1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chế tạo bả dạng Gel diệt gián Mỹ áp dụng trong điều kiện Việt Nam

62 567 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Lựa chọn công thức phối trộn chất nền đơn với một số chất bổ trợ để tạo chất nền dạng gel làm bả diệt Gián Mỹ .... Trong đó biện pháp diệt gián bằng các loại bả đã được nghiên cứu thành

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 0 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

IỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ DẠNG GEL DIỆT GIÁN MỸ

(PERIPLANETA AMERICANA L., BLATTODEA, BLATTIDAE)

ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội, 12/2014

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BẢ DẠNG GEL DIỆT GIÁN MỸ

(PERIPLANETA AMERICANA L., BLATTODEA, BLATTIDAE)

ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2

1.1 Tình hình nghiên cứu phòng trừ Gián Mỹ trên thế giới 2

1.1.1 Biện pháp vệ sinh môi trường 2

1.1.2 Biện pháp cơ học (bắt giết) 2

1.1.3 Biện pháp hóa học 3

1.1.4 Hướng dẫn về cách đặt bẫy và bả diệt gián trong gia đình 10

1.1.5 Biện pháp quản lý tổng hợp gián (ICM = Integrated Croach Management) 11 1.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ Gián Mỹ ở Việt Nam 12

1.3 Một số đặc điểm về Gián Mỹ (Periplaneta americana L.) 13

1.3.1 Vị trí phân loại 13

1.3.2 Vòng đời của Gián Mỹ 14

1.3.3 Đặc điểm hình thái của Gián Mỹ 14

1.3.4 Tập tính và tác hại của Gián Mỹ 16

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18

2.2 Vật liệu nghiên cứu 18

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 18

2.3.1 Nghiên cứu lựa chọn chất nền làm bả diệt Gián Mỹ dạng gel 18

2.3.2 Nghiên cứu chế tạo công thức gel với chất nền để làm bả diệt Gián Mỹ 21

2.3.3 Nghiên cứu lựa chọn hoạt chất sử dụng làm bả diệt Gián Mỹ 22

Trang 4

2.3.4.Thử nghiệm hiệu lực bả diệt gián dạng gel nghiên cứu so với bả dạng

gel của nước ngoài 23

2.3.5.Đánh giá hiệu quả của bả gel nghiên cứu trong điều kiện hiện trường 23

2.3.6 Phương pháp đánh giá hiệu lực của bả theo thời gian 24

2.3.7 Xử lý, phân tích và đánh giá số liệu nghiên cứu 24

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Lựa chọn chất nền làm bả diệt Gián Mỹ dạng gel 25

3.1.1 Lựa chọn chất nền đơn làm bả diệt Gián Mỹ dạng gel 25

3.1.2 Lựa chọn công thức phối trộn chất nền đơn với một số chất bổ trợ để tạo chất nền dạng gel làm bả diệt Gián Mỹ 26

3.2 Tạo lập các công thức gel làm bả diệt Gián Mỹ 27

3.3 Lựa chọn hoạt chất sử dụng làm bả diệt Gián Mỹ 31

3.4 Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của bả diệt Gián Mỹ dạng gel nghiên cứu so với bả dạng gel khác của nước ngoài 34

3.5 Đánh giá hiệu quả diệt Gián Mỹ của bả gel nghiên cứu trong điều kiện hiện trường 36

3.6 Đánh giá hiệu lực của bả gel nghiên cứu theo thời gian bảo quản 39

3.7 Đề xuất kiểu dáng, bao gói sản phẩm 40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 47

Trang 5

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

Trương Thị Hồng Nhung

Trang 6

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Thầy, Cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học khóa 16 - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở giúp tôi thực hiện tốt luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS TS Trịnh Văn Hạnh, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị đang làm việc tại Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm của Viện

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn thạc sĩ với kết quả tốt nhất

Học viên

Trương Thị Hồng Nhung

Trang 7

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Mức độ khai thác chất nền đơn của Gián Mỹ 25

Bảng 3.2 Mức độ Gián Mỹ khai thác chất nền phối trộn 26

Bảng 3.3 Thành phần công thức gel với các chất phụ gia khác nhau 28

Bảng 3.4 Chỉ tiêu đánh giá với các công thức gel nghiên cứu 29

Bảng 3.5 Mức độ sử dụng các sản phẩm của Gián Mỹ 30

Bảng 3.6 Hiệu lực diệt Gián Mỹ của các hoạt chất thử nghiệm 31

Bảng 3.7 Thời gian gây chết 50% số cá thể Gián Mỹ (LT50) của 3 loại bả nghiên cứu 33

Bảng 3.8 So sánh hiệu lực diệt Gián Mỹ của bả gel nghiên cứu với bả Dupon của nước ngoài 35

Bảng 3.9 Thời gian gây chết 50% số cá thể Gián Mỹ (LT50)của bả Dupon và bả Fipronil 36

Bảng 3.10 Phần trăm Gián Mỹ suy giảm sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần xử lý bằng bả Fipronil tại các địa điểm thí nghiệm 37

Bảng 3.11 Hiệu lực của bả diệt gián dạng gel nghiên cứu theo thời gian 1, 2 và 3 tháng 40

Trang 8

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Một số bả gel được bán trên thị trường hiện nay 7

Hình 2.2 Trạm bả diệt gián 10

Hình 2.3 Một số vị trí trong nhà có thể đặt các loại bẫy hoặc bả diệt gián 11

Hình 2.4 Vòng đời của Gián Mỹ Periplaneta americana L 14

Hình 2.5 Gián Mỹ trưởng thành Periplaneta americana L 15

Hình 2.6 Các tuổi khác nhau của thiếu trùng Gián Mỹ 15

Hình 2.7 Phòng trứng (Cocon) và các tuổi thiếu trùng Gián Mỹ 16

Hình 3.1 Thí nghiệm đánh giá khả năng khai thác chất nền đơncủa Gián Mỹ Periplaneta americana L 26

Hình 3.2 Sản phẩm gel được tạo ra nhờ sự kết hợp chất nền và phụ gia đã nghiên cứu (thứ tự phụ gia: Xanhtagum, Gelatin, Polyphosphat) 27

Hình 3.3 Số lượng gián xuất hiện tại các sản phẩm gel khác nhau theo thời gian 29

Hình 3.4 Hình ảnh về 3 loại bả thử nghiệm 32

Hình 3.5 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt gián của 3 loại bả nghiên cứu 33

Hình 3.6 Hình ảnh Gián Mỹ chết sau khi xử lý 72 giờ của 3 loại bả 34

Hình 3.7 Số lượng cá thể gián trung bình thu được mỗi ngày bằng bẫy dínhtại các địa điểm thí nghiệm và đối chứng trước và sau xử lý bằng bả 38

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ICM : Integrated Croach Management

LT50 : Median Lethal Time

Trang 10

MỞ ĐẦU

Gián nhà được xem là một trong những loài côn trùng gây hại đến đời sống và sức khỏe của con người Một trong số các loài gián nhà phổ biến trên

thế giới và ở nước ta là Gián Mỹ (Periplaneta americana L.) Gián Mỹ có khả

năng thích nghi dễ dàng với điều kiện biến đổi của khí hậu và sinh sống gắn với môi trường sống của con người Gián Mỹ sống thành đàn và thường hoạt động vào ban đêm, chúng ăn và gặm nhấm thức ăn, đồ đạc, di chuyển trong nhà gây mất vệ sinh thực phẩm, cắn rách quần áo, giấy tờ… và có thể lây truyền các bệnh đường ruột cho con người (Rust và cộng sự, 1991) [43]

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa và xử lý Gián Mỹ như các biện pháp truyền thống (dùng băng phiến, vệ sinh môi trường sạch sẽ), biện pháp cơ học (bắt giết) và biện pháp hóa học (dùng các loại bả, thuốc phun xịt…) Trong đó biện pháp diệt gián bằng các loại bả đã được nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới Biện pháp này khắc phục được các nhược điểm (mùi hóa chất khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người…) mà các phương pháp hóa học khác gây ra và đem lại hiệu quả diệt gián cao Trong số các loại bả như bả dạng bột, hạt, viên…, bả gel đã được chứng minh rất thuận tiện trong việc sử dụng và có hiệu quả cao trong việc hạn chế Gián Mỹ (Brenner, 1987 [16]; H Nasirian, 2008 [25]; Harbison và cộng sự, 2003 [27]) Đặc biệt, bả gel được sử dụng có chọn lựa tại những vùng nhạy cảm như các khu vực chuẩn bị thức ăn (nhà bếp), bệnh viện, khách sạn và trường mẫu giáo (Benson và Zungoli, 1997) [15]

Hiện nay ở Việt Nam, các biện pháp phòng trừ gián chủ yếu vẫn sử dụng hóa chất độc để phun, xịt Việc sử dụng bả mới ở giai đoạn bắt đầu, còn nhiều hạn chế do phải nhập các sản phẩm của nước ngoài có giá thành cao và thường không sẵn có Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Nghiên cứu chế tạo bả dạng gel diệt Gián Mỹ (Periplaneta americana L.,

Blattodea, Blattidae) áp dụng trong điều kiện Việt Nam” với mục tiêu tạo ra

được một loại bả diệt gián hiệu quả cao, sử dụng thuận tiện và giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu phòng trừ Gián Mỹ trên thế giới

Gián Mỹ là một trong những đối tượng gây hại hàng hóa, đặc biệt đối với

lương thực, thực phẩm và thông qua con đường buôn bán các sản phẩm, hàng hóa

bị nhiễm loài gián này, chúng đã trở thành loài phân bố toàn cầu (cosmopolites),

do đó từ lâu ở nhiều nước trên thế giới các nhà khoa học và quản lý đã nghiên cứu, tìm ra những biện pháp khác nhau để phòng trừ Gián Mỹ Có thể tập hợp lại trong một số biện pháp sau:

 Biện pháp vệ sinh môi trường

 Biện pháp cơ học (bắt giết)

 Biện pháp hóa học

 Biện pháp quản lý tổng hợp gián (ICM = Integrated Croach Management)

1.1.1 Biện pháp vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa các loài gián Chúng có thể di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác để tìm nguồn thức ăn hoặc từ môi trường bên ngoài vào trong nhà khi gặp thời tiết lạnh (Akers và Robinson, 1981) [6] Các loài gián có khả năng đi qua những khoảng không gian rất nhỏ do vậy cần chú ý đóng các lỗ thông thoáng trên tường, mái nhà, khung cửa, đường ống nước… (Moore, 1973) [35] Bên cạnh đó, cần giữ gìn nhà cửa thoáng mát, dọn dẹp các nơi cư trú sinh sống của gián như khe rãnh, vũng nước, không để nước đọng trong thời gian dài… Công tác kiểm tra và thu dọn các hộp carton, đồ dùng trong gia đình… cũng cần được tiến hành thường xuyên để ngăn ngừa sự xâm nhập của gián (Mallis, 1969) [32]

1.1.2 Biện pháp cơ học (bắt giết)

Biện pháp đơn giản nhất để theo dõi hoạt động của gián là sử dụng đèn pin quan sát nơi ẩn nấp của gián như dưới bồn cầu, đường nứt trong tủ và kệ

Trang 12

bếp, góc và khe tường, góc cửa tủ quần áo, mặt sau tủ lạnh… Bên cạnh đó, có thể sử dụng công cụ hỗ trợ giám sát gián như bẫy dính và bẫy bằng lọ thủy tinh hoặc hộp kim loại

1.1.2.1 Bẫy dính

Hiện nay có nhiều loại bẫy dính với mùi đặc trưng giúp nâng cao hiệu quả thu hút gián được bán trên thị trường Trong khi sử dụng cần chú ý đặt bẫy dính

ở từng vị trí thích hợp Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là chỉ làm giảm

số lượng gián trong một thời gian nhất định

1.1.2.2 Bẫy bằng lọ thủy tinh hoặc hộp kim loại

Sử dụng các lọ đựng dầu ăn hoặc dầu bôi trơn để ngăn chặn sự trốn thoát của gián Trong lọ chứa thức ăn ưa thích của gián như bánh mì và bia để thu hút gián Bên ngoài mỗi lọ phủ bằng bìa carton hoặc khăn để giúp gián dễ dàng tiếp cận và xâm nhập vào bên trong lọ Ngoài ra, lọ có thể trang bị thêm một thiết bị điện khiến cho gián bị sốc nếu chúng cố gắng rời khỏi bẫy (Ballard và Gold,

1983, 1984 [10,11]; Burgess và cộng sự, 1974 [17])

1.1.3 Biện pháp hóa học

Một số biện pháp hóa học xử lý gián đã được nghiên cứu và sử dụng như bẫy pheromon, thuốc phun xịt, bả gel, bả dạng bột mang lại hiệu quả diệt gián cao, đồng thời đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng

1.1.3.1 Sử dụng hóa chất dẫn trực tiếp để diệt gián

- Bẫy Pheromon:

Pheromon là những chất mang tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, được tiết ra ngoài cơ thể gián và có thể gây ra phản ứng chuyên biệt cho các cá thể khác cùng loài Gián sử dụng pheromon để gửi tín hiệu đánh dấu lãnh thổ, đánh dấu đường dẫn đến thực phẩm hoặc thu hút bạn tình

Trang 13

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng pheromon tổng hợp sản xuất bởi gián

để thu hút gián khác có tiềm năng sử dụng trong các chương trình kiểm soát gián Mặc dù các đặc tính chính xác của các pheromon vẫn chưa được biết đến nhưng hứa hẹn sẽ là một trợ giúp hữu hiệu để giúp giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu (Appel và cộng sự, 2005) [9]

- Hóa chất diệt gián dạng phun, xịt:

Đây là dạng hoá chất lỏng đã được pha loãng, đóng trong những bình phun nhỏ hoặc bình chứa trong các xe chuyên dụng và được phun trực tiếp vào các nơi cư trú của gián Ưu điểm của biện pháp này là dễ dàng sử dụng và có thể phun diệt gián ở những vị trí khe tường, góc cạnh… Nhược điểm của biện pháp này là hóa chất thường gây ra mùi khó chịu và làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người

1.1.3.2 Các loại bả diệt gián

Sử dụng bả gián là một trong các biện pháp phổ biến trên thế giới để kiểm soát và tiêu diệt hiệu quả các loài gián Bả gián có một số dạng thương phẩm như dạng hạt, dạng viên, kem, gel Ngày nay các loại bả gián được cải tiến nhiều về hiệu quả, hoạt chất không gây ngán, tính hấp dẫn cao và có chất nền giúp gián

dễ khai thác Theo Appel (1990) [8], Koehler và cộng sự (1995) [30], Cochran (1999) [19], bả gel được dùng nhiều để kiểm soát quần thể gián ở các khu vực

đô thị Ở các khu vực nhạy cảm như khu chuẩn bị thức ăn, trường mẫu giáo hay bệnh viện, bả gel cũng được lựa chọn để kiểm soát quần thể gián (Benson và Zungoli, 1997) [15]

Trong nghiên cứu sử dụng bả, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến tập tính sinh học của chúng, nguồn thức ăn hấp dẫn và cách trao đổi thức ăn trong quần thể gián Nghiên cứu của Kopanic và cộng sự (2001) [31] về tập tính ăn trong giai đoạn tuổi đầu tiên của gián cũng chỉ ra rằng việc ăn phân tình cờ cho

Trang 14

phép chúng lột xác thành tuổi thứ hai mà không cần tốn quá nhiều công sức trong việc kiếm ăn Nhóm ăn phân ở tuổi đầu tiên sống sót lâu hơn đáng kể và đạt được nhiều chất dinh dưỡng hơn nhóm mà có tuổi đầu tiên không ăn phân Ngoài ra, chất lượng của chế độ ăn uống dành cho con trưởng thành ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của phân và sự phát triển của ấu trùng tuổi đầu tiên Quan trọng hơn, việc ăn chất tiết qua đường hậu môn ở tuổi đầu tiên tạo điều kiện cho việc chuyển giao ngang của hoạt chất gây độc chậm trong bả, chẳng hạn như hydramethylnon Dữ liệu này rõ ràng cho thấy hoạt chất hóa học gây độc chậm nên được khuyến khích trong các chương trình mồi bả để xử lý gián

Bẫy gián chứa bả với các chất hấp dẫn khác nhau (thậm chí có cả pheromon hấp dẫn) phụ thuộc vào vị trí đặt bả và không phụ thuộc vào chất bán hoá học hấp dẫn (semiochemicals) Theo Nojima và cộng sự (2005) [38], cấu trúc của pheromon giới tính (blattellaquinone) của Gián Mỹ không ổn định (dễ bay hơi) Thí nghiệm đã chỉ ra rằng con đực bị hấp dẫn bởi những bẫy dính mà bả chứa blattellaquinone tổng hợp Đây có thể là một chất hấp dẫn mới hứa hẹn cho việc quan trắc các bẫy nhử, tăng cường vùng hấp dẫn của chúng

Việc tính toán lượng bả được gián tiêu thụ và mức độ phòng trừ chúng là tương đối phức tạp Trong thực tế, có thể nhiều loài gián sống trong cùng một địa điểm và sử dụng các loại thức ăn khác nhau (Bell và cộng sự, 2007) [14], điều đó dẫn đến phản ứng mẫn cảm với mỗi loại thuốc diệt côn trùng và mỗi công thức bả là khác nhau (Silverman và cộng sự, 1993 [44]; Wang, 2004 [46]) Mặt khác, đối với mỗi loài khác nhau, thành phần dinh dưỡng và mức độ phản ứng với thuốc diệt côn trùng cũng khác nhau (Valles và cộng sự, 1996 [45], Koehler và cộng sự, 1995 [30])

Do vậy, để phương pháp bả thực hiện hiệu quả, bả phải hấp dẫn đối tượng cần xử lý và được chúng tiêu thụ một lượng nhất định, từ đó mới có thể kiểm soát được đối tượng gây hại Đối với nhóm không phải là côn trùng xã hội như

Trang 15

gián, sự lây truyền hoạt chất giữa các giai đoạn khác nhau trong quần thể (ví dụ:

cá thể trưởng thành, thiếu trùng, cá thể sinh sản…) là cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định đến hiệu quả của bả (Harbison và cộng sự, 2003 [27])

Năm 2006, các nhà khoa học của Đại học Nebraska-Lincoln đã xuất bản cuốn “Sổ tay kiểm soát gián” gồm 10 chương với mục đích cung cấp một tài liệu tham khảo thiết thực cho những người đã có ít hoặc chưa được đào tạo về phân loại học, sinh học hoặc về các phương pháp kiểm soát côn trùng, đặc biệt là gián Trong cuốn sách này, các tác giả đã tổng hợp và hệ thống rất nhiều những thông tin cơ bản nhất về 4 loài gián nhà phổ biến, bao gồm cách nhận biết gián xâm nhiễm vào công trình cũng như những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, những nguyên tắc xây dựng chiến lược quản lý gián cơ bản Một số phương pháp xử lý gián cũng đã được giới thiệu khá đầy đủ từ phương pháp bẫy nhử, vệ sinh phòng tránh xâm nhập, các loại thuốc bơm xịt… cho đến biện pháp

bả, bên cạnh đó, các tác giả cũng dành hẳn 1 chương để bàn về những nguy cơ rủi ro mà con người có thể mắc phải trong quá trình sử dụng hoá chất để phòng trừ gián (Ogg và cộng sự, 2006 [39])

- Bả dạng bột:

Bả dạng bột được rắc vào các vết nứt và khe hở nơi phát hiện thấy gián thường hoạt động, cư trú… Thông qua hoạt động khai thác thức ăn, gián sẽ bị dính thuốc Không giống như bả gel, bả dạng bột có nguy cơ bị lây lan sang các khu vực khác do gián di chuyển và có thể gây ra những bất lợi như làm ô nhiễm môi trường sống của con người

- Bả gel:

Bả gel thường được thiết kế trong các ống tuýp, được coi là phương pháp hóa học có hiệu quả nhất để quản lý xâm nhiễm gián Một loại bả gel tốt có thể đạt hiệu quả xử lý gần 100% số gián trong vòng một tháng mà không nhất thiết phải thay đổi điều kiện và vị trí đặt bả (H Nasirian, 2008) [25]

Trang 16

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã cho ra đời các sản phẩm bả diệt gián dạng gel có hiệu quả: Maxforce gel - Đức, Cleanbait Power - Hàn Quốc, Optigard - Thụy Sĩ… và được thị trường rất ưa chuộng

Hình 2.1 Một số bả gel được bán trên thị trường hiện nay

Bả gel được cấu tạo gồm hai thành phần chính là chất nền và hoạt chất, sau đó bổ sung thêm các phụ gia để phù hợp với từng đối tượng gián Chất nền

là nguồn thức ăn chính cho gián, chủ yếu là protein và tinh bột… Một số hoạt chất phổ biến có trong bả gel là Fipronil, Hydramethynol, các dẫn xuất của axit boric, Sulfluramid, Indoxacarb và Abamectin… Đây là những hoạt chất có hiệu lực gây chết với gián cao và dễ dàng tìm mua cũng như sử dụng Ngoài ra các phụ gia như hyrocolloid, polysaccharide, protein, polyphosphat… được sử dụng

Trang 17

để hỗ trợ tính ổn định lâu dài của cấu trúc gel, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bả gel

+ Một số hoạt chất của bả gel:

 Fipronil là một hoạt chất gây rối loạn hệ thần kinh trung ương côn trùng theo kênh GABA, bằng tác động tiếp xúc và hoạt động của dạ dày Nó ngăn chặn các kênh tại các cổng GABA của các nơron trong hệ thần kinh trung ương, gây kích động thần kinh và gây chết côn trùng, dẫn đến gián chết trong vòng 6 -

24 giờ Bả Fipronil được đánh giá hiệu quả vì giết chết gián nhanh và tỷ lệ gián

tử vong do lây truyền thứ phát cao Chúng còn được dùng để phòng chống kiến, mối, bọ chét, ve và chuột với một số công thức bao gồm phun, bả, hạt, bột Fipronil đã được dùng trong một số loại bả nổi tiếng như Maxforce®, Combat®…(Moschetti, 2004) [36]

 Hydramethylnol là một chất độc dạ dày có độc tính chậm, nó có tác dụng

ức chế sản xuất năng lượng ty thể và kìm hãm hoạt động của gián sau 24 giờ tiêu thụ bả Do vậy, các con gián đã ăn bả chứa Hydramethylnol sẽ lây nhiễm sang các con gián khác qua con đường tiếp xúc với chất bài tiết của chúng, dù chúng không trực tiếp ăn bả Các sản phẩm thương mại của bả gián có chứa chất Hydramethylnol thường có tên là Siege®

, Amdro®, Cleanbait Power®…

 Tương tự như Hydramethylnol, Sulfluramid hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa quá trình tạo năng lượng trong tế bào gián Nồng độ hoạt chất sử dụng được giới thiệu trong sản xuất bả thường là 1% Các loại bả ở dạng thương mại

có sử dụng hoạt chất được biết như Raid Max Roachbait, AlstarBait Station và Cockroach gel của công ty Yellow Rever Enterprise Co.ltd

 Axit boric cũng là chất gây độc dạ dày, thường được sử dụng ở dạng bột nhão, như kem đánh răng Bả axit boric tuy hiệu quả không cao so với gián, tuy nhiên lại có tính độc thấp với con người và dễ dàng sử dụng Axit boric thường được sử dụng trong các sản phẩm có tên Exterminator hoặc các công ty phòng trừ

Trang 18

dịch hại trực tiếp điều chế để phòng trừ Sản phẩm này thường được bán dưới dạng hộp của hãng phân phối Home Depot và Wal-Mart

 Indoxacarb là một loại thuốc trừ sâu oxadiazine được phát triển bởi DuPont có tác dụng tiêu diệt ấu trùng bướm Bả gián được bán trên thị trường dưới tên thuốc trừ sâu kỹ thuật Indoxacarb (tên thương phẩm DuPont TM Advison Cockroach Gel bait)

+ Một số phụ gia của bả gel:

 Hyrocolloid: ví dụ như các sản phẩm Xanthan gum, guargum, carrageenan, locust bean gum, pectin… Hyrocolloid là những polymer tan trong nước (polysaccharide và protein) hiện đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp với rất nhiều chức năng như tạo đặc hay tạo gel hệ lỏng, ổn định hệ bọt, nhũ tương và huyền phù, ngăn cản sự hình thành tinh thể đá và đường, giữ hương vị Đại diện cho nhóm phụ gia này là sản phẩm Xanthan gum hiện đang

có bán trên thị trường với giá thành rẻ

 Polysaccharide: là các sản phẩm tinh bột, tinh bột biến tính, maltose dextrin, chitosan Đại diện cho nhóm phụ gia này là sản phẩm tinh bột biến tính giúp tăng độ hòa tan, độ nhớt, độ dẻo, độ dai chắc, tránh hiện tượng thoái hóa cấu trúc gel tinh bột

 Protein: gồm caseinate, bột mì và gluten, protein đậu nành, protein trứng,

da heo, gelatin… Đại diện cho nhóm phụ gia này là các sản phẩm gelatin

 Polyphosphat: gồm các sản phẩm diphosphat (E450) và triphosphat (E451) là một chất nhũ hoá làm tăng liên kết của dầu, chất béo và nước để tạo hỗn hợp ổn định, chống oxi hoá, tăng giữ nước

Để tăng hiệu quả diệt gián của các loại bả, hiện nay trạm bả đã được nghiên cứu và sử dụng với thiết kế có khoang chứa bả bên trong và các cửa xung quanh để gián có thể vào ăn bả nhưng khó thoát ra ngoài Một số vị trí thuận lợi

Trang 19

trong nhà để đặt trạm như phía sau tủ lạnh, dưới bồn nước, sau kệ để tivi… Trạm bả sử dụng an toàn hơn cho trẻ em hoặc vật nuôi trong nhà Tuy nhiên, gián khó tiếp xúc với bả trong trạm nên thời gian tiêu diệt gián lâu hơn và chi phí

để lắp đặt trạm bả tốn kém hơn (Hainze, 1993) [26]

Hình 2.2 Trạm bả diệt gián A: Blattella cockroach trap, Made in China B: Roach control, Made in USA

1.1.4 Hướng dẫn về cách đặt bẫy và bả diệt gián trong gia đình

Bẫy và bả diệt gián nên được đặt cùng thời điểm để nâng cao hiệu quả diệt gián

- Đặt bẫy diệt gián ở những nơi nhìn thấy hoặc nghi ngờ có gián như phía sau tủ lạnh, kệ bếp, phía dưới bồn rửa nhà bếp, dưới bồn cầu, trong nhà tắm… Kiểm tra bẫy hàng ngày sau khi đặt Nên di chuyển bẫy nếu quan sát thấy không

có gián mắc bẫy hoặc gián mắc bẫy ít

- Đặt bả diệt gián tại các vị trí đã xác định thông qua bẫy diệt gián Nên

sử dụng các trạm bả để đảm bảo an toàn cho con người và không đặt trạm bả gần nguồn phát lửa Điều chỉnh vị trí trạm bả sau 2 - 4 ngày đặt và chú ý di chuyển trạm bả hoặc điều chỉnh số lượng bả một cách thích hợp để thu được hiệu quả diệt gián cao

Trang 20

Hình 2.3 Một số vị trí trong nhà có thể đặt các loại bẫy hoặc bả diệt gián

(http://www.seabrightlabs.com/place.htm)

1.1.5 Biện pháp quản lý tổng hợp gián (ICM = Integrated Croach Management)

Biện pháp quản lý tổng hợp gián được quan niệm là sử dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện từng nơi, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn tại của gián trong không gian cần bảo vệ Biện pháp này là một quá trình liên tục cho đến khi không còn gián xuất hiện, bao gồm các bước cơ bản sau:

- Xác định nơi trú ẩn của gián: gián là loài côn trùng ưa thích những nơi nóng ẩm và gần nguồn nước, do đó trước hết cần phải hạn chế môi trường sống của chúng Kiểm tra những nơi nóng ẩm, tối tăm, khe rãnh… là nơi thường xuyên trú ẩn của gián Bên cạnh đó biết được nơi trú ẩn của gián có thể giúp cho việc đặt bẫy, bả diệt gián đạt hiệu quả cao Việc sử dụng bẫy gián giúp cho việc kiểm soát số lượng gián tốt hơn

- Giảm nguồn thức ăn của gián bằng cách không để thực phẩm bừa bãi, thu dọn thức ăn thừa và vệ sinh môi trường sạch sẽ

Trang 21

- Sử dụng các biện pháp phòng trừ gián hợp lý, tránh sử dụng các loại thuốc phun xịt do hiệu quả diệt gián thấp và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người

Như vậy, chìa khóa để kiểm soát gián là vệ sinh và loại trừ, đây là biện pháp giúp loại bỏ hiệu quả sự xâm hại của gián

1.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ Gián Mỹ ở Việt Nam

Gián Mỹ là loài côn trùng gây ra nhiều tác hại đối với con người và môi trường ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên các biện pháp phòng trừ chủ yếu từ trước đến nay ở nước ta vẫn mang tính truyền thống, thủ công như giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sử dụng băng phiến để xua đuổi gián và sử dụng các bình phun xịt chứa hóa chất độc Do đó hiệu quả phòng chống và tiêu diệt Gián Mỹ chưa cao, gây ô nhiễm môi trường

Theo Tạ Huy Thịnh và cộng sự (1995) [3] về phòng chống loài Gián Mỹ tại quần đảo Trường Sa, các tác giả đã thử nghiệm diệt gián bằng biện pháp phun tồn lưu bằng Permethrin với liều lượng 0,25g/m2, kết quả thu được khá cao trong vòng 1 tháng Để tăng cường hiệu quả phòng trừ, các tác giả có sử dụng thêm một số biện pháp như bẫy hộp và phun quét bằng dung dịch Carbaryl 5% Kết quả cho thấy, hiệu suất diệt gián của các bẫy đạt trên 30%

Theo Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2014) [4] đã có những nghiên cứu bài bản đầu tiên về thành phần loài và mức độ gây hại của các loài gián tại một số khu đô thị tại Hà Nội (khu phố cổ Hà Nội, khu đô thị Bắc Linh Đàm, khu resort Tản Đà) Nghiên cứu đã xác định được 6 loài thuộc 3 họ, 4 giống Các loài đó là

Gián Mỹ (Periplaneta americana L.), Gián Úc (P australasiae F.), Gián Đức (Blattella germanica L.), Gián Sọc nâu (Supella longipalpa F.), Gián Surinam (Pycnocelus surinamensis L.) và Periplaneta sp Cũng trong công bố này, lần

đầu tiên các tác giả đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ gây hại của các

Trang 22

loài gián trong từng khu vực nghiên cứu, từ đó đánh giá được loài Gián Mỹ là phổ biến nhất và là loài gây hại chính cho khu vực nghiên cứu

Theo báo cáo của Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2014) [2] có 6 loài gián thuộc 3 họ, 4 giống sống gần người ở một số điểm tại Hà Nội, trong đó loài Gián

Mỹ là phổ biến nhất Các tác giả cũng đã xác định được 4 loài thường sống

trong nhà là Gián Mỹ (Periplaneta americana L.), Gián Úc (P australasiae F.), gián Đức (Blattella germanica L.) và Gián Sọc nâu (Supella longipalpa L.) và 2 loài sống thường sống ngoài nhà là Pycnocelus surinamensis L và Periplaneta

sp Kết quả nghiên cứu về thành phần loài không có sự sai khác về thành phần

loài gián với kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2014) ở khu vực Hà Nội

Như vậy, các nghiên cứu về biện pháp xử lý gián ở nước ta còn rất ít và tản mạn, chỉ mang tính chất thử nghiệm các loại thuốc diệt gián của nước ngoài và chưa có tài liệu nào đề cập đến việc nghiên cứu chế tạo bả diệt Gián Mỹ

1.3 Một số đặc điểm về Gián Mỹ (Periplaneta americana L.)

1.3.1 Vị trí phân loại

Gián Mỹ có vị trí phân loại:

Giới Động vật: Animalia Ngành Chân khớp: Arthropoda Lớp Côn trùng: Insecta

Bộ Gián: Blattodea

Họ Gián nhà: Blattidae Giống: Periplaneta

Loài Gián Mỹ: Periplaneta americana L

Trang 23

1.3.2 Vòng đời của Gián Mỹ

Hình 2.4 Vòng đời của Gián Mỹ Periplaneta americana L

(Ảnh: Stephen Tvedten)

Gián Mỹ có vòng đời biến thái không hoàn toàn (biến thái thiếu hoặc một nửa (hemimetabola), gồm 3 giai đoạn (hình 2.4): trứng (egg case), thiếu trùng (nymph) và trưởng thành (imago, adult) Các yếu tố môi trường như nhiệt độ và

độ ẩm ảnh hưởng lớn đến thời gian phát triển của Gián Mỹ (Bell và Adiyodi, 1981) [13]

1.3.3 Đặc điểm hình thái của Gián Mỹ

1.3.3.1 Cá thể gián trưởng thành

Cơ thể có màu nâu sáng, dài 35 - 40mm, đôi cánh có màu nâu đỏ Các tấm lưng ngực được bao quanh bởi một màu sáng không đều (gần như màu vàng), phía trung tâm của tấm lưng ngực có màu tối Cá thể trưởng thành có cánh hoàn toàn (hình 2.5), tuy nhiên ở con đực thì cánh mở rộng vượt ra ngoài chiều dài của bụng Gián trưởng thành có thể bay được, nhưng sức bay chỉ ở mức yếu đến trung bình Chúng có thể sống trung bình 1 năm (Gould và Deay, 1938) [23] Tuy nhiên dưới các điều kiện bất lợi, chúng chỉ sống được khoảng

100 ngày (Griffiths và Tauber, 1942a) [24]

Gián Mỹ ưa thích môi trường nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 21 - 330C, nhiệt độ tối ưu thường là 280C (Cornwell, 1968) [20]

Trang 24

Hình 2.5 Gián Mỹ trưởng thành Periplaneta americana L

A: Gián đực B: Gián cái (Ảnh: P.G Koehler, Đại học Florida)

1.3.3.2 Thiếu trùng

Cơ thể thiếu trùng có màu nâu xám và hình dáng giống với con trưởng thành, chỉ khác có kích thước nhỏ hơn và không có cánh (hình 2.6) Thiếu trùng Gián Mỹ lột xác 7 - 13 lần trong khoảng 5 - 15 tháng (Nigam, 1933) [37] Khi mới nở, thiếu trùng có màu xám và tất cả đều chui ra khỏi kén cùng với nhau Sau lần lột xác đầu tiên, chúng có màu nâu đỏ gần giống với con trưởng thành Trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi sau mỗi lần lột xác

Hình 2.6 Các tuổi khác nhau của thiếu trùng Gián Mỹ

Trang 25

1.3.3.3 Trứng

Gián Mỹ đẻ nhiều trứng và một bọc gọi là phòng trứng (cocon), có 16 trứng, xếp thành hàng dài 8 - 10mm và có màu nâu sẫm (hình 2.7) Khoảng 1 tuần sau khi giao phối, gián cái sản xuất một phòng trứng và ở đỉnh cao của thời

kỳ sinh sản, chúng có thể tạo ra 2 phòng trứng mỗi tuần (Bell và Adiyodi, 1981) [13] Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần (Cornwell, 1968) [20] và phòng trứng Gián Mỹ thường đạt số lượng nhiều nhất vào mùa xuân (Bao và Robinson, 1988) [12]

Hình 2.7 Phòng trứng (Cocon) và các tuổi thiếu trùng Gián Mỹ

(Ảnh: Paul M Choate, Đại học Florida)

1.3.4 Tập tính và tác hại của Gián Mỹ

Gián Mỹ được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi, sau đó chúng lây lan qua nhiều con đường đến Nam Mỹ, phía Tây Ấn Độ và phía nam Bắc Mỹ Hiện nay chúng xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Rehn, 1945 [41]; Nigam,

1933 [37])

Khác với Gián Đức và Gián Phương Đông, loài gián này hoạt động rất nhanh nhẹn đặc biệt là ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn

Trang 26

như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi

để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện, ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước Khi bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà để tìm nơi ẩn náu

Gián Mỹ là động vật phàm ăn, nguồn thức ăn của chúng gồm các loại thức ăn mà con người sử dụng, phân, xác chết đồng loại, các chất bột, đường Bên cạnh đó, chúng còn nhấm bìa gáy sách, tủ trần có bột Ngoài ra, cũng giống như các loài gián khác sống trong nhà, Gián Mỹ có khả năng mang mầm bệnh nguy hiểm (tả, dịch hạch, thương hàn, bại liệt…) và là sinh vật “đáng ghét”

vì luôn để lại những mùi hôi rất khó chịu, đọng lại rất lâu trên những thức ăn, vật dụng khi đi qua Theo Rust và cộng sự (1991) [43], có ít nhất 22 loài vi khuẩn gây bệnh cho con người, virus, nấm và sinh vật đơn bào cũng như năm loài giun sán đã được phân lập từ Gián Mỹ Chính vì vậy, Gián Mỹ là sinh vật hại cần phải phòng trừ

Trang 27

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ 01/01/2014 đến 30/11/2014

 Địa điểm nghiên cứu

Việc điều tra, thu thập mẫu và thử nghiệm trên hiện trường được tiến hành tại các nhà dân và một số khu chung cư thuộc thành phố Hà Nội

Việc phân tích mẫu, chế tạo chất nền, chế tạo bả và các thử nghiệm trong phòng được tiến hành tại Phòng thí nghiệm của Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam

2.2 Vật liệu nghiên cứu

 Mẫu vật thí nghiệm: Các cá thể Gián Mỹ trưởng thành thu thập tại các

nhà dân thuộc khu vực Hà Nội nhằm phục vụ quá trình nhân nuôi, thử nghiệm

bả trong phòng thí nghiệm

 Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm:

- Dụng cụ: Dụng cụ thu bắt gián và nuôi gián, dụng cụ làm bả, đĩa petri…

- Hóa chất: Sulfluramid, Indoxacarb, Fipronil được đặt mua của hãng Sigma (Mỹ), Merck (Đức)…

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu lựa chọn chất nền làm bả diệt Gián Mỹ dạng gel

Lựa chọn 3 nguồn thức ăn Gián Mỹ ưa thích gồm tinh bột (bánh mỳ khô), protein thực vật (bơ đậu phộng), protein động vật (giò chín) Phương pháp phối trộn các nguồn thức ăn trên dựa trên tài liệu của Bell và Adiyodi (1981) [13], H Nasirian (2008) [25], có cải tiến để phù hợp với điều kiện thí nghiệm

Trang 28

 Thí nghiệm 1: Kiểm định chất nền đơn làm bả dạng gel theo mức độ Gián

Mỹ ưa thích

Để kiểm định, lựa chọn loại chất nền đơn dạng gel Gián Mỹ ưa thích, chúng tôi sử dụng 3 loại thức ăn: tinh bột (bánh mỳ khô), protein thực vật (bơ đậu phộng) và protein động vật (giò chín)

Các công thức chất nền thí nghiệm:

CTCN1: 50g Bơ đậu phộng CTCN2: 50g Giò chín CTCN3: 50g Bánh mỳ khô Các chất nền được làm ẩm với nước theo tỷ lệ 1:1 Các bước thí nghiệm được tiến hành:

- Tạo thùng nuôi Gián Mỹ với kích thước (40 x 40 x 25cm) và nuôi 100

cá thể gián (gián đực, gián cái trưởng thành và thiếu trùng) ổn định và bị bỏ đói trong 3 ngày

- Tạo 3 ống dẫn (chiều dài 30 cm, đường kính ống 2cm) nối từ thùng nuôi gián tới 3 hộp chứa thức ăn (mỗi hộp có kích thước 20 x 20 x 10cm) và chứa 50g một loại thức ăn tương ứng với các công thức CTCN1, CTCN2 và CTCN3

- Các hộp chứa thức ăn được đặt ở các vị trí sao cho khoảng cách tới thùng nuôi như nhau

- Quan sát, đánh giá thời điểm gián đến khai thác các chất nền đơn và mức độ sử dụng thức ăn của gián

- Cân lượng thức ăn còn lại sau 3 ngày thí nghiệm để tính mức độ sử dụng thức ăn của gián và tỷ lệ hao hụt thức ăn

- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần

Trang 29

- Kết quả được kiểm định bằng hàm T-test trong Micosoft Excel để đánh giá, lựa chọn chất nền đơn ưa thích của Gián Mỹ

 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm công thức phối trộn chất nền đơn với một số

chất bổ trợ để tạo chất nền dạng gel làm bả diệt Gián Mỹ

Từ kết quả của thí nghiệm 1, chất nền ưa thích của Gián Mỹ được phối trộn với mật ong và phụ gia theo 3 tỷ lệ khác nhau, cụ thể:

CTPT1: 80% chất nền + 10% mật ong + 10% phụ gia CTPT2: 70% chất nền + 20% mật ong + 10% phụ gia CTPT3: 60% chất nền + 30% mật ong + 10% phụ gia

- Tạo thùng nuôi Gián Mỹ với kích thước (40 x 40 x 25cm) chứa 100 cá thể gián (gián đực, gián cái trưởng thành và thiếu trùng) đã được nuôi ổn định và

bị bỏ đói 3 ngày

- Tạo 3 ống dẫn (chiều dài 30 cm, đường kính ống 2cm) nối từ thùng nuôi gián tới 3 hộp chứa thức ăn (mỗi hộp có kích thước 20 x 20 x 10cm) và chứa 50g một loại hỗn hợp chất nền tương ứng với các công thức CTPT1, CTPT2 và CTPT3

- Các hộp chứa thức ăn được đặt ở các vị trí sao cho khoảng cách tới thùng nuôi như nhau

- Quan sát, đánh giá thời điểm gián đến khai thác các hỗn hợp chất nền và mức độ sử dụng thức ăn của Gián Mỹ

- Cân lượng hỗn hợp chất nền còn lại sau 3 ngày thí nghiệm để tính mức

độ sử dụng và tỷ lệ hao hụt

- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần

- Kết quả được kiểm định bằng hàm T-test trong trong Micosoft Excel để đánh giá lựa chọn công thức phối trộn phù hợp làm bả gel diệt Gián Mỹ

Trang 30

2.3.2 Nghiên cứu chế tạo công thức gel với chất nền để làm bả diệt Gián Mỹ

 Nghiên cứu chế tạo công thức gel làm bả diệt Gián Mỹ

Từ kết quả của thí nghiệm lựa chọn chất nền và dựa trên các tài liệu đã công bố về phương pháp tạo gel trong thực phẩm của Nguyễn Văn Bình (2009) [1], chúng tôi chọn 3 loại phụ gia để tạo lập gel, gồm: Xanhtagum, Gelatin và Polyphosphat Các công thức thí nghiệm được ký hiệu:

CTG1: Chất nền + 5% Xanhtagum CTG2: Chất nền + 5% Gelatin CTG3: Chất nền + 5% Polyphosphat

- Đánh giá các chỉ tiêu lý hóa (màu sắc, hình dạng…), thời gian lưu trữ ở các điều kiện nhiệt độ thường, bảo quản lạnh…

 Thử nghiệm các công thức gel nghiên cứu với cá thể Gián Mỹ

- Tạo thùng nuôi Gián Mỹ với kích thước (30 x 30 x 25cm) chứa 50 cá thể gián (gián đực, gián cái trưởng thành và thiếu trùng), được nuôi ổn định và bị bỏ đói 3 ngày

- Tạo 3 ống dẫn (chiều dài 20cm, đường kính ống 2cm) nối trực tiếp từ thùng nuôi gián tới 3 hộp chứa sản phẩm gel khác nhau (mỗi hộp có kích thước

20 x 20 x 10cm) và chứa 30g một loại gel tương ứng với các công thức CTG1, CTG2 và CTG3

- Quan sát sau các khoảng thời gian bằng nhau (10 phút) trong 2 giờ để xác định số lượng gián xuất hiện tại các hộp chứa 3 loại gel

- Cân lượng thức ăn còn lại sau 3 ngày thí nghiệm để tính mức độ sử dụng

và tỷ lệ hao hụt

- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần

Trang 31

- Xác định số lƣợng Gián Mỹ xuất hiện qua các khoảng thời gian nghiên cứu và kiểm định kết quả lƣợng thức ăn hao hụt bằng hàm T-test trong Micosoft Excel để đánh giá công thức gel phù hợp làm bả diệt Gián Mỹ

2.3.3 Nghiên cứu lựa chọn hoạt chất sử dụng làm bả diệt Gián Mỹ

- Tiến hành lựa chọn 3 loại hoạt chất đang đƣợc sử dụng làm bả diệt gián

và sẵn có ở Việt Nam: Fipronil, Sulfluramid, Indoxacarb (H Nasirian, 2008 [25]; Changlu Wang và cộng sự, 2008 [18])

- Trộn từng hoạt chất với công thức gel thích hợp đã nghiên cứu theo các nồng độ khác nhau (1% Sulfluramid, 0,1% Fipronil và 0,5% Indoxacarb)

- Tạo 3 hộp nuôi gián với 20 cá thể mỗi hộp, nuôi ổn định trong 2 ngày

- Bổ sung vào mỗi hộp mô hình 10g bả Quan sát, đánh giá số lƣợng gián chết đối với từng loại hoạt chất

- Thí nghiệm lặp lại 3 lần cho mỗi thử nghiệm Đối chứng là thức ăn dạng gel không chứa hoạt chất

- Tính toán hiệu lực diệt gián trong điều kiện phòng thí nghiệm theo công thức Abbott (1925) [5]:

Trong đó: E là hiệu lực tính bằng %

C a là số gián còn sống ở lô đối chứng sau khi xử lý

T a là số gián còn sống ở lô thí nghiệm sau khi xử lý

- So sánh hiệu lực diệt gián của các công thức bả đã chế tạo, lựa chọn công thức bả có hiệu lực diệt gián cao nhất

E = (C a – T a )/C a x 100

Ngày đăng: 07/03/2016, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bình, 2009. Gel cấu trúc và phương pháp tạo cấu trúc gel của các protein trong các thực phẩm giàu protein. Luận văn Thạc sĩ. Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gel cấu trúc và phương pháp tạo cấu trúc gel của các "protein trong các thực phẩm giàu protein
2. Nguyễn Văn Châu và cộng sự, 2014. Một số loài gián sống gần người tại một số địa điểm ở Hà Nội, Báo cáo Hội nghị côn trùng học Toàn quốc lần thứ 8, 767-773.Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội nghị côn trùng học Toàn quốc lần thứ 8
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
3. Tạ Huy Thịnh và cộng sự, 1995. Kết quả bước đầu nghiên cứu phòng chống gián nhà (Periplaneta americana) tại quần đảo Trường Sa, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 522-527. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Periplaneta americana") tại quần đảo Trường Sa, "Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
4. Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2014. Thành phần loài và đánh giá mức độ gây hại của gián tại 3 khu đô thị ở Hà Nội, Báo cáo Hội nghị côn trùng học Toàn quốc lần thứ 8, 806-811. Nhà xuất bản Nông nghiệp.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Hội nghị côn trùng học Toàn quốc lần thứ 8
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tài liệu tiếng Anh
5. Abbott, W.S., 1925. A method for computing the effectiveness of an insecticide. Journal of Economic Entomology, 18: 265 - 676 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Entomology
6. Akers, R.C., and Robinson, W.H., 1981. Spatial patterns and movement of German cockroaches in urban, low-income apartments (Dictyoptera: Blattellidae). Proceedings of the Entomological Society of Washington, 83: 168-172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings "of the Entomological Society of Washington
7. Appel, A.G., and Tanley, M.J., 2000. Laboratory and field performance of an imidacloprid gel bait against german cockroaches (Dictyoptera: Blattellidae). Journal of Economic Entomology, 93 (1): 112-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal "of Economic Entomology
8. Appel, A.G., 1990. Laboratory and field performance of consumer bait products for German cockroach (Dictyoptera: Blattellidae) control. Journal of Economic Entomology, 83: 153-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic "Entomology
9. Appel, A.G., et al., 2005. Toxicity of granular and bait formulations against cockroaches (Dictyoptera: Blattellidae and Blattidae). Sociobiology, 46: 65-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxicity of granular and bait formulations against "cockroaches (Dictyoptera: Blattellidae and Blattidae)
10. Ballard, J.B., and Gold, R.E., 1983. Field evaluation of two trap designs used for control of German cockroach populations. Journal of the Kansas Entomological Society, 56: 506-510 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Kansas Entomological "Society
11. Ballard, J.B., and Gold, R.E., 1984. Laboratory and field evaluations of German cockroach (Orthoptera: Blattellidae) traps. Journal of Economic Entomology, 77: 661- 665 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economic Entomology
12. Bao, N., and Robinson, W., 1988. Treating for Americans. Pest Control, 56: 62- 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treating for Americans
13. Bell, W.J., and Adiyodi, K.G., 1981. The American cockroach. Chapman and Hall. London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American cockroach
14. Bell, W.J., et al., 2007. Cockroaches: Ecology, behavior and natural history. Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD., 116-130, 158-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cockroaches: Ecology, behavior and natural history
15. Benson, E.P., and Zungoli, P.A., 1997. Cockroaches. In S. A. Hedge and D. Moreland [eds.] Handbook of Pest Control: The Behavior, Life History and Control of Household Pests, 8th ed. Mallis Handbook and Technical Training Company. Pest Control Technology. Cleveland, OH, 123-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cockroaches
16. Brenner, R.J., et al., 1987. Health implications of cockroach infestation. Infections in Medicine: Infectious Disease in Medical and Family Practice, 4(8): 349-355 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health implications of cockroach infestation
17. Burgess, N.R., et al., 1974. An electric trap for the control of cockroaches and other domestic pests. Journal of the Royal Army Medical Corps, 120: 173-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Royal Army Medical Corps
18. Changlu Wang, et al., 2008. Factors affecting secondary kill of the German Cockroach (Dictyoptera: Blattellidae) by gel baits. Proceedings of the Sixth Internetional Conference on Urban Pests, 153-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting secondary kill of the German "Cockroach (Dictyoptera: Blattellidae) by gel baits
19. Cochran, D.G., 1999. Cockroaches: their biology, sdistribution and control. WHO/CDS/CPC/WHOPES/99.3. World Health Organization, Geneva, 1-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cockroaches: their biology, sdistribution and control
21. Dow, J.A., 1986. Insect midgut function. Advances in Insect Physiology, 19: 187- 328 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Insect midgut function

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w