Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” November 16, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền Đề bài: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Trang 1Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
November 16, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Tục ngữ có câu:
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
- Học tập là nhiệm vụ của mỗi người Không những học trong sách vở nhà trường… mà còn phải học thêm bên ngoài xã hội nữa
- Dẫn câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Đây là một bài học về cách sống ở đời
II- THÂN BÀI:
l) Giải thích:
- Nghĩa đen: “Đi” là đi đây, đi đó, có nghĩa rộng là tham gia nhiều hoạt động khác trong xã hội “Sàng khôn"', nhiều tri thức, mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn… Nếu ta rời khỏi nhà thì ta sẽ hiểu biết thêm nhiều cái hay, cái lạ mà từ lâu ta chưa biết đến
- Nghĩa bóng: Chỉ có bên ngoài xã hội đa dạng, phong phú mới giúp ta học hỏi nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn Câu tục ngữ khuyên ta nên học hỏi thêm ở ngoài đời 2) Tại sao ta phải học hỏi thêm ở ngoài xã hội?
- Con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng có giới hạn
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Muốn phát huy trí thông minh đó thì con người phải học hỏi, phải tìm tòi tri thức
Trang 2- Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Gia đình, nhà trường, sách vở… đã dạy rất nhiều, thế nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy, giáo huấn là cách bổ sung tri thức cho thêm phong phú, đó là chỉ nghe mà chưa thấy Nếu đã “nghe” và được “thấy” thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn Chỉ có xã hội là nơi để ta thử nghiệm lại những hiểu biết mà ta đã học Bởi xã hội là một môi trường lớn đầy đủ mọi thành phần, mọi cách sống, mọi số phận, cái xấu cái tốt lẫn lộn Khi ta đã “đi” vào môi trường xã hội tất nhiên ta có dịp tìm hiểu, thu thập và sẽ mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn của ta hơn Tiếp xúc thực tế xã hội giúp ta phân biệt cái đúng sai, tốt xấu Qua nhiều thất bại, thử thách làm ta trở nên chín chắn, “khôn” hơn, ta sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lõng khi vào đời
- Học “khôn” tức là ta phải biết chọn lọc, tiếp nhận cái tốt và gạt bỏ cái xấu trong xã hội Như vậy tức
là ta đã biết sống Và xã hội là nhà trường lớn cung cấp cho ta vốn sống ấy, là nơi để ta thực nghiệm, là nơi để ta học “khôn”
III- KẾT BÀI:
- Câu tục ngữ là một lời khuyên dạy giúp ta rèn luyện nhân cách, biết mở mang tầm hiểu biết để vừa có tri thức vừa sống cao đẹp
Read more: http://taplamvan.edu.vn/di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-2/#ixzz3mchyCYIy