1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải thích câu tục ngữ mãnh hổ nan địch quần hồ

2 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 13,92 KB

Nội dung

Trong câu chuyện xưa, người ta đã dùng hình ảnh “bó đũa” để thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, một chiếc đũa thì dễ dàng bị bẻ gãy nhưng để bẽ gãy được một bó đũa thì không phải là điề

Trang 1

Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ

Tháng Mười Một 15, 2014 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Giai thich cau tuc ngu Manh ho nan dich quan ho – Đề bài: Em hãy viết bài văn giải thích câu tục ngữ mãnh hổ nan địch quần hồ Bài làm của một bạn học sinh lớp 7 tại Thanh Oai.

Tình đoàn kết là yếu tố đóng vai trò quan trọng khi thực hiện bất cứ việc gì, dù lớn hay nhỏ Trong câu chuyện xưa, người ta đã dùng hình ảnh “bó đũa” để thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, một chiếc đũa thì dễ dàng bị bẻ gãy nhưng để bẽ gãy được một bó đũa thì không phải là điều dễ dàng Sức mạnh của tình đoàn kết đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”

Cũng như các câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng có hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và lớp nghĩa bóng Nghĩa đen là lớp nghĩa mà hiện lên trực tiếp và người đọc có thể hiểu ngay thông qua từng

từ, từng chữ có trong câu mà không phải suy luận gì Còn nghĩa bóng là lớp nghĩa mà người đọc phải suy luận mới hiểu được, xét về phạm vi thì nghĩa đen có phạm vi hẹp hơn nghĩa bóng Từ định nghĩa trên ta có thể dễ dàng nhận ra lớp nghĩa đen của câu tục ngữ Để hiểu rõ ta cần giải thích rõ các từ ngữ trong câu tục ngữ “Mãnh hổ” là một con hổ có sức mạnh to lớn, “nan địch” là sự gian nan, khó khăn trong việc đấu tranh chống lại một thứ gì đó, “quần hồ” là cả một bầy chồn.Ghép các nghĩa lại với nhau ta thấy nghĩa đen của câu tục ngữ là một con hổ dù mạnh đến đâu cũng rất khó

để đấu lại với một bầy chồn nhỏ bé Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ không chỉ nói đến hổ và bầy chồn mà đã được mở rộng ra để nói về tình đoàn kết của con người Một thế lực dù lớn mạnh nhưng cũng rất khó khăn để đấu tranh với một thế lực nhỏ nhưng ở họ có tình đoàn kết Câu tục ngữ cho thấy tầm quan trọng to lớn của tình đoàn kết trong việc đấu tranh với kẻ thù

Trang 2

Sức mạnh của tình đoàn kết cũng được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ khác như:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam cũng đã khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công” Tinh thần đoàn kết, đồng lòng càng cao thì khả năng chiến thắng càng lớn và ngược lại, nếu có sự chia rẽ thì

sẽ không tạo ra được sức mạnh để tiến tới thành công Câu nói của Bác càng khẳng định về sự đúng đắn của câu tục ngữ

Thực tế lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta Xét về thực lực thì cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều rất lớn mạnh, lớn mạnh cả về lực lượng với các binh lính được huấn luyện rất kỹ càng và tinh nhuệ, đồng thời vũ khí trang thiết bị phục vụ cho việc xâm lược Việt Nam cũng rất nhiều và hiện đại, còn dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, lực lượng cũng có sự chênh lệch rất lớn với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vũ khí trang thiết bị còn thô sơ chưa đáp ứng được yêu cầu khi có chiến tranh Nhưng sự chênh lệch về thực lực giữa ta với địch không đồng nghĩa với việc địch lớn mạnh thì sẽ giành được thắng lợi, còn ta yếu thế thì chấp nhận thất bại trong cuộc chiến tranh này Và sự thật là

ta đã giành được thắng lợi, một thắng lợi rất vẻ vang trên tất cả các lĩnh vực từ quân sự đến ngoại giao và họ với sự lớn mạnh của mình nhưng vẫn phải chấp nhận sự thất bại, một thất bại thật thảm hại Vậy lý do gì khiến dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, đó chính là sức mạnh của tình đoàn kết, nhất trí đồng lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 17/02/2016, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w