1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai

29 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 910,12 KB

Nội dung

tồn-Mặc dù, KBT đã có những tác động kỹ thuật cho đối tượng này; tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp tác động chưa được như mong đợi do hạn chế về luận cứ khoa học và thực tiễn của việ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

TRẦN VĂN MÙI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC CHUYỂN HÓA RỪNG SẢN XUẤT THÀNH RỪNG ĐẶC DỤNG

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số: 62.62.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Trang 3

Luận án đƣợc hoàn thành tại:

Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (dưới đây gọi tắt là khu bảo KBT),được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ các lâm phần của ba lâm trường: Hiếu Liêm, Mã Đà và Vĩnh An theo Quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai năm 2003 Với nguồn gốc đều là rừng sản xuất, sau sáp nhập rừng trong KBT trở thành rừng đặc dụng Những kết quả đánh giá ban đầu cho thấy phần lớn diện tích được quy hoạch cho mục đích bảo tồn chưa đáp ứng được tiêu chí của loại rừng này Đặc biệt, tại phân khu phục hồi sinh thái (PHST) còn chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội (KT-XH) của người dân nên phần lớn rừng ở đây là rừng nghèo và trung bình

tồn-Mặc dù, KBT đã có những tác động kỹ thuật cho đối tượng này; tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp tác động chưa được như mong đợi do hạn chế về luận cứ khoa học và thực tiễn của việc chuyển hóa từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng trong KBT Thực tế này đã và đang gây ra nhiều tồn tại cũng như nguy cơ đe dọa tới những rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) trong KBT nói chung và mức độ thành công của quá trình

chuyển hóa từ rừng sản xuất thành rừng đặc dụng nói riêng Đề tài Nghiên cứu cơ sở

khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một nghiên cứu nhằm góp phần trả

lời cho các câu hỏi trên

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho kỹ thuật chuyển hóa rừng (CHR) sản

xuất thành rừng đặc dụng tại KBT Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

2.2 Mục tiêu cụ thể:

1) Đánh giá được hiệu quả của biện pháp kỹ thuật CHR tới những đặc trưng cơ bản của cấu trúc rừng và tác động của một số yếu tố kinh tế-xã hội tới quá trình CHR sản xuất thành rừng đặc dụng của KBT

2) Kiểm chứng và đánh giá một số giá trị bảo tồn cao (HCV) của QXTV rừng tại KBT

3) Xác định được một số cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp

tổng hợp góp phần phục hồi rừng hiệu quả và bền vững tại KBT

3 Những đóng góp mới của Luận án

3.1 Về phương diện lý luận

Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc CHRsản xuất thành rừng đặc dụng bằng kỹ thuật lâm sinh tác động vào cấu trúc rừng, ảnh hưởng của các yếu tố KT-

XH tớiCHR; đồng thời kiểm chứng và đánh giá được những giá trị bảo tồn cao hiện có

tại KBT

3.2 Về phương diện thực tiễn

- Xác định được đặc điểm lâm học của các quần xã rừng phục hồi thông qua việc lượng hóa và đánh giá những thay đổi trong cấu trúc tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, cây tái sinh và vật rơi rụng dưới tán rừng

- Kiểm chứng và đánh giá được những HCV và bổ sung những HCV mới trong KBT

- Đã đánh giá được những tác động của yếu tố KT-XH tới quá trình CHR và mối quan hệ giữa cộng đồng với quá trình đó

Trang 6

4 Kết cấu của Luận án

Nội dung chính của Luận án gồm 120 trang, được kết cấu như sau:

Phần Mở đầu:

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Chương 2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phần Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Từ những kết quả được tổng hợp trên, có thể rút ra một số nhận xét và bình luận sau:

- Về khái niệm và định nghĩa RĐD đã có sự thống nhất trên cả phạm vi thế giới

và ở nước ta Tuy nhiên, vẫn còn có sự phân tán và chưa thực sự nhất quán ở những đối tượng cụ thể nhất là việc xác định tên gọi cho những loại rừng này Ví dụ, ở Việt Nam vẫn còn có một số loại rừng được đặt tên không nằm trong hệ thống theo IUCN hay Nghị định số 177/2011/NĐ-CP Vì vậy, khái niệm “rừng đặc dụng” cần được cân nhắc

để điều chỉnh cho phù hợp và hài hòa với tên gọi loại rừng này trên phạm vi quốc tế

- Việc xác định HCV của các HST rừng là công việc cần thiết và thường xuyên phải được kiểm chứng Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với RĐD nói chung và tại KBT thiên nhiên -văn hóa Đồng Nai nói riêng Những kết quả đánh giá và kiểm chứng các HCVFs cho phép đề xuất những giải pháp quản lý nhằm duy trì và nâng cao những giá trị bảo tồn đồng thời hạn chế, tiến tới loại bỏ các yếu tố gây tổn hại tới các giá trị này Hiện tại, đây còn là một khoảng trống lớn trong quản lý rừng bền vững nói chung và RĐD ở nước ta nói riêng

- Về CHRcó thể nhận thấy không chỉ thuần túy là yếu tố kỹ thuật Nếu xét riêng

về khía cạnh này, kỹ thuật CHR hoàn toàn có những cơ sở khoa học và thực tiễn đầy thuyết phục Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc CHR lại phụ thuộc rất chặt chẽ vào việc hoạch định chính sách, chuyển đổi mục đích sử dụng và qui hoạch rừng Tại KBT, việc thay đổi mục đích sử dụng rừng theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai từ năm

2003 tới nay đã có 97.152 ha rừng sản xuất trở thành RĐD Một điều dễ dàng nhận thấy

là sự chuyển đổi này hoàn toàn chưa xuất phát từ những tiêu chí của RĐD Do đó, việc nghiên cứu để có được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho những đề xuất mang tính

kỹ thuật, những giải pháp có tính KT-XH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại KBT

là thực sự cần thiết và cấp bách

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu kỹ thuật CHR là rừng tự nhiên nghèo và trung bình tại phân khu PHST Tổng diện tích rừng đưa vào đối tượng nghiên cứu là 143 ha, được thực hiện năm 2011 và 2012

- Đối tượng nghiên cứu liên quan tới rà soát, kiểm chứng đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) được nghiên cứu tại các HST rừng tự nhiên trong phân khu BVNN

và phân khu PHST của KBT

- Các nội dung nghiên cứu liên quan đến tác động của các yếu tố KT-XH tới hiệu quả CHR, đối tượng nghiên cứu là 151 hộ dân tại xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu (nằm trong KBT)

Trang 7

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc đánh giá hiệu quả lâm học của kỹ thuật CHR thông qua các đánh giá về biến đổi cấu trúc, sinh trưởng và hiệu quả tái sinh rừng; đặc điểm cây bụi, thảm tươi và thảm mục rừng trước và sau chuyển hóa Đánh giá, kiểm chứng các giá trị bảo tồn cao và các mối đe dọa tới các HCV hiện tại ở phân khu BVNN và PHST Đánh giá tác động và ảnh hưởng của một số yếu tố KT-XH của cộng đồng dân cư sống trong và/hoặc xung quanh KBT tới hoạt động quản lý rừng

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá hiện trạng rừng trước khi chuyển hóa tại phân khu PHST

(1) Diện tích và phân bố của các trạng thái rừng tại phân khu PHST

(2) Đặc trưng lâm học của trạng thái rừng nghèo tại phân khu PHST

(3) Đặc điểm cơ bản về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng của phân khu PHST

2.3.2 Xác định đối tượng và lựa chọn kỹ thuật chuyển hóa rừng tại PHST

(1) Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định đối tượng chuyển hóa

(2) Các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng rừng chuyển hóa

(3) Xác định đối tượng chuyển hóa

(4) Lựa chọn kỹ thuật chuyển hóa

2.3.3 Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng tại phân khu PHST

(1) Tác động của chuyển hóa rừng tới cấu trúc tầng cây cao

(2) Tác động của chuyển hóa rừng tới lớp cây tầng dưới

(3) Tác động của chuyển hóa rừng tới vật rơi rụng và thảm mục rừng

2.3.4 Nhận diện và kiểm chứng những giá trị bảo tồn cao tại KBT

(1) Nghiên cứu nhận diện những giá trị bảo tồn cao tại KBT

(2) Kiểm chứng và đánh giá những giá trị bảo tồn cao tại KBT

(3) Đánh giá các mối đe dọa tới các giá trị bảo tồn cao trong KBT

2.3.5 Ảnh hưởng của một số yếu tố KT-XH tới quản lý rừng trong KBT

(1) Thực trạng các hoạt động của người dân tác động tới tài nguyên rừng

(2) Những yếu tố thúc đẩy cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp

(3) Những yếu tố cản trở cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp

(4) Tác động của cộng đồng tới tài nguyên rừng sau chuyển hóa

2.3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi rừng và quản lý rừng 2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu

- CHR là việc áp dụng các giải pháp về qui hoạch và/hoặc các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến quá trình tái sinh, sinh trưởng và diễn thế của các quần xã thực vật rừng Việc đáp ứng mục tiêu quản lý được đánh giá thông qua mức độ đạt được của các HCVF đã được xác định cho từng đối tượng cụ thể và nằm trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố phát triển KT-XH trong KBT

- Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là xem xét đánh giá động thái rừng trên

cơ sở đánh giá sự ổn định tương đối về cấu trúc quần xã trong một giai đoạn tịnh tiến về

Trang 8

(1) Phân chia đối tượng và xác định mẫu nghiên cứu

Đơn vị nhóm ô điều tra theo trạng thái (viết tắt: TT) được xác định dựa vào các tiêu chí như sau:

- Phải có cùng một trạng thái rừng theo bản đồ hiện trạng của KBT và xác định kiểu trạng thái rừng dựa vào Thông tư số 34/2009/TT-BNN của Bộ NN&PTNT, giữa

các trạng thái phải có sự khác biệt về trữ lượng một cách có ý nghĩa thống kê

- Phải có cùng thời gian tác động khi thực hiện CHR Thời điểm KBT thực hiện CHR là năm 2011 và 2012 Năm 2011 có hai đối tượng đưa vào chuyển hoá là rừng nghèo và rừng trung bình, năm 2012 chỉ có rừng trung bình (TT3) Tóm lại, đề tài chia thành 3 nhóm trạng thái ký hiệu là TT1, TT2 và TT3

- Đơn vị đo đếm là ô tiêu chuẩn (OTC) Sử dụng phương pháp chọn OTC điển hình cho mỗi trạng thái và cố định về vị trí theo không gian Diện tích mỗi OTC điều tra trong rừng tự nhiên là 2.000 m2 (40m x 50m) Việc điều tra trên OTC những năm sau đó được dựa vào hệ thống toạ độ GIS đã xác định trước đó

- Ngoài các OTC điều tra cho mục tiêu đánh giá thay đổi, lập thêm các OTC đối chứng, được đo đếm đồng thời với các OTC tác động, mỗi trạng thái rừng có 3 ô đối chứng Tổng số OTC đã điều tra như trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Thống kê số lƣợng các OTC điều tra theo trạng thái rừng

(2) Điều tra đặc điểm lâm học trong ô tiêu chuẩn

Số liệu điều tra, thu thập được ghi vào phiếu mẫu biểu theo quy định trong quy trình điều tra lâm học, cụ thể như sau:

(2-1) Điều tra địa hình (độ cao, độ dốc), thổ nhưỡng (loại đất)

(2-2) Điều tra các đại lượng sinh trưởng tầng cây cao trên các ô tiêu chuẩn: Xác định tên loài cây và đo đếm D1,3, Hvn và Hdc của tất cả cây; xác định phẩm chất cây gỗ và phân làm 3 loại (tốt-a, trung bình-b, xấu-c)

(2-3) Điều tra đo đếm tầng dưới tán như cây tái sinh; tầng cây bụi thảm tươi; vật rơi rụng và thảm mục rừng theo các phương pháp điều tra lâm học thông thường

(3) Phương pháp nghiên cứu nhận diện và kiểm chứng, đánh giá HCV tại KBT:

Một cách tổng quát, bộ công cụ nhận diện và kiểm chứng, đánh giá các HCVF của WWF, 2008 đã được áp dụng trong nghiên cứu này Cụ thể:

(3-1) Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho nội dung nhận diện HCV: Sử dụng một số công cụ PRA

(3-2) Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho nội dung đánh giá và kiểm chứng

Khảo sát thực địa, hiện trường theo tuyến điều tra dài 5km tại phân khu BVNN và tuyến dài 7 km tại phân khu PHST để kiểm chứng các nguồn thông tin đã có trong phần nhận diện các HCV ở nội dung (3-1) nêu trên

Trang 9

+ Sử dụng bộ công cụ kiểm chứng HCVF theo tiêu chuẩn FSC để đánh giá bằng phương pháp cho điểm các giá trị HCV

+ Đánh giá mối đe dọa đối với HCV có thể dựa trên hiện trạng thực tế (hiện tại) hoặc dạng tiềm năng (tương lai), trực tiếp hoặc gián tiếp

(4) Điều tra ảnh hưởng của yếu tố KT-XH đến quá trình chuyển hoá

Tổng số hộ của xã Mã Đà là 1.725 hộ sinh sống trên 7 ấp ở trong và gần rừng thuộc phân khu PHST Số lượng sẽ rút mẫu tương đương với 10% số hộ của 5 ấp Tổng

số hộ gia đình đã được phỏng vấn là 151 hộ Chủ đề phỏng vấn tập trung vào: i) Các hoạt động của cộng đồng liên quan đến chuyển hoá rừng tự nhiên và ii) Những yếu tố

thúc đẩy và cản trở cộng đồng tham gia vào chuyển hoá

2.4.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

So sánh, đánh giá hiệu quả lâm sinh của tác động chuyển hóa rừng được sử dụng

trắc nghiệm t (Student) cho việc kiểm tra các chỉ tiêu lâm học giữa hai thời điểm

Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố KT-XH tới chuyển hóa rừng bằng phương

pháp thống kê định tính Sử dụng trắc nghiệm Chi-square (2

)với 2 dấu hiệu khác nhau

có quan hệ với nhau

2.4.2.4 Công cụ xử lý và phân tích số liệu

Công cụ tính toán là phần mềm Excel 2010 và phần mềm thống kê Statgraphics Plus v15.1

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng rừng trước khi chuyển hóa

3.1.1 Diện tích và phân bố của các trạng thái rừng tại phân khu PHST

Phân khu PHST có tổng diện tích là 46.603,8ha Về chức năng, phân khu được qui hoạch để phục hồi lại các QXTV rừng trong đó đặc biệt chú ý tới các loài cây họ Dầu đã bị khai thác kiệt trước đây Diện tích các loại rừng phân loại theo Thông tư số 34/TT-BNN năm 2009 của Bộ NN&PTNT và được tổng hợp theo Bảng 3.1

Bảng 3.1 Diện tích của các trạng thái rừng trong phân khu PHST

TT Loại QXTV Diện tích

(ha)

Ghi chú

1 Rừng giàu 8,6 Trạng thái IIIA3 (phân loại theo QPN 6-84)

2 Rừng trung bình 1.225,6 Trạng thái IIIA2

3 Rừng nghèo 42.097,2 Rừng IIIA1, IIA, IIB và rừng hỗn giao gỗ+lồ ô

(1) Thực nghiệm một số giải pháp lâm sinh như xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng

bổ sung các loài cây bản địa cho gỗ lớn nhằm nâng cao chất lượng rừng và trồng rừng trên đất trống, sau nương rẫy

(2) Xây dựng các mô hình thực nghiệm phục hồi bằng kỹ thuật chuyển hóa rừng thành rừng cây gỗ lớn đặc trưng cho khu vực và vùng lưu vực sông Đồng Nai

Trang 10

(3) Xây dựng các chương trình theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình phục hồi thực vật và động vật rừng

3.1.2 Đặc trưng lâm học của trạng thái rừng trung bình tại phân khu PHST

3.1.2.1 Một số đặc trưng lâm học của rừng trung bình sau khai thác chọn

(1) Đặc trưng về kết cấu tầng cây cao

Rừng sau khai thác kiệt trong phân khu PHST về cơ bản, kết cấu rừng gồm nhiều tầng không liên tục, có thể sơ bộ xác định được cấu trúc tầng thứ của quần xã như sau:

- Tầng vượt tán (A1): Gồm các cây gỗ có chiều cao 15 – 25 m, có kết cấu bị phá

vỡ hoàn toàn, tán rừng có nhiều khoảng trống không liên tục của những cây gỗ còn sót lại như: Dầu, Chò chai, Lò bo, Dái ngựa, Gõ mật, Bằng lăng, Cày

- Tầng ưu thế sinh thái (A2): Tầng này có các cây gỗ cao 8 – 15 m, phần lớn cây

có kích thước nhỏ (D1.3 < 20cm) Những cây ưu thế thuộc tầng này có Chò chai, Dầu song nàng, Trâm, Dái ngựa, Bằng lăng, Làu táu…

3.1.2.2 Một số đặc trưng lâm học của rừng nghèo sau canh tác nương rẫy

(1) Đặc trưng tầng cây cao

Rừng có kết cấu tương đối đơn giản và có thể đánh giá là tương đối đồng nhất, chiều cao biến động từ 8-20 mét Nhóm loài cây ưu thế gồm Chò xót, Trường, Trâm, Gáo, Bình linh, Làu táu, Bằng lăng…Tỷ lệ cây họ Dầu chiếm tới 28% tổ thành rừng Đặc điểm các nhân tố điều tra lâm phần:

3.2 Đặc điểm cơ bản về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng

3.2.1 Về điều kiện địa hình

Một cách tổng quát, điều kiện địa hình tại KBT tương đối đơn giản; không có hiện

tượng chia cắt mạnh Địa hình bằng phẳng chiếm tới 15% diện tích Tại khu vực triển khai các thử nghiệm lâm sinh chuyển hóa rừng và khoanh nuôi bảo vệ, nơi có độ cao cao nhất là 105 mét, thấp nhất 80 mét

3.2.2 Về điều kiện thổ nhưỡng

Trong KBTcó 3 loại đất thuộc nhóm đất đỏ vàng gồm: đất nâu vàng trên phù sa

cổ (Fp) có diện tích nhiều nhất, phân bố tập trung ở xã Mã Đà và Hiếu Liêm, đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs) phân bố ở phía Nam xã Phú Lý và xã Hiếu Liêm, đất nâu đỏ trên bazan (Fk) phân bố chủ yếu phía Bắc xã Phú Lý và ĐakLua

3.3 Xác định đối tượng và kỹ thuật chuyển hóa

3.3.3 Xác định đối tượng rừng cần chuyển hóa trong phân khu PHST

Rừng được phân chia thành 3 kiểu trạng thái ứng với hiện trạng rừng tại thời điểm điều tra và thời gian bắt đầu thực hiện chuyển hoá, đó là: (i) trạng thái rừng nghèo chuyển đổi năm 2011 (ký hiệu TT1), (ii) trạng thái rừng trung bình chuyển đổi năm

2011 (TT2), (iii) trạng thái rừng trung bình chuyển đổi năm 2012 (TT3)

Bảng 3.4 Một số đặc trưng lâm học các trạng thái rừng trước khi chuyển hoá

Trạng thái rừng Số OTC điều tra (cây/ha) Mật độ

D1,3

(cm)

Hvn (m)

Dtán (m)

Trang 11

Theo bản đồ hiện trạng rừng của KBT năm 2009, khu vực nghiên cứu có các trạng thái là IIB và IIIA1 (QPN-6-84) Trắc nghiệm t so sánh sai khác về một số chỉ tiêu định lượng giữa hai trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình của năm 2011, giữa rừng nghèo của năm 2011 và rừng trung bình của năm 2012 (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Thẩm định một số chỉ tiêu giữa các trạng thái rừng trước chuyển hoá

Kiểu trạng thái rừng Mật độ

(cây/ha)

D1,3(cm)

Hvn (m)

M/ha (m3)

và TT3 là đối tượng trong nghiên cứu này

3.3.4 Lựa chọn kỹ thuật tác động trong chuyển hóa rừng

Kỹ thuật lâm sinh được áp dụng để chuyển hóa rừng được xác định là luỗng phát

cây bụi, dây leo và chặt bỏ cây tái sinh chất lượng xấu để lợi dụng tái sinh chồi kết hợp

vệ sinh rừng Mục tiêu là hỗ trợ, thúc đẩy tái sinh tự nhiên đồng thời tạo điều kiện cho

các loài cây gỗ tầng cao sinh trưởng và phát triển tạo cấu trúc bền vững; cải thiện hoàn cảnh rừng và đất rừng…qua đó phục hồi tính đa dạng sinh học của QXTV rừng gần

giống với rừng nguyên sinh ban đầu

3.4 Tác động hiệu quả của kỹ thuật chuyển hóa rừng

3.4.1 Tác động của kỹ thuật chuyển hoá rừng tới cấu trúc tầng cây cao

3.4.1.1 Cấu trúc tổ thành và tầng thứ

(1) Cấu trúc tổ thành lâm phần

Từ kết quả tính tổng IV% của những loài có trị số lớn hơn 5%, nhóm loài và loài cây ưu thế được xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV đạt 50% Kết quả của loài ưu thế và nhóm loài ưu thế của các trạng thái trước và sau chuyển hoá như trình bày trong Hình 3.1

a) Nhóm OTC trạng thái 1 b) Nhóm OTC trạng thái 2

Trang 12

c) Nhóm OTC trạng thái 3

Hình 3.2 Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài tầng cao ưu thế ở các trạng thái rừng trước và sau

(2) Đặc điểm đa dạng loài ở tầng cây gỗ

- Ở các OTC chuyển hoá, biến động giữa trước và sau chuyển hoá về số lượng cá thể và về số lượng loài; sau chuyển hoá thì số cây thường tăng lên nhưng số loài lại giảm đi Ở các OTC đối chứng, sau 2-3 năm số cây và số loài đều tăng Những thay đổi này đa số đều dưới 5% nên có thể nói những sai khác trên chỉ mang tính ngẫu nhiên do

đo đếm

- Sự ổn định về số lượng cá thể cây cũng như số loài trước và sau chuyển hoá biểu thị cho tính ổn định về cấu trúc loài, tổ thành loài Những thay đổi của một số cá thể cây hay thay đổi về số loài là do thu thập số liệu, không phải do tác động của quá trình chuyển đổi

- Căn cứ vào số loài và số cá thể ở các trạng thái, đã tính được chỉ số phong phú

dM (d-Margalef): Trước chuyển hoá trung bình là 1,08 và sau chuyển hoá trung bình là 1,01 Vậy, sự phong phú của loài ở mức độ cao và không có sự chênh lệch giữa các trạng thái rừng cũng như giữa trước và sau chuyển hoá

Thay đổi khi chuyển đổi Thay đổi ở đối chứng

Hình 3.3 Số lượng cây và loài ở các trạng thái trước và sau chuyển hoá

(3) Cấu trúc tầng thứ

Phân chia cấu trúc tầng thứ của lâm phần dựa vào chiều cao tầng cây gỗ và phân

bố số cây theo chiều cao

Trang 13

Nhận xét:

Trước hết, chiều cao bình quân lâm phần sau chuyển hoá có lớn hơn so với trước chuyển hoá Tuy nhiên, sự thay đổi chiều cao sau 2 năm ở TT3 chưa đủ lớn, nhưng sự khác biệt từ ở TT2 và TT1 sau 3 năm là có ý nghĩa về mặt thống kê, có thể nói rằng nguyên nhân là do biện pháp tác động vào rừng khi thực hiện chuyển hoá

Trong khi đó tại các OTC đối chứng, chiều cao bình quân của lâm phần cũng tăng lên do tăng trưởng tự nhiên và hệ số biến động chiều cao lại thấp đi so với trước đó Qua kết quả trắc nghiệm, tất cả những thay đổi ấy đều không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ sự thay đổi về chiều cao rừng chưa mang tính đột biến

Hình 3.5 Chiều cao (m) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá

Diễn biến phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) ở các trạng thái rừng (xem Hình 3.4) như sau:

Theo phân bố số cây (N/H), điểm giống nhau cho tất cả các trạng thái đều là phân

bố một đỉnh rất rõ rệt và hơi lệch trái Đây cũng là tầng tán chính của rừng Sau khi chuyển hoá rừng, chiều cao của cây tăng lên đồng thời với việc biên độ của chiều cao rộng hơn, nhưng nhìn chung vẫn chiếm trên 50% tổng số cây trong lâm phần

Trang 14

Tóm lại, chuyển hoá không làm thay đổi tăng trưởng chiều cao cây gỗ một cách đột ngột mà là tạo điều kiện cho lớp cây tầng dưới vươn lên bằng với lớp cây tầng chính của lâm phần Dù khác nhau về kiểu trạng thái và thời điểm chuyển hoá rừng, nhưng các trạng thái rừng đều có một tầng tán chính

3.4.1.2 Cấu trúc mật độ và phân bố số cây theo đường kính (N/D 1.3 )

(1) Thay đổi mật độ tầng cây cao

Kết quả tính toán mật độ số cây của các trạng thái như trong Hình 3.5

Hình 3.7 Mật độ (cây/ô) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá

Nhận xét:

- Không có sự khác biệt rõ rệt về mật độ số cây ở rừng nghèo với rừng trung bình Cũng không có sự khác biệt về các chỉ số thống kê giữa OTC chuyển đổi và đối chứng, giữa trước và sau chuyển đổi Có thể nói rằng phân bố số cây trên các vị trí không gian của khu vực nghiên cứu là tương đối đều nhau

- Mặc dù mật độ số cây sau chuyển hoá lớn hơn so với trước chuyển hoá, nhưng sai lệch này là không đáng kể Số cây tăng sau chuyển hoá chỉ diễn ra ở rừng có mật độ thưa hơn chứ không phải do chuyển hoá hoặc do trạng thái rừng

(2) Đặc điểm cấu trúc số cây (phân bố N-D)

Hình 3.8 Đường kính (cm) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá

Tại mỗi trạng thái, so với trước chuyển hoá thì D1,3 sau chuyển hoá có tăng lên nhưng rất không đáng kể Ở lâm phần qua chuyển hoá cũng như trên OTC đối chứng, tất cả các sai lệch này đều không có ý nghĩa về mặt thống kê Như vậy, sự tăng lên về

D1,3 sau 2 đến 3 năm thực hiện chuyển hoá là bởi sinh trưởng của cây gỗ trong điều kiện bình thường chứ không phải do tác động của chuyển hoá đem lại

Về phân bố của N/D1,3 ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá (Hình 3.7),

có thể rút ra được một vài nhận xét dưới đây:

Ngày đăng: 12/01/2016, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3. Số lượng cây và loài ở các trạng thái trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.3. Số lượng cây và loài ở các trạng thái trước và sau chuyển hoá (Trang 12)
Hình 3.2. Tỷ lệ tổ thành (%) của  nhóm loài tầng cao ƣu thế ở các  trạng thái rừng trước và sau - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.2. Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài tầng cao ƣu thế ở các trạng thái rừng trước và sau (Trang 12)
Hình 3.6. Phân bố số cây (%) theo  cấp  chiều cao ở các trạng thái rừng  trước và sau chuyển hoá rừng - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.6. Phân bố số cây (%) theo cấp chiều cao ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá rừng (Trang 13)
Hình 3.5. Chiều cao (m) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.5. Chiều cao (m) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá (Trang 13)
Hình 3.8. Đường kính (cm) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.8. Đường kính (cm) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá (Trang 14)
Hình 3.9. Phân bố (%) số cây  theo  cấp đường kính ở các trạng thái rừng - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.9. Phân bố (%) số cây theo cấp đường kính ở các trạng thái rừng (Trang 15)
Hình 3.10. Trữ lượng (m 3 /ha) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.10. Trữ lượng (m 3 /ha) ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá (Trang 15)
Hình 3.11. Đường kính tán ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.11. Đường kính tán ở các trạng thái rừng trước và sau chuyển hoá (Trang 16)
Hình 3.14. Tỷ lệ tổ thành (%) của  nhóm loài cây tái sinh ưu thế trước - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.14. Tỷ lệ tổ thành (%) của nhóm loài cây tái sinh ưu thế trước (Trang 17)
Hình 3.13. Thay đổi  tỷ lệ % phẩm  chất cây gỗ trước và sau chuyển - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.13. Thay đổi tỷ lệ % phẩm chất cây gỗ trước và sau chuyển (Trang 17)
Hình 3.16. Tỷ lệ số cây theo cấp chiều cao tái sinh ở hai đối tƣợng rừng - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.16. Tỷ lệ số cây theo cấp chiều cao tái sinh ở hai đối tƣợng rừng (Trang 18)
Hình 3.15. Chất lượng sinh trưởng của cây tái sinh trước và sau chuyển hoá - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.15. Chất lượng sinh trưởng của cây tái sinh trước và sau chuyển hoá (Trang 18)
Hình 3.17. Mật độ cây tái sinh ở các lâm phần chuyển hoá và đối chứng - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.17. Mật độ cây tái sinh ở các lâm phần chuyển hoá và đối chứng (Trang 19)
Hình 3.18. Tỷ lệ tổ thành (%) của  cây bụi thảm tươi ưu thế trước và - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn Thiên nhiênVăn hóa Đồng Nai
Hình 3.18. Tỷ lệ tổ thành (%) của cây bụi thảm tươi ưu thế trước và (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w