- Thứ hai: về mặt công nghệ khai thác container, Depot là điểm san tải bớt lượng container rỗng quá tải tại khu vực Cảng chính nhằm tăng khả năng thông quacủaCảng chí
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁCVÀQUẢN LÝ DEPOT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TIẾP VẬN HỒNG NGỌC
Hướng dẫn khoa học : TS LÊ KINH VĨNH
Học viên thực hiện : NGUYỄN QUỐC THỊNH
Lớp : Tổ chức và Quản lý vận tải 10
-***** -1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lạinhiều cơ hội và thách thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam Các Công ty xuyênquốc gia với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực hoạt động to lớn kết hợp với nguồnnhân lực phát triển đã tác động đến nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu được rộngmở, môi trường và điều kiện sản xuất kinh doanh phong phú, cùng cam kết mở cửathị trường về thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và những nguyên tắc luật lệ phảituân thủ để bảo đảm mở cửa một cách thực chất và công bằng Tuy nhiên sự cạnhtranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ và quy mô rộng lớn hơn không chỉvới các Doanh nghiệp nước ngoài mà với cả các Doanh nghiệp trong nước
Đó là những cơ hội và thách thức đối với các Doanh nghiệp Việt Nam trongthời điểm hiện nay, trong bối cảnh đó các Doanh nghiệp Việt Nam phải chuyểnmình thay đổi để phù hợp với nền kinh tế đầy cạnh tranh và sôi động
Các Doanh nghiệp năng động nắm bắt cơ hội này thay đổi phương thức sảnxuất, ngành hàng kinh doanh trang bị máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại tạo
ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao
Trang 2Là một Doanh nghiệp năng động, Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su(RUBIMEX) nhanh chóng tái cơ cấu, xoá bỏ dây chuyền sản xuất lạc hậu, đào tạonguồn nhân lực, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tiếp vận Hổng Ngọc (RUBYLogistics), hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, chọncho mình hướng đi về dịch vụ kho bãi và khai thác Depot.
Phát triển các xưởng sản xuất trong nội thành thành các Trung tâm phân phốivà bãi Linh Trung quận Thủ Đức thành Hoàng Kim Depot, tiến tới đầu tư và pháttriển kinh doanh dịch vụ khai thác Cảng
Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hồng Ngọc là một trong những Công ty được cổphần từ doanh nghiệp Nhà nước luôn mong muốn phát triển trong lĩnh vực kinhdoanh, khai thác kho bãi và Depot đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cạnh tranhgay gắt của những doanh nghiệp đối thủ có cùng ngành nghề kinh doanh và áp lựcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong lĩnh vực hoạt động khai thác và quản lý Depot tại Công ty Cổ phần Tiếpvận Hồng Ngọc đang bộc lộ những tồn tại một số vấn đề liên quan từ tổ chức bộmáy hoạt động, hoạch định chương trình hoạt động để hướng đến mục tiêu, tổ chứcdịch vụ kho bãi và khai thác Depot cũng như hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnhtranh
Trăn trở với thực tế nêu trên và nghĩ đến tương lai phát triển của Công ty CP
TV Hồng Ngọc , tôi đã chọn đề tài : “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động khai thác và quản lý Depot tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Hồng Ngọc “
để làm Luận văn tốt nghiệp Cao học
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :
Mục tiêu tổng thể của đề tài là từ nghiên cứu đánh giá toàn cảnh thực trạng cáchoạt động tại Hoàng Kim Depot và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của Depot tại Công ty Cổ phần Tiếp Vận Hồng Ngọc trên các phươngdiện tổ chức, khai thác và quản lý
Trang 33 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp, phạm vi nghiên cứu được trình bày 03nội dung:
- Phạm vi về không gian địa bàn nghiên cứu: Tp Hồ Chí Minh và các
vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian của dữ liệu nghiên cứu: số liệu quá khứ 0 5 năm
và định hướng tương lai 10 năm tới
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: đánh giá toàn cảnh thực trạng hoạt
động của Cty và xây dựng hệ thống các giải pháp hướng vào mục tiêu về:tổ chức – khai thác – quản lý với các yếu tố cơ bản: cơ sở hạ tầng, quytrình hoạt động khai thác và nguồn nhân lực cho hoạt động
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Phương pháp phân tích thống kê – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích xu hướng
- Phương pháp phỏng vấn và lấy ý kiến chuyên gia
5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài gồm 02 phần: phần tổng quan chung và phần nội dung
Phần tổng quan chung
Phần nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động khai thác và quản lý Depot
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng khai thác và quản lý Depot
tại Công ty CP TV Hồng Ngọc
- Chương : Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và quản lý Depot
tại Công ty CP TV Hồng Ngọc
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Tài liệu tham khảo
Trang 4PHẦN A NỘI DUNG CỤ THỂ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DEPOT 1.1 Depot – Khái niệm và nhận dạng
1.1.1 Khái niệm Depot:
- Depot theo danh từ thông thường có nghĩa là: kho, kho chứa hàng, kho chứavật tư thiết bị, kho quân nhu, kho lương thực … theo khái niệm này Depot được
hiểu là: Kho chứa.
- Depot trong thuật ngữ của kinh tế có nghĩa là: bến đến, bến đi, bến gom hànghóa, nơi tập kết hàng hóa hoặc là ga xe lửa … trong khái niệm này Depot là một:
Bến, thực hiện các tác nghiệp của phương tiện và hàng hóa nói chung.
- Ngoài ý nghĩa là Kho chứa , Bến Depot còn có nghĩa là Trạm: trạm thu gom
hàng hóa , trạm xếp dỡ hàng hóa , trạm xếp dỡ container , trạm hàng không , trạmhỏa xa , xưởng sửa chữa
1.1.2 Nhận dạng Depot:
Từ những khái niệm trên Depot được nhận dạng theo 3 khía cạnh
- Thứ nhất: về không gian hoạt động, Depot có nghĩa là miền hậu phương (mở
rộng) tiếp sức cho quá trình sản xuất kinh doanh của miền tiền phương (miềnchính)
- Thứ hai: về mặt công nghệ khai thác container, Depot là điểm san tải bớt
lượng container rỗng quá tải tại khu vực Cảng chính nhằm tăng khả năng thông quacủaCảng chính Trong trường hợp này Depot đóng vai trò gần giống như Bếncontainer nội địa
- Thứ ba: về bản chất hoạt động Depot là địa chỉ tập trung các tác nghiệp liên
quan đến thu gom, tập kết, phân loại và xuất nhập container (rỗng) Depot tạo dịchvụ quay vòng cho vận tải, tạo dịch vụ cho vệ sinh, sửa chữa và bảo quản containerthì được xem như là Container Depot đúng nghĩa
Trang 5Vậy có thể hiểu Depot về container là nơi nhận và trả, cung cấp các dịch
vụ hậu cần về container rỗng phục vụ cho các trung tâm Logistics hoặc các Cảng biển trong khu vực.
1.2 Container – Khái niệm, cấu trúc, kích thước và phân loại.
1.2.1 Khái niệm về Container.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) làmột công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
-Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại.-Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thứcvận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường
-Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ mộtphương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác
-Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.-Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3ft khối)
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISOcontainer), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêuchuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container
Bảng 1.1 Bảng đặc tính kỹ thuật cơ bản của container
1.2.2 Cấu trúc của Container.
Container có nhiều loại, mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặcthù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính
Trang 6thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức) Dưới đây sẽ xem xét cấutrúc của loại container phổ biến để có khái niệm chung nhất: Container bách hóa Về cơ bản container bách hóa (General Purpose Container) là khối hộp chữnhật 6 mặt gắn trên khung thép (frame) Có thể đề cập đến 7 bộ phận chính sau:
Khung, đáy và mặt sàn, tấm mái và vách dọc, mặt trước và mặt cửa, 4 trụ góc lắp ghép.
1.2.2.1 Khung (Frame)
Khung container bằng thép có dạng hình hộp chữ nhật, và là thành phần chịu
lực chính của container Khung bao gồm: đà dọc, đà ngang, dầm đáy và 4 trụ góc.
- 4 trụ góc (corner post)
- 2 đà dọc đáy (bottom side rails)
- 2 đà dọc nóc (top side rails)
- 2 dầm đáy bottom cross members)
- 1 đà ngang trên phía trước (fronttop end rail)
- 1 đà ngang trên phía sau (door header)
Hình 1.1 Khung container
1.2.2.2 Đáy và mặt sàn (Bottom and floor)
Đáy container gồm các dầm ngang(bottom cross members) nối hai thanhthanh xà dọc đáy Các dầm ngang bổsung này hỗ trợ kết cấu khung, và chịulực trực tiếp từ sàn container xuống Cácthành phần này cũng được làm bằng thép,để đảm bảo tính chịu lực
Phía trên dầm đáy là sàn container Sàn thường látbằng gỗ thanh hoặc gỗ dán, được xử lý hóa chất, dán bằng keo dính hoặc đinh vít.Để thuận lợi cho việc bốc dỡ, đáy container có thể được thiết kế thêm ổ chạc nâng
Hình 1.2 Dầm đáy container (bottom cross members)
Trang 7(forklift pocket) dùng cho xe nâng, hoặc đường ống cổ ngỗng (gooseneck tunnel)dùng cho xe có thiết bị bốc dỡ kiểu cổ ngỗng.
1.2.2.3 Tấm mái và vách dọc (Roof panel and side wall)
Tấm mái gồm 05 tấm kim loại cont
20’và11tấmkim loại cont 40’ phẳng hoặc có dạng uốnlượn sóng che kín nóc container Vật liệutấm mái có thể là thép (steel), nhôm(aluminum)
Tương tự tấm mái, vách dọc là 05 tấm kim loại cont 20’ và 11 tấm kim loạicont 40’ (thép, nhôm), thường có dạng lượn sóng (corrugated) để tăng khả năngchịu lực của vách
1.2.2.4 Mặt trước và mặt cửa (Front end wall, rear end wall and door)
Mặt trước là 02 tấm kim loại có cấu tạo dạng lượn sóng (corrugated) Mặttrước của container là mặt không có cửa, nằm đối diện với mặt sau có cửa
Hình 1.4 Mặt trước và mặt cửa (Front end wall, rear end wall and door) Hình 1.3 Tấm mái và vách dọc (Roof panel and side wall)
Trang 8Mặt sau gồm 2 cánh cửa (door leaf) bằng kim loại phẳng hoặc lượn sóng.Cánh cửa gắn với khung container thông qua cơ cấu bản lề (hinge) Dọc theo mépcửa có gắn lớp gioăng kín nước (door gasket) để ngăn nước lọt vào bên trongcontainer Thông thường mỗi cánh cửa có hai thanh khóa cửa (door locking bar)trên đó lắp 2 tay quay (door handle) gắn với tai kẹp chì.
1.2.2.5 Bốn góc lắp ghép (Corner Fittings)
Góc lắp ghép (còn gọi là góc đúc – corner casting) được chế tạo
từ thép, hàn khớp vào các góc trên và dưới của container, là chi tiếtmà khóa (twistlock) của các thiết bị nâng hạ (cẩu, xe nâng) hay thiếtbị chằng buộc (lashing) móc vào trong quá trình nâng hạ, xếp chồng,hay chằng buộc container Kích thước, hình dáng của góc lắp ghépđược quy định trong tiêu chuẩn ISO 1161 Vị trí của các góc lắp ghép
trên container quy định trong tiêu chuẩn ISO668:1995
Trên đây là cấu trúc cơ bản của container bách hóa tiêu chuẩn Với những loạicontainer đặc biệt như container lạnh, container mở nóc, container bồn, cấu trúc cósự khác biệt ở một số chi tiết phù hợp với mục đích sử dụng của từng loạicontainer
1.2.3 Kích thước Container.
Container (công ten nơ) có nhiều loại, và kích thước cụ thể từng loại có thểkhác nhau ít nhiều tùy theo nhà sản xuất Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để cóthể sử dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như ký mã hiệucontainer thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO
Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó ISO 668:1995quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này
Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft).Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn.Các container ngắn hơn cóchiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảocó khe hở 3 inch ở giữa Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’
Hình 1.5 Bốn góc lắp ghép
Trang 9với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch Vì lý do này, container 20’ chỉ cóchiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao Loại container thườngcao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).Cách gọicontainer thường, container cao chỉ mang tính tập quán
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 , kích thước và trọng lượng container tiêuchuẩn 20’ và 40’ như bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Kích thước tiêu chuẩn và tải trọng container cho phép.
Kích thước
Container 20' (20'DC)
Container 40' thường (40'DC)
Container 40' cao (40'HC)
hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét
Trọng lượng toàn bộ
cho phép (hàng & vỏ)
52,900lb
24,000kg
đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên)
Trang 10Trên thực tế, hàng đóng container tại Việt Nam chạy tuyến nội địa thường quátải khá nhiều Nhiều chủ hàng có thể đóng trên 25 tấn đối với container 20' và trên
28 tấn đối với container 40'
1.2.4 Phân loại Container
Container vận chuyển đường biển có hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn ISO và loại không theo tiêu chuẩn
- Loại không theo tiêu chuẩn về cấu tạo cũng tương tự như container tiêuchuẩn, nhưng về kích thước thì không theo ISO nên công cụ xếp dỡ và vận tảikhông phổ biến nên không được sử dụng rộng rãi Ví dụ như container 10’ dùngtrong quân đội
- Loại theo tiêu chuẩn ISO được sử dụng rộng rãi do được tiêu chuẩn hóa từkích thước, ký mã hiệu, công cụ xếp dỡ, phương tiện vận tải … trong phạm vi đề tàinghiên cứu, chỉ xem xét các container theo tiêu chuẩn ISO và phân loại chúng theochức năng sử dụng
Theo tiêu chuẩn ISO 6346:1995 container đường biển được chia làm 7 loạichính
1.2.4.1 Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa sử dụng trong vận tải đường biển thường vận chuyển cácmặt hàng loại hàng khô nên thường được gọi là container khô (Dry container, viếttắt là 20’DC hay 40’DC) Đây là loại container phổ biến trong vận tải đường biển
Trang 11Hình 1.7 Container hàng rời ( Bulk container )
Hình 1.6 Container bách hóa (General purpose container)
1.2.4.2 Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container chuyên dùng để vậnchuyển hàng rời khô như: ngũ cốc, thanđá, quặng, xi măng rời … người ta xếphàng bằng cách rót từ trên xuống qua ôxếp hàng (loading hatch) và dỡ hàngbằng cách mở ô dỡ hàng ở phía dưới(discharging hatch) Loại container nàycó hình dạng bên ngoài giống nhưcontainer bách hóa nhưng được thiết kế ôxếp hàng và ô dỡ hàng chuyên dụng
1.2.4.3 Container chuyên dụng ( Named cargo container )
Là loại container được thiết kế đặc biệt dùng để vận chuyển các mặt hàngchuyên dụng như: ô tô, súc vật sống, hoặc đòi hỏi một yêu cầu về kỹ thuật – côngnghệ
- Container vận chuyển ô tô : kích thước thường là 40’ hoặc 45’gồm bộ khunggắn với mặt sàn chống trượt (có thể không có vách) , có mái che , dùng để xếp ô tôbên trong , có thể xếp 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao Tuy nhiên do loại containernày thường hiếm nên hiện nay ta có thể xếp ô tô vào container bách hóa
Trang 12Hình 1.8 Container vận chuyển ô tô
- Container vận chuyển súc vật sống: là loạicontainer được thiết kế đặc biệt, các mặtthoáng khí hoặc có lắp điều hòa không khí.Các ngăn đưa thức ăn, nước uống và vệ sinhđược thiết kế riêng biệt và tiện dụng
Hình 1.9 Containervận chuyển súc vật sống
1.2.4.4 Container bảo ôn ( Thermal container )
Là loại container dùng để vận chuyển các mặt hàng có yêu cầu cung cấp nhiệtđộ ổn định
Vách và mái được thiết kế nhiều lớp, cách nhiệt ở giữa các lớp Sàn nhôm, cócác thanh chữ T (T shaped) cách sàn, nhằm bảo đảm đối lưu không khí và nhiệt độtrong container
Mặt trước container lắp máy có thể cung cấp nhiệt độ theo yêu cầu Về lýthuyết container bảo ôn có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhưng trên thực tếthường gặp container lạnh (Reefer container) dùng vận chuyển thực phẩm hoặcnông sản tươi sống
Trang 13Hình 1.11 Container hở mái
(Open-top container)
Hình 1.10 Containerlạnh (Reefer container )
1.2.4.5 Container hở mái (Open-top containe )
Loại container này được thiết kế để có thểđóng và rút hàng qua mái container, sàncontainer và vách có cầu trúc tương tựcontainer khô, nhưng phần mái mở ra vàđược che phủ bằng một lớp bạt có dây cột
dùng để vận chuyển các mặt hàng máymóc thiết bị có chiều cao cao hơn chiềucao của container thường hoặc những mặthàng cấm xếp dỡ bằng máy nâng vạnnăng
1.2.4.6 Container mặt bằng (Flat Rack containe )
Là loại container được thiết kế chỉ có mặt sàn dày và vững chắc , không váchhoặc mái , cũng có loại có 2 vách ở 2 đầu có thể gập xuống sàn hoặc dựng lên khicần thiết Container mặt bằng (Flat rack container) dùng để vận chuyển các mặthàng siêu trọng như: máy móc, thiết bị, sắt thép …
Trang 14Hình 1.12 Container mặt bằng (Flat Rack container )
1.2.4.7 Container bồn Tank container )
Là loại container được thiết kếlà bồn chứa đặt trong bộ khung cókích thước theo chuẩn ISO Containerbồn (Tank container) dùng trong vậntải biển thường có kích thước củacontainer 20’, hàng hóa thường đượcrót qua miệng bồn nằm ở trên máicontainer và được rút ra bằng vòi xảhoặc bơm hút Container bồn (Tankcontainer) dùng để vận chuyển chấtlỏng như: hóa chất, rượu …
Hình 1.13 Container bồn ( Tank container )
1.3 Tổng quan về Container Depot
1.3.1 Khái niệm về Container Depot.
Trên cơ sở nhận dạng về Depot ta có thể nhìn nhận Container Depot là Depotchuyên dụng, thực hiện các tác nghiệp liên quan đến container rỗng phục vụ choquá trình lưu thông, vận chuyển, xuất nhập container
Container Depot là một địa chỉ cung cấp các dịch vụ hậu cần về container như:vệ sinh, sửa chữa, bảo quản container rỗng Container Depot có chức năng chính làhạ và cấp container rỗng cho khách hàng cũng như xuất nhập tàu
Trang 15Container Depot được xây dựng gần các trung tâm sản xuất hoặc các Khu chếxuất, Khu công nghiệp nhằm khai thác nguồn hàng sản xuất và xuất nhập khẩu củacác trung tâm trên.
Container Depot có đầy đủ trang thiết bị xếp dỡ, phần mềm quản lý container,nhân sự hoạt động 24/24 như Cảng biển tuyến tiền phương
1.3.2 Vai trò của Container Depot trong quá trình vận tải và phân phối hàng
hóa:
- Container Depot đóng vai trò là nơi nhận và trả container rỗng , cung cấp cácdịch vụ vệ sinh , sửa chữa , bảo quản container rỗng , lànơi thu gom , tập kết , phânloại và khôi phục tình trạng của các container rỗng sau quá trình vận tải và phânphối hàng hóa
- Container Depot đóng vai trò là trung tâm phân phối: Container Depot đóngvai trò là một trạm phân phối trong Chuỗi cung ứng (Supply Chain) nên nó tác độngtrực tiếp lên quá trình vận tải
Vị trí của các Container Depot thường tập trung tại các đầu mối sản xuất hoặccác cửa ngõ giao thông thành phố thuận lợi cho việc tiếp cận giao thông đường bộ,đường sắt hoặc đường thủy nội địa Các dịch vụ của Container Depot bao gồm: vệsinh, sửa chữa và bảo quản container
- Container Depot đóng vai trò là miền hậu phương mở rộng của các Cảngbiển và các Khu chế xuất , Khu công nghiệp , giúp san tải lượng container rỗng tạicác Cảng chính gián tiếp giúp tăng năng lực thông qua cho các Cảng chính
- Container Depot cùng các ICD và các Cảng biển thúc đẩy sự phát triển củaquá trình vận tải và giao nhận hàng hóa Với mạng lưới các Container Depot, ICD,các khu chế xuất, khu công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm và kích thích sự pháttriển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
Từ các vai trò đã nêu trên ta thấy Container Depot đã đóng góp tích cực trongviệc thúc đẩy sự phát triển của quá trình vận tải như: vận tải đường bộ, đường sắt,đường biển và đường thủy nội địa, tức là Container Depot tham gia đích thực vào
Trang 16quy trình vận tải đa phương thức với những vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứngvận tải nói chung.
1.4 Một số chỉ tiêu hoạt động khai thác container tại Hoàng Kim Depot
1.4.1 Sản lượng container thông qua.
Là sản lượng container thực tế xuất nhập thông qua bãi trong 1 năm
Bảng 1.3 Bảng sản lượng container thông qua
Hãng tàu Sản lượng 2012
(teus)
Sản lượng 2013(teus)
( Nguồn:Tài liệu Đại hội cổ đông Công ty CP TV Hồng Ngọc 2014 )
1.4.2 Sức chứa của bãi.
- Diện tích bãi: 80m x 100m = 8.000m2
(Do bãi chỉ có 01 cổng ra vào nên phần quay xe hết khoảng 20m)
- Số ô nền: 290 ô (15m2/ô)
- Chiều cao xếp chồng: h=4
- Lượng cont tồn bãi tối đa: 290ô x 4tier = 1.160 teu
- Sản lượng thông qua (20’/40’):
2011: 3943/2935;
2012: 3708/3451;
2013: 2880/4098
Trang 17Hình 1.14 Hình ảnh container trên bãi Hoàng Kim
( Nguồn :Tài liệu Đại hội cổ đông Công ty CP TV Hồng Ngọc 2014 )
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác và quản lý container Depot.
Ba chỉ tiêu cơ bản được xem xét gồm: chỉ tiêu về thời gian hoạt động, chỉ tiêuvề an toàn hoạt động và chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ hoạt động
1.5.1 Theo tiêu chuẩn thời gian là định mức thời gian các tác nghiệp container
Trang 18Trong hoạt động dịch vụ Depot hiện nay, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngàycàng khắt khe, Lãnh đạo Hoàng Kim Depot luôn không ngừng học hỏi tìm kiếm cácgiải pháp nhằm hoàn thiện các sơ đồ hiện tại thành các quy trình nghiệp vụ, hướngtới việc rút ngắn thời gian làm hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đếnlàm việc với Hoàng Kim Depot
Hiệu quả hoạt động theo tiêu chuẩn thời gian phải tuân thủ theo các yêu cầusau:
Một là: Khi khách hàng giao và nhận cont tại bãi thì cần các thủ tục và chứng
từ gì? Họ sẽ nhận lại các loại chứng từ nào, đơn giá vệ sinh, nâng hạ cont là baonhiêu?
Hai là: Thời gian làm thủ tục và giao nhận cont mất bao lâu? Tình trạng
phương tiện thiết bị có sẵn sàng hay không?
Ba là: Khi cont nhập xuất bãi thì bao lâu Hãng tàu sẽ nhận được thông tin? Bốn là: Sau khi duyệt giá thì mất bao lâu mới hoàn tất việc vệ sinh sửa chữa?
Với những nổ lực tập thể của công nhân Hoàng Kim Depot đã chiếm đượclòng tin của nhiều khách hàng lớn và đang hướng tới hoàn thành công việc đúngthời gian mà khách hàng yêu cầu
1.5.2 Theo tiêu chuẩn an toàn hàng hóa.
Là người chịu trách nhiệm chính khi cung cấp container rỗng cho khách đónghàng, Depot Hoàng Kim hiểu rõ từng nhu cầu công việc của từng khách hàng vàcung cấp đúng loại cont phù hợp với yêu cầu khách hàng Nhân viên Cty luôn đượcđào tạo và cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn đóng hàng và trang bị các phươngtiện cần thiết để tra cứu thông tin cũng như liên lạc khi cần thiết
Hiệu quả hoạt động theo tiêu chuẩn an toàn hàng hóa phải tuân thủ theo cácyêu cầu sau:
Thứ nhất: Container trước khi xuất bãi phải sạch sẽ, kín nước, kín sáng, đủ
điều kiện đóng hàng
Thứ hai: Hạn chế tối đa việc cấp nhầm, cấp lộn container.
Trang 19Thứ ba: Việc bảo quản container trong bãi luôn tuân theo nguyên tắc FI-FO
(First In – First Out) Các loại cont sau khi phân loại được chất riêng từng khu vựcnhư: Cont chưa vệ sinh, cont chưa sửa chữa, cont loại A …
Các phương tiện thiết bị hiện có phù hợp chức năng làm hàng và luôn trongtình trạng tốt, sẵn sàng làm hàng Phần mềm quản lý container tiên tiến, có độ chínhxác cao, giúp quản lý và giao nhận cont thuận tiện và hiệu quả
1.5.3 Theo chất lượng dịch vụ
Hiệu quả hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phải tuân thủ theo cácyêu cầu sau:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên và thái độ phục vụ kháchhàng
- Tính sẵn sàng của các phương tiện và trang thiết bị làm hàng
- Thủ tục chính xác, nhanh gọn và đơn giản
- Đơn giá dịch vụ cạnh tranh
Ý thức được con người là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ, nhân viên Ctyluôn ý thức, thái độ phục vụ khách hàng luôn tận tình chu đáo, mọi phản ánh củakhách hàng luôn được xem xét và xử lý theo nội quy lao động của Cty Hàng thángđều có các cuộc họp đánh giá chất lượng dịch vụ nhằm đề ra phương án phục vụkhách hàng đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất
Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm nâng cấp, hệ thống điện, cấp vàthoát nước được trang bị khoa học, hiện đại đáp ứng công việc mọi thời tiết
1.6 Bài học kinh nghiệm khai thác Depot tại Tp Hồ Chí Minh.
1.6.1 Vương Bảo Long Depot:
Depot Container Vương Bảo Long là công ty được thành lập trong thời giangần đây ở khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh Vương Bảo Long Depotđang phấn đấu để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong công nghiệpvận tải hàng hóa biển, cung cấp những dịch vụ chất lượng cao từ bến bãi đến hệthống vận chuyển trên toàn thế giới.Bãi container mới nhất của Vương Bảo LongDepot ở Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 17km và cách Cảng Cát Lái 18km
Trang 20Với diện tích hơn 90.000 m2, đây là một trong những depot container tư nhânlớn nhất nước Địa điểm của Vương Bảo Long Depot nằm tại trung tâm của mộttrong những khu công nghiệp phát triển bậc nhất ở phía Nam đất nước, KCN SóngThần và KCN Bình Dương
Vương Bảo Long Depot cung cấp cho khách hàng: những dịch vụ có chấtlượng cao nhất, cách quản lý nhanh nhạy và tích cực nhất, và quan trọng nhất là mốiquan hệ doanh nghiệp để phân chia các giá trị
Với một đội ngũ nhân viên lành nghề và thân thiện, bộ phận sửa chữa củaVương Bảo Long Depot bao gồm những kỹ thuật viên chất lượng cao với 15 nămkinh nghiệm, hầu hết đều có chứng chỉ IILC hoặc được huấn luyện với sự giám sátcủa họ và một văn phòng đạt chuẩn ISO, Vương Bảo Long Depot hướng tới mộttrung tâm dịch vụ khách hàng khép kín và hiện đại
Vương Bảo Long Depot thuận lợi về vị trí địa lý : do nằm gần các khu chế xuất và khu công nghiệp lớn như : Linh Trung , Sóng Thần , Việt Nam –Singapore , giao thông cũng vô cùng thuận tiện vì nằm cạnh quốc lộ 1A và ga xe lửa Sóng Thần , phù hợp cho việc phát triển Container Depot và ICD
1.6.2 Công ty CP Tiếp Vận Xanh ( GREEN LOGISTICS )
Vị trí Công ty CP Tiếp Vận Xanh (GREEN LOGISTICS) nằm trên Quốc lộ1A, kết quả kinh doanh các năm liền kề liên tục tăng trưởng Sản lượng containerthông qua và doanh thu năm 2013 vẫn đạt 166,92% so với năm 2012 , lợi nhuậntrước thuế đạt 110,83% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 110,07% so vớinăm 2012 , tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 112,4% so với năm 2012
Bảng 1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Tiếp vận Xanh 2013 ĐVT : 1.000đ
STT CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 BIẾN ĐỘNG
Giá trị %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 51.934.955 86.687.504 34.752.548 166,92 %
2 Lợi nhuận gộp cung cấp bán hàng & dịch vụ 9.295.218 11.269.479 1.974.260 121,24 %
3 Lợi nhuận trước thuế 7.987.507 8.852.845 865.338 110,83 %
4 Lợi nhuận sau thuế 6.765.131 7.446.066 680.934 110,07 %
5 Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh 11,28 % 12,41 % 110,07 %
( Nguồn :Tài liệu Đại hội cổ đông Công ty Tiếp vận Xanh 2014 )
Trang 21Nhân sự có kinh nghiệm trong nghiệp vụ khai thác và quản lý Depot nên hoạtđộng kinh doanh của Công ty CP Tiếp Vận Xanh (GREEN LOGISTICS) phát triểntheo định hướng và kế hoạch đã đề ra.
Năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh giữa cácDepot trong việc thu hút khách hàng vẫn rất gay gắt, Công ty CP Tiếp Vận Xanh(GREEN LOGISTICS) đã nỗ lực trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanhđể đạt mục tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đã đặt ra Trong năm 2013 Công ty tiếptục duy trì các hoạt động kinh doanh: dịch vụ kho bãi và xếp dỡ container, dịch vụsửa chữa container khô, container lạnh, lắp ráp container treo, các dịch vụ liên quanđến ký gởi hàng hóa, cho thuê kho tổng hợp, dịch vụ vận tải hàng hóa và khai quan
Phát triển nguồn nhân lực: do có đội ngũ nhân viên năng động có kinh nghiệm trong nghiệp vụ khai thác Container Depot, khẳng định thương hiệu, định hướng phát triển công ty thành trung tâm Logistics.
CHƯƠNG 2
Trang 22PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DEPOT TẠI CÔNG TY CP TV HỒNG NGỌC
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tiếp vận Hồng Ngọc.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty CP TV HỒNG NGỌC.
Công Ty Cổ Phần Tiếp vận Hồng Ngọc trước đây là một doanh nghiệp Nhànước được cổ phần hóa, đăng ký kinh doanh và bố cáo hoạt động chính thức vào09/08/2012, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cócon dấu riêng, độc lập về tài sản, hạnh toán kinh tế độc lập Tự chủ về tài chính vàtự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vivốn điều lệ đối với các khoản nợ
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HỒNG NGỌC
Tên tiếng Anh: RUBY LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: RUBY LOGISTICS
Trụ sở chính: 18C-D Ngô Quyền – Phường 6 – Quận 5 – TP.Hồ Chí MinhĐiện thoại: (84-8) 3950 8990 Fax: (84-8) 38555213
Email: rubimex@rubimex.com.vn
2.1.1.2 Quá trình hình thành.
- Quyết định số 200/QĐ – UB/TC ngày 7/3/1977 của UBND TP.HCM thành lậpCông Ty Nhựa Cao Su trực thuộc Sở Công Nghiệp
- Quyết định số 224/QĐ – UB ngày 5/9/1779 của UBND TP.CHM thành lập XíNghiệp Liên Hiệp Cao Su
- Quyết định số 259/QĐ – UB ngày 2/11/1981 chuyển giao Xí Nghiệp Liên HiệpCao Su thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Công Nông Nghiệp Cao Su
- Quyết định số 34/QĐ – UB ngày 5/3/1986 thành lập Liên Hiệp Xí Nghiệp Cao Su
- Quyết định số 564/QĐ – UB ngày 8/4/1992 tổ chức lại Liên Hiệp Xí Nghiệp CôngNghiệp Cao Su thành Công Ty Công Nghiệp Cao Su “RUBIMEX”
- Quyết định số 161/QĐ – UB ngày 5/4/1993 thành lập Doanh Nghiệp Nhà NướcCông Ty Công Nghiệp Cao Su “RUBIMEX”
Trang 23- Quyết định số 6808/QĐ – UB ngày 23/10/2001 quyết định chuyển Công Ty CôngNghiệp Cao Su “RUBIMEX” thành Công Ty Cổ Phần.
- Quyết định số 3753/QĐ – UB ngày 30/7/2004 chuyển Doanh Nghiệp Nhà NướcCông Ty Công Nghiệp Cao Su “RUBIMEX” thành Công Ty Cổ Phần Công NghiệpCao Su “RUBIMEX”
- Quyết định ngày 09/08/2012 Sở KH-ĐT chuyển Công Ty Cổ Phần Công NghiệpCao Su “RUBIMEX” thành Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Hồng Ngọc
2.1.1.3 Mục tiêu tồn tại và phát triển.
Mục đích và nhiệm vụ sản suất kinh doanh của công ty là không ngừng pháthuy nội lực của mình, luôn luôn cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, thu hútngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước, tìm mọi biện pháp đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả nhất Làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước,quan tâm cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, giải quyết đúng đắn mối quanhệ lợi ích giữa Nhà nước – người lao động – các cổ đông và công ty
2.1.1.4 Tình hình về nhà xưởng đất đai.
Công ty hiện có 5 cơ sở gồm 1 văn phòng chính và 4 chi nhánh trực thuộc.Diện tích nhà xưởng đang sử dụng là 9.899m2
Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh là 28.429 m2, trong đó:
- Trụ sở chính của công ty : Địa chỉ - 18C-D Ngô Quyền, P6, Q5, TP.HCM.
Diện tích khuôn viên là 439,00 m2và diên tích xây dựng là 417,97 m2.
- Công ty Kỹ Nghệ Việt :Địa chỉ Số 2A, đường 15, P Linh Trung, Q.Thủ Đức,
TP.HCM Diện tích khuôn viên là 1.661,00 m2 và diện tích xây dựng là 299,50 m2
- Hoàng Kim Depot( Chi nhánh Linh Trung) : Địa chỉ - Số 9 , đường 13, P.
Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM Diện tích khuôn viên là 14.721,00 m2 và diệntích xây dựng là 2.881,00 m2
-Nhà xưởng RUBY Tân Phú 2 : Địa chỉ -Số 36/8 Lũy Bán Bích, P.20, Q.Tân
Bình, TP.HCM.Diện tích khuôn viên là 3.139,00 m2 và diện tích xây dựng là1.275,70m2
Trang 24- Nhà xưởng RUBY Tân Phú 1 : Địa chỉ - Số 23C Lũy Bán Bích, P.20, Q.Tân
Bình, TP.HCM Diện tích khuôn viên là 8.469,00 m2 và diện tích xây dựng là5.024,82m2
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
- Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): ĐHĐCĐ (Tổ chức thường niên hoặc bất
thường) là cơ quan quyết định cao nhất của công ty của phần, quyết định những vấnđề đặc biệt của công ty như:
- Quyết định số vốn điều lệ và việc chia vốn thành các loại cổ phầnkhác nhau
- Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viênHội Đồng Quản Trị- kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty; quyết định thay đổi tênhoặc thương hiệu của Công ty, quyết định tổ chức lại hay sửa đổi điều lệcông ty…
P KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH P KẾ HOẠCH
DỰ ÁN
P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
CHI NHÁNH LINH TRUNG CHI NHÁNH TÂN PHÚ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
Trang 25- ĐHĐCĐ là hợp lệ khi có số cổ đông tham dự nắm giữ ít nhất 50% vốn điềulệ công ty (kể cả số cổ đông được ủy quyền).
- Hội Đồng Quản Trị (HĐQT): HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công
ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có 5 thành viên do ĐHĐCĐ bầu hoạc miễnnhiệm Thành viên HĐQT trúng cử với đa số phiếu tính theo số cổ phần bằng thểthức trực tiếp bỏ phiếu kín Nhiệm kỳ của mỗi thành viên HĐQT là 3 năm, cácthành viên của HĐQT có thể được bầu lại
- BanTổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc (TGĐ) là người đại diện pháp nhân
công ty trong mọi giao dịch, quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt độnghàng ngày của công ty Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, tổ chức thựchiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Xây dựngvà trình HĐQT kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và trung-dài hạn của công
ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức- quy chế quản lý nội bộ công ty
Lập các báo cáo kết quả kinh doanh-quyết toán tài chính hàng năm-phương ánphân phối lợi nhuận, chia cổ tức…để trình HĐQT xem xét trình ĐHĐCĐ…và TGĐchịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động kinhdoanh của công ty
Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đềnghị của TGĐ, TGĐ có thể ủy nhiệm cho các Phó TGĐ thay mặt mình giải quyếtmột số công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình và chịu trách nhiệm trướcHĐQT và pháp luật trong việc ủy nhiệm này
-Ban Kiểm Soát (BKS): BKS là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm tra kiểm
soát tính trung thực-hợp pháp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành củacông ty Thẩm tra báo cáo tài chính hàng năm của công ty, thực hiện kiểm tra hoạcthanh tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý và điều hành hoạt động của công
ty vào bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết theo quyết định của ĐHĐCĐ, hoặc theoyêu cầu của cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ 10% cổ phần phổ thông trở lên
Trang 26Tiếp đón, trao đổi và làm việc với đoàn kiểm tra và thanh tra của cơ quan NhàNước có thẩm quyền Kiến nghị biện pháp bổ sung, sữa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chứcquản lý và công tác quản lý-điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Việc kiểmtra và thanh tra nay không được làm cản trở hoạt động bình thường của HĐQT,không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.BKS có 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thứctrực tiếp bỏ phiếu kín, BKS đề cử một người làm trưởng BKS.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh và thị trường:
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh:
- Dịch vụ khai thác Depot.
Cung cấp các dịch vụ liên quan đến container rỗng, bao gồm: hoạt động nângvà hạ container rỗng, bảo quản container rỗng, vệ sinh và sửa chữa container rỗng
- Dịch vụ thương mại cho thuê nhà xưởng - kho bãi.
Cho thuê nhà xưởng phục vụ cho các công ty nằm trong khu chế xuất LinhTrung1, cụ thể: cho thuê kho nguyên liệu sản xuất giày dép xuất khẩu, cho thuê nhàgiữ xe công nhân, cho thuê nhà ăn công nhân
- Đầu tư và khai thác Cảng biển, Cảng sông
Xây dựng cầu cảng, kho tàng bến bãi phục vụ khai thác và xếp dỡ hàng hóacùa tàu biển, tàu sông Kinh doanh và khai thác các dịch vụ liên quan đến khai tháccảng chủ yếu là nâng hạ và xếp dỡ container, hàng bách hóa Các dịch vụ bảo quảnvà lưu kho bãi hàng hóa, kho CFS, kho lạnh
2.1.3.2 Thị trường:
Ngành nghề hoạt động của công ty rất đa dạng , chỉ riêng dịch vụ cho thuênhà xưởng kho bãi và các dịch vụ về container cũng đã có rất nhiều hạng mục kinhdoanh khác nhau, đây là định hướng đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển ngànhvận tải đa phương thức hiện nay
Khu vực Linh Trung – Thủ Đức hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoàihoạt động nên dịch vụ cho thuê nhà xưởng kho bãi rất phát triển, ngoài ra do hoạt
Trang 27động của các khu chế xuất , khu công nghiệp nên lượng vận tải hàng hóa nói chungvà container nói riêng cũng phát triển rất mạnh
Khách hàng hiện nay của Hoàng Kim Depot bao gồm các quốc tịch như NYKcủa Nhật, IRISL của Iran, HASCO của Trung Quốc, Sung Shin của Đài Loan …,một số sản phẩm và thương hiệu của các công ty này có mặt khắp Việt Nam và thếgiới
Phương hướng phát triển kinh doanh và thị trường của công ty coi trọng và tập trung vào:
- Củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện có, tìm kiếm các khách hàng tiềmnăng có sản lượng và hệ số luân chuyển container cao
- Phát triển các dịch vụ liên quan đến container như: vận chuyển cont, muabán cont cũ, cải tạo cont cũ thành cont văn phòng, khai thuế hải quan và tiến tới làmua bán cước vận chuyển cont với các Hãng tàu
- Xây dựng các nhà kho và cải tạo hạ tầng cơ sở nhằm tăng lợi nhuận cho thuêkho bãi
2.2 Các dịch vụ chính của Công ty CP TV Hồng Ngọc
2.2.1 Dịch vụ khai thác Depot.
Trong khai thác Hoàng Kim Depot hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lývà khai thác container rỗng, cụ thể: nâng hạ, bảo quản, vệ sinh và sửa chữacontainer
Với diện tích bãi 8.000m2 sản lượng bình quân 1.000TEUS/tháng Phương tiệnnâng hạ: Reachstacker Kalmar DRD100
2.2.2 Dịch vụ thương mại cho thuê nhà xưởng - kho bãi.
Về cho thuê nhà xưởng , tại Hoàng Kim Depot hiện đang cho thuê kho vớidiện tích tổng cộng khoảng 3.800m2 , chủ yếu là kho chứa nguyên vật liệu sản xuấtgiày dép xuất khẩu Phương tiện xếp dỡ bao gồm bốc xếp thủ công và xe nângTOYOTA 3T
2.2.3 Đầu tư và khai thác Cảng.
Trang 28Đây là mục tiêu và định hướng chiến lược của Đại hội đồng cổ đông, Công tyhợp tác với Công ty Phát triển khu công nghiệp Sài Gòn (Saigon IPD) đầu tư cơ sởhạ tầng và khai thác cảng biển, cảng sông, kinh doanh các dịch vụ về container, khoCFS tại vị trí phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2
Tuy nhiên do vướng các thủ tục đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng nêntiến độ thực hiện vẫn đang rất chậm
2.3 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác và quản lý từ các Sơ đồ tác nghiệp tại Depot.
Nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh,Lãnh đạo Công ty phải luôn cập nhật và điều chỉnh các sơ đồ tác nghiệp thành cácquy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh
Từ các quy trình này nhà quản lý có thể đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, sửachữa cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực để chất lượng dịch vụ ngày càngđược nâng cao
Qua phân tích, đánh giá hoạt động khai thác và quản lý từ các sơ đồ tác nghiệptại Depot để có thể xây dựng thành các quy trình nghiệp vụ và tiếp tục cập nhậtthông tin, kiến thức để tạo ra những quy trình hoàn chỉnh hơn
Trong các sơ đồ tác nghiệp thì Sơ đồ cont nhập bãi và Sơ đồ cont xuất bãichưa hoàn thiện, gây tranh chấp với khách hàng và Hãng tàu do mắc các lỗi như:không có thời điểm bàn giao tình trạng cont hư hỏng dơ bẩn giữa Bộ phận giámđịnh và Bộ phận báo giá, không có hình ảnh chứng minh cont xuất khỏi bãi sạch tốt.Để thành quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh phải điều chỉnh sửa chữa các sơ đồtrên như sau:
2.3.1 Sơ đồ nhập container.
Trang 29Hình 2.1 Sơ đồ nhập container
- Khách hàng vào Cổng, trình phiếu EIR (Equipment Interchange Receipt) hạ
rỗng (liên màu hồng) để Bộ phận Bảo vệ - Giám Định kiểm tra và ghi chú tìnhtrạng của container vào phiếu giám định
- Khách hàng xuất trình Lệnh hạ container rỗng, phiếu giám định, phiếu EIRcho Bộ phận Thương vụ - Giao nhận
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận kiểm tra tất cả chứng từ, tính cước dịch vụ vàphát hành Hóa đơn thu tiền
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận thông báo cho Lái xe nâng hạ cont vào vị trí
- Sau khi hạ cont khách hàng liên hệ Bộ phận Thương vụ - Giao nhận cập nhậtsố container vào phần mềm quản lý cont CMS và nhận EIR hạ rỗng
- Khách hàng trình EIR (liên màu xanh) cho Bộ phận Bảo vệ - Giám Định và racổng
Trang 30b- Nhận xét :
Qua diễn giải sơ đồ cont nhập bãi ta nhận thấy hướng luân chuyển chứng từ
của sơ đồ phù hợp hướng di chuyển của phương tiện vận tải tạo vòng quay “một
chiều ” khép kín tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng và lái xe tải
Các yêu cầu về thủ tục chứng từ theo yêu cầu và đơn giá dịch vụ được niêmyết công khai
Khách hàng nắm rõ được công việc và quyền lợi của mình khi đến với Depot
c- Điều rút ra cho hoạt động quản lý :
Theo diễn giải của sơ đồ cont nhập bãi, việc quản lý và kiểm soát nâng hạ contchưa được chặt chẽ, đồng thời việc ghi lại bằng chứng bằng hình ảnh tạo cơ sở choviệc báo cáo tình trạng cont và duyệt đơn giá vệ sinh sửa chữa chưa chính xác vì thếcần bổ sung các công việc sau:
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận ghi cụ thể số cont, Hãng tàu, kích cỡ, kiểu
cont, cấp phân loại A/B/C … vào “Lệnh điều động” và đưa cho khách hàng.
- Khách hàng đưa “Lệnh điều động” cho Lái xe nâng.
- Lái xe nâng hạ container , ghi vị trí và ký xác nhận vào “Lệnh điều động ”
- Khách hàng gửi lại “Lệnh điều động” cho Bộ phận Thương vụ - Giao nhận
cập nhật số container vào phần mềm quản lý cont CMS và nhận EIR hạ rỗng (màu xanh).
- Khách hàng vào Cổng ,trình phiếu EIR (Equipment Interchange Receipt) hạ
rỗng (liên màu hồng) cho Bộ phận Bảo vệ - Giám Định , Bảo vệ - Giám Định kiểm tra chụp lại hình ảnh dơ bẩn hoặc hư hỏng và ghi chú tình trạng của container vào phiếu giám định.
- Khi hết ca làm việc, Bảo vệ - Giám Định bàn giao hình ảnh cont trong ca
cho Bộ phận Báo giá.
2.3.2 Sơ đồ xuất container.
Trang 31Hình 2.2 Sơ đồ xuất container
- Khách hàng trình các chứng từ như: Booking hoặc Lệnh cấp container rỗng cóđầy đủ thông tin của phương tiện vận chuyển cho Bộ phận Thương vụ - Giaonhận kiểm tra
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận theo dõi số cont (nếu là cont chỉ định), Hãngtàu, kích cỡ, kiểu cont, cấp phân loại A/B/C … khớp với Lệnh cấp containerrỗng
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận tính cước dịch vụ và phát hành Hóa đơn thutiền
- Khách hàng vào bãi nhận cont
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận kiểm tra số container trong phần mềm quảnlý cont CMS và nhận EIR cấp rỗng
- Khách hàng trình EIR (liên màu xanh) cho Bộ phận Bảo vệ - Giám Định kiểmtra, ghi số container, số xe và ra cổng
Trang 32Tương tự qua diễn giải sơ đồ cont xuất bãi ta nhận thấy hướng luân chuyểnchứng từ của sơ đồ phù hợp hướng di chuyển của phương tiện vận tải tạo vòng quay
“một chiều” khép kín
Khách hàng thỏa mãn, nắm rõ được công việc và quyền lợi của mình khi đếnvới Depot
c- Điều rút ra cho hoạt động quản lý :
Theo diễn giải của sơ đồ cont xuất bãi, việc quản lý và kiểm soát nâng hạ contchưa đầy đủ và chặt chẽ, đồng thời việc ghi lại bằng chứng bằng hình ảnh cont sạchtốt đúng theo yêu cầu, tạo cơ sở cho việc tranh chấp về tình trạng cont cấp khỏi bãi,vì thế cần bổ sung các công việc sau:
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận ghi cụ thể số cont (nếu là cont chỉ định),
Hãng tàu, kích cỡ, kiểu cont, cấp phân loại A/B/C … vào “Lệnh điều động”
và đưa cho khách hàng
- Bộ phận Thương vụ - Giao nhận tính cước dịch vụ và phát hành Hóa đơn
thu tiền.
- Khách hàng đưa “Lệnh điều động” cho Quản lý bãi theo dõi việc cấp cont
theo nguyên tắc FIFO và cấp phân loại cont A/B/C đúng như Booking – D/O.
- Lái xe nâng cấp container , ghi số cont và ký xác nhận vào “Lệnh điều
động”
- Khách hàng gửi lại “Lệnh điều động” cho Bộ phận Thương vụ - Giao nhận
kiểm tra số container trong phần mềm quản lý cont CMS và nhận EIR cấp rỗng.
- Khách hàng trình EIR (liên màu xanh) cho Bộ phận Bảo vệ - Giám Định
kiểm tra, chụp lại hình ảnh cont sạch tốt, đúng tiêu chuẩn, ghi số container, số
xe và ra cổng.
- Khi hết ca làm việc, Bảo vệ - Giám Định bàn giao hình ảnh cont trong ca
cho Bộ phận Báo giá.
2.3.3 Sơ đồ giám định container.
Trang 33Hình 2.3 Sơ đồ giám định container
- Giám định viên kiểm tra lệnh hạ container đúng địa điểm
- Kiểm tra số container đúng lệnh hạ cont
- Chụp hình số container
- Phân loại và ghi chú các chỗ hư hỏng vào phiếu EIR của khách hàng (hoặcPhiếu giám định)
- Chuyển phiếu EIR của khách hàng và lệnh hạ container cho Thương vụ kiểmtra chứng từ có thông tin khách hàng, phương tiện vận tải để đóng phí nâng hạ
- Chuyển phiếu EIR của khách hàng và lệnh hạ container cho Giao nhận để căncứ vào kết quả giám định cập nhật vào Hệ thống qua phần mềm CMS
- Ghi chú phải ghi rõ: hư hỏng có xác nhận của Cảng hoặc hư hỏng phát
sinh.
- In phiếu EIR giao cho khách hàng và giữ lại liên màu trắng
Trang 34- Khách hàng trình EIR (liên màu xanh) cho Bộ phận Bảo vệ - Giám Định kiểmtra, ghi số container, số xe và ra cổng.
- Hình ảnh container trong máy ảnh và các ghi chú được xử lý ở Bộ phận báogiá để gởi cho Hãng tàu
b- Nhận xét :
- Theo diễn giải của Sơ đồ giám định container, việc ghi chú các tình trạng hưhỏng của Container được thực hiện theo đúng yêu cầu của Hãng tàu và kháchhàng
- Hình ảnh đính kèm với các chi tiết ngày giờ thực tế bổ sung thêm tính chínhxác của các ghi chú, tránh các tranh chấp không đáng có với khách hàng
c- Điều rút ra cho hoạt động quản lý:
- Theo sơ đồ việc theo dõi và kiểm soát giám định container còn chưa chặt chẽ ,việc kiểm tra chất lượng giám định chưa đầy đủ và chưa phân công người trựctiếp phụ trách và kiểm tra công tác giám định cont, thiếu sót trong khâu quảnlý nên cần bổ sung công việc sau:
- Chuyển phiếu EIR của khách hàng và lệnh hạ container cho Thương vụ kiểm
tra chứng từ có thông tin khách hàng, phương tiện vận tải để đóng phí nâng
hạ
- Sau đó Thương vụ trao lệnh điều động có ghi rõ: Số cont, kích cỡ cont, kiểu
cont, phân cấp của cont để khách hàng đưa cho Lái xe nâng cont hạ cont vào đúng vị trí quy định.
- Trưởng ca theo dõi việc cập nhật, chịu trách nhiệm và lập báo cáo tổng hợp
gởi cho các Bộ phận có liên quan theo thời gian quy định.
2.3.4 Sơ đồ báo giá container.
Trang 35Hình 2.4 Sơ đồ báo giá container
- Dựa trên báo cáo sản lượng ( STOCK ) của ngày hôm trước và kết quả vể ghichú các hư hỏng từ Giám định viên , Giao nhận , hình ảnh , Bộ phận Báo giásẽ xử lý file hình ảnh cont In , kiểm tra lỗi hoặc hư hỏng có phù hợp báo cáocủa Bộ phận Giao nhận – Thương vụ ( số cont , vị trí và kích thước phần hưhỏng …) Lập bảng báo giá sửa chữa gửi Hãng tàu bằng Email hoặc phầnmềm chuyên dụng Giá sửa chữa căn cứ vào Hợp đồng giữa Hoàng KimDepot và Hãng tàu
- Nhận kết quả yêu cầu sửa chữa từ Hãng tàu In list các cont có chi tiết hưhỏng và yêu cầu sửa chữa gửi cho Bộ phận sửa chữa
- Nhân viên sửa chữa nhận vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu
- Sau khi sửa chữa xong Giám định viên chụp lại hình ảnh gởi kết quả về choTrưởng ca cập nhật lại tình trạng và phân cấp vào Hệ thống
- Thông báo cho Hãng tàu có thể cấp cont Out theo yêu cầu khách hàng
- Bộ phận Báo giá lập Bảng tổng kết (có đối chiếu với Hãng Tàu) gởi cho Bộphận Kế toán từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng Bộ phận Kế toán lập hóađơn gởi cho Hãng tàu thanh toán cước phí
Trang 36b- Nhận xét :
- Do Hãng tàu có phần mềm và đơn giá sửa chữa được ký theo Hợp đồng nênquy trình báo giá phải đồng nhất và điều chỉnh khi có phát sinh, nên nếu có bấtcứ sự thay đổi nào cũng phải được bàn bạc và thống nhất của các bên
- Việc kiểm tra giá của vật tư và nguyên liệu sửa chữa container chưa đượcquản lý và theo dõi hợp lý nhằm hạn chế chi phí
c- Điều rút ra cho hoạt động quản lý:
- Nhà quản lý phải nắm rõ các thông tin về giá dịch vụ khi tiến hành ký kếtcác hợp đồng , giá cả hợp lý và chất lượng cạnh tranh qua đó tạo niềm tin chođối tác, khẳng định thương hiệu Công ty
- Kiểm tra bảng báo giá nguyên vật liệu sửa chữa container theo định kỳ
2.3.5 Sơ đồ sửa chữa containe
Hình 2.5 Sơ đồ sửa chữa container
- Căn cứ yêu cầu sửa chữa, BP Báo giá thông báo tình trạng và lập Bảng báogiá gửi cho Khách hàng – Hãng tàu
- Sau khi nhận được chấp thuận sửa chữa của Khách hàng – Hãng tàu , BPBáo giá lập Phiếu đề nghị mua vật tư bao gồm: Tên sản phẩm, quy cách, số
Trang 37lượng, đơn giá, thành tiền …
- Mua vật tư theo quy cách đã duyệt và bàn giao cho Kho vật tư
- Tiến hành sửa chữa
- Nghiệm thu chất lượng sửa chữa và thông báo lại cho Khách hàng – Hãngtàu
- Thống kê và báo cáo sản lượng sửa chữa theo định kỳ
b- Nhận xét :
- BP sửa chữa làm việc theo đơn giá sản phẩm, tuy nhiên kết quả sửa chữa đaphần là do làm thủ công nên không đồng nhất về thời gian, tính thẩm mỹ
c- Điều rút ra cho hoạt động quản lý :
- Đầu tư thêm thiết bị và dụng cụ làm hàng, đồng thời cử nhân viên tham giacác khóa huấn luyện chuyên ngành để tạo ra các sản phẩm đồng nhất và có tínhthẩm mỹ cao Theo dõi, quản lý việc sửa chữa container đúng chất lượng đã cam kếtvà tiến độ đã duyệt Giám sát, kiểm tra việc thực hiện năng suất lao động nhằm tạohiệu quả cao nhất
2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 2010 - 2013.
4 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế : 491 4,297 4,668 5,747
5 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 491 3,601 4,271 4,864
( Nguồn :Tài liệu Đại hội cổ đông Công ty CP TV Hồng Ngọc 2014 )
Doanh thu trong kỳ từ 2010 đến 2013 tăng cao vào năm 2011 và thấp nhất vàonăm 2013 (năm 2011 bằng 211,57% so với năm 2013), việc này do chuyển đổi cơcấu từ sản xuất các sản phẩm về cao su y tế sang dịch vụ cho thuê nhà xưởng và các
Trang 38dịch vụ Depot mà cụ thể là dịch vụ khai thác container rỗng, doanh thu cao nhưngđồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng theo tỷ lệ thuận
Giá vốn hàng bán cao nhất vào năm 2011 do phải đầu tư vào trang thiết bị,nhân công và nguyên phụ liệu cao su, trong khi đó năm 2013 giá vốn giảm đi đángkể(năm 2011 bằng 429,05 so với năm 2013), nguyên nhân giảm chủ yếu là do đầu
tư cho dịch vụ Logistics tương đối thấp, các dịch vụ như nâng hạ container, vệ sinhvà sửa chữa cont đều thu tiền ngay, lượng nhân công tham gia ít, chi phí phát sinhthấp
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2010 đến năm 2013,tăng cao nhất vào năm 2013 và thấp nhất năm 2012 (năm 2013 lãi 4,167 tỷ, năm
2012 lỗ 1,763 tỷ) Điều này cho thấy lợi nhuận từ dịch vụ Logistics và việc tái cơcấu chuyển đổi ngành nghề kinh doanh của Công ty là hợp lý
Lợi nhuận sau thuế tăng dần từ năm 2010 đến năm 2013, năm 2013 bằng990,63% so vói năm 2010 Công ty làm ăn hiệu quả, việc đầu tư vào trang thiết bị,phần mềm, nhân sự và cơ sở hạ tầng ngày càng đi vào chiều sâu và chuyên nghiệphóa
2.5 Hiệu quả kinh doanh khai thác Depot của Công ty (2010-2013)
Phân tích các tỷ số sinh lợi
Bảng 2.2 Bảng các chỉ số sinh lời Công ty CP TV Hồng Ngọc
Trang 39Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity):
Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản( ROA- Return On Asset):
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS– Return On Sales):
Trang 40Lợi nhuận đạt được từ một đồng doanh thu sau khi đã bù đắp giá vốn hàngbán, cho biết hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và chính sách định giá của công ty.
Tỷ số này biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận ROS củacông ty tăng nhanh vào năm 2011 so với năm 2010 (15.17% so với 2.44%) và tăngđều qua các năm 2012, 2013 ( 22.02% & 43.37% ) Việc này chứng tỏ định hướngđúng đắn về việc tái cơ cấu và chuyển đổi ngành nghề kinh doanh của Công ty , cáccấp lãnh đạo đã đẩy mạnh sự tối ưu trong quản lý , kiểm soát chi phí và sử dụng vậtliệu, thiết bị tốt do vậy chi phí giá vốn hàng bán được cải thiện và cạnh tranh hơnlợi nhuận sau thuế tăng nhiều hơn so với doanh thu , ngoài ra doanh thu hoạt độngtài chính cũng tăng (7.5 tỷ của năm 2012 so với 2.6 tỷ của năm 2010) Điều đó chothấy công tác điều hành sản xuất kinh doanh của công ty thực sự hiệu quả, một phầnlà do công ty đang tiến hành chính sách trẻ hóa dần lực lượng lao động trong côngty
Hình 2.6 Biểu đồ các chỉ số sinh lợi của Công ty CP TV Hồng Ngọc từ 2010-2013
Đánh giá chung kết quả SXKD của Công ty CP TV Hồng Ngọc.