Tháng 9/1950, thực hiện chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam và được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Bộ Giáo dục, đặc biệt là Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn - trưởng tiểu ban giáo dục, ban v
Trang 1Kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam
(22/7/1951)
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm Nhiều giáo viên tiểu học, trung học, giáo sư đại học cùng hàng vạn học sinh theo gia đình lên khu IV, lên Việt Bắc cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến
Tổ chức giáo giới bắt đầu hình thành ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau Liên đoàn giáo giới ở Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh thuộc khu V; Công đoàn giáo giới Phú Yên, Công đoàn Giáo dục tiểu học ở Hà Tĩnh,… Tháng 9/1950, thực hiện chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam và được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Bộ Giáo dục, đặc biệt là Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn - trưởng tiểu ban giáo dục, ban vận động thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ra đời Từ đó, theo đường hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam và chỉ đạo trực tiếp của Liên hiệp công đoàn các tỉnh, tổ chức Công đoàn Giáo dục nhanh chóng được phát triển ở các cơ quan giáo dục và trường học từ Việt Bắc đến khu III, khu IV, khu V Số lượng đoàn viên lúc này đã lên đến 9.857 người
Trên cơ sở đó, ngày 22/7/1951, tại hội nghị công đoàn giáo dục toàn quốc ở chiến khu Việt Bắc Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức được thành lập với chức năng tập hợp, vận động cán bộ, giáo viên trong các cơ quan giáo dục và trường học thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ kháng chiến BCH lâm thời gồm 15
ủy viên do đồng chí Nguyễn Cát Tường làm Chánh thư ký Hội nghị đã thông qua chương trình công tác gồm 4 điểm: Thúc đẩy đoàn viên làm nhiệm vụ chuyên môn; Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đảm bảo thực hiện cải cách giáo dục; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên; Đoàn kết lao động trí óc và chân tay đấu tranh giải phóng dân tộc
Với tinh thần hăng hái của một tổ chức mới ra đời, được đông đảo giáo giới cả nước hưởng ứng; sau 6 năm xây dựng và phát triển, đến tháng 7/1957, hệ thống CĐGD Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và tương ứng với hệ thống tổ chức của ngành, bao gồm 3106 Tổ CĐ, 351 CĐCS, 28 CĐGD tỉnh thành phố; với trên 21.000 đoàn viên
Để tiếp tục củng cố tổ chức và tăng cường hoạt động, Đại hội Đại biểu Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất đã tiến hành từ ngày 25 đến ngày 31/7/1957 tại
Trang 2Thủ đô Hà Hội Đại hội đã xác định nhiệm vụ chung của cả hệ thống CĐGD Việt Nam
là: "Tăng cường giáo dục nâng cao giác ngộ XHCN đoàn kết rộng rãi lao động toàn
ngành; chăm lo bồi dưỡng đoàn viên; động viên lòng phấn khởi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển ngành Giáo dục; góp phần củng cố miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà".
Kể từ Đại hội lần thứ nhất đến nay, CĐGD Việt Nam đã không ngừng được củng cố, phát triển và đã tổ chức 14 lần Đại hội đại biểu toàn quốc Đến nay hệ thống CĐGD Việt Nam ổn định hệ thống 4 cấp, bao gồm hơn 1,3 triệu đoàn viên với hơn 35.000 CĐCS từ các trường mầm non đến đại học; 63 CĐGD tỉnh, TP Trong quá trình phát triển, hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở được củng cố, duy trì và hoạt động hết sức hiệu quả cùng với nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ cán
bộ công đoàn, trưởng thành từ phong trào quần chúng, được đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu qua hoạt động thực tiễn, giàu nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có tác phong gần gũi quần chúng … Đây thực sự là lực lượng quan trọng, đóng góp nhiều công sức vào việc tham mưu, triển khai các Nghị quyết, chương trình hành động của mỗi nhiệm
kỳ đại hội, là nhân tố quyết định mọi thành công của hoạt động công đoàn giáo dục Công đoàn Giáo dục Việt Nam là Công đoàn Ngành Trung ương có số lượng đoàn viên và CĐCS đông nhất trong hệ thống Công đoàn Việt Nam Đây là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng vào thành công của sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước
Lịch sử 63 năm xây dựng và phát triển của CĐGD Việt Nam luôn luôn gắn liền với phong trào vận động thi đua yêu nước qua các thời kỳ Trong mỗi thời kỳ cách mạng, CĐGD Việt Nam đã biết chọn và đưa ra các cuộc vận động, các phong trào quần chúng rộng lớn để giáo dục và xây dựng đội ngũ CB, GV, CNV, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Ngành như: cuộc vận động “Tự học – Tự rèn”,
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, “Kỷ cương tình thương -trách nhiệm”, “Xã hội hóa giáo dục”, “Dân chủ hóa trường học” ,…
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948 "Diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm", CĐGD Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục vận động
CB, GV, CNV thi đua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo những nguyên tắc cơ bản của nội dung cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đề ra: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng
Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954), nội dung thi đua ái quốc được CĐGDVN vận dụng vào điều kiện cụ thể của ngành là "Động viên mọi lực lượng CB,
GV, CNV vùng kháng chiến, cán bộ giáo viên Miền Nam tập kết ra Bắc và giáo viên vùng mới giải phóng tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và tham gia diệt
Trang 3dốt; động viên giáo viên xung phong lên miền núi, vùng cao dạy học, cải tạo nhà trường vùng mới giải phóng"
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, CĐGD Việt Nam
đã cùng Bộ Giáo dục cụ thể hóa phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai, vì Miền Nam ruột thịt" vào hoạt động Ngành Thực hiện huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư người gửi cho ngành vào ngày 15/10/1968 "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt…" tháng 7/1971 CĐGDVN đã cùng Bộ Giáo dục tổ chức hội nghị đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai tốt"
Sau đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 nước nhà độc lập thống nhất, thực hiện huấn thị của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong dịp đến dự hội nghị sáng kiến kinh nghiệm toàn ngành vào tháng 12/1981 "phải xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học…" Công đoàn Giáo dục Việt Nam
đã phát động phong trào học tập điển hình nhân rộng điển hình theo hướng chỉ đạo đó
CĐGD Việt Nam cũng đã sáng tạo, sâu sát trong chăm lo bảo vệ những lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; đã nghiên cứu và kiên trì đề xuất để nhà nước có những chế độ chính sách quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn cho nhà giáo,
đã phát huy nội lực bằng những chương trình hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất tinh thần của giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ CĐGD các cấp được coi trọng và thực hiện có bài bản Việc phối hợp chỉ đạo với Liên đoàn Lao động các địa phương là đúng mực và có nề nếp Giai đoạn hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam về chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2008-2013, CĐGD Việt Nam đang tích cực chỉ đạo công đoàn các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập, nâng cao chất lượng hoạt động các CĐCS, quan tâm khu vực giáo dục ngoài công lập
Tại thành phố, ngày 06/4/1977, theo Quyết định số 118/QĐ-TC của Liên Hiệp Công đoàn thành phố; "Hội Nhà giáo yêu nước" sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã chuyển toàn bộ lực lượng vào tổ chức "Công đoàn ngành Giáo dục thành phố" tiếp tục truyền thống yếu nước, đem hết nhiệt tình đóng góp xây dựng ngành giáo dục thành phố