Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới, từng bước thực hiện có hiệu quả Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, Đề án ”Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và hình thành vùng sản phẩm đặc thù của địa phương theo chương trình OCOP; Xuất phát từ thực tiễn sản xuất cam hiện nay, Đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Dự án Phát triển vùng cam và xây dựng thương hiệu cam chất lượng cao tập trung trên địa bàn huyện Vân Đồn và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20152018.
Trang 1PHẦN THỨ NHẤT:
TÍNH CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN
1.1 Tình cần thiết xây dựng dự án
Trong những năm qua thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó có Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nhà nước đã có những cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho nông dân, ổn định phát triển kinh tế xã hội
Để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và phù hợp với Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; chú trọng đầu tư sản xuất hàng hoá một số sản phẩm bản địa; ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; đã từng bước nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo Qua đó nhiều giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất Một số cây trồng địa phương có giá trị tế cao như cam, quýt, ba kích, đã được chú trọng đầu tư hỗ trợ phát triển trongnhững năm qua bước đầu đã có hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình
Trong số các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cây cam là một trong những loại cây trồng được đánh giá có khả năng thích nghi với nhiều vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh, đồng thời cho hiệu quả hinh tế cao và ổn định Hiện tại diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Vân Đồn có khoảng 130ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 50ha (chiếm 38%), năng suất bình quân đạt 8-10 tấn quả/ha, sản lượng cho thu hoạch mỗi năm đạt 400-500 tấn quả/năm Thu nhập từ cây cam bình quân đạt từ 200-250 triệu đồng/ha/năm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều tiềm năng Các sản phẩm cam tại địa phương sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại chỗ (trừ các xã trồng tập trung như xã Bản Sen, Vạn Yên - huyện Vân Đồn có sản phẩm cung cấp ra địa bàn huyện), hầu hết cam phải nhập từ nơi khác đến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh
Cây cam là cây trồng có chu kỳ sinh trưởng phát triển và thu hoạch dài từ 15-30 năm (tùy vào điều kiện thâm canh), vì vậy so với nhiều loại cây trồng khác có cùng điều kiện đầu tư, cây cam là cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn và phát triển bền vững hơn
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các hộ dân trên địa bàn các huyện điều kiện đất đai phù hợp để trồng cam lại có thu nhập chưa cao do khả năng đầu tư phát triển trồng cam gặp nhiều khó khăn Đầu tư cho sản xuất thiếu đồng bộ từ việc thiết kế vườn trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới tiêu, chăm bón, cắt tỉa
Trang 2Mặt khác việc để nông dân tự phát trồng cam bằng cách nhân giống chiết cành
từ những cây già cỗi đã làm hạn chế rất nhiều chất lượng cam quả và chu kỳ thu hoạch của cây ngắn (cây nhanh già cỗi), ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây cam địa phương, nhiều diện tích đã bị chặt bỏ sớm do thoái hóa không cho thu hoạch
Để từng bước khắc phục những hạn chế đó, trong những năm qua tỉnh đã
có nhiều quan tâm đầu tư về kinh phí, khoa học công nghệ thông qua các đề tài khoa học về Khảo nghiệm một số giống cây ăn quả có múi chất lượng cao và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật hạn chế bệnh greening tại Vân Đồn; Đề tài về phục tráng giống cam Bản Sen; UBND huyện đã thực hiện 03 dự án hỗ trợ phát triển các giống cam địa phương tại 02 xã Vạn Yên và Bản Sen, với diện tích thực hiện trong 2 năm là 49 ha (Vạn Yên 19ha, Bản Sen 30ha), dự án phát triển cây cam V2 tại Đông Triều; Qua đó từng bước hỗ trợ người dân đầu tư sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới, từng bước thực hiện có hiệu quả Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, Đề án ”Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và hình thành vùng sản phẩm đặc thù của địa phương theo chương trình OCOP; Xuất phát từ thực tiễn sản xuất cam hiện nay, Đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Dự
án "Phát triển vùng cam và xây dựng thương hiệu cam chất lượng cao tập
trung trên địa bàn huyện Vân Đồn và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2018".
1.2 Cơ sở pháp lý xây dựng dự án
- Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ- CP ngày 08/01/2010 “Về Khuyến nông”; Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông”;
- Căn cứ Thông tư số 26/2011/TTLT- BNN&PTNT- BKH&ĐT - BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính "Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020";
- Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Căn cứ Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của
Bộ Nông nghiệp &PTNT quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông
- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Trang 3- Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2014/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Căn cứ Hướng dẫn số 695/HD-KHĐT-TC-NNPTNT-BXDNTM ngày 13/04/2012 của liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban xây dựng nông thôn mới “Hướng dẫn một số nội dung và mức chi kinh phí phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015”;
- Căn cứ Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 25/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh;
- Căn cứ Công văn số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 về chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ Công văn số 3590/UBND-NLN1 ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất;
- Căn cứ Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016;
- Căn cứ Quyết định 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017;
- Căn cứ Công văn số 976/UBND-NLN1 ngày 26/2/2015 của UBND tỉnh
về việc nghiên cứu xây dựng Dự án phát triển cây cam chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trang 4PHẦN THỨ HAI:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CAM TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam
2.1.1 Tình sản xuất cây ăn quả của tỉnh
Hiện nay diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh được trồng tập trung phần lớn ở Hoành Bồ và Đông Triều (chiếm khoảng 48% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh) Nhóm cây ăn quả chính là vải, nhãn, na (chiếm khoảng 51% diện tích) Diện tích cây ăn quả giảm mạnh từ trên 8 ngàn ha (năm 2010) xuống còn gần 7,4 ngàn ha năm 2014, giảm bình quân khoảng 220 ha/năm, trong đó diện tích trồng cây ăn quả của huyện Đông Triều giảm nhiều nhất (giảm 420 ha so với năm 2010) Nguyên nhân giảm là do giá trị và hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả như vải, nhãn thấp, người nông dân không tập trung đầu tư chăm sóc, nông dân đã phá bỏ và chuyển sang các đối tượng cây trồng khác có giá trị kinh
tế cao
Đối với cây cam trên địa bàn tỉnh hiện nay được trồng chủ yếu tại huyện Vân Đồn, Đông Triều và một số địa phương, tuy nhiên hiện nay mới có huyện Vân Đồn có sản phẩm cam thương phẩm cung ứng cho thị trường, các địa phương khác hầu hết đang giai đoạn kiến thiết chưa cho thu hoạch hoặc cho sản phẩm với
số lượng còn hạn chế Hiện nay, nông dân tại các địa phương đã tích cực đưa giống cây mới vào sản xuất trong đó các loại giống cam chất lượng cao như V2, cam đường Canh và một số giống cam địa phương chất lượng cao như cam Sen, cam Tẩu, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất tại gia đình và địa phương
Đối với giống cam V2 là giống cam chất lượng cho quả chín vào dịp tết Nguyên đán đã được trồng thử nghiệm 32 ha tại các xã Bình Khê, Tràng An, Tràng Lương, An Sinh (huyện Đông Triều) từ tháng 10 năm 2012 và một số hộ nông dân tại xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) năm 2007 đã chủ động tự đầu tư trồng cam V2 Hiện nay (tháng 01/2015) các cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh (tại Đông Triều một số cây có biểu hiện bệnh Greening, số còn lại hầu như không bị nhiễm), chiều cao cây đạt 1,5-1,7m, hầu hết các cây đã bắt đầu cho quả, riêng tại Vân Đồn đã cho thu hoạch Tuy nhiên do nguồn giống không đảm bảo nên một số cây có biểu hiện thoái hóa, được cụ thể thông qua số hạt/quả khá nhiều so với giống gốc Đánh giá ban đầu có thể nói cây cam V2 phù hợp thổ nhưỡng khí hậu tại Quảng Ninh, chất lượng đảm bảo theo đặc tính giống Các giống cam địa phương như cam Tẩu, cam Sen, cam Đường được trồng chủ yếu tại huyện Vân Đồn hiện nay đã cho sản phẩm thương phẩm và hiệu quả kinh tế đạt từ 200 - 250 triệu/ha/năm
2.1.2 Tình hình sản xuất cam tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh
- Diện tích trồng cam trên toàn tỉnh tính đến hết năm 2014 có khoảng 258,6 ha, cam trồng mới 17,4 ha, diện tích cho sản phẩm đạt 205,9 ha, năng suất đạt 43,9 tạ/ha
- Tại huyện Vân Đồn đã quy hoạch và mở rộng diện tích cây cam tại một
số địa phương, trong đó tại xã là Bản Sen đã trồng được 80 ha và Vạn Yên đạt
Trang 550 ha, diện tích đang cho thu hoạch tại xã Vạn Yên khoảng 20 ha, diện tích đang cho thu hoạch tại xã Bản Sen có khoảng 30 ha Quy hoạch năm 2015, diện tích cam vùng tập trung toàn huyện đạt 250 ha, tăng 100 ha so với hiện trạng năm
2014 Diện tích trồng mới, chủ yếu tập trung theo hướng rải vụ thuộc các dự án phát triển sản xuất có hỗ trợ vốn từ Ngân sách nhà nước trên 80 ha, tập trung ở các xã: Vạn Yên (25- 30 ha), Bình Dân (10 ha), Bản Sen (25- 30 ha), còn lại là diện tích trồng mới do người dân tự đầu tư nhân rộng Diện tích cho sản phẩm
dự kiến đạt 59 ha, năng suất bình quân là 100 tạ/ha, sản lượng đạt 589 tấn Đồng thời, huyện dự kiến đến năm 2020, diện tích cam vùng tập trung toàn huyện đạt
400 - 500 ha, tăng so với hiện trạng 250 ha Vùng cam tập trung phân bố ở Vạn Yên, Bản Sen, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên Diện tích cho thu hoạch dự kiến 250 ha, sản lượng 2994 tấn Từ năm 2012-2013, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới đã hỗ trợ 02 địa phương này trồng mới được 49 ha (xã Vạn Yên 19 ha, xã Bản Sen 30 ha)
- Tại huyện Đầm Hà cũng đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tại 6/10 xã trên địa bàn huyện, trong đó cây cam Canh đã được nông dân lựa chọn và đưa vào sản xuất từ những năm 2013 Hiện nay một số hộ đã và đang tiếp tục mở rộng diện tích cây cam tại một số xã như Quảng Tân, Tân Bình, Dực Yên
- Cơ cấu giống cam: Đối với các địa phương diện tích cam chủ yếu là cam đường Canh, cam V2; Riêng huyện Vân Đồn các giống cam được trồng chủ yếu
là giống địa phương gồm: cam Tẩu, cam Sen, cam Đường (Bản Sen); giống cam Đường, cam Sáp (Vạn Yên)
Dựa vào thời điểm thu hoạch quả trong năm, các giống cam đang trồng trên địa tỉnh được chia làm 02 nhóm: Nhóm giống cho thu hoạch quả từ đầu tháng 10 đến hết tháng 11 (âm lịch) gồm giống cam Sáp (Vạn Yên) và giống cam Đường (Bản Sen và Đông Triều); Nhóm giống cho thu hoạch quả từ cuối tháng 11 (âm lịch) đến tết Nguyên đán gồm các giống cam Sen (Bản Sen), giống cam Tẩu (Bản Sen), giống cam Đường (Vạn Yên) và giống cam V2
2.1.3 Hiệu quả từ trồng cam
Hiện nay, các giống cam trên địa bàn tỉnh có chất lượng thơm ngon, vị ngọt đặc trưng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường Các vùng trồng cam tại các địa phương được quy hoạch sản xuất tập trung, xa các khu công nghiệp nên không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt hay các nguồn gây ô nhiễm môi trường khác, việc sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học trong trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam còn hạn chế, nên chất lượng sản phẩm được nâng cao và tạo dược niềm tin cho người tiêu dùng
Hiệu quả từ trồng cây cam được đánh giá là cao, ổn định và bền vững hơn nhiều loại cây trồng khác có cùng điều kiện đầu tư Với năng suất cam quả thu hoạch bình quân đạt 8-10 tấn/ha và giá bán bình quân tại vườn 25.000 đồng/kg, mỗi năm cho thu nhập 200-250 triệu đồng/ha/năm So với hiệu quả trồng cam tại một số vùng trồng cam lớn ở Miền Bắc như: huyện Cao Phong - Hòa Bình, huyện Văn Giang- Hưng Yên, Năng suất cam tại các vùng này bình quân đạt 40-45 tấn quả/ha/năm (gấp 4-5 lần năng suất cam tại Quảng Ninh), thu nhập từ cây cam, quýt
Trang 6mỗi năm từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm
Thời vụ thu hoạch các giống cam tương đối tập trung, thời gian cho thu hoạch ngắn, đồng thời phải cạnh tranh giá thành với nhiều giống cam tại các nơi khác như cam Sành Lạng Sơn, cam đường Bắc Giang, quýt đường, cam Trung Quốc nên đã hạn chế nhiều đến giá bán của địa phương
Qua đó cho thấy, hiệu quả từ việc đầu tư thâm canh cho cây cam là rất rõ, nếu đầu tư đúng cách sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế rất cao và bền vững
2.1.4 Thị trường tiêu thụ cam
Sản lượng cam của toàn tỉnh thu hoạch mỗi năm có khoảng trên 700 tấn/năm Với sản lượng này phần lớn mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh Hầu hết cam thương phẩm đều được chuyển từ nơi khác đến tiêu thụ, các sản phẩm cam địa phương đều được tiêu thụ tại chỗ, riêng huyện Vân Đồn có 30% được tiêu thụ ngoài huyện Phương thức tiêu thụ phần lớn thông qua thương lái thu mua (tư thương) và đem đi tiêu thụ tại thị trường
Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ chưa hình thành mối quan hệ với doanh nghiệp, chưa sản xuất theo hợp đồng, tác động của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, do đó hiệu quả sản xuất chưa đạt được hiệu quả cao so với tiềm năng
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cam chưa khai thác hết tiềm năng; Đặc biệt Quảng Ninh là tỉnh du lịch, thương mại và dịch vụ, hàng năm tỉnh có trên 7,5 triệu khách đến tham quan, du lịch Đây chính là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng chưa được khai thác Bên cạnh đó, quĩ đất có thể mở rộng sản xuất cam tại các địa phương còn nhiều, do đó việc phát triển sản xuất hàng hóa sản phẩm cam tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng cây trồng mới có hiệu quả cao hơn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần tích cực vào thành công của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
2.2 Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cam
Qua khảo sát, đánh giá về tình hình trồng cam trên địa bàn các địa phương hiện nay việc ứng dựng khoa học kỹ thuật trong trồng cam còn nhiều hạn chế:
- Việc sử dụng cây giống trong sản xuất phần lớn sử dụng cây giống chiết cành, mặt khác việc nhân giống không được chú trọng về chất lượng, nguồn gốc cây giống khiến vườn cam thường bị nhiễm bệnh, trồng nhanh thoái hóa, già cỗi sớm, hiệu quả cho thu hoạch thấp
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cam còn hạn chế, đầu tư thâm canh đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ còn hạn chế, chủ yếu vẫn có thói quen sử dụng phân hóa học thuận tiện, hiệu quả nhanh song không bền vững, ảnh hưởng đến chất đất Hệ thống tưới tiêu đối với cây cam là hết sức quan trọng nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng Nguyên nhân của những vấn đền trên cơ bản là do: Trình độ nhận thức của người dân về việc phát triển cây cam còn hạn chế, người dân thiếu vốn sản xuất, cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước về KHKT còn
Trang 7nhiều hạn chế và chưa kịp thời, tiếp cận của người dân với khoa học kỹ thuật chưa đầy đủ,
- Những năm qua, thông qua các dự án hỗ trợ phát triển cây cam địa phương, nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cam đã được triển khai Tuy nhiên,
do thói quen sản xuất theo truyền thống, tập quán canh tác lâu đời đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách làm của người dân, do vậy những tiến bộ kỹ thuật đã phổ biến, hướng dẫn áp dụng trong sản xuất cam chưa được người dân coi trọng, làm theo
- Trong thực tế, nhiều hộ dân vẫn còn phương thức sản xuất dựa vào tự nhiên, không đầu tư hoặc đầu tư thấp Các khâu trong sản xuất như: chuẩn bị vườn trồng, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, phần lớn chưa được chú trọng, điều này đã hạn chế nhiều đến năng suất, chất lượng cam quả và giảm chu kỳ thu hoạch của cây cam
2.3 Về quy hoạch phát triển vùng cam
- Hiện nay, tỉnh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung Các huyện cũng đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cụ thể cho từng địa phương, theo đó huyện đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung tại các xã thuộc huyện quản lý
Huyện Vân Đồn kế hoạch đến năm 2015, toàn huyện trồng thêm được khoảng 100 ha cam, quýt, nâng tổng diện tích trồng cam, quýt toàn huyện lên khoảng 250 ha Trong đó, diện tích trồng mới theo mô hình rải vụ thuộc các dự
án phát triển sản xuất có hỗ trợ vốn từ Ngân sách nhà nước từ chiếm 70% (70-90 ha) tập trung ở các xã: Vạn Yên (25- 30ha), Đoàn Kết (10 ha), Bình Dân (10 ha), Đài Xuyên (10 ha), Bản Sen (25- 30 ha), còn lại là diện tích trồng mới do người dân tự đầu tư nhân rộng Kế hoạch đến năm 2020, toàn huyện mỗi năm
có thêm 20-45 ha cam, quýt được trồng mới, trong đó người dân đầu tư 70%, Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%
Các địa phương khác trên cơ sở đã được quy hoạch sẽ lựa chọn các loại cây trồng phù hợp, hiệu quả kinh tế cao để đưa vào sản xuất nhằm từng bước tạo sản phẩm theo quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân
2.4 Đánh giá
2.4.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm trở lại đây diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh
có xu hướng giảm, tuy nhiên diện tích trồng cam có xu hướng tăng tăng lên Hiệu quả kinh tế từ việc trồng cam đã bước đầu có tác động đến tư duy, cách nghĩ, cách làm của người dân Việc đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư thâm canh đã và đang được nhiều hộ dân có điều kiện về vốn, lao động đầu tư phát triển Đã có nhiều hộ trồng cam đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm Từ những điển hình sản xuất tại các địa phương đã khích lệ người dân có đất mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, không ngừng nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng có hiệu quả trong sản xuất
Trang 8Được sự khích lệ và hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước thông qua các dự án
hỗ trợ phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi một phần đất trồng rừng, đất vườn tạp hoang hóa, đất vườn trồng cây trồng khác không hiệu quả, sang đầu tư trồng cây cam Ngoài ra, các hộ nông dân cũng đã tự đầu tư ứng dụng trồng cam để nâng cao hiệu quả sản xuất cho gia đình
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Tồn tại, hạn chế:
+ Diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh phần lớn manh mún, nhỏ lẻ chủ yếu do các hộ gia đình trồng tận dụng ở diện tích đất vườn đồi của gia đình Chưa có sự liên kết sản xuất giữa các hộ với nhau, chủ yếu tự phát, chưa có sự kết hợp đầu tư của doanh nghiệp với người dân, phần lớn chưa có sự hỗ trợ của tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất, thiếu quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất, là những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng nhiều đến phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh hiện nay
+ Đầu tư thâm canh kém và phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành tại phần lớn diện tích trồng cam đã làm giảm năng suất và chất lượng cam quả, cây cam nhanh thoái hóa, chu kỳ thu hoạch bị rút ngắn
+ Các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, bón phân đúng, đủ lượng theo yêu cầu của cây cam, ít được các hộ dân chú ý, chủ yếu cho cây cam phát triển một cách tự nhiên, điều này khiến năng suất quả thu hoạch không ổn định "năm được năm thua", hiệu quả sản xuất thấp
+ Chưa có sự qui hoạch về giống, rải vụ thu hoạch nên cam thường chín tập trung Do đó, tạo áp lực trong khâu tiêu thụ giai đoạn chính vụ thu hoạch
+ Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản chưa được quan tâm nhiều nên hiệu quả tại một số vùng trồng chưa phản ánh đúng tiềm năng về năng suất, chất lượng, giá trị của địa phương
- Nguyên nhân:
+ Phần lớn người dân thiếu vốn đầu tư; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế; việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất còn bất cập, nông dân chưa làm chủ được khoa học kỹ thuật; việc sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên (khí hậu, gió, bão, mưa, nhiệt, ẩm độ, ánh sáng, ); chưa có hệ thống cung ứng giống chất lượng cao phục vụ sản xuất
+ Chưa hình thành thương hiệu riêng cho sản phẩm cam trên địa bàn tỉnh, công tác tiếp thị, thương mại chưa được chú ý
+ Sự liên kết sản xuất theo nhóm, tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất để cùng giúp nhau phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong sản xuất Chưa có doanh nghiệp hợp đồng với đại diện người sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng như bao tiêu sản phẩm
+ Hệ thống hạ tầng vùng sản xuất còn thiếu, những khó khăn về giao thông, điện tại các thôn, xã vùng sâu, vùng xa đã làm hạn chế nhiều đến phát triển hàng hóa cây cam
Trang 9PHẦN THỨ BA:
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
3.1 Mục tiêu của dự án
3.1.1 Mục tiêu chung
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, quy trình chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch (kết hợp với kỹ thuật chăm sóc truyền thống và những kỹ thuật chăm sóc cây cam của Đài Loan) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, rải
vụ thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm
- Xây dựng vùng cam chất lượng cao tập trung trên địa bàn Tỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Từng bước mở rộng sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hoá cam chất lượng cao tập trung phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu
- Góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Tổ chức 25 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch (kết hợp kỹ thuật chăm sóc truyền thống và những kỹ thuật chăm sóc cây cam của Đài Loan) cho nông dân trong vùng dự án cho khoảng 750 lượt người nhằm trang bị kiến thức cơ bản nhất trong sản xuất cam tới nông dân
Xây dựng vùng trồng mới với diện tích 200 ha các giống cam có chất lượng cao cho các hộ nông dân, tổ sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp, có đất sản xuất tại vùng được quy hoạch; Trong đó tại các xã
Hạ Long, Vạn Yên, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên, Bản Sen (huyện Vân Đồn) trồng 180 ha; tại các xã Quảng Tân, Tân Bình, Dực Yên (huyện Đầm Hà) trồng
20 ha giai đoạn 2015 - 2018 Sau năm 2018 tiếp tục rà soát, nghiên cứu mở rộng
để đạt diện tích trên 500 ha Các vườn cam được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật từ thiết kế vườn, giống, chăm sóc, quản lý dịch bệnh thông qua việc hỗ trợ cây giống, vật tư (hệ thống tưới tiêu; hệ thống tự sản xuất phân bón hữu cơ, ),
hỗ trợ máy làm đất và tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nông dân sản xuất cam nắm được quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác cam hiệu quả, an toàn và bền vững
3.2 Nội dung và giải pháp thực hiện
Bám sát quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung theo quy hoạch của từng huyện Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát, đánh giá, quy hoạch diện tích vùng trồng cam tại các vùng sản xuất nông nghiệp của các địa phương có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để trồng một số giống cam chất lượng cao
3.2.1 Quy hoạch phát triển về giống cam
Trang 10a/ Nhóm giống cam địa phương:
- Giống cam Sen: Quả tròn, chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng, có
vị ngọt thanh mát đặc trưng Giống cam Sen thường chín từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm (gần Tết Nguyên đán)
- Giống cam Tẩu: Quả tròn, hơi dẹt, chín vỏ quả có màu vàng lẫn đỏ, ruột màu vàng, mọng nước, ít hạt, có vị ngọt thanh mát đặc trưng Giống thường chín
từ tháng 11- 12 hàng năm
- Giống cam đường Canh (cam Canh, cam Đường) chính là một loại quýt,
vỏ mỏng và bóc dễ Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm, cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12 Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm
b/ Nhóm giống cam mới:
- Giống V2 (Valencia olinda): Là giống cam do Tổng Cục V-Bộ Công an
di thực và Viện Di truyền tuyển chọn, đã được công nhận giống Quốc gia
Đặc điểm giống cam V2: Giống V2 được chọn tạo từ giống Valencia
Olinda (nguồn gốc từ tỉnh Valencia - Tây Ban Nha), được làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc Giống cam V2 là giống cam mới, cho năng suất và chất lượng vượt trội; Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, cây sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao; Quả gần như không hạt, quả dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước cao; Quả to, vỏ mỏng, vàng đẹp với độ dầy trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm,
số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỉ lệ sơ thấp, chất lượng thơm ngọt đậm ít hạt; Khả năng kháng bệnh tốt so với các giống cam hiện có trong nước Cam V2 thường chín rải rác từ tháng 1 đến tháng 5 (âm lịch)
- Giống cam chín sớm CS1: Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây
có múi Xuân Mai (thuộc Viện Nghiên cứu rau quả) phát hiện, khảo nghiệm và chọn tạo thành công
Đặc điểm giống cam CS1: Là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng
ngập, không kén đất, thích nghi tốt với điều kiện đất có tầng canh tác dày, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao nhất hiện nay (thâm canh tốt sau trồng 5 năm có thể cho năng suất 100 tấn/ha/năm) Quả chín
có lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt trong quả ít, vị ngọt mát và thời gian chín sớm, bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 10
3.2.2 Tổ chức tập huấn kỹ thuật
Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cam cho các hộ dân trong và ngoài dự án Qua đó, trang bị những kiến thức cơ bản cho các hộ trồng cam trong và ngoài vùng dự án, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất cây cam
Tập huấn kỹ thuật vận hành, sử dụng một số máy móc, trang thiết bị phục
vụ khâu chăm sóc bón phân, làm cỏ và kỹ thuật xử lý ngâm ủ phân hữu cơ theo