1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2015

6 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 27,02 KB

Nội dung

Trường THPT chuyên Bạc Liêu ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 1 đến câu 4: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và cành nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, và hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm! (Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 12, trang 48, NXB Giáo dục, 2008) Câu 1: Hãy chỉ ra phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,25 điểm) Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3: Xác định và chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nêu nhận xét gì về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông? (0,5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 5 đến câu 8: …Hơn một loài hoa đã rụng cành, Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; Những luồng run rẩy rung rinh lá… Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.  (Đây mùa thu tới, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 nâng cao, trang 30, NXB Giáo dục, 2009) Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật nào đã được Xuân Diệu sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 7: Từ “rũa” trong câu “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” có thể được hiểu như thế nào? (0,25 điểm) Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về cách cảm nhận thiên nhiên của Xuân Diệu qua đoạn thơ trên. (Trả lời từ 5 - 7 dòng). (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra từ lời tâm sự của nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng trong tâm hồn người phụ nữ ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2015 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1: Phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn là phép chêm xen. - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2: Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời          Câu 3: Phép tu từ được sử dụng là so sánh: “Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” (giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”) - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Chỉ trả lời được phép tu từ mà không chỉ ra phép tu từ đó - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nhận xét Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. Từ đó nêu lên cách tiếp cận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5:  Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/ biểu cảm. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật láy âm/ điệp âm đã được Xuân Diệu sử dụng trong đoạn thơ. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7: Từ “rũa” trong câu “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” có thể hiểu là sắc đỏ mài mòn sắc xanh, còn sắc xanh phai nhạt dần. - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 8: Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên qua cách quan sát, cảm nhận rất tinh tế của Xuân Diệu: sắc thu đang lấn dần và cảm giác buốt lạnh từ trong xương cốt của loài thảo mộc. Đó là những chuyển biến, những rung động trong thiên nhiên, cũng chính là sự giao cảm bên trong rất tinh vi của người nghệ sĩ. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. - Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) 1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm) - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời tâm sự nói về sự lạc quan, sự sẻ chia và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến để thấy được: cuộc sống có muôn vàn khổ đau, bất hạnh, sự thiếu thốn của mỗi người chẳng thấm vào đâu so với bất hạnh của bao người khác. Hãy thấy mình là người may mắn để biết sẻ chia, biết cố gắng vươn lên và không cúi đầu trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống. + Phân tích, chứng minh để thấy được ý nghĩa của tinh thần lạc quan, luôn biết hài lòng với những gì mình đang có, biết sẻ chia nỗi bất hạnh cùng người khác và nghị lực vươn lên của mỗi người trong cuộc sống. Lời tâm sự của nữ sĩ không chỉ thể hiện sự thức ngộ trước cuộc sống mà còn hàm chứa lời động viên, khích lệ mỗi người hãy biết vượt qua khó khăn, bất hạnh bởi nó chính là thử thách tôi luyện ta trưởng thành và bản lĩnh hơn...  (Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục). + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh: không nên than vãn, bi quan trước những khó khăn về vật chất mà phải hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cần nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, sẻ chia để từ đó có thêm sức mạnh và lòng tin yêu cuộc sống... - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.  Câu 2 (4,0 điểm) 1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.  - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):  - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).  - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.  - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):  - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; +  Phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật: * Nhân vật Mị (trong Vợ chồng A Phủ) Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh Mị là cô gái trẻ trung, yêu đời, yêu lao động, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, dù là thân  phận con dâu gạt nợ - bị vùi dập cả về thể chất lẫn tinh thần – nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức phản kháng vùng lên để giải phóng đổi đời; Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, mang đậm màu sắc Tây Bắc của Tô Hoài. * Nhân vật người đàn bà hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa) Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người đàn bàn hàng chài bề ngoài thô kệch, quê mùa, thất học, cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại là người mẹ giàu lòng thương con, người vợ biết cảm thông cho chồng và người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời sâu sắc. Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân nhật sắc sảo. + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: * Sự tương đồng: Cả hai nhân vật đều bị hành hạ, ngược đãi cùng cực, là nạn nhân của đói  nghèo. * Nét khác biệt: - Nhân vật Mị là cô gái giàu sức sống tiềm tàng và sức phản kháng vùng lên giải phóng cho chính mình. - Người đàn bà hàng chài: giàu tình yêu thương và thấu hiểu lẽ đời sâu sắc * Lý giải: - Giống nhau: cả hai nhân vật mang những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó, tiềm tàng sức sống mãnh liệt. - Khác: Mị là nạn nhân của chế độ thực dân, phong kiến miền núi; người đàn bà hàng chài là nạn nhân của tình trạng đói nghèo, thất học và nạn bạo hành gia đình. Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm)  - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 

Trang 1

Trường THPT chuyên Bạc Liêu

ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 1 đến câu 4:

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và cành nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, và hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung

và về văn, còn rất ít biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!

(Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 12,

trang 48, NXB Giáo dục, 2008)

Câu 1: Hãy chỉ ra phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên (0,25 điểm)

Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3: Xác định và chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn (0,5 điểm)

Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nêu nhận xét gì về Nguyễn Đình Chiểu

và thơ văn của ông? (0,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 5 đến câu 8:

…Hơn một loài hoa đã rụng cành, Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 nâng cao, trang 30,

NXB Giáo dục, 2009)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật nào đã được Xuân Diệu sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 7: Từ “rũa” trong câu “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” có thể được hiểu như thế nào?

(0,25 điểm)

Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về cách cảm nhận thiên nhiên của Xuân Diệu qua đoạn thơ trên (Trả lời từ

5 - 7 dòng) (0,5 điểm)

Trang 2

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra từ lời tâm sự của nhà văn

Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để

đi giày”.

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng trong tâm hồn người phụ nữ ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2015

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: Phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn là phép chêm xen.

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2: Thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3: Phép tu từ được sử dụng là so sánh: “Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” (giống như

“những vì sao có ánh sáng khác thường”)

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Chỉ trả lời được phép tu từ mà không chỉ ra phép tu từ đó

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nhận xét Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ

lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa Từ đó nêu lên cách tiếp cận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/ biểu cảm.

- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật láy âm/ điệp âm đã được Xuân Diệu sử dụng trong đoạn thơ.

Trang 3

- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7: Từ “rũa” trong câu “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” có thể hiểu là sắc đỏ mài mòn sắc xanh,

còn sắc xanh phai nhạt dần

- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 8: Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên qua cách quan sát, cảm nhận rất tinh tế của Xuân Diệu: sắc

thu đang lấn dần và cảm giác buốt lạnh từ trong xương cốt của loài thảo mộc Đó là những chuyển biến, những rung động trong thiên nhiên, cũng chính là sự giao cảm bên trong rất tinh vi của người nghệ sĩ

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục

- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí

- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời

II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn

bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

2 Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí

và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời tâm sự nói về sự lạc quan, sự sẻ chia và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn

Trang 4

chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến để thấy được: cuộc sống có muôn vàn khổ đau, bất hạnh, sự thiếu thốn của mỗi người chẳng thấm vào đâu so với bất hạnh của bao người khác Hãy thấy mình là người may mắn để biết sẻ chia, biết cố gắng vươn lên và không cúi đầu trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống

+ Phân tích, chứng minh để thấy được ý nghĩa của tinh thần lạc quan, luôn biết hài lòng với những gì mình đang có, biết sẻ chia nỗi bất hạnh cùng người khác và nghị lực vươn lên của mỗi người trong cuộc sống Lời tâm sự của nữ sĩ không chỉ thể hiện sự thức ngộ trước cuộc sống mà còn hàm chứa lời động viên, khích lệ mỗi người hãy biết vượt qua khó khăn, bất hạnh bởi nó chính là thử thách tôi luyện ta trưởng thành và bản lĩnh hơn (Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục)

+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh: không nên than vãn, bi quan trước những khó khăn về vật chất mà phải hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng Cần nhìn ra cuộc đời

để nhận biết, đồng cảm, sẻ chia để từ đó có thêm sức mạnh và lòng tin yêu cuộc sống

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức

và pháp luật

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2 (4,0 điểm)

1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập

văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

2 Yêu cầu cụ thể:

Trang 5

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí

và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;

+ Phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật:

* Nhân vật Mị (trong Vợ chồng A Phủ)

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh Mị là cô gái trẻ trung, yêu đời, yêu lao động, hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, dù là thân phận con dâu gạt nợ - bị vùi dập

cả về thể chất lẫn tinh thần – nhưng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức phản kháng vùng lên

để giải phóng đổi đời; Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, mang đậm màu sắc Tây Bắc của Tô Hoài

* Nhân vật người đàn bà hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa)

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người đàn bàn hàng chài bề ngoài thô kệch, quê mùa, thất học, cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại là người mẹ giàu lòng thương con, người vợ biết cảm thông cho chồng và người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời sâu sắc Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân nhật sắc sảo

+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh

có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:

* Sự tương đồng: Cả hai nhân vật đều bị hành hạ, ngược đãi cùng cực, là nạn nhân của đói nghèo

* Nét khác biệt:

- Nhân vật Mị là cô gái giàu sức sống tiềm tàng và sức phản kháng vùng lên giải phóng cho chính mình

- Người đàn bà hàng chài: giàu tình yêu thương và thấu hiểu lẽ đời sâu sắc

Trang 6

* Lý giải:

- Giống nhau: cả hai nhân vật mang những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó, tiềm tàng sức sống mãnh liệt

- Khác: Mị là nạn nhân của chế độ thực dân, phong kiến miền núi; người đàn bà hàng chài là nạn nhân của tình trạng đói nghèo, thất học và nạn bạo hành gia đình

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ

- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Ngày đăng: 01/02/2016, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w