1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Diện chẩn điều khiển liệu pháp

43 422 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

ĐỒNG TÍNH CHẤT: vùng điểm tìm sinh huyệt có cùng tính chất với vùng điểm có bệnh như mềm với mềm, cứng với cứng, nóng lạnh, sáng tối, động tĩnh, tụ tán, khô ướt, trơn nhám, đau nhột đồng

Trang 1

DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN

Trang 2

NỘI DUNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP

CÁCH TÌM SINH HUYỆT

CÁCH TÌM TRỤC BẢN LỀ:

A/ THEO TAM TÀI HAY TỨ TRỤ:

1- Vùng phản chiếu Toàn thân

5- Động kinh, phong xù trẻ em

6- Ăn không tiêu, sình bụng

16- Đau thần kinh tọa

XỬ LÝ KỸ THUẬT THAO TÁC TRONG KHI ĐIỀU TRỊ

Trang 3

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP hoàn toàn dựa vào nguyên lý Dịch biến, tùy thời mà biến đổi cho nên linh động biến hóa vô cùng

Phương pháp này đặt nền tảng trên hệ phản chiếu (phóng to – thu nhỏ) theo luật đồng ứng (tương quan, tương hợp, tương ứng) hơn là dựa vào hệ kinh lạc, thần kinh, huyết dịch Chổ đau bệnh thường phản chiếu thành SINH - HUYỆT ở những nơi tương ứng không đau bệnh Những vùng điểm sinh huyệt phản chiếu bệnh lý được hệ thống hóa thành những đồ hình thu gọn trên mặt da Nên nguyên tắt chủ yếu của phương pháp này là: DÙNG CHỔ KHÔNG ĐAU BỆNH ĐỂ TRỊ CHỔ ĐAU BỆNH (Diệu vô Trị hữu)

Nguyên tắc này có nhiều lợi điểm là tránh được tai biến khi tác động trực tiếp lên chổ đau bệnh như tâm lý sợ hãi của bệnh nhân, gây đau thêm, bị nhiễm trùng hoặc để lại di chứng … vì nó hoàn toàn dựa vào cơ chế tự điều chỉnh, tự điều khiển (khả năng tự hóa) của cơ thể Nó tương đối khá an toàn, hoặc trị hết bệnh (thắng) hoặc trị không hết thì thôi (huề) chứ không bao giờ gây tai biến hay

tử vong (thua) Trong lúc điều trị, nó ít khi gây sốc, nếu có thì sốc cũng nhẹ nhàng không đáng kể, chỉ cần ngưng ngay thao tác thì sốc lướt qua dễ dàng Tuy nhiên, cũng đừng ham trị những bệnh khó, bệnh nặng, dễ bị đổ thừa, trừ trường hợp bất đắc dĩ

ĐỒNG HÌNH (DẠNG): chọn đồ hình nào phản chiếu đồng dạng nhất với vùng điểm có bệnh

Thí dụ: như đau cổ gáy thì chọn vùng phản chiếu cổ gáy trong đồ hình người

Dương là SƠN - CĂN (chổ gãy của sóng mũi, ngang giữa hai mắt) Loại nào đồng hình dạng với loại ấy như: cao thấp, xa gần, trên dưới, trong ngoài, lồi lõm, liền đứt, thẳng cong, gãy tròn, da thịt lông xương, tay chân, đầu cổ, hầu họng, miệng lưỡi, mắt mũi, chân mày, bẹ sườn, gối chỏ, eo bụng, khớp ngấn, cằm gót, ngón long, cạnh song (đồng hình tương tự)

ĐỒNG TÍNH (CHẤT): vùng điểm tìm sinh huyệt có cùng tính chất với vùng điểm có bệnh như mềm với mềm, cứng với cứng, nóng lạnh, sáng tối, động tĩnh, tụ tán, khô ướt, trơn nhám, đau nhột (đồng tính tương liên)

ĐỒNG KHÍ: khó nói rõ khí là gì, là thế nào nhưng đồng khí được xem như mối

liên quan đường dẫn truyền có đáp ứng thuận chiều từ chỗ tác động đến chỗ

có bệnh, như làm giảm nhẹ, hết hẳn, hoặc cảm giác thấy nong nóng, tê tê, dịu dịu ở vùng bệnh (đồng khí tương cầu)

Sau khi xác định vị trí nào theo đồ hình phản chiếu trên cơ thể vừa đồng hình vừa đồng tính, rồi sau đó dùng y cụ tác động tại đó để thăm dò xem có phản ứng cảm giác mạnh hơn bình thường hoặc quá mạnh như: ĐAU, TÊ, NÓNG,

Trang 4

CỘM hơn, là báo hiệu bước đầu có triệu chứng đồng khí, hoặc đồng khí ngay từ khi vừa mới tác động thăm dò, tức như đã giảm bớt bệnh chứng lập tức Nếu chưa đồng ứng thì tác động thêm vài lần để xem có đồng khí không Nếu có đồng khí thì lúc ấy mới chọn điểm ấy làm sinh huyệt để chủ lực điều trị

Có khi đồng tính mà không đồng tính đồng khí Có khi đồng hình đồng tính

mà không đồng khí thì chưa phải là sinh huyệt Phải tiếp tục dò tìm nơi khác hoặc chờ lúc khác thăm khám chổ cũ xem có đồng khí chưa Đây là trường hợp sinh huyệt tiêu trưởng ẩn hiện di chuyển Phải cố gắng moi tìm cho được thì mới có thể cắt đứt, trị tận gốc bệnh chứng

Thí dụ:

- Đau ở nách (phần mềm) hình gãy lõm, đồng hình với Sơn căn cũng gãy lõm Nếu dò tìm ở Sơn căn không báo vì Sơn căn cứng, không đồng tính mềm với nách, thì chọn phần nách mềm ở Thái dương (vừa gãy vừa mềm) Nách ngang gần

vú, mà vú tương ứng với mắt, Sơn căn Thái dương giống nách ngang gần mắt, nên chọn Sơn căn hoặc Thái dương khám tìm đồng khí với nách là vậy

- Như đau ở hổ khẩu bàn tay thì chọn vùng Thái dương (lõm, gãy, mềm) Nếu đau ở gò Kim tinh (thịt nổi) thì chọn gò má vừa có đường cong pháp lệnh vừa

là phần thịt nổi giống gò Kim tinh (đồng hình, đồng tính)

- Như đau hốc mắt (có vòng cung giống vòng cung xương bả vai) nên người xưa thường chích lể vùng ngang xương bả vai trị hết đau mắt (đồng hình)

- Như đau khớp gối thì chọn ngón chân trỏ ở mắt giữa vì ngón chân cũng có

3 mắt như chân nên đồng hình đồng vị: khớp theo khớp, giữa theo giữa

- Như tác động ở cổ tay vùng huyệt Dưỡng lão là nhẹ được đau mắt là vì đồng hình, đồng từ: cổ tay với cổ gáy, cổ di với cổ, CỔ NÀO CŨNG LÀ CỔ Ngôn ngữ Việt nam thâm thúy đáo để phần nào do biết dùng luật đồng âm, có dị nghĩa cũng chẳng sao

- Như phía dưới ngoài cổ tay tương ứng với cổ gáy, thì đối xứng với cổ gáy

là hầu họng, cho nên tác động vào phần trong cổ tay trị được HO (đồng hình, đối xứng)

- Bàn tay nắm lại là đầu, dưới đầu chỗ eo gãy là cổ gáy, hầu họng

I - THEO NGUYÊN LÝ ĐỒNG DỊ: vật việc có nhiều cái Đồng và nhiều cái Dị

cùng lúc Có khi đồng dễ thấy hơn dị, có khi ngược lại Cái nào dễ thấy thì chọn trước để làm TRỤC BẢN LỀ dò tìm sinh huyệt cho nhanh

Trang 5

1- LẤY SINH HUYỆT THEO LÝ ĐỒNG: có thể vừa đồng từ, đồng vị, đồng

dạng, đồng tính

ĐỒNG TỪ: thí dụ:

- Sống: mũi, sống trán, sống lưng, sống tay chân đều là cạnh xương

- Đầu: gối, gót, cùi chỏ, mũi, đầu ngón tay chân đều là đầu vì có đỉnh tròn

- Mắt: mắc tay chân, mắt cá đều là mắt

- Cổ: cổ gáy, cổ họng, cổ tay, cổ chân, cổ tử cung vì đều là chỗ eo thắt

ĐỒNG VỊ: Thí dụ:

- Gan bàn chân với gan bàn tay

- Ngón cái tay với ngón cái chân

- Khuỷu tay với khuỷu chân

ĐỒNG DẠNG ĐỒNG HÌNH: Thí dụ:

- Các khớp đều đồng dạng là điểm gãy

- Eo mũi, eo cổ, eo lưng, eo bàn chân

- Vòng cong sau tai với vòng cong cánh mũi

- Tai chữa thận nên lưng mũi cũng chữa trị được thận lưng

- Vòng cong bả vai với vòng cong khớp háng mông

100 làm sang mắt, SH 180 (ngón giữa) nhích ra ngoài 1-1,5mm trị được chứng đổ mồ hôi tay chân, tê tay, phong thấp (thuộc Tâm bào) Nếu lấy mắt

là vú thì hốc Thái dương và eo số 8 (Sơn căn) ngang mắt là nách nên có thể chuyển nách từ hốc Thái dương qua eo số 8 và ngược lại Vùng hốc Thái dương có nhiều phản chiếu GỐI, cùi chỏ, chân, eo

Thí dụ: bệnh nhân ngồi xổm không được, ta tìm trị các chổ khác không khỏi thì

khi khám vùng Thái dương có những dấu vết như tàn nhang, nám, nổi gân, cộm

…tác động vào các dấu vết đó, bệnh nhân ngồi được liền SH 28 (eo, lưng) nếu

Trang 6

khám trị chưa đạt thì ở dọc tuyến với nó là 130 vì vùng Thái dương là vùng tập trung chân eo lưng nên khi đau lưng có lúc trị 130, 180 thì hết bệnh Đau vùng cổ xương đùi dùng 130 rất hay (cạnh mắt tương ứng cổ xương đùi)

Hình người nằm ngữa ngang trên hai bờ cong mi cốt thì đầu là hốc Thái dương bên này (tròn) Hốc thái dương bên kia là hốc gân bàn chân (lõm)

2 - LẤY SINH HUYỆT THEO LÝ DỊ: chọn các dấu vết, điểm báo hiệu khác

thường như vết nám, sẹo, nếp nhăn, tàn nhang, mụt ruồi, khối u, cọng gân, điểm

sưng, điểm nóng, ngứa, đau, dị dạng… có nhạy cảm hoặc không nhạy cảm, vừa mới xuất hiện hay đã từ lâu, ở những vùng tương ứng với bệnh chứng lúc bấy giờ

3 - LẤY SINH HUYỆT THEO LÝ ĐỒNG MÀ DỊ, DỊ MÀ ĐỒNG: Sinh huyệt

với bệnh chứng có khi đối xứng hoặc chéo góc giao thoa, hoặc trên hoặc dưới, hoặc trong hoặc ngoài, cho nên không lấy gì làm lạ khi bệnh bên trái trị bên phải, bệnh ở trên trị ở dưới, bệnh ở tay trị ở chân…cũng nên lưu ý tư thế ĐỒNG BỘ VỊ thì sẽ kết quả hơn Chẳng hạn như cùng nắm, cùng xòe, cùng thẳng góc, cùng co giãn lúc đang điều trị

II – THEO PHƯƠNG PHÁP SUY DIỄN TƯƠNG CẬN: ĐỆ NHIÊN SINH HÓA:

Trang 7

Vì tay chân là một nên tay ở đâu chân ở đó, chổ nào có ngón tay giữa (Tâm bào) thì liên hệ trị được mắt Chỗ nào phản chiếu mắt thì liên hệ trị được ngón tay giữa Cũng suy diễn tương cận như vậy giữa vai với mông, mắt với vú, cổ với gáy, đầu với đầu gối, ngực với lưng, miệng với rốn, mông với bẹn

Khi xác định được sinh huyệt đồ hình phản chiếu đau ở đâu thì suy ra mắt, miệng, cổ, gáy gắn liền ở đó Tương tự như vậy, biết được tay ở đâu thì suy ra cùi chỏ, bàn tay, các ngón tay ở liền đó Biết được miệng ở đâu thì suy ra lưỡi, răng ở gần đó Biết được rún ở đâu thì suy ra gan, ruột, bao tử, lá lách, Bàng quang gần liền đó

Thí dụ: đau các ngón tay thì trước tiên tìm cánh tay xem ở đâu, rồi bàn tay

ở đâu vì 5 ngón tay gắn liền với bàn tay Hoặc lấy 180 tương ứng ngón cái làm bản

lề lật lên thì 191 là ngón út, 185 là áp út, 195 là ngón giữa, 177 là ngón trỏ nếu lật xuống thì 60 là ngón út, 130 là ngón giữa, 499 là áp út, 100 là ngón trỏ

Nếu 324 phản chiếu SINH HUYỆT cùi chỏ cũng là gối thì 130 là gót, 180

là bụng chân, 100 là cổ chân Cho nên khi mỏi rã tay chân, chà chân mày hoặc giật tóc mai (cổ gáy lông tóc khí huyệt đồng điểm gãy có lông tóc khí huyệt tay chân)

Nếu ngữa đầu thì cằm chẻ tương đương 365 (hội âm) thì lúc đó môi là bộ sinh dục, mà bẹn đầu mông liền đó nên 29 là bẹn háng, 28 là đùi veá ( mặt trước và mặt sau trùng lấp: âm dương ẩn hiện)

Đau lưng thì dò tìm ở cằm vì cằm tương đương Bàng quang đâu mông đó, mông đâu đùi đó, đùi đâu lưng đó Phải trải qua chuổi lý luận: Đau lưng nghĩ tới đùi, đùi nghĩ tới mông, mông nghĩ tới bẹn (Bàng quang), Bàng quang phản chiếu ở cằm Người mới diện chẩn, chưa quen suy luận kiểu đệ nhiên sinh đồng hóa này nên thấy hơi khó, chứ lâu ngày quen rồi thì chẳng có gì khó cả Lúc đó sự chẩn đoán điều trị thiên biến vạn hóa, rất linh diệu tài tình, người ngoài không sao hiểu được, vội cho rằng diện chẩn không có cơ sở lý luận là không đúng

III – THEO ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC: Động tĩnh công thức của khoa Dịch lý Báo tin giúp người điều trị tìm ra rất nhanh và chính xác sinh huyệt nằm ở vùng nào trên cơ thể, vì sinh huyệt là đạo cực tiên quyết lúc bấy giờ Chẳng những động tĩnh công thức giúp tìm ra sinh huyệt nhanh chóng mà còn chỉ ra đúng hướng điều trị Tuy nhiên, nếu có kiến thức về Dịch Y đạo và diện chẩn thì Động tĩnh công thức vô thường cũng linh diệu vì phép trị bệnh cần phải có đường lối kế hoạch từ cục bộ tới toàn diện chứ không đơn giản, nhất là trường hợp gặp bệnh khó

CÁCH TÌM TRỤC BẢN LỀ

Tìm được sinh huyệt rồi thì bước kế tiếp là đưa sinh huyệt về trục bản lề thì mới giải quyết được bệnh đạt hiệu quả cao, kết quả nhanh, cắt đứt bệnh, trị tận gốc Do đó tìm sinh huyệt theo trục bản lề rất quan trọng, nó nâng cao giá trị của diện chẩn hơn nữa

Trang 8

1 - CHỌN TRỤC BẢN LỀ THEO TAM TÀI HAY TỨ TRỤ:

* Tam tài là: THƯỢNG – TRUNG - HẠ

* Tứ trụ là: TIÊN - HẬU - TẢ - HỮU

5 VÙNG BẢN LỀ GỐC: Làm công tác diện chẩn, ta phải luôn luôn nắm vững và

qui chiếu mọi trường hợp bệnh chứng về 1 trong năm bản lề gốc này vì chúng phản chiếu tập trung toàn bộ thân người gồm ĐẦU MÌNH TAY CHÂN (Hình người đứng dang tay dang chân)

- Vùng 1: Đường sóng mũi, trán từ 19 lên 126

- Vùng 2: Vòng cong trước trán từ 98 – 8 – 98 hoặc 97 – 8 – 97

- Vùng 3: Vòng cong Pháp lệnh từ 61 – 156

- Vùng 4: Khu ụ cằm

Trang 9

- Vùng 5: Khu Thái dương từ 191 xuống 428 tới 130

GIẢI THÍCH:

- Vùng 1: Trán lồi nở rộng là tượng HỎA, đỉnh đầu 126 Nhân trung có vết khằn sau là tượng THỦY, chót đuôi 19 Hỏa trên Thủy dưới tương ứng thân người thẳng đứng

- Vùng 2: Vòng cung trước trán bật ngửa giống hình 2 tay giơ lên

- Vùng 3: Vòng cung Pháp lệnh thong dài xuống giống hình 2 chân

- Vùng 4: Ụ cằm giống vùng Hạ bộ, Bàng quang, hai bàn chân chụm lại

- Vùng 5: Đặc khu Thái dương phản chiếu nhiều bộ phận của cơ thể cùng lúc Vùng Thái dương Dịch Mã tượng LÔI, chỉ sự thay đổi, thịnh suy

Bản lề là hình ảnh cơ thể rút gọn, thu nhỏ Chọn bản lề để khám không trật, trị bệnh có ứng nghiệm nhanh Thí dụ: nếu lấy 189 làm Chiên trung (giữa ngực) thì đường cong 98 – 8 – 98 là hoành cách mô (hình người lộn ngược) Vậy sinh huyệt

98 tuyến III có giá trị tương đương huyệt Chương môn Đau hông sườn khám trị huyệt 98 sẽ ứng nghiệm Vùng này cũng phản chiếu tay chân nên khám dò vùng này làm chuẩn

Bản lề có đường đi lối về của nó, ra vào, trên dưới, trước sau, trái phải Cho nên khi khám trị cần phải xác định trục bản lề qua các sinh huyệt Từ đó mới có thể biết rõ đường đi lối về của trục bản lề gọi là hợp Tam tài hay Tứ trụ

Sinh huyệt có thể cùng ứng theo nhiều đường hướng: thẳng, cong, chéo, gãy, tam giác….theo luật Đồng - dị, Dị - đồng chứ không bắt buộc nhất định Do đó khi

ta chọn đâu là một sinh huyệt thì phải hội đủ lý tam tài nghĩa là phải ứng nối thêm với vị trí sinh huyệt lân cận, xa gần theo luật đồng ứng, chư nếu chỉ có 1 điểm thì

dù có báo ứng phản xạ mạnh cũng chưa đủ khả năng giải quyết những bệnh nặng hoặc mãn tính Thí dụ: khi trị cổ gáy (tiểu phạm vi) thì phải tìm cái đầu trước (đại phạm vi) tức tìm cái lớn, dễ thấy trước, rồi sau mới suy ra cái nhỏ, biết được đầu ở đâu thì suy ra cái cổ gáy ở đó Như:

- Đầu trước sống trán thì cổ gáy là SƠN CĂN

- Đầu là đầu mũi thì cổ gáy là rãnh nhân trung

- Đầu là bờ cong mí tóc ở Thái dương thì cổ gáy là mí tóc mai

- Đầu là bờ cong sau tai thì cổ gáy là eo dái tai, chổ huyệt Ế phong

- Đầu là bàn tay nắm lại thì cổ gáy là rãnh cổ tay

- Đầu là đầu ngón tay thì cổ gáy là eo khớp mắt ngón tay

- Đầu là bờ cong gót thì cổ gáy là rãnh vùng gân gót nhượng chân Tương tự, đầu với tay chân cùng một thể, đầu đâu tay chân đó, vì đầu gối cùi chỏ của tay chân cũng cùng là đầu Cũng thế, xương bả vai và chẩm gáy tương cận đầu nên đầu đâu thì vai gáy đó Suy ra, vai gáy đâu thì tay chân đó vì cùng liên quan với đầu Bởi thế cho nên, vòng cung này phản chiếu đầu, vai, gáy, tay chân

Bờ cong mí tóc sau gáy chẩm cũng đồng dạng đồng tính với vòng cung mày nên cũng phản chiếu đầu, vai gáy, tay chân Do đó, có khi trị tay chân mắt mũi ở vùng gáy chẩm mà có ứng nghiệm

Trang 10

Điều quan trọng sau cùng là khi trị bệnh thấy thuyên giảm nhiều thì cần phải tìm đường khai thông khai khiếu để cắt đứt bệnh Thí dụ như đã tác động sinh huyệt bản lề ở tay thấy thuyên giảm thì nên khai khiếu ra các ngón tay (nếu ở chân thì cho ra các ngón chân) bằng các thao tác kỹ thuật thích hợp của diện chẩn

Tóm lại, muốn trị được bệnh thì phải biết được gốc của bệnh Theo diên chẩn, muốn biết được gốc của bệnh thì phải tìm ra sinh huyệt vì sinh huyệt là điểm phản xạ mạnh nhất của cơ thể khi có bệnh

Tùy theo quá trình bệnh lý: lâu mau, nặng nhẹ, tùy theo sức đề kháng của

cơ thể, tùy theo không gian, thời gian cơ thể đã tự xử lý, hình thành biểu hiện báo tin qua các dấu hiệu bệnh lý, ta mới dựa vào luật đồng dị để xác định được đường

đi lối về của từng sinh huyệt để khai thông những bế tắc, điều chỉnh những rối loạn theo qui luật tự nhiên

1/ Vùng phản chiếu toàn thân:

Mặt là nơi phản chiếu có hệ thống lớn toàn bộ cơ thể Trục dọc sóng mũi trán và trục ngang hai cung mày là 2 trục bản lề quan trọng tập trung phản chiếu đầy đủ nhất toàn bộ cơ thể, cả thân sau và thân trước

a/ Trục ngang cung mày: Phản chiếu hình người nằm sấp, Lăn trục này từ trái

qua phải sẽ có tác dụng khai thông huyệt đạo toàn thân Thủ pháp này nên làm

Trang 11

trước hoặc sau mỗi lần điều trị để điều hòa toàn bộ cơ thể cùng lúc nâng thêm thể trạng

b/ Trục dọc sóng mũi trán: Phản chiếu cả thân sau và thân trước

- Phản chiếu thân sau: đầu, vai lưng, mông, thân người có 3 phần: Thượng –

Trung – Hạ thì chọn 3 điểm ở trên trục dọc sóng mũi trán phản chiếu đầu vai, lưng

Trang 12

- Phản chiếu thân trước: mặt, họng, ngực, bụng Chọn một trong 3 điểm làm trục bản lề:

 Hoặc Thiên đột Hầu họng

 Hoặc Chiên trung giữa ngực

 Hoặc Thần khuyết rún

Nếu lấy miệng làm Thần khuyết thì 19 là Chiên trung, 8 làm Thiên đột

Tóm lại, nếu đau ở đầu thì tìm sinh huyệt Bách – Hội ở đồ hình phản chiếu trên

sống mũi trán làm bản lề Tương tự, đau cổ vai tìm Đại chùy, đau giữa lưng tìm Chí dương, đau thắt lưng tìm Mệnh môn, đau chót mông tìm Trường cường Hoặc đau hầu họng tìm Thiên đột, đau tức ngực tìm Chiên – trung, đau bụng dưới tìm Thần – khuyết

Thí dụ: Tìm cho được Đại chùy ở đâu trên sống mũi trán phản chiếu theo đồ hình

nào thì từ đó suy ra theo phép Tam tài hoặc Tứ trụ Hai điểm còn lại là Chí Dương, Mệnh Môn Ba điểm này tạo thành một mặt phẳng gọi là Trục Bản Lề Sinh Huyệt

Nên nhớ, làm gì rồi cũng phải đưa sinh huyệt ở những nơi khác về Trục bản

lề Mặt là những Sinh huyệt trục bản lề mặt là những mốc cơ thể từ đó sẽ suy ra những bộ phận liên hệ Khi chẩn đoán điều trị, chọn được sinh huyệt ở trục bản lề nào thì cứ tiếp tục triển khai theo qui ước đường đi lối về của trục đó, tức bung rộng ra thượng hạ, tiền hậu, tả hữu…nếu không ứng thì chuyển đổi qua trục bản lề khác

- Phản chiếu Phổi và Tim: Mũi đồng hình với phổi nên 8 cuống phổi, 3 là đỉnh phổi (Xem đồ hình phản chiếu nội tạng) Ngược lại, nếu đỉnh phổi ngược xuống đầu mày thì 3 là chót phổi Do đó, đau phổi thường tác động số 3

Trang 13

Nếu nhìn 2 lổ mũi giống đầu cuống phổi thì vùng đầu mũi (Chuẩn đầu) là đầu Khí quản Cho nên tác động vào 64, 35, 19 có tác dụng nội tiết, hô hấp, tuần hòan, tiêu hóa, cần chú ý sử dụng

Phổi bên phải có 3 ngăn dài hơn phổi bên trái (có 2 ngăn, có lổ hổng chứa quả tim, nên chọn hốc mắt bên trái làm quả tim) Khi nghẹt thở mệt tim, vuốt hốc mắt trái vùng sinh huyệt 283, hoặc khi bế tắc nội tạng thì lưu ý dùng sinh huyệt 19 vùng Nhân trung môi trên, họăc khi người mệt rã rời dùng sinh huyệt 61 rất hay vì tương ứng nang thượng Thận

NHỮNG HUYỆT CHÁNH THƯỜNG DÙNG Ở SỐNG MŨI TRÁN

PHẢN CHIẾU TOÀN THÂN (NHÂM, ĐỐC MẠCH)

401 Mệnh môn

342 Huyền xu

103 .Bách Hội Cân xúc

106 Á môn Thần Đạo Thiên đột 36 Đại chùy Đại chùy

8 Thần đạo Á môn Chiên trung 189 Chí dương Bách Hội

1 Huyền xu

43 Mệnh môn

Cự khuyết 19 Trường cường

Thượng quản 247

Trung quản 63

Hạ quản 53

Khí hải 127

Quan nguyên 22

Trung cực 87

Khúc cốt 365

Hội âm 521

Trang 14

Dùng huyệt Đốc mạch, lấy 26 Đại chùy làm bản lề lật lên lật xuống, nên đã dùng

106 thì không dùng 8, dùng 189 thì không dùng 103 vì cùng tính chất và công dụng do kích thích cùng lúc quá nhiều

2/ Vùng phản chiếu đầu:

Nếu đau vùng hộp sọ cứng gáy, chú ý vùng sinh huyệt 97 ở đầu chân mày Lúc đó 97 tương đương Phong trì, thì 109 hoặc 8 là Đại chùy Nếu tìm ở 97 không báo thì tìm 98 cũng tương đương Phong trì Đồng điểm gáy

Tưởng tượng bàn chân dựng ngược, đường cong mu bàn chân giống bờ cong lông mày Lúc đó 106 trị thốn gót, 310 trị thốn gót, 332 nằm ngay eo bàn chân (Nhiên cốc) trị đau lưng, cảm 179 là tai (mắt cá đồng hình với tai) nên trị được ù tai 106 là đầu bàng khai ra 98 cũng trị mắt, 195 cũng trị mắt qua trạm 324 tới trên vùng sinh huyệt 16 (hội ở Phong trì) tức đưa vùng chân mày ngang qua tới tai hoặc đưa lên tới mí tóc trán, tương đương chẩm (có Phong trì = mắt) nên trị được mắt

Trang 15

- Khu mô giữa tráng và đầu mày: Phản chiếu mông lưng vì hai rãnh vết nhăn giữa trán và đầu mày phản chiếu rãnh mông, mô trán là lưng Lúc đó 108 là Mệnh môn, 332 là chí thất, 34B là Thận dụ, 8 là trường cường cũng là thận đạo, á môn, chiên trung (trong đồ hình dương, tai trùng với Thận) Lúc đó 126 là cổ gáy nên

126 trị được sổ mũi

- Khu mí tóc trán: Phản chiếu Mông Nếu dâng lên đầu ở Bách hội thì 126 lại

là Mông, mô đầu là lưng

Ba khu phản chiếu nêu trên là theo phương pháp tịnh tiến (cắt đưa lên) khác với phương pháp lật ngược bản lề sau đây

Đỉnh đầu (Bách hội): Phản chiếu Mông Nếu lấy mí tóc trán làm bản lề lật ngược nguyên cả mặt, úp lên trên đầu thì Mông ở đỉnh đầu (Bách hội) Nguyên tắc

là mông đâu lưng đó, nên khi trị đau lưng, cứ tìm phản chiếu của Mông trước rồi suy ra Lưng rất dễ

B/ CHỌN TRỤC BẢN LỀ THEO KHỚP:

Căn cứ vào các điểm khớp và hình dạng của khớp làm bản lề đồng ứng, vì các khớp là cửa ra vào của âm – dương

1- Đường gãy – nếp gấp: Các khớp có hình gãy, gấp thì đồng ứng, cho nên đau ở

khớp này có thể khám trị ở khớp khác đồng dạng, vì chúng tương quan, tương hợp Như khủy tay, khủy chân, khủy lưng (xương sống gập lại được) Các đường

Trang 16

gãy, nếp gấp này có 3 điểm nối Tìm được sinh huyệt ở 1 điểm thì truy ra được 2 điểm còn lại theo đường đi của đường gãy gấp như:

Vai chỏ cổ tay bàn tay ngón tay

Mông đùi gối cổ chân bàn chân ngón chân

2 – Đoạn khớp: Các đoạn khớp tương ứng nhau Đoạn ngoài, đoạn giữa, đoạn

trong Như tay chân có 3 đoạn: Bàn Tay, bàn chân – Cẳng tay, cẳng chân – cánh tay, đùi Như các ngón tay, ngón chân cũng có 3 lóng tương ứng với tay chân

3- Đường cong khớp:

- Bờ cong hốc mắt: đồng hình với đường cong xương bả vai và bờ cong xương bàn tọa nên chúng đồng ứng do đó mới nói sinh huyệt 34 tương đương Đại trữ và Chí thất, 26 tương đương Đại chùy (vai lưng), 189 tương đương Chí dương (giữa sống lưng mô cao) Nếu hốc mắt tương ứng xương bả vai thì khi bị đau vai dò tìm trên cung đầu mày thẳng lên trán, di chuyển tử vùng 34 tới 310, 197 hai bên

Trang 17

- Bờ cong Pháp lệnh: Giống bờ cong bẹ sườn giữa 2 sườn là Hoành cách mô mà bao tử nằm dưới Hoành cách mô, và bờ cong cánh mũi cũng giống bờ cong bao tử

Do đó, 61 tương ứng Thượng vị thì 19 làm Trung quản Lá lách nằm sau bao tử nên khi đau đau lá lách hoặc bao tử nên chú ý trục 50, 19, 39, 37

Bờ cong Pháp lệnh cũng giống đường cong Tiết niệu, cũng giống đường cong quả thận Cánh mũi đồng hình quả Thận nên người bị sạn thận thì rà vùng Pháp lệnh thường có điểm cộm Người bị đau lưng thì nên chú ý tuyến VII gồm các sinh huyệt: 61, 52, 58 tương ứng nang thượng thận Bờ cong pháp lệnh giống bờ cong

gò ngón tay cái, ngón chân cái Vậy vai mông cũng tương ứng ở vùng bờ cong trong ngón tay cái, ngón chân cái Thí dụ một trường hợp đau vùng xương bả vai, thăm khám các nơi không thấy báo, đến lúc bệnh nhân cho biết rằng vùng cổ xương đùi ở mông cũng có điểm đau ít hơn Khi chích lể vào điểm đau ở vùng cổ xương đùi thì hết đau ở bả vai ngay Sau cùng, kết hợp thêm tác động ở bàn tay thì hết hẳn bệnh như hình vẽ

Nếu lấy ngón cái làm tay (Vì ngón cái cử động giống như tay) và gắn vào các ngón tay bây giờ tương ứng là thân mình thì khớp vai cũng là mông ở gần cổ tay

và cùi chỏ (gối) ở lòng bàn tay trên đường cong gò ngón tay cái

Đường cong pháp lệnh phản chiếu hạ - sườn – gối, thÌ khi cử động nó di chuyển banh rộng ra từ 28 tới 0 nên vùng này có thể trị được hạ - sườn – gối (chỏ) hoặc như Mạch đới quanh bụng rún nên vùng này cũng trị được Bạch – đái, dò tìm sinh huyệt từ 132, 133, 28 đến 0 Lúc đó 28 là đùi vế thì 29 là bẹn háng Có khi chỉ dùng sinh huyệt số 0 cũng hết Kể cả giải quyết đau xương đùi (trấn thống) vì xương cằm giống như xương bẹn mông háng Sinh huyệt 0 có tính trấn thống tổng quát nhất là đau sốc hông, ù tai, bụng rốn, khớp háng, cầm máu trong cơn xuất huyết bao tử, ổn định thần kinh…

Nói thêm, 156 (Yên nhãn) còn tương đương Tam – âm – Giao trị Xích – Bạch đới, rong kinh, phối hợp 245 (bộ phận sinh dục nữ) vì mông và bẹn đồng vị thế phản chiếu ở chót cằm tương ứng hạ bộ, Bàng quang, xương khu

Đau vùng cơ hoành khám vùng mũi và Pháp lệnh thế tĩnh và thế động biến

từ 132 đến 1 đến 132 hoặc khám từ 98-8-98 (cơ hoành lật ngươc)

Kinh nghiệm cho thấy khi đường cong Pháp lệnh cong vào miệng (Đằng xà nhập khẩu) thì bịnh thế nặng nguy, Pháp lệnh mỏng hẹp thì đôi chân yếu Nhân sơ

tử cung thường có các u nhỏ vùng 61 đến 64 U sơ gan thường có chỉ máu tím vùng Delta gan 41, 50, 233 Trán lồi lõm thường đau cột sống, mũi lệch thì thường xương sống vẹo hoăc tử cung có vấn đề Mép miệng dưới 29 có tàn nhang hoặc lỗ chân lông lớn hoặc sẹo thì thường tiết niệu có vấn đề (tiểu láu, tiểu gắt) Vùng pháp lệnh dưới khóe miệng, trên tuyến ngoài lòng đen con ngươi có tàn nhang thường có trong chứng phụ nữ vô sinh

- Bờ cong đầu sọ chẩm: Tương ứng đầu trán mũi, tương ứng đầu – gáy – lưng - eo – mông Tương ứng đầu – cổ - ngực – bụng – bẹn Thí dụ: trường hợp điển hình đau vùng chủm sau gáy tai làm ù tai do tim Thử nắm vào cổ tay hai bên, bệnh nhân thấy đau nhói và cảm thấy có luồng hơi từ tai thoát ra và hết ù tai ngay

Trang 18

Hoặc ở vai gần Cao hoang có 1 điểm đau, lể thì hết ù tai vì đường cong sau tai tương ứng đường cong bả vai

Thí dụ: Hơ vòng theo đường cong 2 gò ở lòng bàn tay chân (vì phản chiếu ụ vai) thì sẽ hết đau vai

Ghi chú: đau ụ vai phải chú ý 98 tuyến III, vì ụ vai vừa cong vừa gãy tương ứng gối chỏ, bờ cong hốc mắt …

Đau xương chủm vùng dưới tai quai hàm, nhai nói nghe lụp cụp thì bấm Tuyệt cốt ở dưới chân, bệnh sẽ hết ngay vì đường cong mắt cá chân ngoài tương ứng bờ cong sau tai, hoặc bấm vùng cổ tay gần Dưỡng lão hay vùng Liệt khuyết Đau tức nghẹn vùng ngực tử cổ đến Chiên trung, thấy có điểm tàn nhan ở vùng Sơn căn (8) Nếu tác động vào sinh huyệt đó (tàn nhang) và hỗ trợ 19 hoặc 68 mà không có kết quả như ý thì phải coi lại vùng eo bàn chân trong hoặc vùng bả vai

Trang 19

TÓM TẮC PHƯƠNG PHÁP VÀ KINH NGHIỆM

1 Đồ hình và sinh huyệt là chìa khóa bí quyết Huyệt số phát đồ để gợi ý

2 Điều tiên quyết là: phải thuộc nhiều đồ hình Phải tìm cho bằng được sinh huyệt rồi mới tác động, điều trị Nếu trị theo phát đồ thì mỗi huyệt số phải dò lại chính xác Huyệt nào có báo thì mới tác động

3 Tìm sinh huyệt bằng que dò, gõ, day ấn hoặc hơ nóng chừng vài ba cái phải có báo ngay, hoặc hơ nóng lướt qua lại hút nóng liền, không cần dò tìm lâu Nếu không báo thì chưa phải là sinh huyệt, phải bỏ đi và tìm nơi khác

4 Nên day ấn, hơ gõ, dán cao, chích lể vì có tác dụng nhanh mạnh hơn châm kim nhiều Tránh châm nhiều kim trên mặt Không được châm vào mụt ruồi Cấm tác động bằng bất cứ thứ gì vào mụn bạc đầu quanh môi

5 Trước tiên nên dò tìm chọn lấy sinh huyệt ở hệ thống lớn trên mặt và giải quyết bệnh luôn Nếu không tìm được sinh huyệt hoặc có sinh huyệt mà tác động chưa hiệu quả thì chuyển hướng tìm chọn sinh huyệt ở hệ thống nhỏ của cục bộ tay chân hoặc khắp thân mình tùy theo từng bệnh chứng

Nếu dò tìm ở hệ thống nhỏ có sinh huyệt, khi tác động có hiệu quả giảm hết bịnh ngay thì tốt Nếu chưa giảm nhiều hoặc muốn trị dứt gốc bịnh thì nên đưa

về sinh huyệt trục bản lề ở mặt để điều khiển toàn thân

Xác định điểm đầu tiên có tác dụng tới bệnh chứng thì chọn nó làm sinh huyệt Kế tiếp tìm thêm điểm thứ 2, lên hoặc xuống, trái hoặc phải (Tứ trụ) Sau đó tìm thêm điểm thứ 3, lúc đó mới xác định được mặt phẳng để nối Tam tài dễ hơn

6 Tại một vị trí (Huyệt, điểm…) có thể cùng lúc phản chiếu trên nhiều đồ hình

Do đó, diện chẩn cũng thường chọn sinh huyệt nào có nhiều tác dụng cùng lúc tới nhiều cơ quan và nhiều bệnh chứng (Nhất thể nhi bách dụng) để tiết kiệm công sức và thời gian điều trị

7 Bổ tả trong diện chẩn tùy theo tác dụng của sinh huyệt mà dùng nó để gây bổ hoặc tả với sinh huyệt khác nhằm chế hóa bệnh chứng

8 Cũng nên lưu ý nguyên tắc nối Tam tiêu rất quan trọng trong một số bệnh chứng lớn:

Thượng tiêu: Tâm và Phế đi liền nhau

Trung tiêu: Tỳ và Vị

Hạ tiêu: Gan và Thận

Làm sao nối được Tam tiêu là có thể giải quyết trọn vẹn vấn đề

Chú ý sau cùng: Mỗi lần tác động điều trị, nên gây kích thích hệ hô hấp (phế)

và hệ tuần hoàn huyết (tim) để nâng thể trạng

9 Nơi nào có lông tóc nhiều là nơi đó có khí huyết hưng thịnh (Phế chủ khí,

da long…) Những chổ có lông tóc khi bị thương thường ra nhiều máu hơn Những vùng có lông tóc thường đồng ứng nhau Diện chẩn thường lưu ý tác động những vùng có lông tóc để khai thông khí huyết hoặc điều trị bệnh Như

Trang 20

trường hợp Phù Thận sưng bụp mí mắt, tác động vào lông mày hoặc râu môi có hiệu quả tốt

10 Sau khi tác động sinh huyệt bộ vị rồii thì cần gia giảm để trị tận gốc bệnh chứng Nên tác động thêm một trong Bát hội huyệt của diện chẩn

BÁT HỘI HUYỆT CỦA DIỆN CHẨN LÀ:

- 34: tương đương Đại trữ, hội của Cốt

- 28 (132): Chương môn, hội của Tỳ, Gan, Thận

- 19: Trung quản, hội của Phủ

- 189 (8): Chiên trung, hội của Khí Bệnh về khí thì khám trị 189 để cắt cơn suyễn, đau lưng do cảm, ăn uống đình tích, ngăn ngực

- 57: Thái uyên, hội của Mạch, dùng để trị bệnh tim mạch hay bệnh mệt

- 29 (222): Dương lăng tuyến, hội của Cân

- 217 (100): Tùy theo khuôn mặt, Ty Trúc không (Tam tiêu kinh), Huyền chung, có sách gọi là tuyệt Cốt, nội của Tủy Lăn trị bệnh đau nhứt thấu xương, nhứt mỏi dơ tay lên không được rất hay

- 565: Cách du, hội của Huyết (Mắt, Bầu vú, Sữa, Máu)

TÂM ĐẮC BỘ TIÊU VIÊM

1/ Tác dụng: Bộ tiêu viêm gồm các huyệt 41, 143, 127, 19 ứng nghiệm trong các

bệnh chứng có viêm như nhứt răng, bứu tử cung, gai cột sống, trĩ, viêm mũi, viêm dan…

2/ Cách sử dụng: Tác động sinh huyệt, bộ vị trước rồi mới cộng thêm bộ tiêu viêm

sau Phải hơ nóng tìm sinh huyệt bộ vị trước Nếu làm bộ tiêu viêm trước rồi mới làm sinh huyệt bộ vị thì coi chừng bị phản tác dụng, gây bệnh thêm Bộ tiêu viêm phải làm theo đúng thứ tự, không được thay đổi thứ tự Nếu làm lộn xộn cũng có thể gây phản ứng nghịch Trong bộ tiêu viêm đã có nối mạch nhâm đốc

4/ Ứng dụng Tiêu viêm để trị một số bịnh sau đây:

a Ngứa ngoài da (kể cả EcZe’ma): 3 + hoặc 269 + cộng BTV

b Gai cột sống: Tìm trị sinh huyệt bộ vị vùng 103, 175 cộng BTV

Trang 21

c Bướu cổ: Tìm trị 8 Nếu không kết quả thì dò 12 (Tuyến B) Nếu là bướu đá thì thì 2 bên của 12 nổi cộm, sau đó cộng BTV Nếu làm như trên không kết quả thì rà ở cổ chân (cổ đi với cổ, dái, bìu) mé trong gần gót mắt cá

d Viêm nha chu: rà sinh huyệt vùng răng ở trán, ấn đường, cộng BTV

e U sơ tử cung: rà tìm vùng 7 +, 113 +, 35, cộng với 50, 19, 39, gia giảm 1,

127 là gia giảm của BTV (không dùng 143 mà thay bằng 1, vì 143 là cổ tử cung)

f Ecze’ma (chàm): Rà từ 45 tới 178 tìm sinh huyệt

87, 51: thông niệu quản tới chân

61, 63: Thông phế khí

50, 37, 38: can tỳ làm bản lề

Đọt ô môi đâm chung với một chút tỏi đắp bảy lần hết

g Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Rà tìm sinh huyệt của mũi trước khi vào phác

đồ Phác đồ phản chiếu hình đồ Âm vùng đỉnh phổi Nghẹt bên nào tác động bên đó:

332, 106, 108, 107, 197, 175

332 làm thông mũi nếu nghẹt Thay 332 bằng 360 để cầm chảy nước mũi Nếu chưa thông thì tác động trên cổ chân phía trước từ Giải khê lên tới Điền Khẩu tương ứng với mũi

Sau cùng cộng bộ tiêu viêm

Giải thích: Nếu viêm mũi thì nên chú ý vùng 332 nếu có báo Nếu không

vẫn dùng 310, hoặc có khi báo ở 107 Nói chung 3 huyệt này cùng vị trí, báo đâu thì dùng đó

188 là ngực, bộ tiêu đờm biến thiên có thể trị đau hoành cách mô Nếu thấy ở eo gân bàn chân có tàn nhang và eo Sơn căn có chấm nhỏ, tác động vào 2 nơi có bệnh

sẽ hết ngay

Ngày đăng: 30/01/2016, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w