hiện thành các quy chế quản

lý giảng dạy và học tập, chương trình dạy học và các biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ giữa người dạy, người học với chương trình đạy học

3.2 Những yêu cầu trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức đào tao

Thực chất đây là những yêu cầu đối với các phương pháp tổ chức đào tạo được lựa chọn; cụ thể, phải đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản sau:

- Phương pháp tổ chức đào tạo phải phù hợp với nội dung đào tạo; vì

có rất nhiêu phương pháp đào tạo, song mỗi phương pháp chỉ có hiệu quả

cao nhất đối với một hay một số ít nội dung đào tạo nhất định; ví dụ nội

dung đào tạo đối với ngạch KTV chủ yếu là kiến thức và kỹ năng thực

hành, nên cần áp dung phương pháp khác với nội dung dao tao KTV cao

cấp, mà nội dung chủ yếu đào tạo là kiến thức và kỹ năng hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược

- Phương pháp tổ chức đào tạo phải gắn hoạt động nghiên cứu có tính

sáng tạo với kinh nghiệm thực tiễn của người học Đây là yêu cầu có tính đặc thù trong đào tạo công chức nói chung và KTVNN nói riêng vì đối tượng học đã có trình độ cao (đại học) và đã trải qua hoạt động thực tiễn; yêu cầu này nhằm phát huy cao nhất tiểm năng sẵn có của học viên trong quá

trình đào tạo

Trang 27

3.3 Vai trò và ý nghĩa của việc lựa chọn phương pháp tổ chức đào tạo

Việc lựa chọn phương pháp tổ chức đào tạo phù hợp với các yêu cầu đặt ra có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đào tạo:

¬ Trong quy trình đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo có vị trí là công cụ để thực hiện các nội dung đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đề ra - Do vậy, lựa chọn được các phương pháp thích hợp thì kết quả đào tạo sẽ cao, chất lượng của các ngạch KTV qua đào tạo sẽ đạt được các mục tiêu mong muốn

- Phương pháp tổ chức đào tạo mặc đù chịu sực chỉ phối của mục tiêu

và nội dung đào tạo nhưng với tính cách là "hình thức vận động bên trong

của nội dung", nó tạo nên mối quan hệ giữa học viên, giảng viên với các nội

dung đào tạo; nó có thể tác động, đòi hỏi cấu trúc lại nội dung đào tạo hoặc

có những điều chỉnh nhất định để đạt hiệu quả cao nhất; do vậy, nó tác động

trở lại với nội dung đào tạo

- Với tính cách là "hình thức vận động bên trong” nó tác động và yêu cầu hình thức tổ chức đào tạo (hình thức bên ngoài) phải thích ứng với nó để đảm bảo tính đồng bộ của hình thức, phù hợp với nội đung đào tạo

Tóm lại, phương pháp tổ chức đào tạo không tách rời khỏi nội dung đào tạo, nó có tác động qua lại với nội đung, và về nguyên tắc phải phù hợp

với nội dung; mặt khác, nó lại tác động trở lại làm cho nội dung hợp lý hơn

và tác động đến hình thức tổ chức đào tạo để tạo nên sự đồng bộ của quá trình đào tạo Ngoài ra, các phương pháp cụ thể (phương pháp dạy, phương pháp học) chịu sự chi phối của phương pháp tổ chức đào tạo, có vai trò tích cực, tác động trực tiếp đến người học, người dạy, hướng vào nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo

4 Hình thức tổ chức đào tạo

4.1 Khái niệm hình thức tổ chức đào tạo

Theo khái niệm chung, hình thức là cách thức tồn tại của sự vật, hiện

Trang 28

các yếu tố làm cho sự vật hiện tượng tồn tại Hình thức tổ chức đào tạo các ngạch KTV là sự phản ánh ra bên ngoài mối quan hệ giữa học viên và

giảng viên trong quá trình thực hiện các nội dung và phương pháp tổ chức

đào tạo đối với mỗi ngạch KTV nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo

Trong đào tạo thường có nhiều hình thức tổ chức đào tạo phù hợp với

các giai đoạn đào tạo hoặc có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau cho

một nội dung hay một chương trình đào tạo; Dọ vậy, hình thức tổ chức đào

tạo thường rất phong phú so với nội dung và phương pháp tổ chức đào tạo;

cân có những phương pháp để lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo tốt nhất

(hình thức tổ chức đào tạo ở đây bao hàm cả hình thức đánh giá kết quả đào tạo)

4.2 Những yêu cầu trong lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo

Do hình thức tổ chức đào tạo rất phong phú, năng động nên việc lựa

chọn hình thức tổ chức đào tạo tốt nhất là vấn đê hết sức cần thiết; cần phải đấp ứng 2 yêu cầu sau:

- Phải pháp huy đến mức cao nhất vai trò của học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu để biến những nội dung đào tạo thành năng lực thật sự của các KTV các ngạch

- Phải đảm bảo năng động, phù hợp với từng giai đoạn đào tạo, từng

đối tượng người học để phát huy tốt nhất các phương pháp tổ chức đào tạo

đã được lựa chọn

4.3 Vai trò và ý nghĩa của việc lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo

- Với tính cách là hình thức của quy trình đào tạo, nó chịu sự quyết định của nội dung dao tao; song nd tac động trở lại với nội dung đào tạo thông qua tác động đến học viên và giảng viên, nó có thể tác động tích cực hoặc cẩn trở các hoạt động hiệu quả của giảng viên và học viên, từ đó nó tác động đến kết quả học tập

- Là "hình thức bên ngoài", nó chịu sự chỉ phối trực tiếp của "hình thức

Trang 29

trực tiếp đến phương pháp tổ chức đào tạo; Hai mặt của hình thức đó phải _ đảm bảo sự thích hợp hữu cơ mới có tác động tích cực đối với nội dung đào tạo

Tóm lại, các yếu tố của quy trình đào tạo: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo có mối quan hệ biện chứng Sự tác động chủ đạo thể hiện: mục tiêu quyết định nội dung, nội dung quyết định

phương pháp, phương pháp quyết định hình thức tổ chức đào tạo; mặt khác,

các yếu tố hình thức, phương pháp, nội dung có tác động trở lại, tác động lẫn nhau và tác động đến mục tiêu đào tạo Các yếu tố thuộc về hình thức

đào tạo (phương pháp và hình thức tổ chức) rất năng động so với mục tiêu và nội dung đào tạo đòi hỏi quá trình nghiên cứu, lựa chọn cần đảm bảo

tính tối ưu và đồng bộ giữa chúng

II NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGẠCH KTVNN

Môi trường đào tạo được thể hiện là các yếu tố về kinh tế, xã hội tác

động đến quy trình đào tạo các ngạch KTVNN Xét ở phạm vi rộng thì môi

trường đào tạo gồm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự phát triển của

khoa học công nghệ Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, chỉ để cập đến các yếu tố môi trường theo phạm vi hẹp, tác động đến quy trình đào tạo các ngạch KTVNN, bao gồm các yếu tố chủ yếu: tiêu chuẩn các ngạch KTVNN; tổ chức và hoạt động của KTNN; học viên, giảng viên và các điều

kiện tổ chức quy trình đào tạo

1 Tiêu chuẩn các ngạch KTVNN

Quyết định số 414/TCCB-VP ngày 29/05/1993 của Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính, trong đó có các ngạch KTVNN là căn cứ có tính pháp lý để

tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá và đào tạo, bồi đưỡng các ngạch KTVNN

Trang 30

từng chức đanh, đồng thời căn cứ vào việc tổ chức lao động theo phân công,

ˆ phân cấp của hệ thống KTNN

KTVNN bao gồm 3 ngạch là KTV, KTV chính va KTV cao cap; mac dù các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể có sự khác nhau (Phụ lục số 1) song về cấu trúc đều gồm 3 nội dung sau

` - Chức trách: mô tả chức vụ ngạch, gồm có: vị trí, chức năng, phạm

vi trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể (gồm các nhiệm vụ chính là thực

hiện các hoạt động thuộc quy trình kiểm toán và các nhiệm vụ phụ kèm theo với từng ngạch)

- Hiểu biết: là các yêu câu về năng lực nghề nghiệp để hoàn thành

chức trách được giao, bao gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo , trong nội dung

hiểu biết bao gồm cả hiểu biết về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, xã hội

và những năng lực hoạt động nghề nghiệp

- Yêu câu trình độ: nhằm xác định "mốc" tối thiểu của kiến thức phải có cho từng ngạch KTV qua các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị Đối với các ngạch KTV càng cao, càng yêu cầu cao về kiến thức và cả yêu cầu về hoạt động thực tiễn xứng đáng với ngạch đang giữ

'Tóm lại, tiêu chuẩn nghiệp vụ là căn cứ pháp lý cho xác định những yêu cầu chung nhất của mỗi ngạch KTV; do vậy, nó là một cơ sở quan trọng để xác định quy trình đào tạo các ngạch KTV; cụ thể:

- Các quy định về chức trách KTV là cơ sở quan trọng nhất xác định mục tiêu đảo tạo mỗi ngạch KTV

- Các quy định về hiểu biết là cơ sở chủ yếu để xác định nội dung đào

tạo KTV

- Các quy định về trình độ là điêu kiện cơ ban cho tuyển chọn học

viên tham gia quá trình đào tạo các ngach KTV

Trang 31

môi trường, chức trách, nhiệm vu của hoạt động KTNN có sự thay đổi thì

bản thân tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng thay đổi phù hợp với sự thay đổi đó 2 Tổ chức và hoạt động của KTNN

Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động kiểm toán của

KTNN là một trong những yếu tố thực tiễn tác động mạnh đến quy trình

đào tạo Tổ chức và hoạt động của KTNN vừa là các điều kiện thực tiễn mà

các KTV sau quá trình đào tạo sẽ thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, nó vừa là

môi trường thực hành trong quá trình học tập, nghiên cứu của học viên

Những yếu tố cụ thể về tổ chức và hoạt động của KTNN bao gồm: 2.1 Cơ cấu tổ chức của KTNN

Tổ chức của KTNN trước hết được thể hiện trong cơ cấu tổ chức bộ máy của nó Cơ cấu tổ chức của KINN phản ánh khái quát cấu trúc và mối

quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống KINN

Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của KTNN được xây dựng theo mô hình , trực tuyến - chức năng; trong đó lấy nhân tố trực tuyến làm chủ đạo; về

tổng quát hệ thống KTNN bao gồm:

- Tổng KTNN và các hội đồng tư vấn

- Các cơ quan chức năng và sự nghiệp

- Các KTNN chuyên ngành (mỗi KTNNCN được chia thành các

kiểm toán chuyên ngành hẹp)

- Các KTNN khu vực (mỗi KTNNKV được chia thành các kiểm toán

chuyên ngành)

Trong cơ cấu đó, các cơ quan chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện

các chức năng quản lý nội bộ của tổ chức để phục vụ cho sự chỉ đạo của Tổng KTNN đối với các hoạt động kiểm toán của các KTNNCN và KTNNKV Có thể xác định những đặc điểm cơ bản về cơ cấu tổ chức ảnh

hưởng đến hoạt động đào tạo KTV như sau:

- Hệ thống quản lý, chỉ đạo và thực hiện kiểm toán được chia thành

Trang 32

cao, thấp khác nhau để quản lý, trợ giúp quản lý hoặc thực hiện các hoạt

_ động kiểm toán với những mức độ phức tạp, phạm vi hoạt động khác nhau; việc đào tạo phải đảm bảo được những yêu cầu hoạt động đa dạng đó của thực tiễn

- Việc hình thành các chuyên ngành, thậm chí chuyên ngành hẹp trong cơ cấu tổ chức KTNN, đòi hỏi các KTV ở từng chuyên ngành kiểm tốn ngồi những kiến thức chung, cơ bản về nghiệp vụ họ cần phải được đào tạo theo những nội dung khác nhau để có được những kiến thức sâu hơn

về chuyên ngành kiểm toán được giao để có thể hoàn thành được một cách tốt nhất nhiệm vụ của mình Do đặc điểm như vậy nên nội dung chương

trình đào tạo cần phải được phân hoá theo từng chuyên ngành phù hợp với

từng đối tượng kiểm toán

2.2 Tổ chức đoàn KT của KTNN-

Để thực hiện các kế hoạch kiểm toán do Chính phủ giao, Tổng KTNN tổ chức các đồn kiểm tốn Quy mơ của đồn kiểm tốn phụ thuộc vào quy mô của đối tượng kiểm toán, phạm vi và mục đích của cuộc kiểm

tốn Thơng thường, Tổng KTNN giao trách nhiệm cho các KTTKV và KTTCN chỉ đạo hoạt động của các đồn kiểm tốn Đứng đầu các đồn

kiểm tốn là Trưởng đồn kiểm tốn; Ngồi ra còn có các phó đoàn giúp việc cho trưởng đồn; Mỗi đồn kiểm tốn được phân chia thành các 6

kiểm toán (thường chia theo những nội dung cụ thể của cuộc kiểm toán) Tổ

trưởng kiểm toán chỉ đạo toàn bộ hoạt động của tổ; mỗi kiểm toán viên trong tổ sẽ chịu trách nhiệm về kết quả phần công việc của mình được tổ

trưởng phân công Tổ trưởng có trách nhiệm tập hợp những phát hiện và kết

quả kiểm toán của các KTV trong tổ và tổng hợp thành biên bản kiểm toán Sau khi tiến hành xong các nội dung trong kế hoạch kiểm toán các tổ trưởng cùng với trưởng đoàn sẽ tiến hành lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm

Trang 33

Như vậy, các đồn kiểm tốn được tổ chức theo mô hình trực tuyến _ Để có thể có được những kết quả kiểm toán có chất lượng, ngoài vai trò chỉ

đạo, quần lý của trưởng đoàn.thì vai trò trực tiếp hết sức quan trọng thuộc về các KTV; do vậy, đòi hỏi mỗi KTV trong đoàn phải có năng lực và trình

độ chuyên môn sâu để có thể hoàn thành tốt các phần công việc được giao

Vì vậy, các KTV cần được đào tạo một cách có hệ thống, trang bị các kiến

thức tổng hợp để có thể đạt được kết quả kiểm toán có chất lượng cao KTV

ngoài việc được đào tạo các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn còn cần phải được bồi dưỡng thêm các kiến thức về xã hội, cách ứng xử, tiếp xúc với đối tượng kiểm toán vì chính họ là những người trực tiếp giao tiếp, liên lạc

và làm việc với đơn vị được kiểm tốn

Các Trưởng đồn, phó đoàn và tổ trưởng các tổ kiểm tốn ngồi u

cầu chuyên món như đối với KTV còn cần có khả năng tổng hợp và phân

tích rất cao và đặc biệt là khả năng viết báo cáo vì chính họ là những người

tổng hợp các kết quả của KTV để lập các biên bản kiểm toán và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán và nó thể hiện chất lượng của cuộc kiểm toán đó Chính

vì vậy, những người tổng hợp các báo cáo kiểm toán cần phải có trình độ

phân tích, tổng hợp cao hơn so với các KTV khác và thường là những người có kinh nghiệm lâu năm Điều này đồi hỏi ngoài nội dung đào tạo về chuyên môn còn cần có các nội dung đào tạo cao hơn để có đủ năng lực

tổng hợp, phân tích

2.3 Các chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của KTNN

Các chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của KTNN thường được quy định trong Hiến pháp hoặc một đạo luật Ở các nước khác nhau, trong

những điêu kiện cụ thể khác nhau, những chức năng, nhiệm vụ kiểm toán

của KTNN được quy định cụ thể có sự khác nhau nhất định; song đều có

những điểm chung cơ bản sau:

- Các chức năng kiểm toán đều được quy định trong phạm vi 3 chức

Trang 34

những thông tin chủ yếu của đơn vị được kiểm toán), kiểm toán tuân thú,

ˆ kiểm toán hiệu quả (hay kiểm toán hoạt động)

Việc quy định của luật pháp về các chức năng kiểm toán sẽ đặt ra

những đồi hỏi cụ thể với tổ chức kiểm toán mà xét cho cùng là đòi hỏi các

KTV những năng lực nghề nghiệp phù hợp với các chức năng đó (các kiến

thức; kỹ năng) Do vậy chức năng kiểm toán của KTNN là yếu tố chi phối

trực tiếp nội dung đào tạo các ngạch KTV

- Những nhiệm vụ kiểm toán thể hiện cụ thể những hoạt động của KTV dé thực hiện chức năng kiểm toán; nó bao gồm các hoạt động chủ yếu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm toán đến các hoạt động tư vấn cho đơn vị được kiểm toán

Những nhiệm vụ kiểm toán là cơ sở xác định nội dung, chương trình

đào tạo thích hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn của KTV đối với từng nhiệm vụ cự thể, đặc biệt là cho phép xác định những yêu cầu cần đào tạo về các kỹ năng nghiệp vụ của KTV

Như vậy, việc đào tạo KTV theo những nội dung, chương trình như thế nào để đảm bảo yêu cầu của thực tiễn chịu sự quyết định của các quy

định về chức năng, nhiệm vụ kiểm tốn của KTNN

Ngồi các quy định chung của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ

kiểm toán còn có những quy định hết sức quan trọng của Tổng KTNN về các quy trình kiểm toán, các chuẩn mực KTV ; đó là những cơ sở trực tiếp

cho thiết kế những nội dung cần đào tạo rất cụ thể về kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo cho mỗi KTV

3 Người học, người dạy và các điều kiện tổ chức đào tạo

Theo lý thuyết hệ thống thì đây là nhóm "các yếu tố đầu vào" của

quy trình đào tạo Nhóm yếu tố này tác động, ảnh hưởng đến xác định

phương thức tổ chức quy trình đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Mỗi yếu tố có vai trò và tác động ở các góc độ khác nhau đến quá trình

Trang 35

3.1 Người học

Người học (hoặc tập thể người học) với tính cách là "yếu tố đầu vào”

của quy trình đào tạo được thể hiện trên các mặt: những kiến thức và kỹ

năng ban đầu; động cơ học tập và khả năng phát triển có vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ hoạt động đào tạo, là trung tâm tác động của các hoạt động đào tạo Người học với các yếu tố về trình độ kiến thức, kỹ

năng ban đầu nhất định, đòi hỏi việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức của quy trình đào tạo phải phù hợp với nó để đảm bảo "tính vừa sức" - một nguyên tắc cơ bản của đào tạo Người học là chủ thể của quá trình nhận

thức; việc chuyển hoá những nội dung đào tạo thành năng lực của người học do người học quyết định; do vậy, vấn đề động cơ học tập là yếu tố quan

trọng tác động đến chất lượng đào tạo Việc hình thành động cơ học tập

đúng đắn không chỉ có ý nghĩa đối với việc chuẩn bị bước vào quá trình đào

tạo mà phải được quan tâm trong suốt quá trình đào tạo Khả năng phát triển là một nội đung cần được quan tâm, đặc biệt đối với việc đào tạo KTV ở các ngạch cao vì mục đích đào tạo để nâng ngạch, để đảm đương những nhiệm vụ phức tạp hơn trong tương lai; do vậy, phải có những phương phấp

đánh giá đúng khả năng của từng KTV để cử đi đào tạo; mặt khác, để đảm

bảo người được cử đi học có khả năng hoàn thành tốt chương trình đào tạo

3.2 Người dạy

Người dạy là chủ thể chỉ đạo, tổ chức, điều khiển quy trình đào tạo, tác

động đến người học thông qua các phương pháp tổ chức và giảng dạy thích hợp

Người dạy được hiểu theo nghĩa rộng là đơn vị thực hiện đào tạo, trong đó tập

thể giảng viên là nòng cốt Người dạy với những yếu tố cơ bản về kiến thức và năng lực thực hành; khả năng sự phạm; năng lực tổ chức đào tạo, phẩm chất đạo đức có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện quy trình đào tạo Là chủ thể tổ

Trang 36

thể tham gia vào quy trình đào tạo (dạy học) với kiến thức, năng lực sư - phạm thông qua quá trình dạy sẽ là nhân tố thường xuyên tác động qua lại với quá trình học của người học để đạt được các mục tiêu dé ra của việc thực hiện quy trình đào tạo

3.3 Các điều kiện tổ chức quy trình đào tạo

-_ Các điều kiện về vật chất, thông tin, thực hành, thực tập cũng là yếu

tố ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện quy trình đào tạo; đó chính là môi trường trong đó diễn ra quá trình đào tạo Điều kiện vật chất (cơ sở vật chất: trường, lớp học, các phương tiện học tập, nghiên cứu), điều kiện thông tin (các thiết bị thông tin, sách, tài liệu ) đòi hỏi phải hình thành những

phương pháp đào tạo thích hợp để người dạy, người học có thể thực hiện

nhiệm vụ của mình thuận lợi nhất Các điều kiện về thực hành, thực tập là

cơ sở cho việc xác định hình thức tổ chức học tập (học thực hành, nghiên cứu thực tế )

Tóm lại, các yếu tố: người dạy, người học và các điêu kiện đào tạo vừa là yếu tố môi trường, vừa là các yếu tố đầu vào của quy trình đào tạo; tuy nó không phải là yếu tố quyết định quy trình đào tạo, song nó cũng là những yếu tố tác động đến mục tiêu, nội dung đào tạo; là điều kiện quan trọng để đạt hiệu quả cao trong quy trình đào tạo

Kết luận: Từ những vấn dé lý luận cơ bản về quy trình đào tạo có thể đi đến một số kết luận chủ yếu làm cơ sở chỉ đạo việc tổ chức quy trình đào

tạo các ngạch KV như sau:

- Thứ nhất, mục tiêu đào tạo là yếu tố tiên quyết của quy trình đào tạo; việc xác định đúng đấn mục tiêu đào tạo chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố: về pháp lý, về tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN, về yêu cầu trong hoạt động thực tiễn của KTV, về sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Do vậy, cần lựa chọn những phương pháp xác định mục tiêu đào tạo một

cách khoa học nhằm đáp ứng được tổng hoà các yếu tố tác động trên và

Trang 37

- Thứ hai, các yếu tố: nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức _ đào tạo, cùng chịu sự chí phối bởi mục tiêu đào tạo; giữa chúng tác động lẫn nhau và tác động trở lại với mục tiêu đào tạo Do vậy, một mặt phải xây

dựng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo phù hợp

với nhau và phù hợp với mục tiêu đào tạo để đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, đồng bộ của chúng, hướng đến mục tiêu; mặt khác, phải xây dựng

những bộ phận cấu trúc nên mỗi yếu tố đó hợp lý, chặt chẽ để có thể phát

huy tốt nhất tác dụng của mỗi yếu tố với quy trình đào tạo

~ Thứ ba, các yếu tố môi trường của đào tạo có vai trò quan trọng đối

với quy trình đào tạo; một mặt, nó tác động lên quy trình đào tạo; mặt khác,

cần phải làm cho các yếu tố đó phù hợp với đồi hỏi của quy trình đào tạo để mang lại hiệu quả cao nhất của đào tạo

Tóm lại, việc xây dựng một quy trình đào tạo cần kết hợp hài hoà các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và môi trường đào tạo; chúng tạo nên hệ thống thống nhất, trong đó mục tiêu đào tạo là yếu tố

Trang 38

Chương II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC NGẠCH KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC

KTNN ra đời với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công của Chính phủ, là công cụ quan trọng không thể thiếu được của hệ thống quyền lực Nhà nước Ngay từ ngày đâu mới thành lập, lãnh đạo KTNN đã rất chú trọng đến công tác tuyển chọn đội ngũ KTV và đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ này Công tác đào tạo, bồi đưỡng của KTNN cho đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định; Tuy nhiên, công tác này vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải khác phục và giải quyết trong thời gian tới

I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KTNN VÀ ĐỘI NGŨ KTVNN

1 Quá trình hình thành KTNN:

KTNN ra đời trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền

kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia Cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN được quy định trong Nghị định 70/CP ngày 11/07/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN, và Quyết định 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN Trong các văn bản pháp quy đó chức năng và nhiệm vụ của KTNN được quy định cụ thể như sau:

1.1 Nhiệm vụ:

- Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm tra, xác nhận tính đúng

đắn, hợp pháp của các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các

cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế Nhà nước và các

Trang 39

- Khi thực hiện nhiệm vụ, KTNN chỉ tuân thủ theo pháp luật của Nhà '

nước để đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực

- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và những nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng giao

- Nhận xét đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế

độ tài chính, kế tốn

- Thơng qua kiểm toán, góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị

- Quản lý hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của nhà nước: giữ bí mật số liệu, tài liệu kế toán

- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước theo quy định chung của Chính phủ Tổ chức huấn

luyện, bồi đưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cơng chức kiểm tốn

(Trích Quyết định 6I/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày

24/0111995 về Điều lệ hoạt động của KTNN):

1.2 Chức năng: ,

KTNN cé hai chức năng cơ bản, đó là:

- Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số

liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán về thu, chỉ, sử dụng ngân sách nhà nước và việc thi hành pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân sách của Nhà nước

- Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN để xuất các kiến nghị và

giải pháp để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật

Đối tượng kiểm toán của KTNN là các tổ chức có sử đụng ngân sách

Trang 40

kiến thức chuyên sâu về tài chính, kế toán cần phải có những kiến thức tổng ˆ hợp về quản lý Nhà nước, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và các năng lực tổ chức quản lý nhất định thì mới hoàn thành được nhiệm vụ kiểm tốn Ngồi

ra, KTV còn phải nắm được các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các chính sách, chế độ

Sau 6 năm phát triển, cho đến nay hệ thống KTNN đã có cấu trúc

tương đối ổn định; bao gồm: Văn phòng KTNN, Trung tam KH & BDCB, 4

KTNNKV và 4 KTNN Hệ thống KTNN vẫn đang trong quá trình phát

triển; Song, chủ yếu dựa trên cấu trúc hiện tại để phát triển về số lượng các

đơn vị hoặc chia nhỏ theo hướng chuyên môn hoá sâu hơn

2 Quá trình hình thành đội ngũ KTVNN

- KTNN mới thành lập được hơn 6 năm; trong những ngày đầu mới thành lập, đội ngũ công chức của KTNN nói chung và đội ngũ KTV của KTNN nói riêng chủ yếu được hình thành từ nguồn cán bộ ở các Bộ, ngành

địa phương và trung ương chuyển sang; một phần do tuyển dụng mới từ các

sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở các trường đại học kinh tế (chủ yếu là

các chuyên ngành quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán)

2.I Về số lượng

KTV của KTNN được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu:

Thứ nhất, là các cán bộ được tiếp nhận, thuyên chuyển từ các cơ quan, đơn vị

Thứ hai, là các sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học Cơ cấu KTV của hai nguồn trên được phản ánh ở bảng sau:

Bảng số 1: Cơ cấu KTYV theo nguồn hình thành STT Nguồn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tiếp nhận, thuyên chuyển từ các 270 76,7 cơ quan 2 Tuyển dụng mới 82 23,3 Tổng cộng 352 100

Nguồn: Phòng TCCB và Đào tạo, Văn phòng KTNN, Tháng 02/2001

Ngày đăng: 18/03/2016, 05:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w