Tiểu luận QLNN: Phương án xử lý việc xã nước thải ra sông vượt tiêu chuẩn cho phép

9 406 0
Tiểu luận QLNN: Phương án xử lý việc xã nước thải ra sông vượt tiêu chuẩn cho phép

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LỜI MỞ ĐẦU Tình trạng môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt đang diễn ra ngày một nghiêm trọng trên cả quy mô và mức độ. Ðã đến lúc cần phải thực hiện ngay các giải pháp khả thi, thiết thực nhằm chặn đứng tình trạng này, vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Qua một thời gian đất nước ta phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ khá cao, nhất là phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề, đô thị, các khu dân cư tập trung, nhưng thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước đang tác động rất xấu đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài trong nhiều năm tới. Sự bùng nổ số lượng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề... ngày một phát triển kéo theo tình trạng xả thải trong những năm gần đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm các dòng sông, các nguồn nước mặt, nước ngầm. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2013, cả nước có 288 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng chỉ có khoảng gần 70% khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, số khu công nghiệp, khu chế xuất còn lại chưa xây dựng, hoặc mới đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Ước tính, lượng nước thải từ các khu công nghiệp, chế xuất trên phạm vi cả nước xả ra khoảng trên dưới 1 triệu m3ngày. Trong những năm gần đây, do đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải, nước thải, cho nên môi trường sống, môi trường nước ở hầu hết các địa phương đều bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, có nơi đã ở mức nghiêm trọng, rất tốn kém và khó khăn cho việc khắc phục hậu quả. Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau cũng không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm này. Trước “báo động” thực trạng ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước. Tôi quan tâm và chọn đề tài: “Phương án xử lý ông Nguyễn Hữu T chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” với hành vi xả nước thải ra sông vượt tiêu chuẩn cho phép xãy ra tại khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” để làm Tiểu luận cuối khoá “Lớp Hoàn chỉnh Trung cấp chính trị Chương trình chuyên viên, khóa 41, năm học 2012 2013”. Tiểu luận được kết cấu gồm 4 phần: I. LỜI MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Mô tả tình huống. 2. Phân tích nguyên nhân tình huống. 2.1. Nguyên nhân chủ quan. 2.2. Nguyên nhân khách quan. 3. Phân tích hậu quả tình huống. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. 2. Cơ sở và căn cứ xử lý tình huống. 2.1. Cơ sở xử lý tình huống. 2.2. Căn cứ xử lý tình huống. 3. Xây dựng phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương án tối ưu 3.1. Phương án 1. 3.1.1. Mặt tích cực của phương án. 3.1.2. Mặt hạn chế của phương án. 3.2. Phương án 2. 3.2.1. Mặt tích cực của phương án. 3.2.2. Mặt hạn chế của phương án. 3.3. Phương án 3. 3.3.1. Mặt tích cực của phương án. 3.3.2. Mặt hạn chế của phương án. 3.4. Lựa chọn phương án tối ưu. 4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Mô tả tình huống: Hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” do ông Nguyễn Hữu T làm chủ, tại khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau được Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh số 72F9781560, cấp ngày 15 tháng 10 năm 2009. Mặc dù hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” có xây dựng bãi chứa xử lý nước thải nhưng chưa đảm bảo, đồng thời qua thời gian sử dụng hệ thống xử lý nước thải bị gò rỉ, xuống cấp, nên quá trình hoạt động hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” thường xả nước thải ra sông Đầm Dơi gây ô nhiễm môi trường nước, làm ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nuôi tôm của nhân dân trong khu vực. Ngày 06 tháng 01 năm 2014, nhân dân khu vực khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi có đơn yêu cầu gửi đến cơ quan chức năng của huyện phản ảnh về tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”. Ngày 10 tháng 01 năm 2014, Đoàn kiểm tra gồm các ngành chức năng của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát. Qua kiểm tra, lấy mẫu Đoàn kiểm tra kết luận hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” đã vi phạm xả nước thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Qua đó, Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ sản xuất kinh doanh này và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý. 2. Phân tích nguyên nhân tình huống: Qua xem xét, tìm hiểu sự việc đối với hành vi vi phạm của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tôm sú giống, ảnh hưởng đến môi trường nước của nhân dân khu vực nói riêng và một số vụ việc khác mang tính chất tương tự tại huyện Đầm Dơi nói chung, xuất phát từ các nguyên nhân sau: 2.1. Nguyên nhân chủ quan: Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, chỉ vì hám lợi, lợi ích cá nhân mà hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống nói chung và cơ sở “QB” nói riêng không thấy được lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Vì thông qua việc trì hoãn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có hệ thống xử lý nhưng không đủ tiêu chuẩn, không sửa chữa, nâng cấp, không vận hành để giảm chi phí cho hộ sản xuất. 2.2. Nguyên nhân khách quan: Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này ở địa phương còn buông lỏng, thiếu sự kết hợp đồng bộ, chồng chéo và thậm chí còn vô hiệu hoá lẫn nhau. Công tác thanh tra, xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn “nhẹ tay”. Công tác quản lý kiểm tra của các ngành chức năng thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn kịp thời để hộ sản xuất kinh doanh nhận thức được trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Sau khi được Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh ông T đã tiến hành sản xuất kinh doanh theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh Ông chưa xử lý và kiểm soát chặt chẽ vấn đề xả thải, bên cạnh đó là sự nhận thức, ý thức thiếu trách nhiệm của chủ hộ sản xuất kinh doanh đối với môi trường, xã hội. 3. Hậu quả của tình huống: Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên đã tác động và gây hậu quả sau: Đối với hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”: việc xả thải trực tiếp ra sông đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hộ sản xuất kinh doanh, tạo dư luận không tốt và làm giảm uy tín, danh dự của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”, ảnh hưởng không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến môi sinh và sức khỏe cộng đồng. Việc không chấp hành các quy định về lĩnh vực môi trường như: xả nước thải vào môi trường và các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm môi trường nước, không khí xung quanh và sức khỏe của nhân dân. Như vậy hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu không giải quyết tốt vấn đề môi trường, trong đó có nguồn nước thì không chỉ làm cho cuộc sống của người dân xấu đi, mà còn làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống: Đối với tình huống đặt ra nêu trên cần phải có hình thức xử lý kịp thời, thỏa đáng, để đạt các mục tiêu sau: Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”. Đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết răn đe giúp hộ sản xuất kinh doanh nhận thức, hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mang tính giáo dục chung việc tuân thủ quy định của pháp luật đối với các hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác trên địa bàn. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý. Đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, nhất là đối với pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở và căn cứ xử lý tình huống: 2.1. Cơ sở xử lý tình huống: Là hộ sản xuất kinh doanh mà chưa đảm bảo các điều kiện về xử lý nguồn nước thải, tự ý xả ra sông làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng. 2.2. Căn cứ xử lý tình huống: Căn cứ vào Nghị định 1792013NĐCP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Nghị định 1422013NĐCP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Căn cứ vào Nghị định số 1032013NĐCP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thủy sản. Căn cứ vào Quyết định số 1561QĐUBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi về việc ban hành danh mục các dự án, các cơ sở thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi. 3. Xây dựng các phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương án tối ưu: 3.1. Phương án 1: Phạt cảnh cáo đối với hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” (mức phạt thấp nhất), buộc cơ sở sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm nêu trên. 3.1.1. Mặt tích cực của phương án: Ngăn chặn được việc vi phạm của các hộ sản xuất kinh doanh khác, đồng thời mang tính giáo dục chung cho xã hội. Làm cho quần chúng nhân dân bước đầu tạo được lòng tin đối với cơ quan quản lý Nhà nước khi xử lý. Mang lại sự hài lòng cho chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”. 3.1.2. Mặt hạn chế của phương án: Vai trò quản lý của chính quyền các cấp sẽ bị xem nhẹ, kỷ cương pháp luật chưa thể hiện tính nghiêm khắc, mức xử phạt chỉ dừng lại ở mức hình thức. Tính giáo dục chưa cao, bởi vì thông qua việc sản xuất kinh doanh tôm sú giống chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” đã thu được lợi nhuận khá cao. Công tác thanh tra, xử lý của cơ quan chức năng đối với lĩnh vực môi trường có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn nhẹ tay. Làm cho đại đa số người dân còn chưa thật sự tin vào Đảng và Nhà nước. Tạo tiền đề cho các hộ sản xuất kinh doanh khác có tính chất tương tự tiếp tục vi phạm, từ đó tính giáo dục chung cho xã hội chưa cao. 3.2. Phương án 2: Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” 15.000.000 đồng (mức phạt cao nhất), buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm nêu trên. 3.2.1. Mặt tích cực của phương án: Ngăn chặn được việc vi phạm của các hộ sản xuất kinh doanh khác, đồng thời mang tính giáo dục chung cho xã hội, tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan quản lý Nhà nước. Mang tính giáo dục, thuyết phục, răn đe cho các hộ sản xuất kinh doanh khác, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 3.2.2. Mặt hạn chế của phương án: Tính giáo dục răn đe, chưa cao vì mức chế tài còn thấp đối với hành vi xả thải ra sông, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực. 3.3. Phương án 3: Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “HP” 12.500.000 đồng (lấy mức phạt cao nhất cộng mức phạt thấp nhất chia đôi), buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm nêu trên. 3.3.1. Mặt tích cực của phương án: Đảm bảo tính răn đe và đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật, góp phần hạn chế được tình trạng vi phạm của các hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác trên địa bàn. Bước đầu tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan Nhà nước. 3.3.2. Mặt hạn chế của phương án: Tính giáo dục chưa cao, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe. Làm cho đại đa số người dân còn chưa thật sự tin vào Đảng và Nhà nước. 3.4. Lựa chọn phương án tối ưu: Đối với phương án 1: Khi áp dụng phương án này mang tính bảo vệ cho hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”, không đúng với tình hình thực tế khách quan. Vai trò quản lý của Nhà nước sẽ bị xem nhẹ, kỷ cương pháp luật không đảm bảo tính nghiêm túc, đa số người dân sẽ không đồng tình. Làm cho đại đa số người dân còn chưa thật sự tin vào Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề cho các hộ sản xuất kinh doanh khác có tính chất tương tự tiếp tục vi phạm. Như vậy, phương án này cũng không được chọn. Đối với phương án 2: Khi thực hiện thì đảm bảo tính nghiêm khắc tuyệt đối của pháp luật, đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đối với phương án 3: Giải quyết theo phương án này mặc dù vẫn đảm bảo tính răn đe và đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật, góp phần hạn chế được tình trạng vi phạm của các hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác, tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan Nhà nước, đảm bảo mang tính khách quan tuyệt đối. Nhưng tính răn đe, giáo dục đối với hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” chưa cao, hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” có thể tái vi phạm. Như vậy qua 3 phương án trên thì theo tôi trong trường hợp này chúng ta lựa chọn phương án 2 là phù hợp nhất để giải quyết vụ việc nêu trên. 4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: TT Thời gian thực hiện Nội dung công việc Lực lượng thực hiện Phương tiện, vật chất, địa điểm 01 Ngày 10012014 Lập biên bản hành chính đối với hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” Đoàn kiểm tra Tại hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” 02 Ngày 15012014 Lập kế hoạch xử lý Đoàn kiểm tra Tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi 03 Ngày 21012014 Mời chủ hộ đến Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi để làm việc với Đoàn kiểm tra nhằm xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cơ sở trình bày ý kiến. Đoàn kiểm tra Tại phòng họp “A” Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi 04 Ngày 25012014 Lập báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi ra Quyết định xử phạt hành chính. Đoàn kiểm tra Tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi 05 Ngày 02022014 Căn cứ vào đề xuất của Đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi ban hành Quyết định xử phạt hành chính theo phương án 2, phương án đã chọn Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi 06 Ngày 08022014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi giao Đoàn kiểm tra phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban thị trấn Đầm Dơi triển khai Quyết định xử phạt hành chính và phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự Đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Đầm Dơi Tại hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” 07 Ngày 12022014 Họp đánh giá rút kinh nghiệm Đoàn kiểm tra Tại phòng họp “B” Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang là “điểm nóng”. Đặc biệt khi hàng loạt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… bị phát hiện xả nước chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, nguyên nhân chính là do nhận thức, đạo đức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… hiện nay “phớt lờ” mọi lời cảnh bảo về sự nguy hại khi xả thải ra môi trường; do công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành còn chậm, chưa sâu rộng, công tác kiểm tra, quản lý còn lõng lẽo vì vậy đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm. Và trường hợp của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” chỉ là một trong rất nhiều trường hợp vi phạm về xả thải ra môi trường. Chính vì thế việc kiểm tra và đề nghị xử lý hành vi vi phạm của hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” của Đoàn kiểm tra là đúng, thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật. Trên cơ sở đó nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và cho toàn thể người dân nói chung. 2. Kiến nghị Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn của tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn các huyện, nhằm xử lý kịp thời các hành vi xả thải ra môi trường đối với các cơ sở này. Kiến nghị Ủy ban nhân tỉnh, các ngành chuyên môn của tỉnh tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản dưới luật về tài nguyên nước, về môi trường để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh… thực hiện đầy đủ trách nhiệm, cộng đồng dân cư biết được pháp luật để giám sát và kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xả nguồn nước thải. Ủy ban nhân dân tỉnh cần có cơ chế khuyến khích người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sao cho mọi công dân có thể giám sát, phát hiện kịp thời các sai phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường sống, môi trường nước để các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý kịp thời..

Phương án xử lý việc xã nước thải sông vượt tiêu chuẩn cho phép I LỜI MỞ ĐẦU Tình trạng môi trường nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt diễn ngày nghiêm trọng quy mô mức độ Ðã đến lúc cần phải thực giải pháp khả thi, thiết thực nhằm chặn đứng tình trạng này, phát triển ổn định, bền vững đất nước Qua thời gian đất nước ta phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, phát triển công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề, đô thị, khu dân cư tập trung, thiếu quan tâm mức đến việc xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường, phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước tác động xấu đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế trước mắt lâu dài nhiều năm tới Sự "bùng nổ" số lượng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề ngày phát triển kéo theo tình trạng xả thải năm gần nguyên nhân gây ô nhiễm dòng sông, nguồn nước mặt, nước ngầm Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2013, nước có 288 khu công nghiệp, khu chế xuất, có khoảng gần 70% khu công nghiệp xây dựng đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, số khu công nghiệp, khu chế xuất lại chưa xây dựng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải Ước tính, lượng nước thải từ khu công nghiệp, chế xuất phạm vi nước xả khoảng triệu m3/ngày Trong năm gần đây, đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, lại chưa quan tâm mức đến việc xử lý chất thải, nước thải, môi trường sống, môi trường nước hầu hết địa phương bị ô nhiễm mức độ khác nhau, có nơi mức nghiêm trọng, tốn khó khăn cho việc khắc phục hậu Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm Trước “báo động” thực trạng ô nhiễm môi trường ô nhiễm nguồn nước Tôi quan tâm chọn đề tài: “Phương án xử lý ông Nguyễn Hữu T chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” với hành vi xả nước thải sông vượt tiêu chuẩn cho phép xãy khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” để làm Tiểu luận cuối khoá “Lớp Hoàn chỉnh Trung cấp trị - Chương trình chuyên viên, khóa 41, năm học 2012 - 2013” Tiểu luận kết cấu gồm phần: I LỜI MỞ ĐẦU II NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Mô tả tình Phân tích nguyên nhân tình Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị - Chương trình chuyên viên, khoá 41 2.1 Nguyên nhân chủ quan 2.2 Nguyên nhân khách quan Phân tích hậu tình III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Xác định mục tiêu xử lý tình Cơ sở xử lý tình 2.1 Cơ sở xử lý tình 2.2 Căn xử lý tình Xây dựng phương án xử lý tình lựa chọn phương án tối ưu 3.1 Phương án 3.1.1 Mặt tích cực phương án 3.1.2 Mặt hạn chế phương án 3.2 Phương án 3.2.1 Mặt tích cực phương án 3.2.2 Mặt hạn chế phương án 3.3 Phương án 3.3.1 Mặt tích cực phương án 3.3.2 Mặt hạn chế phương án 3.4 Lựa chọn phương án tối ưu Lập kế hoạch tổ chức thực phương án VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận Kiến nghị II NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Mô tả tình huống: Hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” ông Nguyễn Hữu T làm chủ, khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh số 72F9781560, cấp ngày 15 tháng 10 năm 2009 Mặc dù hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” có xây dựng bãi chứa xử lý nước thải chưa đảm bảo, đồng thời qua thời gian sử dụng hệ thống xử lý nước thải bị gò rỉ, xuống cấp, nên trình hoạt động hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” thường xả nước thải sông Đầm Dơi gây ô nhiễm môi trường nước, làm ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 nhu cầu sinh hoạt sản xuất nuôi tôm nhân dân khu vực Ngày 06 tháng 01 năm 2014, nhân dân khu vực khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi có đơn yêu cầu gửi đến quan chức huyện phản ảnh tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” Ngày 10 tháng 01 năm 2014, Đoàn kiểm tra gồm ngành chức huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát Qua kiểm tra, lấy mẫu Đoàn kiểm tra kết luận hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” vi phạm xả nước thải vào nguồn nước chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép Qua đó, Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên vi phạm hành hộ sản xuất kinh doanh đề nghị quan có thẩm quyền xem xét xử lý Phân tích nguyên nhân tình huống: Qua xem xét, tìm hiểu việc hành vi vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” lĩnh vực sản xuất kinh doanh tôm sú giống, ảnh hưởng đến môi trường nước nhân dân khu vực nói riêng số vụ việc khác mang tính chất tương tự huyện Đầm Dơi nói chung, xuất phát từ nguyên nhân sau: 2.1 Nguyên nhân chủ quan: Do tác động mặt trái chế thị trường, hám lợi, lợi ích cá nhân mà hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống nói chung sở “QB” nói riêng không thấy lợi ích chung cộng đồng xã hội Vì thông qua việc trì hoãn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có hệ thống xử lý không đủ tiêu chuẩn, không sửa chữa, nâng cấp, không vận hành để giảm chi phí cho hộ sản xuất 2.2 Nguyên nhân khách quan: - Công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực địa phương buông lỏng, thiếu kết hợp đồng bộ, chồng chéo chí vô hiệu hoá lẫn Công tác tra, xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường quan chức có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc “nhẹ tay” - Công tác quản lý kiểm tra ngành chức thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn kịp thời để hộ sản xuất kinh doanh nhận thức trách nhiệm trình tổ chức sản xuất kinh doanh - Sau Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh ông T tiến hành sản xuất kinh doanh theo quy định Tuy nhiên, trình sản xuất kinh doanh Ông chưa xử lý kiểm soát chặt chẽ vấn đề xả thải, bên cạnh nhận thức, ý thức thiếu trách nhiệm chủ hộ sản xuất kinh doanh môi trường, xã hội Hậu tình huống: Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 Từ nguyên nhân chủ quan khách quan nêu tác động gây hậu sau: - Đối với hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”: việc xả thải trực tiếp sông trực tiếp ảnh hưởng đến trình hoạt động hộ sản xuất kinh doanh, tạo dư luận không tốt làm giảm uy tín, danh dự hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”, ảnh hưởng không trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài đến môi sinh sức khỏe cộng đồng - Việc không chấp hành quy định lĩnh vực môi trường như: xả nước thải vào môi trường chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm môi trường nước, không khí xung quanh sức khỏe nhân dân Như hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường - Đất nước ta vận hành theo chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Nếu không giải tốt vấn đề môi trường, có nguồn nước không làm cho sống người dân xấu đi, mà làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn nhà đầu tư nước III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Xác định mục tiêu xử lý tình huống: Đối với tình đặt nêu cần phải có hình thức xử lý kịp thời, thỏa đáng, để đạt mục tiêu sau: - Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” - Đề giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên răn đe giúp hộ sản xuất kinh doanh nhận thức, hiểu biết ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, sách Đảng pháp luật Nhà nước - Mang tính giáo dục chung việc tuân thủ quy định pháp luật hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác địa bàn - Tăng cường trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, đạo cấp ủy Đảng, quyền địa phương công tác quản lý, kiểm tra địa bàn quản lý - Đảm bảo cho pháp luật thực nghiêm minh, pháp luật bảo vệ môi trường Cơ sở xử lý tình huống: 2.1 Cơ sở xử lý tình huống: Là hộ sản xuất kinh doanh mà chưa đảm bảo điều kiện xử lý nguồn nước thải, tự ý xả sông làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sống cộng đồng 2.2 Căn xử lý tình huống: Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 - Căn vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực bảo vệ môi trường - Căn vào Nghị định 142/2013/NĐ-CP Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực tài nguyên nước khoáng sản - Căn vào Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng năm 2013 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực hoạt động thủy sản - Căn vào Quyết định số 1561/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi việc ban hành danh mục dự án, sở thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền xem xét định Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Xây dựng phương án xử lý tình lựa chọn phương án tối ưu: 3.1 Phương án 1: Phạt cảnh cáo hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” (mức phạt thấp nhất), buộc sở sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” thực biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hành vi vi phạm nêu 3.1.1 Mặt tích cực phương án: - Ngăn chặn việc vi phạm hộ sản xuất kinh doanh khác, đồng thời mang tính giáo dục chung cho xã hội - Làm cho quần chúng nhân dân bước đầu tạo lòng tin quan quản lý Nhà nước xử lý - Mang lại hài lòng cho chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” 3.1.2 Mặt hạn chế phương án: - Vai trò quản lý quyền cấp bị xem nhẹ, kỷ cương pháp luật chưa thể tính nghiêm khắc, mức xử phạt dừng lại mức hình thức - Tính giáo dục chưa cao, thông qua việc sản xuất kinh doanh tôm sú giống chủ hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” thu lợi nhuận cao - Công tác tra, xử lý quan chức lĩnh vực môi trường có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc nhẹ tay - Làm cho đại đa số người dân chưa thật tin vào Đảng Nhà nước Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 - Tạo tiền đề cho hộ sản xuất kinh doanh khác có tính chất tương tự tiếp tục vi phạm, từ tính giáo dục chung cho xã hội chưa cao 3.2 Phương án 2: Phạt hành hành vi vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” 15.000.000 đồng (mức phạt cao nhất), buộc thực biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hành vi vi phạm nêu 3.2.1 Mặt tích cực phương án: - Ngăn chặn việc vi phạm hộ sản xuất kinh doanh khác, đồng thời mang tính giáo dục chung cho xã hội, tạo lòng tin quần chúng nhân dân vào quan quản lý Nhà nước - Mang tính giáo dục, thuyết phục, răn đe cho hộ sản xuất kinh doanh khác, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật người dân trình hoạt động sản xuất kinh doanh - Đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật 3.2.2 Mặt hạn chế phương án: Tính giáo dục răn đe, chưa cao mức chế tài thấp hành vi xả thải sông, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt sản xuất nhân dân khu vực 3.3 Phương án 3: Phạt hành hành vi vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “HP” 12.500.000 đồng (lấy mức phạt cao cộng mức phạt thấp chia đôi), buộc thực biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hành vi vi phạm nêu 3.3.1 Mặt tích cực phương án: - Đảm bảo tính răn đe đảm bảo tính nghiêm khắc pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác địa bàn - Bước đầu tạo lòng tin quần chúng nhân dân vào quan Nhà nước 3.3.2 Mặt hạn chế phương án: - Tính giáo dục chưa cao, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe - Làm cho đại đa số người dân chưa thật tin vào Đảng Nhà nước 3.4 Lựa chọn phương án tối ưu: - Đối với phương án 1: Khi áp dụng phương án mang tính bảo vệ cho hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”, không với tình hình thực tế khách quan Vai trò quản lý Nhà nước bị xem nhẹ, kỷ cương pháp luật không đảm bảo tính nghiêm túc, đa số người dân không đồng Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 tình Làm cho đại đa số người dân chưa thật tin vào Đảng Nhà nước, tạo tiền đề cho hộ sản xuất kinh doanh khác có tính chất tương tự tiếp tục vi phạm Như vậy, phương án không chọn - Đối với phương án 2: Khi thực đảm bảo tính nghiêm khắc tuyệt đối pháp luật, đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm quan Nhà nước, tạo đồng thuận cao nhân dân - Đối với phương án 3: Giải theo phương án đảm bảo tính răn đe đảm bảo tính nghiêm khắc pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống khác, tạo lòng tin quần chúng nhân dân vào quan Nhà nước, đảm bảo mang tính khách quan tuyệt đối Nhưng tính răn đe, giáo dục hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” chưa cao, hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” tái vi phạm Như qua phương án theo trường hợp lựa chọn phương án phù hợp để giải vụ việc nêu Lập kế hoạch tổ chức thực phương án: TT 01 02 03 04 Thời gian thực Nội dung công việc Ngày 10/01/2014 Lập biên hành hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” Ngày 15/01/2014 Lập kế hoạch xử lý Ngày 21/01/2014 Mời chủ hộ đến Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi để làm việc với Đoàn kiểm tra nhằm xác định lỗi vi phạm, lắng nghe sở trình bày ý kiến Ngày 25/01/2014 Lập báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Quyết định Lực lượng thực Phương tiện, vật chất, địa điểm Đoàn kiểm tra Tại hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” Đoàn kiểm tra Tại Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Đoàn kiểm tra Tại phòng họp “A” Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Đoàn kiểm tra Tại Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 05 06 07 xử phạt hành Đầm Dơi Ngày 02/02/2014 Căn vào đề xuất Đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ủy ban nhân dân Đầm Dơi ban hành huyện Đầm Dơi Quyết định xử phạt hành theo phương án 2, phương án chọn Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Ngày 08/02/2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi giao Đoàn kiểm tra phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban thị trấn Đoàn kiểm tra, Chủ Tại hộ sản xuất Đầm Dơi triển khai tịch Ủy ban nhân dân kinh doanh tôm Quyết định xử phạt thị trấn Đầm Dơi sú giống “QB” hành phối hợp với quyền địa phương theo dõi trình chấp hành định đương Ngày 12/02/2014 Tại phòng họp “B” Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Họp đánh giá rút kinh nghiệm Đoàn kiểm tra IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tình trạng ô nhiễm môi trường “điểm nóng” Đặc biệt hàng loạt doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh… bị phát xả nước chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, nguyên nhân nhận thức, đạo đức doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh… “phớt lờ” lời cảnh bảo nguy hại xả thải môi trường; công tác tuyên truyền, vận động cấp, ngành chậm, chưa sâu rộng, công tác kiểm tra, quản lý lõng lẽo tạo hội cho doanh Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 nghiệp, sở sản xuất kinh doanh vi phạm Và trường hợp hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” nhiều trường hợp vi phạm xả thải môi trường Chính việc kiểm tra đề nghị xử lý hành vi vi phạm hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB” Đoàn kiểm tra đúng, thể tính nghiêm minh pháp luật Trên sở nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước cho doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh nói riêng cho toàn thể người dân nói chung Kiến nghị - Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đạo ngành chuyên môn tỉnh tăng cường công tác tra, kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước bảo vệ môi trường địa bàn huyện, nhằm xử lý kịp thời hành vi xả thải môi trường sở - Kiến nghị Ủy ban nhân tỉnh, ngành chuyên môn tỉnh tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh nâng cao ý thức trách nhiệm công tác bảo vệ môi trường - Kiến nghị ngành chức tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật văn luật tài nguyên nước, môi trường để doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh… thực đầy đủ trách nhiệm, cộng đồng dân cư biết pháp luật để giám sát kiểm tra doanh nghiệp, sở sản xuất kinh doanh xả nguồn nước thải - Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chế khuyến khích người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước cho công dân giám sát, phát kịp thời sai phạm tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường sống, môi trường nước để quan có trách nhiệm kiểm tra xử lý kịp thời./ Phạm Thanh Duy - Lớp: Hoàn chỉnh Trung cấp Chính trị Hành chính, Chương trình chuyên viên, khoá 41 ... chế phương án 3.4 Lựa chọn phương án tối ưu Lập kế hoạch tổ chức thực phương án VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận Kiến nghị II NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Mô tả tình huống: Hộ sản xuất kinh doanh tôm sú... dân Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi Họp đánh giá rút kinh nghiệm Đoàn kiểm tra IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tình trạng ô nhiễm môi trường “điểm nóng” Đặc biệt hàng loạt doanh nghiệp, sở sản... việc xả thải trực tiếp sông trực tiếp ảnh hưởng đến trình hoạt động hộ sản xuất kinh doanh, tạo dư luận không tốt làm giảm uy tín, danh dự hộ sản xuất kinh doanh tôm sú giống “QB”, ảnh hưởng không

Ngày đăng: 16/03/2016, 08:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...