CHƯƠNG II PHẠM VI ÁP DỤNGSổ tay môi trường mô tả toàn bộ hệ thống quản lý môi trường của công ty đáp ứngvới yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Công ty xây dựng và áp dụng hệ thống qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG CTTNHH VIỆT ĐỨC
Lớp: ĐH2QM4 Giảng viên hướng dẫn: Th.s Tạ Thị Yến
Hà Nội, tháng 5/2015
Trang 2Sinh viên thực hiện:
1 Phan Anh Giáp
2 Trần Thị Thục Trang
3 Nguyễn Quốc Quân
4 Hoàng Mạnh Linh
Trang 3SỔ TAY MÔI TRƯỜNG
ENVIRONMENTAL MANUAL
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Công ty chúng tôi chuyên sản xuất Bao Bì Giấy & Carton Những hoạt động sản xuất củacông ty chúng tôi phải hòa chung hoạt động của xã hội
Từ tình yêu một môi trường thiên nhiên sạch đẹp, phong phú, chúng tôi phải nổ lực hếtmình để làm cho môi trường ngày càng sạch đẹp hơn để tạo lòng tin đối với các bên liên quancủa toàn thể nhân viên công ty, của khách hàng và của người dân xung quanh
1 Tuân thủ các yêu cầu luật pháp về môi trường của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam, các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty
2 Tiến hành cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc đánh giá
hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường
3 Triển khai hoạt động một cách tích cực các hạng mục được nêu ra dưới đây:
a Giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất
b Không sử dụng lãng phí nhiên liệu, điện, nước
c Giảm sử dụng lượng hóa chất độc hại
d Giảm các chất gây hại đối với môi trường
4 Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường của chúng tôi
là : “Môi trường là suy nghĩ, là cuộc sống của chúng ta”.
Muốn vậy, chúng tôi cần phải truyền đạt các văn bản liên quan đến môi trường đượcđến toàn bộ nhân viên sao cho thấu hiểu và tuân thủ tất cả các quy định đã được thống nhấttheo phương châm chính sách môi trường
5 Phương châm chính sách môi trường sẽ được cập nhật một cách rộng rãi trong và
ngoài công ty thông qua mạng Internet sao cho những bên liên quan cần thiết có thể truy cậpmột cách dễ dàng
MỤC LỤC
Trang 4CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 7
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 7
1.2.CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHỦ YẾU: 7
CHƯƠNG II: PHẠM VI ÁP DỤNG 8
CHƯƠNG III: ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT 10
3.1 ĐỊNH NGHĨA: 10
3.2.CÁC TỪ VIẾT TẮT: 12
CHƯƠNG IV: TIÊU CHUẨN THAM KHẢO 13
CHƯƠNG V: CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 14
5.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG: 14
5.3 HOẠCH ĐỊNH: 15
5.3.1 Khía cạnh môi trường: 15
5.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: 21
5.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu: 22
5.3.4 Chương trình quản lý môi trường: 23
5.3.5 Thực hiện và điều hành: 28
5.3.6 Cơ cấu và trách nhiệm 28
5.3.7 Đào tạo, nhận thức và năng lực: 30
5.3.8 Thông tin liên lạc: 32
5.3.9 Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: 33
5.3.10 Kiểm soát tài liệu: 34
5.3.11 Kiểm soát điều hành: 37
5.3.12 Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: 45
5.3.13 Kiểm tra và hành động khắc phục: 47
PHỤ LỤC: MA TRẬN TRÁCH NHIỆM 68
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 5.1 Cơ cấu tổ chức 27Hình 5.2 Cơ cấu trách nhiệm 28Hình 5.3 Phân loại chất thải tại nguồn……… 36
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1: Đánh Giá Khía Cạnh Môi Trường 15
Bảng 5.2 Đánh giá KCMT của công ty TNHH Việt Đức 16
Bảng 5.3.Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 22
Bảng 5.4 Các yếu tố cốt lõi của tài liệu 33
Bảng 5.5 Quy trình kiểm soát tài liệu 35
Bảng 5.6 Đánh giá sự tuân thủ pháp luật 51
Bảng 5.7 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường 56
Bảng 5.8 Xem xét của lãnh đạo 65
Trang 7CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Tên công ty: Công ty TNHH Việt Đức
Địa chỉ: Lô số 20, Đường số 1, khu công nghiệp Tân tạo, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
9001 : 2000 và được chứng nhận bởi tổ chức BQVI vào năm 2003
1.2 CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHỦ YẾU:
Sản phẩm chính của công ty là cung cấp bao bì giấy các loại
Trang 8CHƯƠNG II PHẠM VI ÁP DỤNG
Sổ tay môi trường mô tả toàn bộ hệ thống quản lý môi trường của công ty đáp ứngvới yêu cầu cuả tiêu chuẩn ISO 14001:2010
Công ty xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường nhằm từng bước triểnkhai, tổ chức, duy trì và thực hiện những chính sách và thủ tục có liên quan để ngăn ngừa vàhạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường trong sản xuất Điều này không chỉ giúp giảm bớt ônhiễm, giảm chi phí mà còn giúp tăng năng suất và đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế
Sổ tay này được kiểm soát theo thủ tục kiểm soát tài liệu: 0094
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuậnlợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến cácyêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về khía cạnh môitrường có ý nghĩa Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường mà tổ chức xácđịnh là có kiểm soát và có thể tác động Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn mực về kếtquả hoạt động môi trường cụ thể
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:
a) thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường;
b) tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố;
c) chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:
1 tự xác định và tuyên bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc
2 được xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của mình bởi các bên cóliên quan đến tổ chức, như khách hàng hoặc
3 được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố, hoặc
4 được một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống quản lý môi trường củamình
Tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm tích hợp vào bất ký hệ thống quản lýmôi trường nào Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi trường của tổchức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, vị trí và các điều kiện
Trang 9thực hiện chức năng của tổ chức Trong phụ lục A cũng nêu ra hưỡng dẫn tham khảo về sửdụng tiêu chuẩn này.
Phạm vi áp dụng của HTQLMT liên quan đến các hoạt động sản xuất và dịch vụ trongcông ty TNHH Việt Đức tại địa chỉ Lô số 20, Đường số 1, khu Công nghiệp Tân Tạo, QuậnTân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10CHƯƠNG III ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT 3.1 ĐỊNH NGHĨA:
3.1.1 Môi trường: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm
không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật, conngười và các mối quan hệ qua lại của chúng
3.1.2 Cải tiến liên tục: Quá trình tăng cường HTQLMT để nâng cao kết quả hoạt
động tổng thể về môi trường phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức
3.1.3 Khía cạnh môi trường: Yếu tố của các hoạt động sản phẩm và dịch vụ của
một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường (Khía cạnh môi trường có
ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường)
3.1.4 Tác động môi trường: Bất kỳ một sự thay đổi nào gây ra cho môi trường, dù
có hại hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt động, sản phẩm và dịch
vụ của một tổ chức gây ra
3.1.5 Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT): Một phần của hệ thống quản lý
chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, quytắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duytrì chính sách môi trường
3.1.6 Mục tiêu môi trường: Mục đích tổng thể về môi trường xuất phát từ chính
sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới và được lượng hóa khi có thể
3.1.7 Kết quả hoạt động môi trường: Các kết quả có thể đo được của HTQLMT,
liên quan đến sự kiểm soát các khía cạnh môi trường của tổ chức, dựa trênchính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cuả mình
3.1.8 Chính sách môi trường: Công bố của tổ chức về ý định và nguyên tắc liên
quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình, tạo ra khuôn khổcho các hành động và cho việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường củamình
3.1.9 Chỉ tiêu môi trường: Yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hóa được
khi có thể, áp dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của nó Yêu cầu này xuấtphát từ các mục tiêu môi trường nên cần phải đề ra và đáp ứng nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đó
Trang 113.1.10 Bên hữu quan: Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi kết
quả hoạt động về môi trường cuả một tổ chức
3.1.11 Tổ chức: Công ty, liên hợp công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc một bộ
phận cuả nó, dù là tổ hợp hay không, nhà nước hoặc tư nhân, có các bộ phậnchức năng và quản trị riêng của mình
3.1.12 Ngăn ngừa ô nhiễm: Sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, vật
liệu hoặc sản phẩm để tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm Hoạt động này
có thể bao gồm tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng cóhiệu quả nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu
3.1.13 Đánh giá nội bộ : Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn
bản nhằm thu thập các bằng chứng đánh giá và đánh giá chúng một cáchkhách quan để xác định mức độ thực hiện cácchuẩn mực đánh giá hệ thốngquản lý môi trường do chức thiết lập
Chú thích: Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu về tínhđộc lập có thể được thể hiện bằng việc không liên quan về trách nhiệm với hoạt động đượcđánh giá
3.1.14 Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng một yêu cầu
3.1.15 Hành động phòng ngừa : Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không
phù hợp tiềm ẩn
Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ từnguồn, thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên,thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và xử lý
3.1.16 Thủ tục : Cách thức được quy định để tiến hành một hoạt động hoặc một quá
trình
Chú thích 1: Thủ tục có thể được lập thành văn bản hoặc không
Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2007, 3.4.5
3.1.17 Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các
hoạt động được thực hiện
Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2007, 3.7.6
Trang 123.1.18 Tài liệu: Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.
3.1.19 Chuyên gia đánh giá: Người có khả năng, phẩm chất và năng lực để tiến hành
ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
BDAMT: Ban dự án môi trường
Trang 13CHƯƠNG IV TIÊU CHUẨN THAM KHẢO
1 TCVN – ISO 14001: HTQLMT – Quy định và hướng dẫn sử dụng
2 TCVN – ISO 14004: HTQLMT – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuậthỗ trợ
3 TCVN 19011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
Trang 14CHƯƠNG V CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 5.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG:
Công ty thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thốngquản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách thức đểđáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó
Công ty xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi trường củamình
b) có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm,
c) có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà tổ chứcphải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình,
d) đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường,e) được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì,
f) được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của
1 Tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam, các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty
Trang 152.Tiến hành cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc đánh giá hiệuquả của hệ thống quản lý môi trường.
3 Triển khai hoạt động một cách tích cực các hạng mục được nêu ra dưới đây:
a Giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất
b Không sử dụng lãng phí nhiên liệu, điện, nước
c Giảm sử dụng lượng hóa chất độc hại
d Giảm các chấy gây hại đối với môi trường
4 Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường của chúng tôi là
“Môi trường là suy nghĩ, là cuộc sống của chúng ta”.
5 Phương châm, chính sách môi trường sẽ được cập nhật một cách rộng rãi trong và ngoàicông ty thông qua mạng Internet sao cho những bên liên quan cần thiết có thể truy cậpmột cách dễ dàng
5.3 HOẠCH ĐỊNH:
5.3.1 Khía cạnh môi trường:
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm
vi đã xác định của HTQLMT mà tổ chức có thể kiểm soát và các khía cạnh môi trường
mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng có tính đến các triển khai lập kế hoạch hoặc mới, hoặccác hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mới hoặc được điều chỉnh,
b) xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể (các) tác động đáng kể tới môitrường (nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa)
Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin và cập nhật chúng
Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xem xét đếntrong khi thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT của mình
Tài liệu liên quan:
- 0234: Thủ tục xác định các khía cạnh và tác động môi trường
Trang 16Bảng 5.1: Đánh Giá Khía Cạnh Môi Trường
cạnh
Đánh giá (điểm)
01 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu Vượt quá cho
05 Hình ảnh uy tín của công ty (HA) Anh hưởng rất
lớn Anh hưởng ítKhông ảnh hưởng
531+ Tiêu chuẩn để xác định khía cạnh môi trường đáng kể:
Nếu tổng số điểm đáng giá ≥ 15;
Nếu tổng số điểm của tất cả các tiêu chí (02 + 03): > 6;
Nếu tổng số điểm của tất cả các tiêu chí 01: ≥ 3;
Nếu tổng số điểm của tất cả các tiêu chí (03 + 04): > 6.
+ Điểm có trọng số = Tổng cộng (TC) X trọng số (w)
+ Tổng điểm = tổng cộng + điểm có trọng số
Trang 17Bảng 5.2 Đánh giá KCMT của công ty TNHH Việt Đức
Tổng điểm
Kết luận P
Chất thải nguy hại N 3 3 3 3 3
15 0.5 7.5 22.5 Đáng kể
Trang 184 In
Tiêu thụ nguyên
Không đáng kể
Trang 20sinh Tiêu thụ nước N 1 1 1 1 1 5 0.5 2.5 7.5 Không đáng kể
Trang 21N ( Normal): Điều kiện bình thường PL : Yêu cầu pháp luật/khác
A (Abnormal): Điều kiện bất bình thường RR : Mức độ rủi ro với con người vàbên hữu quan
TX : Tần xuất tác động môi trường
E ( Emergency): Tình trạng khẩn cấp
MĐ : Mức độ tác động đối với môi trường: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên
HA : Hình ảnh uy tín của công ty
TC : Tổng cộng các tiêu chí PP, RR, TX, MĐ, HA
5.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác:
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà
tổ chức tán thành có liên quan với các khía cạnh môi trường của mình, và
b) xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi trường của tổ chức
Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường cho mình
Tài liệu liên quan:
- 0235: Diễn giải quy trình đáp ưng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
1 Xác định yêu cầu Các bộ phụ
trách môitrường
- Xem xét các yêu cầu mới
- Xác định những yêu cầu cần
áp dụng và in ra bản cứng cácyêu cầu pháp luật có thể ápdụng cho công ty
Tài liệu về cácyêu cầu pháp luậtphải tuân thủ
Trang 222 Cập nhật các yêu
cầu pháp luật và
yêu cầu khác
Các bộ phụtrách môitrường
- Hàng tháng cập nhật nhữngthay đổi về luật lệ từ cơ quan cóthẩm quyềnhoặc thông quawebsite
- Hàng năm xem xét lại yêu cầumôi trường của công ty
Tài liệu cập nhật được
3 Phân phối các bộ
phận liên quan
Các bộ phụtrách môitrường
- Đóng tập các yêu cầu này vàphân phối đến các phòng ban,
cá nhân liên quan
Tài liệu ban hành
- Tổ chức họp hướng dẫn các bộ phận thực hiện
Hồ sơ về biên bản cuộc họp
5 Phản hồi từ các
phòng ban
Phụ trách cácphòng banliên quan
- Thông báo cho các bộ môitrường về việc xem xét của họ
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu mới
- Xây dựng chương trình để thực hiện yêu cầu này
Hồ sơ đánh giá vàxây dựng chươngtrình
7 Đánh giá sự tuân
thủ yêu cầu pháp
luật và yêu cầu
khác và lưu hồ sơ
Đại diện Banlãnh đạo vềmôi trường
- 6 tháng đánh giá sự tuân thủyêu cầu pháp luật và yêu cầukhác và lưu hồ sơ
- Lưu hồ sơ đánh gia
Hồ sơ đánh giá
Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức phải xem xétđến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành, và các khía cạnh
Trang 23môi trường có ý nghĩa của mình Tổ chức cũng phải xem xét đến các phương án côngnghệ, các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính của tổ chức và các quan điểm củacác bên hữu quan.
Tài liệu liên quan:
- 0236: Thủ tục thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường
5.3.4 Chương trình quản lý môi trường:
Trong quá trình thực hiện, Công ty đã thiết lập chương trình quản lý môi trường phùhợp với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã đề ra Chương trình này được xem như kếhoạch chiến lược cuả tổ chức và xác định rõ:
Trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Nguồn lực cần thiết
Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
Sắp xếp các hành động cụ thể theo thứ tự ưu tiên
Thường xuyên soát xét lại chương trình để phản ánh những thay đổi hay điều chỉnh cácmục tiêu và chỉ tiêu môi trường của tổ chức
Tài liệu liên quan:
- 0236: Thủ tục thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường
Trang 24Bảng 5.3.Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường
Thời gian hoàn thành (6)
Thực hiện theo mục tiêu,chỉ tiêu HTQLCL theoISO 9001:2000 đến năm2015
Nhân viên phòngHành chính –Nhân sự (HCNS)
/2015
Thực hiện chương trìnhThưởng - Phạt trong sảnxuất Nhân viên xưởngsản xuất
3Quý/2015
Thực hiện chương trình
“Tiết kiệmNguyên Vật Liệu”
Kiểm soát và điều hành Nhân viên phòng
HCNS
3Quý/2015
Lắp đặt thiết bị đo nănglượng sử dụng
Nhân viên bảotrì, bảodưỡng
Tháng1/2015
(2) Giảm 10% sửdụng nănglượng
Phát hiện các khu vực sửdụng năng lượng lãngphí
Nhân viên môitrường
Tháng2/2015.Thực hiện chương trình
“Tiết kiệm Năng Lượng”
Tất cả nhân viên
trongcông ty
Tháng3/2015
Kiểm soát và điều hành Nhân viên phòng
HCNS
Quý IIvàIII/2015
Nhân viên môitrường
Tháng1/2015.Kiểm soát và điều hành Nhân viên phòng
HCNS
(2) Thu gom, vậnchuyển và xử lý100% CTR
Liên hệ nhà thầu để bán100% các chất thải rắn táichế (giấy vụn, thùngcarton, bụi giấy)
Nhân viênphòngKDKH
3 Quý/2015
Trang 25Hợp đồng với Công tyMTĐT quận Bình Tânthu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải sinh hoạt
-thải rắn đến năm 2015
Thực hiện chương trìnhThưởng - Phạt trong sảnxuất
Nhân viên phòngHành chính –Nhân sự
3 Quý –2015.Kiểm soát và điều hành
Nhân viên môitrường
3 Quý 2015
-Kiểm tra, Dán nhãn báohiệu khu vực chứaCTRNH
Nhân viên môitrường
3 Quý –2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên
Nhân viên môitrường
3 Quý –2015
Trang bị đầy đủ trangthiết bị bảo hộ lao độngcho công nhân
Nhân viên phòngHành chính –Nhân sự
3 Quý –2015Kiểm soát và điều hành
(3) Giảm 1% CTRNHđến năm 2015
Thay đổi tỷ lệ pha chếButanal : Perklon = 1 : 4thành 1 : 3)
Nhân viênchế bản
3 Quý 2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên
-phòng HCNS(1) Đảm bảo 100%
mức ồn đạt chuẩn cho
Trang 26tiếng ồn trong nhàxưởng đạt dưới 85dBA.
Trang bị 100% nút taicho người lao động
phòng HCNS
CuốimỗiQuý –Sửa chữa và lắp các thiết
bị giảm va đập tiếng ồn
Nhân viênBTBD
Mỗi quý/
-2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên
Thực hiện quan trắc định
kỳ 3 tháng/1 lần
Nhân viênmôi trường
Mỗi quý/
-2015Thực hiện bảo trì, bão
dưỡng xe nâng định kỳ 1tuần/1 lần
Nhân viênBTBD
Thứ 2 mỗituần.Kiểm soát và điều hành Nhân viên
phòng HCNS
(2) Đảm bảo 100% khíthải từ lò hơi đạt chuẩncho phép
Thực hiện quan trắc định
kỳ 3 tháng/1 lần
Nhân viênmôi trường
Mỗi quý/
2015Xây dựng hệ thống xử lý
khí thải lò hơi
Nhân viênmôi trường
Tháng 1/năm2016Vận hành hệ thống xử lý khí
thải
Nhân viênsản xuất
Mỗingày.Kiểm soát và điều hành Nhân viên
phòng HCNS Tháng 9
năm2015
Thay xe nâng chạy dầu bằng
xe điện
Nhân viênBTBD(3) Giảm 5% khí thải
phát sinh đến năm
Sử dụng dầu đốt lò hơiđúng yêu cầu chất lượng và
số lượng
Nhân viênsản xuất
Mỗingày
Trang 272015 Thực hiện quan trắc định
kỳ 3 tháng/1 lần
Nhân viênmôi trường
Thường xuyên vệ sinh chụphút bụi 1tháng/1lần
Nhân viên bảotrì, bảo dưỡng
(2) Thu gom, vậnchuyển 100% bụi giấyphát sinh đến năm2015
Trang bị 100% khẩu trangchống bụi và cho người laođộng
Nhân viênphòngHànhchính –
1quý/1lần
Liên hệ nhà thầu thu gomvận chuyển bụi
Nhân viên phòngKinh Doanh -Kế Hoạnh
1quý/1lần
Kiểm soát và điều hành Nhà thầu 1quý/1
Thực hiện quan trắc định ky
3 tháng/1 lần
Nhân viênmôi trường
Mỗi quý/
-2015
Lắp đặt hệ thống thông giótại xưởng sản xuất
Nhân viên bảotrì, bảo dưỡng
Quý I –2015.Kiểm soát và điều hành Nhân viên
phòng HCNS
(1)Tách rời 100% các
Duy trì 3 hệ thống thoátnước riêng biệt gồm: nướcthải sản xuất, sinh hoạt vànước mưa
Nhân viênmôi trường
3 quý –2016
Trang 28Vận hành đúng và duy trì hệthống xử lý nước thải hiệnhữu.
Nhân viênsản xuất
3 quý –2016.Kiểm tra và sửa chữa các
đưỡng ống dẫn các loạinước thải định kỳ 1tuần/
1lần
Nhân viên bảotrì, bảo dưỡng
Thứ 2mỗituần.Thực hiện quan trắc theo
định kỳ 3 tháng/1 lần
Nhân viênsản xuất
Mỗi quý/
2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên môi
Thực hiện kiểm tra các thiết
bị PCCC theo kếhoạch 1 năm/lần
Nhân viênmôi trường Tháng11/
2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên
phòng HCNS
(2) 100% nhân viêntoàn công ty được tậphuấn công tác PCCCđến năm 2015
Thực hiện công tác tập huấnPCCC cho nhân viên toàncông ty theo kế hoạch 1 năm
Nhân viênmôi trường
Tháng1/2015Kiểm soát và điều hành Nhân viên
Kiểm tra khu vực kho chứavật tư, kho phế phẩm, theo
kế hoạch 1tuần/lần
Nhân viênmôi trường
Hàng tuầnbắt đầu từthứ 2.Kiểm soát NVL khi vận
chuyển khi nhập kho
Nhân viênkho NVL
Mỗi quý/
1 lần.Kiểm soát và điều hành Nhân viên
phòng HCNS
Trang 295.3.5 Thực hiện và điều hành:
Để thực hiện HTQLMT có hiệu quả, Công ty chú trọng đến những yếu tố cơ bản nhấttrong cơ cấu tổ chức Và để đạt được các mục tiêu môi trường của mình một cách tốt nhất,Công ty đã phát huy mạnh mẽ vấn đề liên kết con người, hệ thống, chiến lược, nguồn lực và
cơ cấu cuả mình
5.3.6 Cơ cấu và trách nhiệm
5.3.6.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty sử dụng tổng số lao động khoảng 125 người (109 người lao động trực tiếp/16người lao động gián tiếp) Trong đó Bán Giám Đốc gồm có:
01 Giám đốc: Nguyễn Thanh Tùng
01 Phó giám đốc: Nguyễn Đức Trung
Hình 5.1 Cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc
Phòng
Marketing
Phòng Kinhdoanh – Kế hoạch
Phòng Hànhchính – Nhân sự
Phòng Tạo mẫu– Thiết kế – Chế bản
Xưởng sản xuất
Trang 305.3.6.2 Cơ cấu trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm thực hiện vàduy trì HTQLMT của toàn Công
Phụ trách Kế toán
-Chịu trách nhiệm tài chính
- Hỗ trợ cho các nhân viên
phòng nhân sự
- Hỗ trợ bộ phận xưởng sản
xuất
Phụ trách phòng Hành chánh
- Nhân sự
-Chịu trách nhiệm hành chínhnhân sư
-Chụi trách nhiệm cung cấp cácvăn bản pháp luật về môi trường
-Phụ trách y tế, bảo vệ và phòngcháy chữa cháy
Phụ trách xưởng sản xuất
- Chụi trách nhiệm phối hợp với
các phòng ban liên quan thực
hiện chương trình quản lý môi
trường tại xưởng sản xuất
Phụ trách Kinh doanh – Kế
hoạch
- Kiểm soát nhà thầu (ChínhSách Môi Trường, thủ tục quytrình có liên quan)
Hình 5.2 Cơ cấu trách nhiệm
Trang 31Tài liệu liên quan:
- Phụ lục: Ma trận trách nhiệm.
5.3.7 Đào tạo, nhận thức và năng lực:
Tổ chức phải đảm bảo bất cứ những người nào thực hiện các công việc của tổ chứchoặc trên danh nghĩa của tổ chức có khả năng gây ra các tác động đáng kể lên môi trường
mà tổ chức xác định được đều phải có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc kinhnghiệm thích hợp, và phải duy trì các hồ sơ liên quan
Tổ chức phải xác định các nhu cầu đào tạo tuong ứng với các khía cạnh môi trường và
hệ thống quản lí môi trường của tổ chức Tổ chức phải cung cấp việc đào tạo hoặc tiến hànhcác hành động khác để đáp ứng các nhu cầu này, và phải duy trì các hồ sơ liên quan
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc các thủ tục để làm cho nhân viên thựchiện công việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức nhận thức đuợc:
a) Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi truờng, với cácyêu cầu của hệ thống quản lý môi truờng,
b) Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác động hiện tại hoặc tiềm ẩn liên quanvới công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của cánhân được cải tiến,
c) Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của hệthống quản lý môi trường,
d) Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định
Tài liệu liên quan:
- 0578: Tài liệu chương trình đào tạo cho nhân viên của công ty TNHH Việt Đức
I Kiến thức chung
◆ ISO 14000 là gì?
◆ Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì?
◆ Các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn
◆ Lợi ích của việc thực hiện ISO 14001 là gì?
◆ Các yếu tố để thực hiện thành công hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) là gì?
Trang 32II Chính sách môi trường
◆ Chính sách môi trường của Công Ty TNHH Việt Đức là gì?
◆ Người công nhân và nhà thầu phải làm gì để thực hiện được chính sách đó?
III Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý môi trường thành công và vững mạnh
◆ Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Công Ty TNHH Việt Đức là gì?
◆ Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà công ty phải tuân thủ làgì?
◆ Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường của công ty là gì?
◆ Nhiệm vụ của nhà thầu và công nhân phải làm gì để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu vàchương trình quản lý môi trường?
IV Thực hiện và điều hành hệ thống quản lý môi trường của Công Ty TNHH Việt Đức
◆ Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty để thực hiệnHTQLMT
◆ Các yêu cầu về năng lực, đào tạo và nhận thức cho các công nhân
◆ Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài của Công Ty TNHH Việt Đức
◆ Tài liệu HTQLMT - các yếu tố chủ chốt trong HTQLMT của công ty
◆ Kiểm soát tài liệu hệ thống
◆ Kiểm soát điều hành – các thủ tục chính là gì?
◆ Tai nạn, sự cố - công ty có thủ tục nào để ứng phó với các sự cố khẩn cấp?
V Đảm bảo hệ thống quản lý môi trường của Công Ty TNHH Việt Đức đang vận hành – Hành động kiểm tra và khắc phục.
◆ Hệ thống giám sát và đo đạc tại công ty
◆ Xử lý sự không phù hợp – bao gồm cả thực hiện các hành động khắc phục và phòngngừa
◆ Thời gian lưu giữ hồ sơ
◆ Đánh giá HTQLMT của công ty
Trang 33VI Xem xét lại của lãnh đạo
◆ Hệ thống có phù hợp, đầy đủ và hiệu quả không?
◆ Làm thế nào để cải thiện liên tục
5.3.8 Thông tin liên lạc:
Đối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình, tổ chứcphải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc các thủ tục để:
a) Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức,b) Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin trường ứng từ các bên hữu quanbên ngoài
Tổ chức phải quyết định để thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ýnghĩa của tổ chức và phải lập thành văn bản quyết định của mình Nếu quyết định thông tin,
tổ chức phải thiết lập và thực hiện một (hoặc các) phương pháp đối với thông tin bên ngoàinày
Tài liệu liên quan:
- 7895: Thông tin liên lạc trong công ty Việt Đức
Công ty thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục cho việc thông tin liên lạc về cácKCMTĐK và HTQLMT của Công Ty TNHH Việt Đức nhằm đảm bảo duy trì tính phùhợp, đầy đủ và hiệu quả của HTQLMT Hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập như sau:
Thông tin liên lạc nội bộ
Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm thông báo các thông tin về hệHTQLMT cho nhân viên của toàn nhà máy Các thông tin này bao gồm: chính sách môitrường, các khía cạnh môi trường đáng kể, chương trình quản lý môi trường, sự khôngphù hợp phát hiện được trong các cuộc đánh giá và kết quả xem xét của lãnh đạo Thôngtin này được thông báo trong báo cáo tiến độ thực hiện HTQLMT hàng năm
Nhân viên môi trường thông tin với phòng Hành chính –Nhân sự về các vấn đề phápluật và quy định liên quan đến hoạt động của công ty
Nhân viên môi trường thông tin các nhu cầu đào tạo để thiết lập, thực hiện và duy trìHTQLMT cho nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự
Nhân viên môi trường duy trì địa chỉ email và số điện thoại nội bộ để tiếp nhận cáccâu hỏi thông tin và các kênh thông tin liên quan khác do nhân viên phòng Kinh doanh –
Trang 34Kế hoạch gửi tới.
Nhân viên môi trường lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp
Thông tin liên lạc bên ngoài
Nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự thông tin đến nhân viên môi trường các yêucầu hoặc thông tin bên ngoài về môi trường (thư, điện thoại từ khách hàng, các cơ quan đạidiện chính phủ, đại diện báo chívà các bên quan tâm đến các hoạt động môi trường củacông ty và cùng với nhân viên môi trường soạn thảo các thư phản hồi
Nhân viên phòng Hành chánh –Nhân sự lưu giữ hồ sơ các thông tin đến và các hồ sơphản hồi thông tin có thể ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động kinh doanh - sản xuất củacông ty Nhân viên Hành Chánh – Nhân Sự và Nhân Viên Môi Trường báo cáo thông tincho Ban giám đốc 1 tháng/1 lần
5.3.9 Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường:
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm:
a) Chính sách, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường,
b) Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường,
c) Mô tả các điều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác động qua lại giữachúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan,
d) Các tài liệu, kể cả các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này,
e) Các tài liệu, kể cả các hồ sơ được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu lựccủa việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá trình liên quan đến khía cạnh môitrường có ý nghĩa của tổ chức
Trang 35Tài liệu liên quan:
- 4612: Danh Sách Các Thủ Tục Môi Trường Tại Công Ty TNHH Việt Đức
Bảng 5.4 Các yếu tố cốt lõi của tài liệu
Các yếu tố cốt lõi Các tài liệu liên quan đến các yếu tố cốt lõi
-Chính sách môi trường
- Các khía cạnh môi
trường đáng kể
-Mục tiêu, chỉ tiêu và
-Sổ tay môi trường
- Các thủ tục theo các yêu cầu của HTQLMT theotiêu chuẩn ISO 14001 : 2010
-Chương trình đánh giá HTQLMT
Các quy trình - Quy Trình Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu
-Quy Trình Kiểm Soát Chất Thải
-Quy Trình Kiểm Soát Hóa Chất
-Quy trình phòng chống sự cố (PCCC, tràn đổ hóachất)
Hướng dẫn công việc -Hướng dẫn Kiểm Soát Nguyên Vật Liệu
-Hướng dẫn Kiểm Soát Chất Thải
-Hướng dẫn Kiểm Soát Hóa Chất
- Hướng dẫn phòng chống sự cố (cháy nổ, tràn đổhóa chất)
5.3.10 Kiểm soát tài liệu:
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu cầu của tiêuchuẩn này phải được kiểm soát Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểmsoát theo các yêu cầu nêu trong 4.5.4
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành,
b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu,
c) đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu,
d) đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng,