1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kinh nghiệm chọn nghề phù hợp

3 743 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 27 KB

Nội dung

kinh nghiệm chọn nghề phù hợp

Kinh nghiệm chọn nghề phù hợpTrong cuộc sống, ai cũng mong muốn có được một công việc ổn định, mức lương có thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho gia đình. Thế nhưng không phải ai cũng có thể tìm được một công việc phù hợp với chính mình.Vậy để tìm một công việc phù hợp phải dựa vào những yếu tố nào? Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài bí quyết nhỏ giúp bạn có thể chọn một ngành nghề phù hợp.Ba bước cần làm trước khi chọn việcĐầu tiên, bạn cần tìm ra điểm mạnh của chính bản thân. Làm việc trên sở trường và điểm mạnh sẽ giúp cho bạn dễ dàng thành công hơn. Ví dụ, ưu thế đặc biệt của bạn là yêu thích học ngoại ngữ, lòng nhiệt tình, những kiến thức xã hội, cuộc sống… Từ những điểm mạnh đó, bạn sẽ tự tin hơn trong việc ứng dụng vào việc học tập cũng như công việc sau này.Sau điểm mạnh, bạn nên liệt kê các sở thích của mình trước khi quyết định chọn việc. Chẳng hạn, bạn có giỏi về những môn học xã hội hay không? Hay bạn có khả năng đặc biệt gì với các con số? Bạn có thích làm việc với những đối tác nước ngoài, giao dịch quốc tế? . Hãy cân nhắc tất cả sở thích của bạn vì đây là điểm quan trọng bắt nguồn cho cảm hứng trong công việc. Trong mọi hoàn cảnh, bạn tuyệt đối đừng để công việc trở thành gánh nặng tâm lý với bạn.Thứ ba là bạn cần đặt nhiều câu hỏi để tìm ra động lực thúc đẩy tìm kiếm công việc cho mình. Ví dụ bạn làm công việc này vì lợi ích cộng đồng hay vì mục tiêu cá nhân? Vì bạn muốn có quyền lực, hay bởi bạn cảm thấy nó sáng tạo và phù hợp với bạn, hoặc vì sự đa dạng, năng động của công việc? . Bạn hãy đặt câu hỏi và tự mình trả lời tất cả những thông tin đó để đảm bảo rằng công việc bạn chọn sẽ không làm bạn phải hối tiếc. Cân nhắc điều kiện làm việcThu nhập hay tiền lương cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Nếu bạn cảm thấy nghề nghiệp đó phù hợp với mình, bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp, vì lý do gì? Liệu bạn có hi vọng được mức lương cao hơn trong công việc này ở tương lai? Hoặc bạn có những nguyện vọng thu nhập cao hơn, bạn có nên chọn công việc khác hay không? .Cân nhắc vị trí, địa điểm của công ty bạn muốn làm cũng là điều cần thiết. Bạn là người hay di chuyển hoặc thích đi công tác? Loại hình công việc bạn lựa chọn là gì? Bạn có muốn làm việc gần những nơi đông người và thuận tiện giao thông đi lại không? Khi đặt ra các yêu cầu đó, tất nhiên khu vực làm việc của bạn sẽ bị giới bạn nhưng bù lại nó lại phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bạn.Một yếu tố bạn nên cân nhắc tiếp theo là môi trường làm việc. Khi bạn đã chọn một công việc có nghĩa là bạn đã có thêm một không gian để gắn bó. Do đó, môi trường làm việc tốt và những đồng nghiệp thân thiện sẽ giúp bạn thăng hoa và phát triển hơn trong công việc. Bạn cũng nên xem xét việc bạn muốn làm việc cho một công ty nhà nước hay tư nhân, bạn thích làm ở công ty lớn hay nhỏ…Thái độ của đồng nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hứng thú làm việc của bạn. Hãy phác thảo những kiểu đồng nghiệp mà bạn thích cộng tác trong công việc. Chẳng hạn, bạn thích người thẳng thắn, năng động hay thân thiện, sẻ chia? Bạn thích sếp dễ tính hay cực kỳ nguyên tắc?Đừng chọn nghề theo trào lưuTrong việc chọn lựa ngành, đôi khi sở thích cá nhân không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Chẳng hạn, điều kiện kinh tế cũng là một trong những yếu tố đầu tiên phải tính đến bởi nếu kinh tế eo hẹp sẽ không cho phép cá nhân theo đuổi những ngành nghềhợp sở thích nhưng chi phí phải bỏ ra quá cao.Các nghiên cứu về giáo dục tại Pháp cho thấy phần lớn học sinh xuất thân từ gia đình có kinh tế eo hẹp thường chọn các ngành thuộc lĩnh vực xã hội vì chi phí học những ngành này không cao và thời gian học ngắn nên họ có thể gia nhập sớm vào thị trường lao động; ngược lại, các học sinh thuộc gia đình khá giả thường theo đuổi các ngành học “đắt đỏ” như bác sĩ, luật sư, kiến trúc . vì những ngành này đòi hỏi chi phí và thời gian học rất cao.Tất nhiên sự đầu tư càng nhiều thì thành quả thu lại cũng sẽ nhiều, nhưng khi khả năng kinh tế gia đình hạn hẹp thì phải có những lựa chọn hợp lý để không phải vất vả mưu sinh và lơ là việc học như thường thấy. Tức chọn nghề còn phải xem khả năng kinh tế gia đình có thỏa mãn được các yêu cầu về chi phí của việc học hay không.nữa. Hiện nay các trường đại học, do áp lực cạnh tranh trong thu hút người học nên đã đưa ra rất nhiều ngành mới thời thượng nhưng biên độ ứng dụng lại quá hẹp. Vì thế khi học những ngành này, người học rất khó tìm thấy cơ hội trên thị trường lao động sau này.Chẳng hạn thí sinh chọn học ngành chứng khoán, nếu sau này không tìm được công việc trong một công ty chứng khoán thì sẽ làm được gì? Liệu một người tốt nghiệp một ngành hẹp như thế có thể tìm được những vị trí, công việc khác tại các công ty khác hay không? Câu trả lời là rất khó.Tóm lại khi chọn ngành nghề cần phải tính đến nhiều yếu tố khác trong cái nhìn dài hạn chứ không chỉ có sở thích hay tính “nóng” của ngành học. Muốn vậy cần phải tranh thủ ý kiến của nhiều nguồn, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng cũng như sách báo, đừng nên lựa chọn theo trào lưu vì trào lưu thường có tuổi thọ rất ngắn. Chọn một nghề nào đó còn phải tính đến “biên độ ứng dụng” trong thực tế dài hạn của nó nữa. Hiện nay các trường đại học, do áp lực cạnh tranh trong thu hút người học nên đã đưa ra rất nhiều ngành mới thời thượng nhưng biên độ ứng dụng lại quá hẹp. Vì thế khi học những ngành này, người học rất khó tìm thấy cơ hội trên thị trường lao động sau này.Chẳng hạn thí sinh chọn học ngành chứng khoán, nếu sau này không tìm được công việc trong một công ty chứng khoán thì sẽ làm được gì? Liệu một người tốt nghiệp một ngành hẹp như thế có thể tìm được những vị trí, công việc khác tại các công ty khác hay không? Câu trả lời là rất khó. Tóm lại khi chọn ngành nghề cần phải tính đến nhiều yếu tố khác trong cái nhìn dài hạn chứ không chỉ có sở thích hay tính “nóng” của ngành học. Muốn vậy cần phải tranh thủ ý kiến của nhiều nguồn, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng cũng như sách báo, đừng nên lựa chọn theo trào lưu vì trào lưu thường có tuổi thọ rất ngắn. . Kinh nghiệm chọn nghề phù hợpTrong cuộc sống, ai cũng mong muốn có được một công việc ổn. sẻ với bạn một vài bí quyết nhỏ giúp bạn có thể chọn một ngành nghề phù hợp. Ba bước cần làm trước khi chọn việcĐầu tiên, bạn cần tìm ra điểm mạnh của chính

Ngày đăng: 02/10/2012, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w