1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2014 - THCS Cao Viên

3 692 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 8,39 KB

Nội dung

Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 Trường THCS Cao Viên Phần I (7đ) Cho đoạn văn sau: “ Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ” Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ) Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ) Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ) Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày. (4đ) Phần II (3đ) Trong một bài thơ có đoạn:                                   “ Ta nghe hè dậy bên lòng                         Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!                                   Ngột làm sao chết uất thôi                         Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu” Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ) Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ) Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 Trường THCS Cao Viên Phần I (7đ) Câu 1 (1đ) - Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25đ) - Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0,25đ) - Tác giả: Nguyễn Dữ (0,25đ) - Viết bằng chữ Hán (0,25đ) Câu 2 (1đ) - Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0,5đ) - Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0,5đ) Câu 3 (1đ) - Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niểm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0,5đ) - Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0,5đ) Câu 4 (4đ) - Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá 2 câu. (0,5đ) - Nội dung  (3,5đ) + Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. + Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”). + Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu… + Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận. + Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự). + Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa. Phần II (3đ) Câu 1(1đ) - Tác phẩm: Khi con tu hú- Tố Hữu (0,5đ) - Hoàn cảnh ra đời: Viết khi tác giả đang bị nhốt trong nhà lao phủ Thừa Thiên. (0,5đ) Câu 2 (2đ) - Viết đúng hình thức đoạn văn(0,5đ) - Nội dung cảm nhận được tâm trạng bức bối của người chiến sĩ trong tù ngục và dùng 1 câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, có xác định bằng cách gạch chân (2đ) Tuyensinh247 liên tục cập nhật đề thi và đáp án 8 tuần học kì 1 môn Văn lớp 9, các em thường xuyên truy cập để tham khảo những đề thi mới nhất. Nguồn

Trang 1

Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 Trường THCS Cao Viên

Phần I (7đ)

Cho đoạn văn sau:

“ Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm

cỏ Ngu mĩ Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”

Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ)

Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ)

Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ)

Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày (4đ)

Phần II (3đ)

Trong một bài thơ có đoạn:

“ Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu”

Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ)

Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ)

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2014 Trường THCS Cao Viên Phần I (7đ)

Câu 1 (1đ)

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25đ)

- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0,25đ)

- Tác giả: Nguyễn Dữ (0,25đ)

Trang 2

- Viết bằng chữ Hán (0,25đ)

Câu 2 (1đ)

- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0,5đ)

- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương (0,5đ)

Câu 3 (1đ)

- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niểm trong đoạn văn là Vũ Nương (0,5đ)

- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình (0,5đ)

Câu 4 (4đ)

- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá 2 câu (0,5đ)

- Nội dung (3,5đ)

+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những

cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò

ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).

+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…

+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận

+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự)

+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa

Phần II (3đ)

Câu 1(1đ)

- Tác phẩm: Khi con tu hú- Tố Hữu (0,5đ)

- Hoàn cảnh ra đời: Viết khi tác giả đang bị nhốt trong nhà lao phủ Thừa Thiên (0,5đ)

Câu 2 (2đ)

- Viết đúng hình thức đoạn văn(0,5đ)

- Nội dung cảm nhận được tâm trạng bức bối của người chiến sĩ trong tù ngục và dùng 1 câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, có xác định bằng cách gạch chân (2đ)

Tuyensinh247 liên tục cập nhật đề thi và đáp án 8 tuần học kì 1 môn Văn lớp 9, các em thường

Trang 3

xuyên truy cập để tham khảo những đề thi mới nhất.

Nguồn

Ngày đăng: 20/01/2016, 06:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w