1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT lần 2 hệ bổ túc năm 2007 - môn văn

5 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

- Những thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định đối với từng phần.. Đáp án và thang điểm Đề I

Trang 1

Bộ giáo dục vμ đμo tạo

đề chính thức

kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 2 năm 2007

Môn thi: Văn – Bổ túc trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Thí sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề I

Câu 1 (2 điểm)

Anh, chị hãy giải thích nguyên lí Tảng băng trôi của Hêminguê

Câu 2 (3 điểm)

Trình bày ngắn gọn những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

Câu 3 (5 điểm)

Anh, chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn

Trung Thành

Đề II

Câu 1 (2 điểm)

Anh, chị hãy tóm tắt (khoảng 30 dòng) truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn

Trung Thành

Câu 2 (3 điểm)

Nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái

Quốc

Câu 3 (5 điểm)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12, Tập một

NXB Giáo dục, Hà nội, 2004, tr 76 -77)

Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi bật vẻ đẹp của người lính cách mạng được Quang Dũng thể hiện

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh Số báo danh

Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2

Trang 2

Bộ giáo dục vμ đμo tạo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Lần 2 năm 2007 Môn thi: Văn – Bổ túc trung học phổ thông

Đề chính thức _

hướng dẫn chấm thi

Bản hướng dẫn gồm 04 trang

I Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm Do đặc trưng của môn Văn và tính chất của đề thi, Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu cơ bản, giám khảo cần chủ động, linh hoạt khi cho điểm

- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lý; mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không yêu cầu quá cao đối với điểm 9, điểm

10 Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo

- Những thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định (đối với từng phần)

- Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với Hướng dẫn chấm và được thực hiện thống nhất trong Hội đồng chấm thi

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm ( lẻ 0,25 làm tròn 0,5; 0,75 làm tròn 1,0 điểm)

II Đáp án và thang điểm

Đề I Câu 1 (2 điểm)

Thí sinh có thể có trình bày theo các cách khác nhau, song cần đảm bảo những

ý sau:

- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện

yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi

- Hêminguê muốn đề cao đặc trưng mạch ngầm văn bản của tác phẩm văn

chương; nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý tưởng, mà thể hiện bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý

b Cách cho điểm:

- Điểm 2: Nêu đủ ý, diễn đạt mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, có thể còn vài lỗi chính tả

- Điểm 1: Nêu được một nửa số ý, diễn đạt khá mạch lạc, còn phạm lỗi chính tả

- Điểm 0: Không nêu được ý nào hoặc hoàn toàn lạc đề

Câu 2 (3 điểm)

a Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được những ý cơ bản sau:

- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh

Trang 3

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường gắn liền với khuynh hướng

sử thi, cảm hứng lãng mạn

- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện

b Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh có thể trình bày dưới dạng đề cương, song cần tư duy mạch lạc, diễn đạt

rõ ràng, hành văn trong sáng, không phạm lỗi chính tả

c Cách cho điểm:

- Điểm 3: Thí sinh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu a và b; có thể còn vài lỗi chính tả

- Điểm 2: Bài làm nêu được 3 ý ở phần a và đáp ứng những yêu cầu cơ bản của phần b; hoặc nêu đủ 4 ý nhưng sơ sài, còn mắc một vài lỗi diễn đạt

- Điểm 1: Bài làm nêu được 2 ý ; mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả

- Điểm 0: Bài làm không nêu được ý nào, hoặc hoàn toàn lạc đề

Câu 3 (5 điểm)

a.Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết làm bài nghị luận văn học, kiểu bài phân tích nhân vật trong tác

phẩm tự sự Bài viết yêu cầu phải có bố cục hợp lý; kết cấu chặt chẽ; hành văn mạch lạc; diễn đạt trong sáng; không phạm lỗi chính tả; trình bày rõ ràng

b.Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và nhân vật

Tnú

* Phân tích nhân vật Tnú:

- Cuộc đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân làng Xô Man

- Tnú tiêu biểu cho những phẩm chất, tính cách của con người Tây Nguyên:

+ Trung thực, trong sáng

+ Yêu thương sâu nặng, đằm thắm, thuỷ chung; căm thù cháy bỏng

+ Hành động dứt khoát, quyết liệt; bất khuất; kiên trung

+ Khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt

* Đánh giá khái quát: Số phận, sự trưởng thành của Tnú tiêu biểu cho số phận, con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên; là một trong những hình tượng thành công xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, của văn học chống Mĩ cứu nước

c Cách cho điểm:

- Điểm 5: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu a và b Văn viết mạch lạc, có cảm xúc

- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng yêu cầu a và b Văn ít cảm xúc, còn mắc một vài lỗi diễn đạt

- Điểm 1: Nội dung sơ sài, nặng về kể lể, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề

Đề II

Câu 1 (2 điểm)

a Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể có cách tóm tắt khác, song cần nêu được những ý chính sau:

Trang 4

- Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô Man Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời, sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô Man

- Tnú mồ côi từ nhở, dân làng Xô Man nuôi dưỡng Tnú

- Tnú được giác ngộ, tham gia cách mạng

- Tnú chiến đấu gan góc, thông minh Tnú trở thành người chỉ huy cuộc đồng khởi của làng Xô Man Tnú tham gia lực lượng Giải phóng quân

b Cách cho điểm:

- Điểm 2: Biết cách tóm tắt tác phẩm tự sự Đảm bảo đầy đủ các ý cơ bản trên Có thể còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, câu chữ

- Điểm 1: Biết tóm tắt tác phẩm tự sự, nêu được khoảng một nửa các sự kiện trên

- Điểm 0: Bài không kể được sự kiện nào, hoặc kể sai hoàn toàn

Câu 2 (3 điểm)

a Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể có các cách trình bày khác nhau, song cần nêu được những ý sau:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Chính phủ Pháp đưa Khải Định sang Mácxây dự cuộc đấu xảo thuộc địa nhằm lừa bịp dư luận về chính sách khai hoá

+ Nhân sự kiện đó, Nguyễn ái Quốc sáng tác Vi hành, truyện viết bằng tiếng

Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp năm

1923

- Mục đích sáng tác:

+ Vạch mặt Khải Định - một tên vua bù nhìn, một con rối trong tay thực dân Pháp

+ Tố cáo những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa; châm biếm sự bủa vây, bắt bớ của mật thám Pháp đối với những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp

b Cách cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các nội dung trên; diễn đạt trong sáng, có thể còn một vài lỗi về chính tả

- Điểm 2: Trình bày được một nửa số ý trên, còn một vài lỗi về diễn đạt, câu chữ

- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, câu chữ

- Điểm 0: Không trình trình bày được ý nào của yêu cầu trên

Câu 3 (5 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết làm bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích một đoạn thơ trữ tình Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; hành văn mạch lạc; không phạm lỗi chính tả; trình bày cẩn thận Khuyến khích những bài viết sáng tạo, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng

b Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đạt được những ý chính sau:

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Tây Tiến, vị trí của đoạn trích

Trang 5

- Phân tích đoạn thơ: Bằng bút pháp tương phản, hình ảnh giàu giá trị tạo hình, ngôn ngữ tinh tế, nhất là cách sử dụng từ Hán - Việt đoạn thơ đã làm nổi rõ vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trên hai phương diện:

+Vẻ đẹp lãng mạn hào hoa

+ Vẻ đẹp bi hùng (thái độ, tư thế của người lính Tây Tiến trước gian khổ, khốc liệt, đặc biệt là trước cái chết)

- Đánh gía khái quát, nâng cao: Với Tây Tiến, Quang Dũng đã tạc nên một bức tượng đài bằng thơ về người lính cách mạng với những vẻ đẹp riêng

c Cách cho điểm:

- Điểm 5: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu a và b Văn viết mạch lạc, có cảm xúc

Có thể còn một vài lỗi về chính tả

- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu a và b, còn mắc một vài lỗi diễn đạt

- Điểm 1: Nội dung sơ sài, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt

- Điểm 0: Bài viết hoàn toàn lạc đề

-Hết -

Ngày đăng: 01/02/2016, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w