Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh, giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Trang 1Lớp Ôtô 4-k3
Chương I
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh, giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác
Sản lượng động cơ đốt trong ngày nay trên thế giới ngày càng tăng cao Tuy nhiên, con đường phát triển đi lên của ngành động cơ đốt trong nói chung
và ngành công nghiệp ôtô nói riêng của các nước rất khác nhau Tùy thuộc chủ yếu vào năng lực của ngành cơ khí và mức độ công nghiệp hoá của từng nước
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trong cũng như trong ôtô ra nhiều hệ thống như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn,
hệ thống làm mát Trong đó, mỗi hệ thống đều có tầm quan trọng nhất định Hệ thống bôi trơn là một trong những hệ thống chính của động cơ
Việc khảo sát một hệ thống bất kỳ trong động cơ sẽ giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học và biết đi sâu tìm hiểu những hệ thống khác
Do vậy, đề tài khảo sát hệ thống bôi trơn trên động cơ ô tô là một trong những
đề tài đã nói trên
1.2 MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
Trong quá trình học tập chuyên ngành về công nghệ ô tô tại trường đại học công nghiệp Hà Nội, đồ án chuyên ngành I với đề tài nghiên cứu, khảo sát
mà cụ thể là khảo sát một hệ thống bất kỳ trên ô tô giúp cho sinh viên biết cách tìm hiểu một trong các hệ thống đó, trên cơ sở khảo sát tương tự sẽ nắm bắt sâu hơn các hệ thống khác của động cơ đốt trong nói riêng và các hệ thống trên ô tô nói chung
Ngoài ra, việc khảo sát này còn giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm, biết hướng nghiên cứu để đi sâu tìm hiểu một hệ thống bất kỳ
Do đó, nghiên cứu khảo sát hệ thống bôi trơn là một đề tài như vậy
Trang 2Chương II TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG BÔI TRƠN.
2.1.1 Công dụng:
- Đưa dầu bôi trơn liên tục và tản nhiệt cho các bề mặt ma sát để giảm mài mòn, tăng tuổi thọ của chi tiết và giảm tổn thất công suất động cơ
- Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết khỏi mạt kim loại bong tách trong quá trình hoạt động của động cơ Đưa các mạt này về các-te sau đó được các phần tử lọc giữ lại, tránh cào xước bề mặt chi tiết
- Bao kín khe hở giữa các chi tiết hoặc cụm chi tiết chính xác ví dụ giữa piston
và xi lanh công tác…bảo vệ chi tiết khỏi oxi hóa (kết gỉ) bề mặt
- Làm mát động cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi động động cơ lạnh
2.1.2 Yêu cầu:
- Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn liên tục
- Lọc sạch tạp chất lẫn trong dầu và tẩy rửa các bề mặt ma sát
- Làm mát các bề mặt ma sát và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng lý, hóa
2.1.3 Phân loại:
♦ Bôi trơn bằng vung té:
- Là phương pháp bôi trơn nhờ tác dụng quay và va đập vào dầu của một số chi tiết làm cho dầu vung ra, rơi vào các bề mặt làm việc của động cơ
♦ Phương pháp hứng dầu:
- Là phương pháp dầu nhờn được bơm cưỡng bức lên cao, khi chảy xuống được hứng vào các về mặt ma sát
♦ Phương pháp bôi trơn cưỡng bức:
- Là phương pháp bôi trơn dùng bơm dầu để đẩy dầu bôi trơn đi khắp
hệ thống với một áp suất nhất định
♦ Phương pháp bôi trơn hỗn hợp:
- Là phương pháp bôi trơn kết hợp tất cả các phương pháp trên, nó được dùng trong động cơ đốt trong là chủ yếu
2.1.4 Một số đặc điểm của dầu bôi trơn:
Tính chất quan trọng nhất liên quan đến chất lượng dầu bôi trơn là độ nhớt của nó Mỗi loại động cơ yêu cầu dầu bôi trơn có một độ nhớt nhất định, phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ Nếu dầu quá nhớt (đặc) thường khó lưu động trong hệ thống bôi trơn Nên trong giai đoạn khởi động động cơ, dầu khó đến được tất cả các bề mặt làm việc của chi tiết đặc biệt là các bề mặt ma sát
Trang 3ở xa bơm dầu Do đó một số bề mặt ma sát có thể thiếu dầu khi khởi động dẫn đến nhanh bị mài mòn, nhanh hỏng
Các loại dầu bôi trơn thường có ký hiệu và chỉ số trên bao bì thể hiện tính năng và phạm vi sử dụng của chúng Hiện nay các chỉ số của dầu chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn của các tổ chức Hoa Kỳ Có 2 thông số quan trọng để đánh giá
đó là chỉ số SAE và chỉ số API
• Chỉ số SAE (Society of Automobile Engineers) ban hành tháng 6 năm
1989 là chỉ số phân loại theo độ nhớt 1000C và 180C của hiệp hội kỹ sư Hoa Kỳ Tại một nhiệt độ nhất định chỉ số SAE lớn nghĩa là độ nhớt cao
và ngược lại Chỉ số SAE cho biết cấp độ nhớt chia thành 2 loại:
Loại đơn cấp: Là loại chỉ có 1 chỉ số độ nhớt Ví dụ 40, 50,
SAE-10W, SAE-20W Cấp độ nhớt có chữ W (Winter) dựa trên cơ sở độ nhớt ở nhiệt độ thấp tối đa (độ nhớt ở nhiệt độ khởi động từ -300C đến 500C) còn cấp độ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở độ nhớt ở 1000C
Loại đa cấp: Là lạo có hai chỉ số nhớt SAE-20W/50; SAE-10W/40…Ví dụ
SAE-20W/50 ở nhiệt độ thấp có cấp độ nhớt giống như loại đơn cấp SAE-50 Dầu có chỉ số nhớt đa cấp có phạm vi môi trường sử dụng rộng hơn so với dầu đơn cấp ví dụ dầu nhớt đơn cấp SAE-40 dùng cho môi trường có nhiệt
độ từ 260C đến 420C trong khi dầu nhớt đa cấp SAE-20W/50 có thể sử dụng
ở môi trường nhiệt độ thay đổi từ 00C đến 400C Dầu thường sử dụng ở nước
ta là loại SAE 20W-40
• Chỉ số API (American Petroleum Institute) là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện hóa dầu Hoa Kỳ Chỉ số API cho biết cấp chất lượng dầu nhớt theo chủng loại động cơ Người ta phân thành 2 loại:
Dầu chuyên dụng: Là loại dầu chỉ dùng cho một trong hai động cơ là xăng
hoặc Diezel
Dầu đa dụng: Là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho cả động cơ xăng và
Diezel
Khi sử dụng dầu bôi trơn phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo động cơ và chỉ số SAE, API và thời gian thay dầu
2.1.5 Nguyên lý bôi trơn