Chinh phụ ngâm là một tác phẩm thơ dài và sau đây chúng ta chỉ tìm hiểu đoạn trích thể hiện rõ nhất cảm xúc của người chinh phụ có chồng đi đánh trận ở xa mà thôi.. Có thể nói chỉ cần qu
Trang 1Phân tích tác phẩm Chinh phụ ngâm
Tháng Tư 11, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin
Phan tich tac pham Chinh phu ngam khuc – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
Cuộc đời và số phận của người phụ nữ là một trong những chủ đề tốn khá nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ Riêng trong nền văn học trung đại Nguyễn Du dùng hết những khả năng thơ ca của mình để kể về cuộc đời nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện, nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng có những bài thơ tự tình về cảnh sống vợ lẽ của người ta Và Đặng Trần Côn cũng góp vào chủ đề ấy tác phẩm chinh phụ ngâm Không phải là một cô gái bạc mệnh, không phải san sẻ tình cảm với người khác nhưng người con gái ấy vẫn khổ và buồn cái khổ cái buồn ấy chính là do chiến tranh buộc người chồng phải đi xa nhà làm cho nàng phải chịu cảnh một mình cô đơn
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm thơ dài và sau đây chúng ta chỉ tìm hiểu đoạn trích thể hiện rõ nhất cảm xúc của người chinh phụ có chồng đi đánh trận ở xa mà thôi Có thể nói chỉ cần qua đoạn trích ấy biết bao nhiêu tâm trạng của người phụ nữ được thể hiện Bài thơ ấy được Đoàn Thị Điểm dịch lại và cho ra những vần thơ như ngày hôm nay
Ngay từ những câu thơ đầu thì tâm trạng của người chinh phụ ấy đã hiện lên rõ nét Những vần thơ như gieo vào lòng người những đồng cảm với người con gái ấy:
“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Trang 2Người con gái có chồng ở phương xa ấy đã mượn ngọn gió đông kia để mong mang đi những tâm
sự của mình cho chồng ở phương xa Non Yên kia chính là nơi người chồng xa nhớ của nàng đang chinh chiến Người con gái ấy ban đầu mang một nỗi buồn thương vô hạn Đó là một nỗi nhớ chàng thăm thẳm Người ta hay nói sâu thăm thẳm phải chăng người con gái kia mang một nỗi buồn nhớ thương người chồng sâu sắc mà chỉ có nàng mới là người hiểu rõ Thật vậy nỗi nhớ chồng chỉ có thể trải qua mới hiểu được cảm giác nó như thế nào chứ còn không trải qua thì chỉ cảm nhận được một phần nào đó mà thôi Không biết những nỗi nhớ thương những lời tâm sự kia có đến được Non Yên không nhưng người thiếu phụ vẫn cứ muốn thổ lộ cho những nỗi nhớ trong lòng mình ra Chàng ở chiến trận xa xôi mong rằng sẽ hiểu được tấm lòng thiếp ở nơi này Nỗi nhớ ấy trở thành nỗi đau khi từ “thăm thẳm” lại một lần nữa được cất lên ở câu dưới Chính cái khoảng cách xa xôi kia khiến cho nàng không thể nào nói với chàng được Chính vì thế mà nỗi nhớ trở thành nỗi đau và những hạt mưa phùn rơi ngoài trời giống như những giọt nước mắt của nàng thiếu phụ
Những câu thơ sau như cụ thể hóa nỗi buồn thương ấy Đồng thời ta thấy cảnh vật cũng như nhuốm màu tâm trạng Thật là thê lương, thật là đau đớn:
“Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô,
Giọt sương phủ, bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi
Vài tiếng đế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm,
Hoa đãi nguyệt, nguyệt một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông…
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Hình ảnh những cây cối cảnh vật bên ngoài cũng như đang làm cho cảnh vật kia mang một tâm trạng được gói gọn trong động từ “nhớ” Ngay cả sương tuyết những thứ là hiện tượng của thiên nhiên tạo hóa cũng làm cho cảnh vật kia thê lương kì lạ Động từ “búa” “bổ”, “cưa”, “xẻ” giống như những nhát búa nhát dao đâm vào tim người thiếu phụ ấy Sương như búa bổ gốc liễu kia mòn Liễu ấy chính là người chinh phụ thấy trong lòng mình liễu yếu đào tơ và sương như làm cho cô thấy lạnh hơn khi không có chồng ở bên cạnh Nó làm nàng hiện lên một nỗi đau trong lòng Thế rồi tuyết như là đang cưa xẻ cây ngô, sương như phủ trắng bụi chim gù…Tóm lại hình ảnh ấy có màu sắc, có âm thanh, có sớm, có muộn, có gần, có xa Tất thấy những hình ảnh như giọt sương, bông tuyết, sâu, nguyệt bóng hoa…Ta đều thấy được một tâm hồn kia đầy những đau đớn dằn vặt như bị
“cưa”, “xẻ”, bủa bổ Hai từ “xiết đau như thể hiện rõ được tâm trạng ấy của người chinh phụ
Trang 3Như vậy có thể nói qua đoạn trích này ta hiểu được tấm lòng của người chinh phụ thương nhớ người chinh phu Một số phận người phụ nữ nữa lại góp phần vào đề tài văn học Việt nam Người con gái ấy không tài năng không xinh đẹp, không chịu cảnh chồng chung nhưng lại có chồng mà lại như không Tình cảnh ấy cũng khổ không kém gì những số phận người phụ nữ từng được nói đến Chồng đi đánh trận không biết rằng có sống sót mà trở về hay không Tóm lại chinh phụ ngâm là một tác phẩm có giá trị rất lớn