1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ren ky nang song cho HS THCS

24 365 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 35,37 MB

Nội dung

PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Thấy được thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu nói riêng và học sinh THCS thành phố Bắc Ninh nói chung. Từ đó, tìm ra một số giải pháp giúp học sinh có kỹ năng sống tốt hơn và trở thành con người linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa. Biết xử lý các tình huống một cách đúng đắn, khoa học hợp với đạo lý người Việt Nam. Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương. Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại; học để chung sống. II. Sáng kiến kinh nghiệm với các giải pháp (biện pháp) được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây. Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được những kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Khác với các phương pháp trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗi thương các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít khi lắng nghe các em giải bày... Nay với việc chú trong rèn kỹ năng sống cho học sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện. III. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong nhà trường. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo của bộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. Qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tập của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức trong nhà trường. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SKKN I. Cơ sở lý luận. Theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người. Rèn kỹ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày. Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi, thách thức cuộc sống. Cũng có quan niệm coi kỹ năng sống là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lự chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm để hành động trong sự thực hiện mục đích, trong hoàn cảnh thực thế. Tóm lại: Những quan niệm nêu trên đều chứa một nội hàm: Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người. II. Cơ sở thực tiễn Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới Kỷ nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loài người những lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó , xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đôi của môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Với những chuyển biến kinh tế, xã hội quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục đạo đức truyền thống. Những biến đổi về kinh tế, xã hội đã đem lại cho lứa tuổi thiêu niên quá nhiều thử thách, phân vân trước sự lựa chon con đường phát triển bản thân. Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi đi học THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ. Sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập... Nhưng giữa những mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sống đôi lúc không có sự tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hính thức như lì lợm, lạnh nhạt,... bất hợp tác thậm trí còn tỏ thái độ bất cần đời. Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là các em ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng với các mức độ ngày càng nghiêm trọng. Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển tâm, sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng rất xấu cho môi trường học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là học sinh ngày càng thiếu kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng. Đã có nhiều trung tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh được thành lập nhằm giúp các em học sinh tập trải nghiệm trong tình huống gia đình để hình thành một số kỹ năng sống cho các em. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với từng lứa tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏi những người làm công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chú ý để xây dựng , đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”. Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẤP ĐẾN 1. Một số nhận định về KNS của học sinh THCS hiện nay. Hiện nay các trường THCS đã và đang chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các tiết học tập ngoài giờ trên lớp, Các tiết học và bộ môn giáo dục công dân ngày càng được quan tâm. Với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọng pháp luật. Tình trạng thiếu kỹ năng sống đang khiến các em trong độ tuổi học THCS gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình tràng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý. Chính vì nhiều học sinh, vì thiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên. 2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này. Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề kỳ cương chất lượng việc giáo dục đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện, với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đồng thời tạo nên thế hệ tương lai cho đất nước, với yêu cầu xã hội ngày càng phát triển mãnh mẽ cả về kinh tế và quan hệ xã hội. Thông qua việc làm của bản thân, của các đông nghiệp, đề tài này nhăm đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS. Đây chính là nội dung chính mà đề tài quan tâm. Phạm vi nghiên cứu đề tài trong trường THCS Đáp Cầu, địa bàn khu dân cư phường Đáp Cầu – Thành phố Bắc Ninh Thông qua những việc làm thiết thực cụ thể tác động đến học sinh cụ thể trong việc giúp các em về kỹ năng sống mà đúc rút kinh nghiệm đề xuất các giải pháp về rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS với mong muốn việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn đáp ứng được trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Với mục đích nghiên cứu các nhóm kĩ năng: Nhóm kĩ năng nhận thức: + Nhận thức bản thân. + Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân. + Xây dựng kế hoạch cho bản thân. + Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu. + Rèn kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo. Nhóm kĩ năng xã hội: + Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Kĩ năng giao tiếp không lời. + Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông. + Kĩ năng từ chối. + Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng làm việc nhóm. + Kĩ năng vận động và gây ảnh hưởng. + Kĩ năng ra quyết định. Nhóm kĩ năng quản lí bản thân: + Kĩ năng làm chủ cảm xúc. + Kĩ năng vượt qua lo lắng, sợ hãi. + Kĩ năng khắc phục tức giận. + Kĩ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh. Với sự chia nhóm các kĩ năng trên mà chúng ta đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng địa phương, mà tiến hành việc rèn kĩ năng sống cho các em mới đạt được kết quả cao. Rèn kĩ năng sống cho học sinh, đây là một vấn đề mới với thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài không nhiều chắc chắn cần được bổ sung nhiều hơn nữa thì đề tài mới mang lại hiệu quả cao. Chương III NHỮNG GIẢI PHÁP ( BIỆN PHÁP) MANG TÍNH KHẢ THI Ngay từ đầu năm học 2012 2013 ban giám hiệu nhà trường đã xác định việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường học là hết sức quan trọng và cần thiết, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm chuyển biến đạo đức học sinh giúp các em có nhận thức đúng về hành vi, ứng xử một cách khoa học hợp lý đưa chất lượng đạo đức học sinh một cách vững chắc. Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất thực hiện chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện một số giải pháp sau để rèn kỹ năng sống cho học sinh. 1. Giải pháp thứ nhất Nghiên cứu lí luận: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc rèn kĩ năng sống đối với học sinh THCS về các mặt tâm lí, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đối với học sinh THCS. Nghiên cứu thực tiễn tình hình địa phương phường Đáp Cầu, việc rèn luyện kĩ năng sống học sinh THCS Đáp Cầu trong các giờ học, giờ chơi, các buổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơi dân gian... để tìm ra các giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình thành các nhóm nhận thức. 2. Giải pháp thứ hai: Điều tra kĩ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu và một số học sinh của các trường THCS lân cận trong thành phố Bắc Ninh. Bằng những câu hỏi trắc nghiệm về các hành vi và chỉ yêu cầu nhận thức đánh dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thành những kỹ năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức , từ đó hình thành cho các em những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nề nếp, chào hỏi, giúp bạn ...Việc làm này chúng ta có thể tiến hành ngay trong các tiết dạy trên lớp , giờ sinh hoạt lớp với các câu hỏi phù hợp, Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức các nhóm kĩ năng sống đã nêu ở trên. Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được kĩ năng sống tốt hơn. Dùng phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, so sánh việc xử lí các tình huống của học sinh THCS Đáp Cầu. Từ đó phân ra các nhóm đối tượng và đưa ra giải pháp cho từng nhóm một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho các nhóm đối tượng. 3. Giải pháp thứ 3: Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ năng sống Qua quá trình quan sát học sinh ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, trong các tiết học đặc biệt giờ ra chơi và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ... giáo dục giới tính để tìm ra các kĩ năng sống còn thiếu hoặc chưa đầy đủ sai lệch của học sinh. Từ đó giúp các em điều chỉnh lại hành vi sửa chữa thói quen không tốt, giải quyết các tình huống nảy sinh một cách đúng đắn. Với phương pháp này các thầy, cô phải tạo ra được uy tín, tình cảm thân thiện với học sinh , tạo cho em niềm tin, và trở thành người tư vấn tin cậy của các em qua đó giúp các em khẳng định bản thân dám nghĩ, dám làm , dám đấu tranh với sai trái của các bạn và có kỹ năng chia sẻ niền vui, nỗi buồn , sự thành công của mình và của bạn. 4. Giải pháp thứ tư: Trải nghiệm Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theo nhóm, đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rèn kĩ năng sống cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ về lao động, yêu quí người lao động. Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng dân cư. Các em được trực tiếp tham gia các buổi lao động công ích, Vệ sinh trường lớp, thấy được ý nghĩa của việc mình làm cho lớp, cho khu dân cư từ đó hình thành cho các em kỹ năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việc một cách có trách nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng về làm việc, kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên. Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm cuộc sống, về vùng nông thôn, thăm làng nghề đã tạo điều kiện cho các em rèn kỹ năng về mặt xã hội. Với việc tổ chức cho học sinh các trò chơi, thăm quan, đi dã ngoại,thi thể dục thể thao trong nhà trường, trong đó các em được giữ vai trò chủ đạo đã giúp các em phát huy được tính tích cực , tự chủ, tự giác và phát biểu những ý kiến của riêng mình mà các em qua tâm. 5. Giải pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống Thông qua các tiết học trên lớp với chương trình giáo dục trong nhà trường THCS tùy theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt động ngay tại trong lớp, ngay trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự nêu lên kĩ năng để xử lý các kiến thức trên lớp. Thông qua đó mà liên hệ các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống hằng ngày. Qua việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập của các em có chuyển biến rõ rệt. Kĩ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến thức một cách chủ động, sáng tạo đã được phát triển. Chương IV: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về kĩ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu mà đã đưa được ra các nhóm kĩ năng sống cần phải rèn luyện cho học sinh: Nhóm kĩ năng nhận thức Nhóm kĩ năng xã hội Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen không lành mạnh do địa bàn dân cư sinh sống. Thông qua các câu hỏi cho học sinh trả lời về nhận thức cách ứng xử trong gia đình, nề nếp của mỗi gia đình, thông qua cách phát ngôn cửa miệng, qua việc nói chuyện tiếp xúc thì thấy rằng ở địa phương thường hay nói bậy, chửi thề, nhiều gia đình mải việc làm ăn không có người lớn ở nhà cho nên dẫn đến việc các em phát ngôn tự do, trống không là rất lớn. Với việc đánh giá học sinh còn nhiều thiếu sót trong kỹ năng cư xử, sinh hoạt hàng ngày, nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đồng chí giáo viên trong toàn trường giáo dục học sinh thông qua các giờ lên lớp chính khóa lồng ghép các chương trình giáo dục ngoại khóa để giúp các em bỏ thói quen xấu, rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa. Công việc này nhà trường đã tiến hành thường xuyên liên tục ở mọi nơi mọi lúc khi thấy các em có hành vi nói năng không phù hợp ở mọi nơi mọi lúc đều được các thầy cô nhắc nhở phân tích do đó học sinh đã ngoan hơn việc nói tục nói bậy được chấm dứt không còn hiện tượng chửi thề trong nhà trường. Thông qua các hoạt động ngoại khóa đi thực tế phù hợp với tâm sinh lý học sinh, qua việc sinh hoạt nhóm tập thể đã giúp các em nhận thức được bản thân tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và có hướng phấn đấu để sửa chữa, nhiều em đã từ học sinh trung bình trở thành học sinh khá, nhiều em từ mang tính tự kỷ đã dần dần hòa nhập được cộng đồng Một số học sinh chưa ngoan đã có ý thức tu dưỡng hơn. Thông qua sự giao việc cho các em, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm để tạo cơ hội cho các em khắc phục khó khăn làm việc đạt hiệu quả và đạt được mục tiêu của công việc. Thông qua những việc làm đó các em được trao đổi với bạn bè thầy cô được phát biểu ý kiến của mình, được đề đạt phương án giải quyết công việc mà khả năng tư duy của các em. Đối với học sinh THCS với tâm sinh lý đang phát triển sự nhận thức về xã hội còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để giúp các em hiểu thêm về xã hội nhà trường đã chú trọng vấn đề rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp không lời bằng ánh mắt cử chỉ. Thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hóa, các phong trào của khu dân cư như: vệ sinh đường phố, phong trào ba sạch, hay tiếp xúc với người lớn, với các cuộc hội thảo. Thông qua việc hoạt động ngoài giờ lên lớp các phong trào thi đua của đội của nhà trường, các trò chơi dân gian mà giúp các em có được kỹ năng thuyết trình nói trước đám đông. Bằng những trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát. Thông qua sự phân công chịu trách nhiệm của trưởng nhóm của thành viên trong nhóm để các em thể hiện vai trò của bản thân. Qua việc chỉ đạo trong thực tiễn đã cho thấy rằng rèn kĩ năng sống cho học sinh cần phải đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực giúp học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và có khả năng tự học, tinh thần tự giác từ đó luôn có ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức vào các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn. Từ đó các em biết cách khắc phục khó khăn, tạo được niềm vui và hứng thú trong học tập. Thông qua các cuộc trải nghiệm do nhà trường tổ chức giúp các em xử lí các tình huống trong cuộc sống, gắn bó, đoàn kết cùng nhau làm việc. Công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng hết sức quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho bản thân. Việc thực hiện dạy thể dục trong nhà trường, tổ chức các trò chơi, các cuộc thi thể dục thể thao, học tập ngoại khóa đã có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các kĩ năng vận động khéo léo, kìm nén bản thân và ý tưởng vươn lên đạt được kết quả tốt hơn đồng thời hình thành cho các em kĩ năng quản lý thời gian biết cách thư giãn nghỉ ngơi phù hợp mang lại hiệu quả cao trong cuộc sống. Qua các hoạt động về thẩm mĩ, tổ chức học hát, học hát dân ca quan họ hay các cuộc thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ để... đã giúp học sinh nhận thức đầy đủ về văn hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thần truyền thống, có ý thức giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc hướng nghiệp nghề cho học sinh được các em hứng thú tìm hiểu nghề truyền thống của dân tộc. Kết hợp với việc trải nghiệm thăm các làng nghề truyền thống và thông qua chương trình hướng nghiệp nghề mà tạo cho em những ý tưởng, ước mơ cho tương lai. Từ đó hình thành bước đầu kĩ năng xây dựng kế hoạch cuộc đời và đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện trong học tập cũng như tu dưỡng về mặt đạo đức. Nhà trường đã chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. Tiếp cận với những hoạt động truyền thống lễ hội của địa phương để giáo dục ý thức truyền thống cách mạng và tính gắn bó cộng đồng hình thành nên nhân cách tương thân, tương ái hướng thiện. Biết thông cảm với hoản cảnh, điều kiện của ngưởi khác. Đồng thời biết giúp đỡ những người gặp khó khăn một cách vui vẻ. Trong năm học 2012 – 2013 dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được sự chỉ đạo cụ thể thông qua các chương giáo dục từng bộ môn, dạy tích hợp và các yêu cầu hoạt động xây dựng trường học thân thiện một cách đồng bộ đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Việc rèn kĩ năng của học sinh đã động viên được các em tham gia trong các hoạt động, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các bạn, các thầy cô và các thầy cô đã trở thành những người tư vấn, giải quyết giúp các em các khó khăn trong các ứng xử, va chạm trong xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em tự đánh giá được bản thân mình và biết kiềm chế bản thân có niềm tin trong cuộc sống. Các em được học tập trong các phòng học bộ môn, học ngoài trời giữa thiên nhiên đã giúp các em thấy tự tin hơn và có thể chủ động nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua chương trình rèn kĩ năng sống của tỉnh đoàn, qua cuộc nói chuyện về các hoàn cảnh đời sống thường ngày, sự trả lời tọa đàm ngay tạo sân trường với các câu hỏi gợi mở, những câu hỏi tình huống để cho các em xử lý sự việc, sự vật xảy ra và từ đó có tình cảm, thái độ biểu thị sự sẻ chia với các hoàn cảnh éo le mà cuộc vận động “vì ngưởi nghèo” đã được các em thể hiện một cách tích cực hiệu quả, giúp các bạn nghèo trong nhà trường có điều kiện học tập tốt hơn. Đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo con người toàn diện cho xã hội, với việc chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: Kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý bản thân, đã có tác dụng tích cực đến kỹ năng sống của học sinh và mang lại những kết quả khả quan tích cực: Học sinh đã nhận thức tốt về mối quan hệ thầy trò, thầy giáo cô giáo là những người cho ta kiến thức, dạy ta cách làm người, học sinh phải luôn luôn tôn trọng, lễ phép. Khi giao tiếp các em đã biết thưa gửi, biết thể hiện các hành động tôn trong thầy cô giáo, lòng biết ơn công lao người dạy bảo mình mong cho mình tiến bộ. Đồng thời nhiều em đã biết phê phán những hành vi không đúng đối với thầy cô giáo của các bạn khác. Mối quan bạn bè cùng trường, cùng lớp các em đã hòa đồng hơn, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, biết chia sẻ niềm vui với nhau, vui trước thành công của bạn, nhưng các em cũng đã mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm khi bạn mắc sai lầm. Các em đã biết kiềm chế, không gây gổ, không đánh nhau với bạn, không xúc phạm bạn. Đây là một thành công lớn của trường trong năm học 2012 2013 không có một vụ nào học sinh đánh nhau ở trong hay ngoài nhà trường. Qua việc chỉ đạo của ban giám hiệu với yêu cầu rèn kỹ năng học tập trên lớp và tự học tập năm chắc kiến thức đã giúp các em học sinh tự giác rèn ý thức học tập, ý thức tự học các em thấy được tầm quan trong trong việc nâng cao nhận thức và phải có thói quen tự học và tự giác học tập. Ý thức tự học khác nhau thì kết quả học tập cũng khác nhau. Nhiều học sinh trong nhà trường đã thể hiện được việc rèn luyện tính trung thực mà từ đó các thầy cô đã hiểu các em hơn và giúp các em ngày càng có kết quả học tập tốt hơn. Qua việc tiếp xúc trao đổi với thầy cô nhiều em đã trở nên cần cù, chịu khó hơn và có chuyển biến tốt trong ý thức học tập, vươn lên. Với các nhóm giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh đã tác động đến tâm lý các em giúp các em biết lắng nghe. Đứng trước một việc định làm các em đã biết suy nghĩ cân nhắc trước khi hành động. Đứng trước một tình huống các em đã biết suy nghĩ để giải quyết, ứng xử hợp lý, thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm đã có ý thức trách nhiệm, phối kết hợp với thành viên để hoàn thành công việc tốt hơn. Qua việc chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện bốn giải pháp để tập trung rèn ba nhóm kỹ năng sống trong năm học 2012 2013 công tác giáo dục học sinh trong nhà trường đã đạt được những kết quả đáng mừng. So với năm học trước: Các em học sinh ngoan hơn, biết chào hỏi, lễ phép hơn, các vụ việc mâu thuẫn dẫn đến đánh, chửi nhau không còn, một số học sinh năm trước cho là khó giáo dục năm học này đã có nhiều chuyển biến tốt về đạo đức, học sinh đã mạnh dạn hơn đã có chính kiến của bản thân trong việc học tập, phát biểu ý kiến... Tính tự chủ, làm chủ bản thân tốt hơn... Chính vì vậy các thầy, cô giáo không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn cần chú ý đến các hành vi của các em để giúp cho các em có kỹ năng sống tốt hơn . PHẦN III: KẾT LUẬN Năm học 2012 2013 với chủ đề “ giữ vững kỷ cương Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đổi mới phương pháp giáo dục với nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ năm học, tập thể giáo viên trường THCS Đáp Cầu – Thành phố Bắc ninh đã không ngừng cố gắng học hỏi rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời đã chú trọng trong công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh để đảm bảo cho việc hoàn thành tốt kế hoạch năm học. Sau một năm nghiên cứu,chỉ đạo và thực hiện việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đáp Cầu bản thân có một số nhận định sau: 1. Những vấn đề quan trong mà đề tài đề cập tới đó là: Trong nhà trường THCS cần nhận thức đầy đủ về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục của Bộ giáo dục thông qua việc dạy tích hợp giáo dục công dân trong các bộ môn, các tiết học, nhằm hình thành cho các em học sinh những hành vi đạo đức trong sáng, lễ phép , biết phân biệt đúng sai, biết cư xử trong sinh hoạt trong và ngoài nhà trường, có tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập cộng đồng... Biết yêu thương và có trách nhiệm hơn đối với người xung quanh và với chính bản thân. Muốn làm tốt được việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi các thầy cô giáo cần phản nghiên cứu và đưa ra được các nhóm giải pháp thích hợp với từng vùng, từng trường phù hợp với đặc tính sinh hoạt của nhân dân, học sinh ở nơi đó. Trong đề tài này với năm nhóm giải pháp: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng sống của học sinh THCS nói chung và học sinh THCS trường Đáp Cầu thành phố Bắc Ninh nói riêng. Điều tra thực tế kỹ năng sống của học sinh Đáp Cầu. Quan sát, tư vấn gúp đỡ hình thành, củng cố kỹ năng sống cho học sinh Tổ chức cho họ sinh trải nghiệm các kỹ năng sông. Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống. Từ đó tập trung rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: Nhóm kĩ năng nhận thức Nhóm kĩ năng xã hội Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Theo phương pháp từng “bước nhỏ” không vội vàng nhưng cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi giúp đỡ học sinh trong việc thực hành rèn kỹ năng sống chúng ta cần lắng nghe ý kiến của học sinh. Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh phải thường xuyên diễn ra trong các tiết học chính khóa, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, có thể nói ở bất cứ đâu khi có điều kiện, khi có tình huống chúng ta cũng cần phải quan tâm. 2. Những kết quả thiết thực khi thực hiện đề tài trong trường THCS Đáp Cầu Đối với các thầy giáo, cô giáo: Ý thức tự giác nâng cao trình độ, tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngành cao hơn. Việc sử dụng các kênh thông tin, các thiết bị, phương tiện dạy học đã được sử dụng tốt hơn, các ứng dung công nghệ thông tin: giáo án điện tử, sử dụng kênh hình cho việc giảng dạy được nâng lên và có hiệu quả trong việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Thông qua việc dạy tích hợp giáo dục công dân, rèn kỹ năng sống qua các bộ môn được các thầy cô chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Thông qua các giải pháp để rèn các nhóm kỹ năng sống mà thầy cô gần gũi học sinh hiểu được hoàn cảnh các em, từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tốt hơn. Đối với học sinh: Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống tối thiểu mà trước đây các em không để ý tới như các xưng hô, lễ phép với thầy cô, với khách, với người lớn tuổi; các em biết ứng xử thân thiện hơn trong mọi tình huống, đã biết kiềm chế bản thân, biết làm việc theo nhóm, bước đầu có kỹ năng về hoạt động xã hội. Các em đã biết giữ gìn sức khỏe, có ý thức bảo vệ bản thân. Thông qua việc rèn kỹ năng sống các em đã có ý thức tốt hơn trong học tập trên lớp và ý thức tự học của các em có tiến bộ rõ nét. Các em đã thể hiện được bản thân dám đấu tranh với thói hư tật xấu và mạnh dạn lên án thói hư tật xấu, biết phân biệt đúng sai và dám chịu trách nhiệm việc mình làm. Đối phụ huynh học sinh: Đã được nhà trường tư vấn về kỹ năng sống theo lứa tuổi học sinh từ đó đã có nhận thức đầy đủ, quan tâm đến chuyện học tâp, rèn luyện của con em mình. Đồng thời đã ôn hòa hơn khi con em mắc lỗi và có cách dạy bảo khoa học hơn, giảm được các trận đòn lên học sinh khi các em mắc khuyết điểm. Đã có lý lẽ phân tích cho con nhiều hơn để trẻ thấy được lỗi đã mắc và hướng phấn đấu vươn lên. Giúp cho học sinh có được kỹ năng sống tốt hơn là việc làm không thể thiếu được của các thầy, cô giáo mà nó còn thể hiện lương tâm trách nhiệm của các nhà giáo. Sau một năm học chỉ đạo, thực hiện đề tài trong nhà trường THCS Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh đã mang lại nhiều kết quả thiết thực cho nhà trường; không còn hiện tượng học sinh bất hòa, gây gổ đánh nhau, không còn học sinh mang quà vào lớp học, không có học sinh trốn học, nghỉ học không lý do, việc thực hiện đồng phục, mang khăn quàng được các em thực hiện tự giác, ý thức trách nhiệm và sự cố gắng hoàn thành công việc được giao của các em được nâng lên rõ rệt... Ý thức học tập, tự học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được củng cố và phát triển. Có thể nói thông qua việc quan tâm giúp đỡ học sinh rèn các kỹ năng sống đã góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục toàn diện của nhà trường. Rèn kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, hãy bắt đầu từ kỹ năng đơn giản, với “các bước đi nhỏ” kỹ năng sống của các em dần thay đổi bổ sung, điều chỉnh các kỹ năng sống đã có trong con người các em. Hãy quan tâm đến các em từ những điều nhỏ nhất chắc chắn chúng ta có được những thành công không nhỏ trong công giáo dục. 3. Qua việc nghiên cứu đề tài và áp dụng đề tài trong nhà trường THCS Đáp Cầu tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với cấp quản lý cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, kiến thức để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh. Những chuyên đề dạy tích hợp trong các bộ môn, cách áp dụng vận dung dạy kỹ năng sống trong các tiết học. Đối với quản lý cấp trường cần có kế hoạch chỉ đạo việc rèn kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với đặc điểm học sinh của nhà trường và phù hợp với điều kiện của địa phương. Đối với các thầy, cô giao cần quan tâm thực hiên từng “bước nhỏ” chú ý giúp đỡ, rèn kỹ năng sống cho học sinh từ những kỹ năng tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày đến các quy định, ứng xử, xử lý tình huống ở mọi nơi mọi lúc khi tiếp xúc với học sinh, gần gũi với các em và thể hiện đúng lương tâm trách nhiệm người thầy, coi học sinh là con, em của mình để giúp các em có những kỹ năng phù hợp chuẩn đạo đức học sinh. PHẦN IV: PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: Kỹ năng quản lý lớp học có hiệu quảNXB Đại học QG Hà Nội Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCSNXB Giáo dục Việt Nam. Đổi mới phương pháp công tác đánh giá về kết quả học tập của học sinh cấp học THCSNXB Giáo dục Việt Nam. Phương pháp dạy tích hợp bộ môn đạo đức trong trường trung họcNXB Đại Học QG Hà Nội Giáo dục gia trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCSNXB Đại học QG Hà Nội Tài liệu giáo dục giới tính : Cẩm nang nữ sinh THCSNXB Giáo dục Việt Nam Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS NXB Giáo dục Việt Nam Tâm lý lứa tuổi học sinh NXB Đại học QG Hà Nội Tư liệu tranh ảnh minh họa: Lễ tuyên dương khen thưởng năm học 2011 2012 Thăm gia văn nghệ ngành GDĐT thành phố Bắc Ninh Liên hoan tiêng hát học sinh trường THCS Đáp CầuTp Bắc Ninh Chào mừng 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam Trải nghiệm làng nghề gốm Phù Lãng – Quế Vó Bắc Ninh Tìm hiểu về Đạo Phật Thăm di tích lịch sử. Đáp Cầu, ngày 05 tháng 04 năm 2013 Người viết Nguyễn Quang Loan PHẦN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI THẨM ĐỊNH ( Kèm theo Phiếu thẩm định đánh giá và xếp loại) 1. Những ưu điểm nổi bật của SKKN: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Tính mới của SKKN: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Những hạn chế chủ yếu của ĐTKH, SKKN: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 1. Kiến nghị, đề nghị với tác giả, với Hội đồng Khoa học ngành: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Họ tên, chữ ký người thẩm định PHIẾU THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐĂNG KÝ CÁC CẤP (Áp dụng từ năm học 2012 2013) Họ và tên chủ nhiệm SKKN: Nguyễn Quang Loan Đơn vị: Trường THCS Đáp CầuThành phố Bắc NinhTỉnh Bắc Ninh Tên SKKN: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh TT Các tiêu chí đánh giá Tổng điểm ( 100 điểm) Điểm của người chấm I. Các quy định về SKKN 15 điểm 1 Hình thức trình bày 5 2 Các quy định về soạn thảo văn bản 5 3 Cấu trúc của SKKN 5 II. Phần mở đầu 15 điểm 1 Nêu được mục đích của SKKN 4 2 Nêu được ưu điểm nổi bật của SKKN 5 3 Đóng góp của SKKN để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học... của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng, cụ thể ở những mặt nào? 6 III. Phần nội dung 50 điểm 1 Chương 1: Cơ sở khoa học của SKKN Nêu rõ được cơ sở lý luận của SKKN 5 Nêu rõ được cơ sở thực tiễn của SKKN 5 2 Chương 2: Nêu bật được thực trạng của vấn đề mà SKKN đề cập 7 3 Chương 3: Trình bày các giải pháp (biện pháp) Nêu rõ được từng giải pháp 3 Tính thiết thực, tính chính xác, khoa học và tính khả thi của mỗi giải pháp mà SKKN đề ra. 20 4 Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp ( biện pháp) đã triển khai của SKKN 10 IV. Phần kết luận 20 điểm 1 Rút ra được những vấn đề quan trọng nhất của SKKN 5 2 Hiệu quả, tác dụng, ứng dụng của SKKN trong phạm vi của toàn ngành, cấp học,huyện (thị xã, thành phố). 8 3 Đưa ra được khuyến nghị hợp lý với các cấp quản lý, chỉ đạo. 2 4 Phụ lục, tư liệu, tài liệu đính kèm phón phú, phù hợp. 5 Tổng cộng 100 điểm Điểm người chấm cho viết bằng chữ: Họ tên, chữ ký người thẩm định MỤC LỤC Tên đề mục Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 I. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. 1 II. Sáng kiến kinh nghiệm với các giải pháp (biện pháp) được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây. 1 III. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong nhà trường. 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SKKN 3 I. Cơ sở lý luận. 3 II. Cơ sở thực tiễn 3 Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẤP ĐẾN 5 1. Một số nhận định về KNS của học sinh THCS hiện nay. 5 2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này 5 Chương III: NHỨNG GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP) MANG TÍNH KHẢ THI 7 1. Giải pháp thứ nhất 7 2. Giải pháp thứ hai 8 3. Giải pháp thứ ba 8 4. Giải pháp thứ tư 9 5. Giải pháp thứ năm 9 CHƯƠNG IV: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 10 PHẦN III: KẾT LUẬN 15 1. Những vấn đề quan trong mà đề tài đề cập tới đó là: 15 2. Những kết quả thiết thực khi thực hiện đề tài trong trường THCS Đáp Cầu 16 3. Qua việc nghiên cứu đề tài và áp dụng đề tài trong nhà trường THCS Đáp Cầu tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: 18 PHẦN IV: PHỤ LỤC 19 Tài liệu tham khảo 19 Tư liệu tranh ảnh minh họa 20

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.

- Thấy được thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu nóiriêng và học sinh THCS thành phố Bắc Ninh nói chung Từ đó, tìm ra một sốgiải pháp giúp học sinh có kỹ năng sống tốt hơn và trở thành con người linhhoạt, sáng tạo, có văn hóa Biết xử lý các tình huống một cách đúng đắn, khoahọc hợp với đạo lý người Việt Nam

- Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tácđộng của tự nhiên, xã hội Thúc đẩy các em học sinh tham gia các hoạt độngmang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựngmôi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với quan điểm giáo dụccủa UNESCO đó là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại; học để chung sống

II Sáng kiến kinh nghiệm với các giải pháp (biện pháp) được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây.

- Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dụcđạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được nhữngkĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tìnhhình, thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí Khác với các phươngpháp trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và tròkhi các em mắc lỗi thương các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kyluật mà ít khi lắng nghe các em giải bày Nay với việc chú trong rèn kỹ năngsống cho học sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các emnói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đứcngười học sinh Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểucủa các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợptrong các bộ môn và còn được trải nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứngthú cho các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng

Trang 2

lực học tập, sáng tạo Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiệnnội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện

III Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong nhà trường.

- Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo củabộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tạivà học để chung sống Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực vàkhẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươnlên nắm tri thức Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huyđược những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốtcho phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tạo ra môitrường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường

- Qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổimới phương pháp học tập của mình Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốthơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tựtin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập

- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quảncủa tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhauhọc tập, rèn luyện đạo đức trong nhà trường

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SKKN

I Cơ sở lý luận.

- Theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thíchứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người Rènkỹ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhucầu và thách thức cuộc sống hằng ngày

- Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thayđổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng vêtiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng

- Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực củamỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hộicủa mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi,thách thức cuộc sống

- Cũng có quan niệm coi kỹ năng sống là khả năng thực hiện một hànhđộng hay hoạt động nào đó bằng cách lự chọn và vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm để hành động trong sự thực hiện mục đích, trong hoàn cảnhthực thế

Tóm lại: Những quan niệm nêu trên đêu chứa một nội hàm: Kỹ năng sốnglà khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cựctrước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũykinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đê trong tựnhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người

II Cơ sở thực tiễn

- Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào ky nguyên mới - Kynguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loàingười những lợi ích hữu dụng Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt vớinhững thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quanhệ xã hội giữa người với người Với những thay đổi đó , xã hội nói chung, ngànhgiáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần

Trang 4

phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêucầu xã hội đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa cókỹ năng làm việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sựthay đôi của môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội Với những chuyển biếnkinh tế, xã hội quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình vớinhững giáo dục đạo đức truyên thống Những biến đổi vê kinh tế, xã hội đã đemlại cho lứa tuổi thiêu niên quá nhiêu thử thách, phân vân trước sự lựa chon conđường phát triển bản thân.

- Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi đi học THCS các em bắt đầumuốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kểcả bố mẹ Sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏimối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập Nhưng giữanhững mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sốngđôi lúc không có sự tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phảnkháng bằng các hính thức như lì lợm, lạnh nhạt, bất hợp tác thậm trí còn tỏthái độ bất cần đời

- Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặcbiệt là các em ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng với cácmức độ ngày càng nghiêm trọng Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở vê mặtphát triển tâm, sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnhhưởng rất xấu cho môi trường học đường và xã hội Có rất nhiêu nguyên nhândẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là học sinhngày càng thiếu kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triểnnhanh chóng

- Đã có nhiêu trung tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh được thành lậpnhằm giúp các em học sinh tập trải nghiệm trong tình huống gia đình để hìnhthành một số kỹ năng sống cho các em Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đãvà đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảngdạy trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phùhợp với từng lứa tuổi Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà

Trang 5

trường THCS là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn.Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏinhững người làm công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chúý để xây dựng , đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”.

Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẤP ĐẾN

1 Một số nhận định về KNS của học sinh THCS hiện nay.

Hiện nay các trường THCS đã và đang chú ý đến việc rèn kỹ năng sốngcho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong cáctiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa vàcác tiết học tập ngoài giờ trên lớp, Các tiết học và bộ môn giáo dục công dânngày càng được quan tâm Với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phảiđảm bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trongmối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết vê thể chất, tinh thần của bản thânmình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọngpháp luật

Tình trạng thiếu kỹ năng sống đang khiến các em trong độ tuổi họcTHCS gặp nhiêu lúng túng trong việc giải quyết các vấn đê của bản thân dẫnđến tình tràng thiếu tự tin, khủng hoảng vê tâm lý Chính vì nhiêu học sinh, vìthiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành nhữnghọc sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến viphạm pháp luật ở tuổi vị thành niên

2 Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này.

Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đê kỳ cương - chất lượng việc giáodục đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện, với phong trào “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh làhết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đồng thời tạo nênthế hệ tương lai cho đất nước, với yêu cầu xã hội ngày càng phát triển mãnh mecả vê kinh tế và quan hệ xã hội

Trang 6

Thông qua việc làm của bản thân, của các đông nghiệp, đê tài này nhămđúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh từ đóđưa ra một số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho họcsinh THCS Đây chính là nội dung chính mà đê tài quan tâm

Phạm vi nghiên cứu đê tài trong trường THCS Đáp Cầu, địa bàn khu dân

cư phường Đáp Cầu – Thành phố Bắc Ninh

Thông qua những việc làm thiết thực cụ thể tác động đến học sinh cụ thểtrong việc giúp các em vê kỹ năng sống mà đúc rút kinh nghiệm đê xuất các giảipháp vê rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS với mong muốn việc rèn kĩ năngsống cho học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn đáp ứng được trong việc giáodục toàn diện cho học sinh

Với mục đích nghiên cứu các nhóm kĩ năng:

- Nhóm kĩ năng nhận thức:

+ Nhận thức bản thân

+ Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân

+ Xây dựng kế hoạch cho bản thân

+ Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu

+ Rèn kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo

- Nhóm kĩ năng xã hội:

+ Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ

+ Kĩ năng giao tiếp không lời

+ Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông

+ Kĩ năng từ chối

+ Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi

+ Kĩ năng hợp tác

+ Kĩ năng làm việc nhóm

+ Kĩ năng vận động và gây ảnh hưởng

+ Kĩ năng ra quyết định

- Nhóm kĩ năng quản lí bản thân:

+ Kĩ năng làm chủ cảm xúc

Trang 7

+ Kĩ năng vượt qua lo lắng, sợ hãi.

+ Kĩ năng khắc phục tức giận

+ Kĩ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh

Với sự chia nhóm các kĩ năng trên mà chúng ta đưa ra những giải phápthiết thực phù hợp với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng địa phương, mà tiếnhành việc rèn kĩ năng sống cho các em mới đạt được kết quả cao

Rèn kĩ năng sống cho học sinh, đây là một vấn đê mới với thời gian thựchiện nghiên cứu đê tài không nhiêu chắc chắn cần được bổ sung nhiêu hơn nữathì đê tài mới mang lại hiệu quả cao

Chương III NHỮNG GIẢI PHÁP ( BIỆN PHÁP) MANG TÍNH KHẢ THI

Ngay từ đầu năm học 2012 - 2013 ban giám hiệu nhà trường đã xác địnhviệc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường học là hết sức quan trọng vàcần thiết, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác rèn kỹnăng sống cho học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm chuyểnbiến đạo đức học sinh giúp các em có nhận thức đúng vê hành vi, ứng xử mộtcách khoa học hợp lý đưa chất lượng đạo đức học sinh một cách vững chắc Bangiám hiệu nhà trường đã thống nhất thực hiện chỉ đạo tập thể sư phạm nhàtrường thực hiện một số giải pháp sau để rèn kỹ năng sống cho học sinh

1 Giải pháp thứ nhất

Nghiên cứu lí luận: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đê cầnnghiên cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc rèn kĩ năng sống đối với học sinhTHCS vê các mặt tâm lí, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyên lợi đốivới học sinh THCS

Nghiên cứu thực tiễn tình hình địa phương phường Đáp Cầu, việc rènluyện kĩ năng sống học sinh THCS Đáp Cầu trong các giờ học, giờ chơi, cácbuổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơidân gian để tìm ra các giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình thànhcác nhóm nhận thức

Trang 8

2 Giải pháp thứ hai: Điều tra kĩ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu và một số học sinh của các trường THCS lân cận trong thành phố Bắc Ninh.

- Bằng những câu hỏi trắc nghiệm vê các hành vi và chỉ yêu cầu nhậnthức đánh dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thànhnhững kỹ năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức , từ đó hình thành chocác em những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nê nếp,chào hỏi, giúp bạn Việc làm này chúng ta có thể tiến hành ngay trong các tiếtdạy trên lớp , giờ sinh hoạt lớp với các câu hỏi phù hợp,

- Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức các nhóm kĩ năng sốngđã nêu ở trên Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được kĩ năng sốngtốt hơn

- Dùng phiếu điêu tra để tổng hợp, đánh giá, so sánh việc xử lí các tìnhhuống của học sinh THCS Đáp Cầu Từ đó phân ra các nhóm đối tượng và đưa

ra giải pháp cho từng nhóm một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩnăng sống cho các nhóm đối tượng

3 Giải pháp thứ 3: Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn ky năng sống

Qua quá trình quan sát học sinh ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, trong cáctiết học đặc biệt giờ ra chơi và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổigiao lưu văn hóa, văn nghệ giáo dục giới tính để tìm ra các kĩ năng sống cònthiếu hoặc chưa đầy đủ sai lệch của học sinh Từ đó giúp các em điêu chỉnh lạihành vi sửa chữa thói quen không tốt, giải quyết các tình huống nảy sinh mộtcách đúng đắn Với phương pháp này các thầy, cô phải tạo ra được uy tín, tìnhcảm thân thiện với học sinh , tạo cho em niêm tin, và trở thành người tư vấn tincậy của các em qua đó giúp các em khẳng định bản thân dám nghĩ, dám làm ,dám đấu tranh với sai trái của các bạn và có kỹ năng chia sẻ niên vui, nỗi buồn ,sự thành công của mình và của bạn

Trang 9

4 Giải pháp thứ tư: Trải nghiệm

Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theonhóm, đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rènkĩ năng sống cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ vê laođộng, yêu quí người lao động Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng dân cư.Các em được trực tiếp tham gia các buổi lao động công ích, Vệ sinh trường lớp,thấy được ý nghĩa của việc mình làm cho lớp, cho khu dân cư từ đó hình thànhcho các em kỹ năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việcmột cách có trách nhiệm với tập thể, với nhóm Giúp các em có kỹ năng vê làmviệc, kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên Việc tổchức cho học sinh trải nghiệm cuộc sống, vê vùng nông thôn, thăm làng nghêđã tạo điêu kiện cho các em rèn kỹ năng vê mặt xã hội Với việc tổ chức cho họcsinh các trò chơi, thăm quan, đi dã ngoại,thi thể dục thể thao trong nhà trường,trong đó các em được giữ vai trò chủ đạo đã giúp các em phát huy được tính tíchcực , tự chủ, tự giác và phát biểu những ý kiến của riêng mình mà các em quatâm

5 Giải pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống

Thông qua các tiết học trên lớp với chương trình giáo dục trong nhàtrường THCS tùy theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt độngngay tại trong lớp, ngay trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự nêulên kĩ năng để xử lý các kiến thức trên lớp Thông qua đó mà liên hệ các tìnhhuống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống hằng ngày Qua việc lồng ghépgiáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập của các em có chuyểnbiến rõ rệt Kĩ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến thức một cách chủđộng, sáng tạo đã được phát triển

Trang 10

Chương IV: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn vê kĩ năng sống của học sinh THCSĐáp Cầu mà đã đưa được ra các nhóm kĩ năng sống cần phải rèn luyện cho họcsinh:

- Nhóm kĩ năng nhận thức

- Nhóm kĩ năng xã hội

- Nhóm kĩ năng quản lí bản thân

Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen khônglành mạnh do địa bàn dân cư sinh sống Thông qua các câu hỏi cho học sinh trảlời vê nhận thức cách ứng xử trong gia đình, nê nếp của mỗi gia đình, thông quacách phát ngôn cửa miệng, qua việc nói chuyện tiếp xúc thì thấy rằng ở địaphương thường hay nói bậy, chửi thê, nhiêu gia đình mải việc làm ăn không cóngười lớn ở nhà cho nên dẫn đến việc các em phát ngôn tự do, trống không là rấtlớn Với việc đánh giá học sinh còn nhiêu thiếu sót trong kỹ năng cư xử, sinhhoạt hàng ngày, nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đồng chí giáo viên trong toàntrường giáo dục học sinh thông qua các giờ lên lớp chính khóa lồng ghép cácchương trình giáo dục ngoại khóa để giúp các em bỏ thói quen xấu, rèn kỹ năngứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa Công việc này nhà trường đã tiến hànhthường xuyên liên tục ở mọi nơi mọi lúc khi thấy các em có hành vi nói năngkhông phù hợp ở mọi nơi mọi lúc đêu được các thầy cô nhắc nhở phân tích dođó học sinh đã ngoan hơn việc nói tục nói bậy được chấm dứt không còn hiệntượng chửi thê trong nhà trường Thông qua các hoạt động ngoại khóa đi thực tếphù hợp với tâm sinh lý học sinh, qua việc sinh hoạt nhóm tập thể đã giúp các

em nhận thức được bản thân tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mìnhvà có hướng phấn đấu để sửa chữa, nhiêu em đã từ học sinh trung bình trở thànhhọc sinh khá, nhiêu em từ mang tính tự ky đã dần dần hòa nhập được cộng đồngMột số học sinh chưa ngoan đã có ý thức tu dưỡng hơn

Trang 11

Thông qua sự giao việc cho các em, hình thành kỹ năng làm việc theonhóm để tạo cơ hội cho các em khắc phục khó khăn làm việc đạt hiệu quả và đạtđược mục tiêu của công việc Thông qua những việc làm đó các em được traođổi với bạn bè thầy cô được phát biểu ý kiến của mình, được đê đạt phương ángiải quyết công việc mà khả năng tư duy của các em.

Đối với học sinh THCS với tâm sinh lý đang phát triển sự nhận thức vê xãhội còn nhiêu vấn đê cần phải quan tâm để giúp các em hiểu thêm vê xã hội nhàtrường đã chú trọng vấn đê rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, lời nói và giaotiếp không lời bằng ánh mắt cử chỉ Thông qua các hoạt động xã hội như: thamgia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc di tích lịch sử, di tích vănhóa, các phong trào của khu dân cư như: vệ sinh đường phố, phong trào ba sạch,hay tiếp xúc với người lớn, với các cuộc hội thảo Thông qua việc hoạt độngngoài giờ lên lớp các phong trào thi đua của đội của nhà trường, các trò chơi dângian mà giúp các em có được kỹ năng thuyết trình nói trước đám đông Bằngnhững trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các emphải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từchối hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát Thông qua sự phân côngchịu trách nhiệm của trưởng nhóm của thành viên trong nhóm để các em thểhiện vai trò của bản thân

Qua việc chỉ đạo trong thực tiễn đã cho thấy rằng rèn kĩ năng sống chohọc sinh cần phải đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực giúp học sinhphát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen vàcó khả năng tự học, tinh thần tự giác từ đó luôn có ý thức vận dụng kĩ năng, kiếnthức vào các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn Từ đó các embiết cách khắc phục khó khăn, tạo được niêm vui và hứng thú trong học tập.Thông qua các cuộc trải nghiệm do nhà trường tổ chức giúp các em xử lí cáctình huống trong cuộc sống, gắn bó, đoàn kết cùng nhau làm việc

Công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng hết sức quan trọng trongviệc rèn kĩ năng sống cho bản thân Việc thực hiện dạy thể dục trong nhà trường,tổ chức các trò chơi, các cuộc thi thể dục thể thao, học tập ngoại khóa đã có tác

Trang 12

động mạnh me đến việc hình thành các kĩ năng vận động khéo léo, kìm nén bảnthân và ý tưởng vươn lên đạt được kết quả tốt hơn đồng thời hình thành cho các

em kĩ năng quản lý thời gian biết cách thư giãn nghỉ ngơi phù hợp mang lại hiệuquả cao trong cuộc sống Qua các hoạt động vê thẩm mĩ, tổ chức học hát, họchát dân ca quan họ hay các cuộc thi ve sáng tác tranh theo các chủ để đã giúphọc sinh nhận thức đầy đủ vê văn hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thầntruyên thống, có ý thức giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam Việc hướng nghiệpnghê cho học sinh được các em hứng thú tìm hiểu nghê truyên thống của dântộc Kết hợp với việc trải nghiệm thăm các làng nghê truyên thống và thông quachương trình hướng nghiệp nghê mà tạo cho em những ý tưởng, ước mơ chotương lai Từ đó hình thành bước đầu kĩ năng xây dựng kế hoạch cuộc đời và đặtmục tiêu phấn đấu, rèn luyện trong học tập cũng như tu dưỡng vê mặt đạo đức.Nhà trường đã chú trọng tạo điêu kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạtđộng xã hội, cộng đồng Tiếp cận với những hoạt động truyên thống lễ hội củađịa phương để giáo dục ý thức truyên thống cách mạng và tính gắn bó cộngđồng hình thành nên nhân cách tương thân, tương ái hướng thiện Biết thôngcảm với hoản cảnh, điêu kiện của ngưởi khác Đồng thời biết giúp đỡ nhữngngười gặp khó khăn một cách vui vẻ

Trong năm học 2012 – 2013 dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhàtrường, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được sự chỉ đạo cụ thể thông qua cácchương giáo dục từng bộ môn, dạy tích hợp và các yêu cầu hoạt động xây dựngtrường học thân thiện một cách đồng bộ đã tác động mạnh me làm thay đổi nhậnthức, thái độ và hành vi của học sinh Việc rèn kĩ năng của học sinh đã độngviên được các em tham gia trong các hoạt động, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm,kiến thức với các bạn, các thầy cô và các thầy cô đã trở thành những người tưvấn, giải quyết giúp các em các khó khăn trong các ứng xử, va chạm trong xãhội đã tạo điêu kiện thuận lợi cho các em tự đánh giá được bản thân mình và biếtkiêm chế bản thân có niêm tin trong cuộc sống Các em được học tập trong cácphòng học bộ môn, học ngoài trời giữa thiên nhiên đã giúp các em thấy tự tinhơn và có thể chủ động nhiêu hơn trong cuộc sống hàng ngày Thông qua

Ngày đăng: 14/03/2016, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w