Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?” Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân Viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến “người nghèo nhất
Trang 1GSTT GROUP ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM
2016
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 2 trang)
Họ, tên thí sinh: ………
Số báo danh: ………
PHẦN 1 ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Vụ khủng bố Paris đêm 13/11 khiến 129 người chết, trở thành cuộc tấn công đẫm máu nhất ở Pháp
kể từ sau Thế chiến 2 Tổng thống Francois Hollande phải nhanh chóng tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước, lần đầu tiên kể từ sau vụ bạo động của người nhập cư vào năm 2005 Nhà chức trách áp dụng hàng loạt biện pháp tăng cường an ninh, bao gồm triển khai cảnh sát rầm rộ để bảo vệ an ninh tại thủ đô, đóng cửa biên giới và kiểm soát gắt gao việc xuất, nhập cảnh Phát biểu ngay sau vụ khủng
bố, Tổng thống Hollande nói: “Trong thời điểm khó khăn và đau thương này, chúng ta cần chứng tỏ
sự cảm thông, giữ bình tĩnh và đoàn kết Khi đối mặt với khủng bố, nước Pháp phải thể hiện sự mạnh mẽ” Người dân Paris nhanh chóng chia sẻ trên mạng cụm từ #portesouvertes (tạm dịch: Những cánh cửa mở) để kêu gọi mở cửa chào đón các nạn nhân đến tạm lánh Sau khi trải qua thảm kịch kinh hoàng, nhiều người vẫn chưa hết sợ hãi nên không thể về nhà ngay Cộng đồng thế giới cũng tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để chia sẻ nỗi đau của nước Pháp Nhiều sự kiện tưởng niệm các nạn nhân diễn ra khắp nước Pháp và tại các đại sứ quán, lãnh sự quán Pháp ở nước ngoài Họ thay đổi hình đại diện phủ quốc kỳ Pháp trên mạng xã hội Cụm từ #PrayforParis được chia sẻ phổ biến.”
(Nguồn: news.zing.vn “Dư âm những vụ khủng bố ở Paris”) Câu 1 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm)
Câu 2 Nêu chủ đề chính của văn bản (0.25 điểm)
Câu 3 Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 4 Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói của Tổng thống Hollande: “Trong thời điểm khó khăn và
đau thương này, chúng ta cần chứng tỏ sự cảm thông, giữ bình tĩnh và đoàn kết Khi đối mặt với khủng bố, nước Pháp phải thể hiện sự mạnh mẽ”? (Trình bày khoảng từ 5 – 7 dòng) (0.5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ con như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Trang 2Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.”
(Trích Mưa xuân – Nguyễn Bính) Câu 5 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
Câu 6 Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,25 điểm)
Câu 7 Nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 8 Cảm nhận của anh/ chị về mùa xuân trong khổ thơ từ 5 đến 7 câu (0,5 điểm)
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
“Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không
có một xu dính túi, mà là người không có lấy ước mơ” Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân)
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy ước mơ” Thông qua đó, hãy trả lời câu hỏi của tác giả: “Ước mơ của bạn là gì?”
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
"Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về…"
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi."
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
Trang 3Từ ngày 15/03 – 25/03/2016, nhà sách Lovebook giảm giá 35%.Đây sẽ là lần cuối cùng trong năm, Lovebook tổ chức khuyến mãi Chúc các em sớm sở hữu sách Lovebook để có thể chắc chắn hiện thực hóa giấc mơ vào đại học
Fan page Lovebook: https://www.facebook.com/lovebook.vn
Website trưng bày sách: lovebook.vn
Hệ thống trích đoạn sách: https://goo.gl/3ti9dU
Diễn đàn trao đổi học tập: http://vedu.vn/forums/
Kênh bài giảng Lovebook: https://www.youtube.com/nhasachlovebook
Website chia sẻ tài liệu: http://tailieulovebook.com/
Group trao đổi học tập: https://www.facebook.com/groups/chienbinhlovebook
Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên: https://goo.gl/vEUuQZ
Website đào tạo: http://vedu.edu.vn
Trang 4
4
GSTT GROUP
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2016
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Môn thi: NGỮ VĂN
Phần I
ĐỌC HIỀU
1 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí
- Trả lời đúng một trong hai phương thức biểu đạt 0
2 Chủ đề chính của văn bản là: “Dư âm những vụ khủng bố ở Paris”
- Trả lời đúng hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo đủ ý 0,25
3 Phương thức biểu đạt trong văn bản: tự sự và nghị luận/ Phương thức tự sự
và phương thức nghị luận
- Trả lời đúng một trong hai phương thức biểu đạt trên 0,25
4 Suy nghĩ về câu nói của tổng thống Hollande theo những gợi ý sau:
- Đứng trước những khó khăn, mất mát và đau thương sau cuộc tấn công đẫm máu đêm 13/11, nhân dân nước Pháp nói chung và người dân Paris nói riêng “cần chứng tỏ sự cảm thông, bình tĩnh và đoàn kết”
- “Cụm từ #portesouvertes”; Nhiều sự kiện tưởng niệm các nạn nhân diễn ra khắp nước Pháp và tại các đại sứ quán, lãnh sự quán Pháp ở
nước ngoài”; “thay đổi hình đại diện phủ quốc kỳ Pháp trên mạng xã hội Cụm từ #PrayforParis được chia sẻ phổ biến.”
- Câu nói của Tổng thống Hollande nhằm khích lệ, động viên người dân nước Pháp mạnh mẽ đối mặt với những mất mát, khó khăn trong thời gian này
- Trả lời theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo đủ ý 0,5
- Trả lời sai, diễn đạt lan man hoặc không trả lời 0
5 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm hoặc phương thức biểu cảm/ tự sự hoặc phương thức tự sự/ miêu tả hoặc phương thức miêu tả
Mã đề thi 245
Trang 5
5
- Trả lời đúng hoặc trả lời theo một trong các cách trên 0,25
6 Văn bản sử dụng biện pháp tu từ: so sánh
7 Nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện một mối cảm tình mới chớm nở, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào mùa xuân Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh
0
8 Cảm nhận về mùa xuân trong hai câu thơ Tùy theo cách cảm nhận của mỗi thí sinh Đảm bảo yêu cầu cảm nhận về bức tranh mùa xuân đẹp và nên thơ trong khổ thơ trên
- Viết lan man, không đúng yêu cầu hoặc không trả lời 0 b/ Xác
định đúng
vấn đề cần
nghị luận:
LÀM VĂN
1 +) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận xã hội để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
+) Yêu cầu cụ thể:
a/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
- Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề
- Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề
- Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân
0,5
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài nhưng chưa đầy đủ yêu cầu của mỗi phần như trên
- Phần Thân bài chỉ có một đoạn văn
0,25
- Thiếu Mở bài hoặc kết bài
- Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn
0
b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung 0,25
c/ Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tố các thao tác lập
Trang 6
6
luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động:
1,0
+ Giải thích câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy ước mơ”: Ước mơ là những mục tiêu, những mong ước làm ta trăn trở mỗi ngày, trằn trọc mỗi đêm làm sao để có thể đạt được
nó Ước mơ là thứ làm nên chính bản thân ta, là định hướng cho ta trong cuộc đời…Nghèo khổ nhất trong cuộc đời không phải là không có tiền, không giàu sang, phú quý mà là không có một ước mơ để quyết tâm đạt được, một ước mơ để làm động lực để vươn tới và hướng về
+ Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, không có của cải vật chất, mà là người không có dù chỉ một ước mơ hoặc chỉ biết mơ mộng và nói chứ không hành động (Dẫn chứng)
+ Trong cuộc sống, đa số mỗi người đều có ước mơ của riêng mình nhưng ít ai đủ dũng cảm để thực hiện hóa nó Và cũng không ít cá nhân sống không mục đích,
để thời gian trôi qua kẽ tay và lãng phí tuổi trẻ (Dẫn chứng) Họ chính là những người nghèo nhất, nghèo về tinh thần
+ Phản biện: Bên cạnh những người thiếu ý chí, can đảm theo đuổi ước mơ thì có rất nhiều người nuôi dưỡng, kiên trì theo đuổi ước mơ (Dẫn chứng: câu chuyện, tấm gương, thực tế…)
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: Phải làm gì để có ước mơ và thực hiện hóa ước mơ?
+ Trả lời câu hỏi: Ước mơ của tôi là gì?
_Có thể liên hệ chính bản thân mình hoặc cách chọn ngành nghề của các bạn học sinh 12 hiện nay
- Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng trên 1,0
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên 0 d/ Sáng tạo:
- Có nhiều cách sáng tạo độc đáo và sáng tạo (viết câu, dùng từ, hình ảnh )
- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái chuẩn
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo
- Thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
- Không có cách diễn tả độc đáo và sáng tạo
- Không có quan điểm, thái độ riêng
0
e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu:
2 +) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận văn học để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp
Trang 7
7
+) Yêu cầu cụ thể:
a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,25
b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng
0,5
c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
- Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm, hai đoạn thơ trích trong “Việt Bắc” (Tố
Hữu) và “Tây Tiến” (Quang Dũng)
0,5
- Cảm nhận về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ qua nội dung và nghệ thuật:
Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” (Tố Hữu):
Nội dung:
Hai câu đầu: Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lí giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân Không phải là nỗi nhớ ý thức hay nghĩa vụ mà là nhớ bằng trái tim chân thành, da diết “Trăng lên… nương” là câu thơ, hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu; vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy
Câu thơ thể hiện hai không gian, được phân ra thành hai nửa thời gian về tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hòa giữa nghĩa
vụ và tình cảm
Hai câu sau: Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộng mà được
cụ thể trong hình ảnh những bản làng, những mái nhà thấp
thoáng trong những làn khói sương ảo
Quan hệ giữa cán bộ và nhân dân như tụ họp ở ngọn lửa thiêng
liêng, qua nỗi nhớ ấy
Nghệ thuật:
Điệp từ “nhớ”
Đối lập hai khung cảnh “trăng lên đầu núi” và “nắng chiều lưng
nương”
Hình ảnh giản dị, quen thuộc Tố Hữu không nói người yêu mà nói người thương thật kín đáo như để lắng nghe cho hết nhịp
rung lên của con tim
Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
Nội dung: Nỗi nhớ của người lính cũng chính là nỗi nhớ của nhà thơ
(lúc chuyển đơn vị công tác)
Nghệ thuật:
Điệp từ “nhớ”, thán từ “ơi” Nỗi nhớ dâng trào không kìm nén
nổi thốt lên thành tiếng gọi
1,25
Trang 8
8
“Chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ
Nhớ thiên nhiên: vừa khắc nghiệt vừa thơ mộng
Lời thơ vang vọng
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt về vẻ đẹp riêng trong hai đoạn thơ:
Đều là nỗi nhớ của “người ra đi” và “người ở lại” Việt Bắc là nỗi nhớ giữa cán bộ và nhân dân Còn Tây Tiến là nỗi nhớ của người
lính, cũng chính là nỗi nhớ của tác giả đối với chiến trường cũ)
Đều là nỗi nhớ gắn liền với những hình ảnh quen thuộc, giản dị
trong kỉ niệm, hoài niệm của mỗi người
Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua nỗi nhớ dành cho thiên nhiên, suy rông ra cho quê hương, cho Tổ quốc, cụ thể là cho địa danh gắn
liền với chiến đấu
Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Nỗi nhớ được thể hiện cụ thể bằng những hình ảnh quen
thuộc (Chứng minh qua đoạn thơ)
Nỗi nhớ gắn liền với quan hệ giữa tình yêu và lao động,
giữa cán bộ và nhân dân
Nỗi nhớ được cắt nghĩa và lí giải
Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
Nỗi nhớ không có hình, không có lượng, không đong đếm
được
Nỗi nhớ được vẽ ra ở một trạng thái cụ thể “chơi vơi”, được thể hiện qua những địa danh gắn liền với đoàn quân
Tây Tiến
0,75
d/ Sáng tạo:
- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận
0,5
e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: