1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu về chùa bà đanh

3 866 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 119,15 KB

Nội dung

Ví như nói đến Ninh Bình thì không thể không nhắc đến khu du lịch Tràng An Bãi Đính còn khi nhắc đến Hà Nam thì ta không thể không nhắc đến chùa Bà Đanh.. Chùa Bà Đanh được xem là một tr

Trang 1

Giới thiệu về chùa Bà Đanh

Tháng Ba 30, 2015 - Category: Lớp 8 - Author: admin

Gioi thieu ve chua Ba Danh – Đề bài: Chùa Bà Đanh là di tích lịch sử với vẻ đẹp thần tiên Em hãy Giới thiệu về chùa Bà Đanh cho mọi người cùng biết.

Đất nước Việt Nam ta trải dài từ Bắc chí Nam nơi đâu cũng có những nơi tâm linh để cho con người được thanh thản và để con người tìm được sự bình yên Mỗi tỉnh mỗi địa phương đều có những nơi như thế Ví như nói đến Ninh Bình thì không thể không nhắc đến khu du lịch Tràng An Bãi Đính còn khi nhắc đến Hà Nam thì ta không thể không nhắc đến chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất và được ca ngợi “chốn bồng lai tiên cảnh” với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, hang động độc đáo của: đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc, Bát cảnh Tiên… Nơi đây không những nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có điệu hát dặm tôn vinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 6/2 âm lịch hàng năm

Quần thể di tích văn hóa Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam Có diện tích khoảng 10ha Trong những ngày hè, đi vãng cảnh chùa, trở về với nơi thâm thiền, nghe tiếng chuông, tiếng mõ ngân vang lúc nhặt lúc thưa mới cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống trần tục

Du khách đến vãng cảnh Chùa Bà Đanh thường bắt đầu xuất phát từ núi Cấm (Thôn Quyển Sơn,

xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam), sau khi đã mệt phờ bởi trèo núi hoặc chui sâu vào Ngũ Động

Trang 2

Sơn để mục sở thị những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú Bước chân xuống đò, phóng tầm mắt nhìn khắp một vùng sông nước mênh mông, đón nhận những làn hơi nước mỏng tang theo gió táp vào người, vào mặt mát lạnh và nghe tiếng chèo khua nước lõm bõm, mọi cảm giác mệt nhọc chợt tan biến đi như chưa bao giờ có, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng, thư thái

Mọi người dễ bị choáng ngợp trước quang cảnh hùng vĩ, bao la của những dãy núi đá vôi sừng sững, điệp trùng soi mình bên hữu ngạn sông Đáy Dưới chân núi, những bông hoa mua trắng muốt lòa xòa trên mặt nước Bên tả ngạn sông là những thôn xóm bình yên, nhà cửa san sát nằm thảnh thơi dưới những lũy tre xanh mượt đang chờn vờn những dải khói lam Hơn nửa tiếng đồng

hồ ngồi trên đò, chúng tôi đã tới chân núi Ngọc, một hòn núi nhỏ nằm trong khuôn viên của chùa Tại đây mọi người có thể nằm dài trên những phiến đá hay dựa người vào những rễ đa cổ thụ để nghỉ ngơi, thư giãn

Xuống khỏi núi Ngọc, chúng ta sẽ lạc vào một rừng cây nhỏ bao quanh chùa Nơi đây trước là một khu rừng rậm rạp nhưng đã bị con người khai thác đến kiệt quệ và tàn lụi Chỉ có những cây công nghiệp do những người dân quanh đây mới trồng đang chen nhau mọc xanh tốt cả một dải đất dài Giữa bạt ngàn những cây sắn củ, vẫn còn lác đác những cây lâu năm, dấu vết sót lại của cánh rừng thuở trước, trong đó có những cây vải, cây lộc vừng, cây duối, cây muỗm có tuổi đời từ trên

100 năm đến 200 năm Giá như lúc này có được chiếc võng để mắc vào thân cây thì thích biết mấy

Sẽ có một giấc ngủ trưa tuyệt vời giữa sự bình yên và râm mát

Chùa Bà Đanh là nơi linh thiêng để cầu lộc cầu tài Nhiều học sinh sinh viên dù ở nơi rất xa xôi cũng

về tận đây cầu mong chuyện học hành, thi cử đỗ đạt và có được tình yêu lâu bền, vĩnh cửu Sư chủ trì của nhà chùa là sư bà, tính tình khá vui vẻ, hòa nhã Sư bà kể cho chúng tôi nghe về truyền thuyết Bà Đanh với một giọng nói chậm rãi, nhỏ nhẹ khắc sâu vào thâm khảm người nghe Bà Đanh còn được gọi là Đức Thánh Bà làng Đanh hay bà chúa Đanh Cũng như các ngôi chùa khác chùa thờ Phật, nhưng chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Tam Thế, Ngọc Hoàng, Bà Chúa Đanh, Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam Có tượng của hệ thống Tứ Phủ vì chùa thờ Tứ Pháp – là tín ngưỡng thờ bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp đang ở tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên Đó là: thần Mây (Pháp Vân), thần Mưa (Pháp Vũ), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện) như là sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã được chép trong Truyện Man Nương của Lĩnh Nam chính quái (Trần Thế Pháp, thế

kỷ XIV, Vũ Quỳnh – Kiều Phú, 1492) nghĩa là tất cả mọi việc đều do tâm tạo ra, tâm làm chủ Chỉ

có tâm là hiện hữu, là thật; còn vạn vật đều là mộng, là ảo

hùa trước đây nổi tiếng với bức tượng “say”, mô phỏng một người ở tư thế đứng ngả nghiêng như say Ý nghĩa của pho tượng thể hiện sự linh thiêng, vẻ đẹp như “tiên cảnh” của ngôi chùa khiến chư khách thập phương đến lễ như mê say ngây ngất Tương truyền bức tượng được chạm khắc

Trang 3

tinh tế, sống động, có thần đến mức bất kỳ ai mới nhìn qua cũng giật mình tưởng đó là “người thật việc thật” Tiếc rằng sau nhiều lần chuyển đổi di dời, pho tượng “say” đã bị thất lạc trong dân gian Hiện nhà chùa còn lưu giữ được 2 văn bia cổ ghi lại di tích lịch sử và quá trình tôn tạo chùa Toàn

bộ tượng trong chùa đều là tượng cổ được giữ gìn, lưu truyền qua nhiều đời Tổ Phía trên cùng thượng điện là 3 pho tượng Tam Thế Tiếp đến là pho tượng Phật A di đà, tòa Cửu Long (Phật ngự trên 9 con rồng), tượng Phật Quan Âm Bồ tát nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật Di Lặc Riêng pho tượng Tuyết Sơn là một bảo vật được tạc từ thế kỷ XV, mang giá trị nghệ thuật hiếm có, chạm khắc tinh xảo

Chùa Bà Đanh là một nơi rất linh thiêng làm bạn nên đến và bạn sẽ cảm nhận được cái vẻ tĩnh mịch

ấy của nó Nhưng vẻ tĩnh mịch ấy không hề gợi cho chúng ta nỗi mơ hồ nào mà đơn giản chỉ là sự bình yên đến thanh khiết

Ngày đăng: 17/02/2016, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w