1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học vật lí ở trường thpt

4 578 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 80 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN CỦA BÀI HỌCTRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tóm tắt Một trong những nhiệm vụ của dạy học trong nhà trường là trang bị cho học sinh một h

Trang 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN CỦA BÀI HỌC

TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Tóm tắt

Một trong những nhiệm vụ của dạy học trong nhà trường là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hình thành kỹ năng và giúp các em vận dụng vào thực tiễn và đời sống Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với môn vật lí, bởi vật lí là một trong số ít môn học có mối quan

hệ rất chặt chẽ với kỹ thuật, tự nhiện và đời sống Tuy vậy, việc dạy học vật lí hiện nay vẫn mang nặng tính lý thuyết, đôi khi còn “giáo điều - sách vở”, xa rời thực tiễn cuộc sống

Vì vậy, trong dạy học vật lí cần phải áp dụng những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm tăng cường tính thực tiễn của bài học Theo hướng đó, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

có thể vận dụng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

1 Đặt vấn đề

Vật lí học không phải chỉ là các phương trình và con số Vật lí học là những điều đang xảy

ra trong thế giới xung quanh ta Nó cắt nghĩa về màu sắc cầu vòng, về ánh sáng lung linh và tính cứng rắn của viên kim cương Nó có liên quan đến việc đi bộ, chạy, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ [4]

Bởi thế, dạy học vật lí không thể tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất phát thực tế và giải thích phù hợp, dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh Dạy học vật lí gắn với thực tế cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa giáo dục, giáo duỡng với

môi truờng kinh tế - xã hội Điều này cũng được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn …”

Tuy nhiên, có thể thấy việc dạy học vật lí ở một số trường phổ thông hiện nay vẫn còn thiên

về lý thuyết, ít vận dụng vào thực tế Điều đó dẫn đến một thực trạng không mong muốn là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh thực sự rất hạn chế

2 Thực trạng của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm nổi bật là phần lớn kiến thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có liên hệ với thực tế cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều ngành kĩ thuật Sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các loại hình thí nghiệm và mối liên

hệ chặt chẽ giữa kiến thức vật lí với thực tế đời sống là những lợi thế không nhỏ đối với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là đổi mới theo hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học [2]

Qua khảo sát thực tế ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy, việc dạy học vật

lí ở một số trường phổ thông vẫn còn nặng về lý thuyết, giáo viện ít liên hệ thực tiễn, ít sử dụng bài tập thực tế Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, hình thức dạy học theo lối “thông báo -tái hiện” còn phổ biến, tình trạng “dạy chay” vẫn chưa được khắc phục triệt để; các phương pháp dạy học tích cực chưa được vận dụng một cách có hiệu quả; khả năng vận dụng kiến thức vật lí trong đời sống của học sinh rất hạn chế

Trang 2

Thực trạng chung là học sinh có thể vận dụng các định luật vật lí để giải bài tập tính toán thì được, nhưng không thể vận dụng định luật để làm sáng tỏ được những vấn đề xuất hiện trong thực tiễn và đời sống Chẳng hạn: Học sinh có thể vận dụng định luật Bernoulli tính được áp suất tĩnh của dòng khí khi biết vận tốc chuyển động của nó, nhưng lại không thể giải thích được tại sao máy bay, bay được trên bầu trời … Do đó, trong các giờ học vật lí, học sinh còn thờ ơ và thường “ngại” trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống, mặc dù đa số học sinh cho rằng giải thích được các câu hỏi như thế là rất thú vị Trong khi vận dụng, hầu hết học sinh chỉ quan tâm đến các bài tập tính toán mà ít chú ý đến bài tập định tính và các câu hỏi thực tế Học sinh đồng nhất việc giải bài tập vật lí như là giải toán, chỉ quan tâm đến con số mà không để ý đến đơn vị, cũng như bản chất của các hiện tượng vật lí liên quan

3 Nguyên nhân của thực trạng

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên có thể kể đến là:

- Trước hết, là do việc kiểm tra đánh giá chưa chú trọng nhiều đến vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, chưa có nhiều bài tập có nội dung thực tế, mà chủ yếu vận dụng chỉ thiên về những bài tập tính toán

- Các câu hỏi thực tế và bài tập định tính thường phức tạp, tốn nhiều thời gian cho việc giải

và chấm bài nên giáo viên thường ngại

- Học sinh thường chú trọng học để thi hơn là học để biết, do đó loay hoay tính toán nhiều hơn là tìm tòi khám phá để hiểu biết Bởi các em thường tâm niệm, thi cái gì học cái đấy

4 Một số giải pháp nhằm tăng cường tính thực tiễn trong dạy học vật lí

Một là, đổi mới cách soạn giáo án theo hướng tăng cường tính thực tiễn.

Tính thực tiễn của bài học phải được xem là một trong những mục tiêu mà người học sẽ phải

đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học Bài tập có nội dung thực tế, các thí nghiệm và các ứng dụng kĩ thuật liên quan đến bài học, … cần phải được đưa vào bài học một cách phù hợp

Ngoài ra, trong từng hoạt động cụ thể của bài học, tùy theo nội dung kiến thức của những hoạt động đó mà giáo viên cũng có thể tăng cường tính thực tiễn cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học

Hai là, tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lí của học sinh theo hướng gắn lý thuyết với

thực tiễn, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống

Nếu như tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách, tính tích cực nhận thức liên quan đến sự

nổ lực hoạt động của học sinh thì tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh lại là việc làm của người thầy [2]

Bởi vậy, người thầy cần phải cố gắng tìm tòi gắn kết được những kiến thức của bài học đó với thực tiễn;hình thành động cơ, kích thích hứng thú thông qua những ứng dụng hữu ích của bài học

Trong giải pháp này, cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Giải thích các hiện tượng thường gặp trong tự nhiên, qua đó khơi dậy trong học sinh niềm đam mê tìm hiểu thế giới tự nhiên Chẳng hạn: Sét được hình thành như thế nào? Vì sao nước biển lại có màu xanh? …

Trang 3

- Chỉ ra các ứng dụng trong kỹ thuật, nhằm khẳng định mối quan hệ giữa “vật lí và kỹ thuật”

- Giải quyết những vấn đề được đặt ra từ thực tiễn đời sống liên quan đến bài học, qua đó học sinh thấy được vai trò của vật lí đối với kỹ thuật và đời sống Những điều này sẽ làm cho các

em tăng cường hứng thú học tập bộ môn

Ba là, chú trọng khai thác lợi thế của thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền.

Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn Với các thí nghiệm đơn giản, mới lạ và hay thì đó thật sự là phương tiện tốt để giáo viên gây hứng thú, khích thích tính tò mò, ham hiểu biết cho học sinh Đặc biệt, với những thí nghiệm đơn giản, dễ thiết kế, dùng các dụng cụ trong đời sống hằng ngày như: vỏ lon bia, vỏ chai nhựa, … thì học sinh có thể tự tay thực hiện, các

em sẽ có cơ hội rèn luyện các thao tác, từ đó khơi dậy ở các em sự say mê, khám phá những điều mới mẽ, bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn nữa là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới [1]

Bốn là, tăng cường sử dụng câu hỏi và bài tập có nội dung thực tế trong kiểm tra, đánh giá

học sinh

Tăng cường các câu hỏi và bài tập có nội dung thực tế ngay trong các đề kiểm tra hay đề thi, giúp các em có ý thức tìm hiểu, giải thích và quan tâm nhiều hơn đến các hiện tượng vật lí xảy ra xung quanh mình

Năm là, tổ chức câu lạc bộ vật lí và các hoạt động ngoại khóa.

Câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa giúp mở rộng tầm hiểu biết, giáo dục lòng đam mê khoa học, khuyến khích khả năng sáng tạo và phát triển năng khiếu của học sinh [3]

Hoạt động của câu lạc bộ thường tập trung vào các vấn đề sau:

- Giải đáp các câu hỏi và bài tập có nội dung thực tế

- Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong kỹ thuât và đời sống

- Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm tự tạo

Việc tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan thực tế cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng cường tính thực tiễn cho bài học Qua hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lí, thấy được vai trò to lớn của vật lí trong thực tế đời sống, trong sản xuất và công nghệ Việc tham gia hoạt động ngoại khoá giúp học sinh hình thành những kĩ năng thực tiễn nhất là những kĩ năng mềm

5 Kết luận

Một trong những mục tiêu của dạy học vật lí là làm cho lý thuyết xích lại gần hơn với thực tiễn và đời sống, lấy lý thuyết để soi sang thực tiễn và dùng thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của các lý thuyết Lý thuyết và thực tiễn trong dạy học vật lí phải gắn liền với nhau và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất không tách rời Với quan điểm đó, có thể nói rằng, việc tăng cường tính thực tiễn trong dạy học vật lí luôn là thực sự cần thiết Do đó, việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường tĩnh thực tiễn của bài học cần phải được quan tâm./

SOME STRENGTHENING THE SOLUTION OF PRACTICAL LESSONS

IN TEACHING PHYSICS IN HIGH SCHOOL

Trang 4

One of the tasks of teaching in schools is to equip students with a solid system knowledge, skills, and help shape them into practical use and life It is more significant than for physics, because physics is one of the few subjects with very tight relationship with technology, and natural life However, the teaching of physics is still heavily theoretical, sometimes "doctrine - the books" away from real life

So, in the teaching of physics must apply the appropriate pedagogical measures to enhance practical lessons In this direction, we have studied suggest some possible solutions applied in the teaching of physics in schools

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Văn Giáo (2004), Nghiên cứu tự tạo, khai thác và sử dụng thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền nhằm góp phần đổi mới PPDH vật lí theo hướng tích cực hóa HĐNT của HS, B2004-09-09, Đề tài

cấp bộ, Trường ĐHSP Huế

[2] Nguyễn Thanh Hải (2012), Sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí,

NXB Đại học sư phạm

[3] Hoàng Hòa (2011), Các biện pháp tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học chương

“Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể” vật lí 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục

học, Trường ĐHSP – Đại học Huế

[4] Lê Nguyên Long (chủ biên), An Văn Chiêu, Nguyễn Khắc Mão (2001), Giải toán vật lí trung học phổ

thông, một số phương pháp, NXB Giáo dục.

[5] Nguyễn Minh Tân (2012), Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập môn vật lí bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống, 15/7/2013, http://lysinhstudy.tnu.edu.vn/thong-tin-tac-gia/cac-bai-bao-a-ng-tren-tckh/kho-sat-vic-dy-va-hc-vt-ly-trng-y.html

ThS Nguyễn Văn Hoành

(Bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội nghị khoa học Sau Đại học lần thứ nhất Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế)

Ngày đăng: 15/02/2016, 07:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w