1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích bài bảo kính cảnh giới 43 của nguyễn trãi

3 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41,6 KB

Nội dung

Nguyễn Trãi không chỉ biết đến với tác phẩm nổi tiếng, một áng thiên cổ hùng văn bình ngô đại cáo mà còn được biết đến vơi những bài thơ thiên nhiên và con người như Côn Sơn Ca, Cây Chuố

Trang 1

Phân tích bài Bảo kính cảnh giới 43 của

Nguyễn Trãi

Tháng Ba 25, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin

Đề bài: Phân tích bài Bảo kính cảnh giới 43 của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi không chỉ biết đến với tác phẩm nổi tiếng, một áng thiên cổ hùng văn bình ngô đại cáo

mà còn được biết đến vơi những bài thơ thiên nhiên và con người như Côn Sơn Ca, Cây Chuối… một trong những tác phẩm thiên nhiên và con người ấy còn phải kể đến bài thơ bảo kính cảnh giới

43 của ông Đó là bài thơ cảnh ngày hè với những thiên nhiên con người và tâm trạng của Nguyễn Trãi

Những năm tháng cuối đời là chặng đường đầy gian khổ, thử thách đổi với Nguyễn Trãi Sự nghiệp củng cố, xây dựng triều đình nhà Lê của ông chưa được thực hiện trọn vẹn Chốn triều đình đầy hiềm thù, nghi kị Nơi thôn dã Côn Sơn chỉ là chỗ dừng chân bắt buộc đối với một con người khát khao cống hiến đời mình cho đất nước, dân tộc như Nguyễn Trãi Thế nhưng, trong thơ ông, bao giờ ta cũng bắt gặp một phong thái ung dung, tự tại, một trái tim yêu đời, yêu người luôn rộng mở, nhạy cảm

Sự ung dung nhàn hạ ấy được thể hiện trong câu thơ đầu tiên:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Rồi ở đây khiến cho người ta nghĩ rằng nó là từ để chỉ liên kết mối liên hệ ngay sau đó những thật

ra thì không phải “rồi” ở đây không giống như chúng ta nghĩ, nó không phải là hình rồi sau đó diễn

Trang 2

ra cái gì, làm xong rồi hay thế nào mà nó là một từ để chỉ trạng thái Nói cách khác thì ở đây chính

là tính từ chỉ trạng thái của con người “ rồi” trái ngược với vất vả có việc làm Thật vậy ở đây nhà thơ đã cố tình đẩy nó lên đầu câu nhầm thể hiện sự an nhàn của mình Vì thế nó chính là ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Chính những ngày tháng an nhàn khi về quê ở ẩn đã khiến cho nhà thơ cảm thấy không chỉ tâm hồn mà thể xác cũng rất nhàn hạ cuộc sống với ông chỉ cần thế mùa hè đến ông không cảm nhận thấy cái nóng của đát trời mà ông chỉ cảm nhận được gió mát Đó là một cơn gió của ngày thường nhưng chỉ có thiên nhiên quê hương mới có được sự mát mẻ ấy qua câu thơ đầu

ta cảm nhận được một tâm hồn yêu cảnh vật thiên nhiên của nhà thơ Chính nó đã làm cho ông cảm thây vui vẻ phần nào trong cuộc sống ở quê

Đến ba câu thơ sau những hình ảnh đầy màu sắc gần liền với những ngày hè thật sự đẹp và rực rỡ như chính những gì chúng ta liên tưởng về nó:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Đó chính là những câu thơ đẹp nhất trong bài, chỉ với ba câu thơ ấy mà toàn bộ những gì là hương

là sắc của mùa hè được hiện lên thật sinh động và hấp dẫn Nó như đốt cháy con mắt người xem bơi những gam màu nóng đặc trưng của mùa hè Đó chính là màu đỏ của hoa hòe, màu lựu đỏ, màu hồng của cánh xen Những gam màu ấy kết hợp với những động từ mạnh như “ đùn đùn”, “ phun”, “ tiễn” cho thấy một bức tranh quê hương với màu sắc và hương vị đặc trưng Đồng thời qua

đó ta thấu được sự sinh sôi nảy nở manh mẽ trong mùa hè Nếu như mùa xuân sinh sôi là điều kiện cho mọi vật bắt đầu sự sống thì mùa hè là màu của sinh trưởng phát triển lớn lên Chính vì thế những động từ kia đã mang đến cho ta thấy được sự phát triển đó Một bức họa đồng quê với những gì của hương đồng gió nội mang đến cho chúng ta những cảm giác thật yên bình, không những thế ta còn cảm nhận được cái hương vị của mùa hè qua động từ “tiễn” thật khá khen cho động từ tiễn, tại sao nhà thơ không nói là đưa hương hay là bay hương mà lại là tiễn Tiễn ở đây nhằm nói đên sự phát hương của bông hoa sen ấy nó tỏa ngát đi những ban phát mùi hương đến với không gian quê hương Thế còn màu của hoa lựu làm cho ta nhớ đến một câu thơ cũng diễn tả màu đỏ rực ấy rất hay đó là:

“Đầu tượng lửa lựu lập lòe đâm bông”

Mùa hè không chỉ mang đến cho tác giả những cảnh thiên nhiên đặc trưng mà còn mang đến những phiên chợ những làng ngư phủ Có thể nói chính những thiên nhiên kia đa tạo điều kiện cho cuộc sống của con người hiện lên thật sinh động:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Trang 3

Đó chính là sự ồn ào náo nhiệt đến đông vui của làng ngư phủ nọ Những chợ cá vang lên những người mua người bán thật là lao xao cả một khoảng không gian Ta thây qua hai câu thơ hình ảnh những con người lao động hiện lên thật đẹp với phiên chợ vui vẻ của những lưới cá bội thu Cuộc sống rất đỗi bình dị thân quen Và đâu đây tiếng ve gọi hè sao mà dắng dỏi đến thế

Đến hai câu thơ cuối nhà thơ thể hiện ước nguyện khát khao của mình:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Ngu cầm chính là cây đàn của vua Ngu Thuấn cây đàn ấy mang lại cho nhân dân cuộc sống âm no hạnh phúc Và ở đây Nguyễn Trãi cũng mong sao được mượn được vua Ngu Thuấn cây cầm ấy để làm cho nhân dân ta giàu mạnh khắp phương Qua ước nguyện ấy ta thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ Nguyễn Trãi lớn như thế nào Có thể nói không chỉ khi làm quan mà đến khi về hưu cáo quan ở ẩn Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho dân chúng Luôn mong họ có một cuộc sống bình yên Vì theo ông “ việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông” Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm

Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ” Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu

Ngày đăng: 17/02/2016, 03:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w