1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tả phong cảnh đền hùng nhân dịp em được đi tham quan

3 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 130,53 KB

Nội dung

Tả phong cảnh đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan Posted in : Văn mẫu lớp 6 on Tháng Bảy 31, 2015 by : admin Đề bài: Tả phong cảnh đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan Lễ hội đền Hù

Trang 1

Tả phong cảnh đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan

Posted in : Văn mẫu lớp 6 on Tháng Bảy 31, 2015 by : admin

Đề bài: Tả phong cảnh đền Hùng nhân dịp em được đi tham quan

Lễ hội đền Hùng là một lễ hội quan trọng bậc nhất của dân tộc ta Nhân dịp lễ hội đang được diễn ra

bố có cho tôi được đến thăm đền Hùng vào đúng mùa lễ hội nên các hoạt động diễn ra tại đây rất đông đúc Chuyến tham quan đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng khó quên

Nói về lễ hội đề Hùng thì ca dao dân ca có câu:

Trang 2

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Đến thời Hậu Lê (thế Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này Được đến thăm đền Hùng mới có thể thấm nhuần được những đạo lí tôt đẹp của nhân dân ta đã được gây dựng từ bao đời Đến đây ta có thể được tham quan ba khu chính của đền Hùng đó là đền Hạ đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên Đầu tiên ta sẽ được quan sát đền Hạ Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng Đền được xây dựng với kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m Kiến trúc đơn

sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Tiếp theo ta sẽ đến tham quan khu di tích tiếp theo mang tên đền Trung Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các lạc thần lạc tương thăm thú tiên cảnh và cùng nhau bàn việc nước Nơi đây vua Hùng thứ sáu đã truyền ngôi cho Lang Liêu người đã có công làm ra chiếc bánh chưng và bánh giầy

Sau đó chúng ta sẽ được tham quan đền thượng và cùng với đó là lăng Hùng Vương đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Cương Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa trước sân Lăng của các vua Hùng ẩn trong rừng cây xanh gần đền Thượng Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo như bức tường đá sừng sững

Sau đó chúng ta có thể đi thăm đền Giếng Tương truyền đây là nơi trong truyện công chúa Tiên Dung thường soi gương vấn tóc khi cùng cha đi thị vấn nơi đây Cổng Đền Giếng được xây vào thế

kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi) Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sĩ Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên

cuối cùng chúng ta có thể đến thăm đền tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004 Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền

Trang 3

thống với cột, xà, hoành, dùi bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu

vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên

Một ngày tham quan ở đền Hùng để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng khó quên Có đến đây

có được tham quan những cảnh đẹp nơi đây mới khiến ta cảm nhận được hết những công lao to lớn của vua Hùng cùng cha ông ta để ta có cuộc sống như ngày hôm nay Tôi tự nhủ với mình phải

cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với công lao của các vị vua Hùng

Ngày đăng: 20/02/2016, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w