Tìm hiểu thực trạng bảo mật và an toàn mạngtại Việt Nam

19 460 0
Tìm hiểu thực trạng bảo mật và an toàn mạngtại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu thực trạng bảo mật và an toàn mạngtại Việt Nam

UBND TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM Môn: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề tài: Tìm hiểu thực trạng bảo mật an toàn mạng tại Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm Nhóm thực hiện 1.Huỳnh Phước Lộc MSSV: DKD083013 2.Lê Đức Hoàng Minh MSSV: DKD083016 3.Tiết Thị Mỹ Trinh MSSV: DKD083044 4.Bạch Phước Ngời MSSV: DKD083021 1 2010 Thư rác (điện tử) .6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Với nhu cầu trao đổi thông tin, bắt buộc các cơ quan, tổ chức phải hoà mình vào mạng toàn cầu Internet. An toàn bảo mật thông tin là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, khi thực hiện kết nối mạng nội bộ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức với Internet. Ngày nay, các biện pháp an toàn thông tin cho máy tính cá nhân cũng như các mạng nội bộ đã được nghiên cứu triển khai. Tuy nhiên, vẫn thường xuyên có các mạng bị tấn công, có các tổ chức bị 2 đánh cắp thông tin,…gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những vụ tấn công này nhằm vào tất cả các máy tính có mặt trên Internet, các máy tính của các công ty lớn như AT&T, IBM, các trường đại học các cơ quan nhà nước, các tổ chức quân sự, ngân hàng …một số vụ tấn công với quy mô khổng lồ (có tới 100.000 máy tính bị tấn công). Hơn nữa những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng bảo mật an toàn mạng tại Việt Nam” để có những cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn với vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng bảo mật an toàn mạng tại Việt Nam. - Đánh giá thực trạng bảo mật an toàn mạng tại Việt Nam. - Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao bảo mật an toàn mạng tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về không gian: quốc gia Việt Nam. b. Phạm vi về thời gian: số liệu được sử dụng trong đề tài từ 2005 đến 2010 c. Phạm vi về nội dung: bảo mật an toàn mạng (lĩnh vực công nghệ thông tin) đối với cá nhân doanh nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu: số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập trên Internet. b. Phương pháp phân tích: - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin trên Internet. - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp mô tả để trình bày, phân tích vấn đề an toàn, bảo mật mạng tại Việt Nam. - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, tìm kiếm các giải pháp có sẵn trên Internet đã được áp dụng hiệu quả. PHẦN NỘI DUNG I.Một số định nghĩa, khái niệm liên quan đến đề tài. 1.Bảo mật thông tin là gì ? Bảo mậtbảo vệ an toàn những thông tin của bạn trước những "tay" chuyên rình mò thông tin của người khác. Với hệ thống thông tin của doanh nghiệp, thông tin chính là tiền của bạn. Với website của doanh nghiệp của bạn, việc có thể thay đổi thông tin trên đó sẽ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn. Nếu bạn ứng dụng thương mại điện tử, thiệt hại sẽ rất lớn nếu website của bạn bị hack, khách hàng sẽ không bao giờ tin tưởng để cung cấp những thông tin cá nhân trên website của bạn nữa. Tại sao phải bảo mật thông tin? Bảo vệ chống lại những tấn công mạng từ bên trong bên ngoài . Các tấn công có thể xuất phát từ cả hai phía, từ bên trong từ bên ngoài tường lửa của doanh nghiệp của bạn. Một hệ thống an ninh hiệu quả sẽ giám sát tất cả các hoạt 3 động mạng, cảnh báo về những hành động vi phạm thực hiện những phản ứng thích hợp. Đảm bảo tính riêng tư của tất cả các liên lạc, ở bất cứ đâu vào bất cứ lúc nào .Nhân viên có thể truy cập vào mạng từ nhà hoặc trên đường đi với sự đảm bảo rằng hoạt động truyền thông của họ vẫn được riêng tư được bảo vệ. Kiểm soát truy cập thông tin bằng cách xác định chính xác người dùng hệ thống của họ .Các doanh nghiệp có thể đặt ra các quy tắc của riêng họ về truy cập dữ liệu. Phê duyệt hoặc từ chối có thể được cấp trên cơ sở danh tính người dùng, chức năng công việc hoặc các tiêu chí kinh doanh cụ thể khác. Giúp bạn trở nên tin cậy hơn .Bởi vì các công nghệ an ninh cho phép hệ thống của bạn ngăn chặn những dạng tấn công đã biết thích ứng với những dạng tấn công mới, nhân viên, khách hàng các doanh nghiệp có thể an tâm rằng dữ liệu của họ được an toàn. 2. An ninh mạng là gì ? Có những lúc, ví dụ như khi bạn rời văn phòng về nhà khi kết thúc ngày làm việc, bạn sẽ bật hệ thống cảnh báo an ninh đóng cửa để bảo vệ văn phòng thiết bị. Dường như bạn cũng sẽ có một ngăn chứa an toàn hoặc khóa tủ lưu trữ các tài liệu kinh doanh mật. Mạng máy tính của bạn cũng đỏi hỏi cùng một mức độ bảo vệ như vậy. Các công nghệ An ninh Mạng bảo vệ mạng của bạn trước việc đánh cắp sử dụng sai mục đích thông tin kinh doanh bí mật chống lại tấn công bằng mã độc từ vi rút sâu máy tính trên mạng Internet. Nếu không có An ninh Mạng được triển khai, công ty của bạn sẽ gặp rủi ro trước xâm nhập trái phép, sự ngừng trệ hoạt động của mạng, sự gián đoạn dịch vụ, sự không tuân thủ quy định thậm chí là các hành động phạm pháp nữa. 3.Các loại tấn công mạng chủ yếu Virus (máy tính) Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính, .). Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, . hoặc gây ra những trò đùa khó chịu. Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Chiếm trên 90% số virus đã được phát hiện là nhắm vào hệ thống sử dụng hệ điều hành họ Windows chỉ đơn giản bởi hệ điều hành này được sử dụng nhiều nhất trên thến giới. Do tính thông dụng của Windows nên các tin tặc thường tập trung hướng vào chúng nhiều hơn là các hệ điều hành khác. Cũng có quan điểm cho rằng Windows có tính bảo mật không tốt bằng các hệ điều hành khác (như Linux) nên có nhiều virus hơn, tuy nhiên nếu các hệ điều hành khác cũng thông 4 dụng như Windows hoặc thị phần các hệ điều hành ngang bằng nhau thì cũng lượng virus xuất hiện có lẽ cũng tương đương nhau. Sâu máy tính (worm): Sâu máy tính (worm): là các chương trình cũng có khả năng tự nhân bản tự tìm cách lan truyền qua hệ thống mạng (thường là qua hệ thống thư điện tử). Điểm cần lưu ý ở đây, ngoài tác hại thẳng lên máy bị nhiễm, nhiệm vụ chính của worm là phá các mạng (network) thông tin, làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại các mạng này. Nhiều nhà phân tích cho rằng worm khác với virus, họ nhấn mạnh vào đặc tính phá hoại mạng nhưng ở đây worm được là một loại virus đặc biệt. Dẫn chứng : Storm Worm bắt đầu nổi lên phát tán rộng rãi trên mạng động theo con người email chứa tệp tin động kèm chính hại.Nếu người dùng lỡ tay mở tệp tin đính kèm chính nhắp chuột vào đường liên kết đó thì Storm Worm sẽ ngay lập tức đột nhập vào PC của họ. Chức năng chính của con sâu máy tính này là "bắt cóc" PC người dùng để phục vụ cho các mục đích đen tối khác của bọn tin tặc. Xuất hiện lần này là một biến thể hoàn toàn mới của Storm Worm. Lần này bên cạnh tệp tin đính kèm độc hại, Storm Worm còn ẩn mình trong các liên hết hoặc trang web độc hại, Dmitri Alperovitch - chuyên gia nghiên cứu của Secure Computing - cho biết. Đối tượng tấn công chủ yếu lần này của Storm Worm là blogger các động đàn. Con sâu máy tính này sẽ tự động chèn vào các bài viết trên blog hoặc bài viết trên diễn đàn một đường liên kết đến một trang web độc hại.Secure Computing xếp Storm Worm vào mức độ nguy hiểm cao. Hình thức phát tán kiểu này thực sự nguy hiểm bởi người dùng nghĩ rằng các đường liên kết trên blog hoặc các bảng thông báo diễn đàn đều là những đường liên kết an toàn. Người dùng sẽ không mấy để ý sẵn sàng nhắp chuột nếu họ quan tâm. Phần mềm ác tính (malware): Phần mềm ác tính còn có tên là ác liệu hoặc phần mềm độc hại, hay được dùng nguyên gốc Anh ngữ là malware. Chữ gốc Anh ngữ malware là sự ghép của hai chữ malicious software Phần mềm ác tính là một loại phần mềm hệ thống do các tay tin tặc hay các kẻ nghịch ngợm tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Tùy theo cách thức mà tin tặc dùng, sự nguy hại của các lọai phần mềm ác tính có khác nhau từ chỗ chỉ hiển thị các cửa sổ hù dọa cho đến việc tấn công chiếm máy lây lan sang các máy khác như là virus trong cơ thể của các sinh vật. Trojan Horse Trojan Horse: đây là loại chương trình cũng có tác hại tương tự như virus chỉ khác là nó không tự nhân bản ra. Như thế, cách lan truyền duy nhất là thông qua các thư dây chuyền. Để trừ loại này người chủ máy chỉ việc tìm ra tập tin Trojan horse rồi xóa nó đi là xong. Tuy nhiên, không có nghĩa là không thể có hai con Trojan horse trên cùng một hệ thống. Chính những kẻ tạo ra các phần mềm này sẽ sử dụng kỹ năng lập trình của mình để sao lưu thật nhiều con trước khi phát tán lên mạng. Đây cũng là loại virus cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể hủy ổ cứng, hủy dữ liệu. Trojan horse, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức 5 năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy. Trojan horse là loại virus có khả năng thâm nhập trực tiếp vào hệ điều hành mà không để lại "di chứng". Thường một số chương trình diệt virus có kèm trình diệt spyware nhưng diệt khá kém đối với các đợt "dịch". Phần mềm gián điệp là phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ (thông thường vì mục đích thương mại) qua mạng Internet mà không có nhận thức cuả chủ máy . Trojan horse là chương trình máy tính thường ẩn mình dưới dạng một chương trình hữu ích có những chức năng mong muốn, hay ít nhất chúng trông như có các tính năng này. Một cách bí mật, nó lại tiến hành các thao tác khác không mong muốn. Những chức năng mong muốn chỉ là phần bề mặt giả tạo nhằm che dấu cho các thao tác này. Trong thực tế, nhiều Trojan horse chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính thân chủ bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng. Spyware Một cách điển hình, Spyware được cài đặt một cách bí mật như là một bộ phận kèm theo cuả các chương trình freeware (phần mềm miễn phí) shareware (phần mềm tương nhượng) mà người ta có thể tải về từ Internet. Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt động cuả máy chủ trên Internet lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy khác (cuả những tay hacker dĩ nhiên!) Spyware cũng thu thập tin tức về điạ chỉ e-mail ngay cả mật khẩu cũng như là số thẻ tín dụng!! Spyware "được" cài đặt một cách vô tội vạ khi mà người chủ máy muốn cài đặt phần mềm khác. Khác nhau căn bản với virus máy tính là Trojan Horse về mặt kỹ thuật chỉ là một phần mềm thông thường không có ý nghĩa tự lan truyền. Các chương trình này chỉ lừa người dùng để tiến hành các thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến hành. Ngày nay, các Trojan horse đã được thêm vào đó các chức năng tự phân tán. Điều này đẩy khái niện Trojan horse đến gần với khái niệm virus chúng trở thành khó phân biệt sự khác nhau. Thư rác (điện tử) Thư rác, thư linh tinh, hay còn dược dùng dưới tên gốc Anh ngữ là spam hay spam mail, là các thư điện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ nơi nhận là một danh sách rất dài gửi từ các cá nhân hay các nhóm người chất lượng của loại thư này thường thấp. Đôi khi, nó dẫn dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng các tin tức cá nhân của họ. Hacker Là người có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính bao gồm lập trình, quản trị bảo mật. Những người này hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính dùng kiến thức bản thân để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau. Keylogger: Là phần mềm ghi lại chuỗi phím gõ của người dùng. Nó có thể hữu ích cho việc tìm nguồn gốc lỗi sai trong các hệ thống máy tính đôi khi được dùng để đo năng suất làm việc của nhân viên văn phòng. Các phần mềm kiểu này rất hữu dụng cho ngành luật pháp tình báo - ví dụ, cung cấp một phương tiện để lấy mật khẩu hoặc các khóa mật nhờ đó qua mắt được các thiết bị an ninh. Tuy nhiên, các 6 phần mềm keylogger được phổ biến rộng rãi trên Internet bất cứ ai cũng có thể sử dụng cho mục đích lấy trộm mật khẩu chìa khóa mã hóa. Phishing: Là một hoạt động phạm tội dùng các kỹ thuật lừa đảo. Kẻ lừa đảo cố gắng lừa lấy các thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như mật khẩu thông tin về thẻ tín dụng, bằng cách giả là một người hoặc một doanh nghiệp đáng tin cậy trong một giao dịch điện tử. Phishing thường được thực hiện bằng cách sử dụng thư điện tử hoặc tin nhắn, đôi khi còn sử dụng cả điện thoại. Rootkit: Là một bộ công cụ phần mềm dành cho việc che dấu các tiến trình đang chạy, các file hoặc dữ liệu hệ thống. Rootkit có nguồn gốc từ các ứng dụng tương đối hiền, nhưng những năm gần đây, rootkit đã bị sử dụng ngày càng nhiều bởi các phần mềm ác tính, giúp kẻ xâm nhập hệ thống giữ được đường truy nhập một hệ thống trong khi tránh bị phát hiện. Người ta đã biết đến các rootkit dành cho nhiều hệ điều hành khác nhau chẳng hạn Linux, Solaris một số phiên bản của Microsoft Windows. Các rootkit thường sửa đổi một số phần của hệ điều hành hoặc tự cài đặt chúng thành các driver hay các môdule trong nhân hệ điều hành (kernel module). Phần mềm tống tiền (Ransomware): Là loại phần mềm sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu thuộc về một cá nhân đòi tiền chuộc thì mới khôi phục lại. Cửa hậu (Backdoor): Trong một hệ thống máy tính, cửa hậu là một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường. Cửa hậu có thể có hình thức một chương trình được cài đặt (ví dụ Back Orifice hoặc cửa hậu rookit Sony/BMG rootkit được cài đặt khi một đĩa bất kỳ trong số hàng triệu đĩa CD nhạc của Sony được chơi trên một máy tính chạy Windows), hoặc có thể là một sửa đổi đối với một chương trình hợp pháp - đó là khi nó đi kèm với Trojan. II. Những vấn đề an ninh bảo mật tại Việt Nam trong những năm gần đây . Năm 2006 , là năm bùng phát virus hacker “nội”! Chưa khi nào an ninh mạng VN lại được “bàn” đến nhiều như năm vừa qua. Rất nhiều sự kiện chấn động xuất phát từ trong nước đã xảy ra, từ đại dịch virus “nội” đến sự bùng phát của hacker “nội”. Theo thống kê của Trung tâm an ninh mạng BKIS, tổng cộng đã có 41 loại virus “nội” (cả các virus biến thể) được phát tán trên mạng, trong đó 37 loại lây lan qua Yahoo! Messenger bốn loại còn lại qua cổng giao tiếp USB. Hầu hết virus phát tán thông qua Yahoo! Messenger đều sử dụng chung một cách thức là lây lan qua sơ hở của những người sử dụng. Sau khi một máy tính đã bị nhiễm loại virus 7 này, virus sẽ tự động dò tìm địa chỉ có trong danh sách liên lạc qua Yahoo! Messenger của nạn nhân rồi gửi những đường liên kết mời chào rất hấp dẫn tới các địa chỉ đó. Người nhận được sẽ bị đánh lừa là từ bạn chat của mình gửi dễ dàng kích hoạt vào đường liên kết đó. Kết quả là máy tính của họ cũng bị nhiễm virus, cứ như thế virus nhanh chóng lây lan qua hàng trăm ngàn máy tính chỉ trong thời gian ngắn. Cũng trong năm 2006 , hàng loạt website của các công ty, tổ chức trong nước (Công ty Việt Cơ, Công ty Nhân Hòa, VMS MobiFone, Hòa Bình, Bộ Giáo dục - đào tạo, Liên đoàn Bóng đá VN) cũng đã bị các hacker “nội” tấn công. Các hình thức tấn công chủ yếu là tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), thông qua lỗ hổng bảo mật, cài phần mềm gián điệp . Động cơ tấn công của các hacker cũng khác nhau, có trường hợp tấn công với mục đích phá hoại nhưng cũng có trường hợp chỉ là để chứng tỏ khả năng của mình hoặc với mục đích cảnh báo. Nhưng dù với mục đích nào đi nữa thì họ cũng đã vi phạm pháp luật vì xâm nhập trái phép tài sản của cá nhân, tổ chức khác. Năm 2009 được coi là một năm tồi tệ của ngành bảo mật PC, các cuộc tấn công trực tuyến trong năm ngoái đã tạo ra nhiều mã độc hơn 20 năm trước cộng lại. Rõ ràng, điều này có nghĩa là trong lĩnh vực bảo mật máy tính, các quy tắc đã thay đổi người dùng không còn tin tưởng vào các phần mềm diệt virus theo kiểu truyền thống tường lửa bảo vệ máy tính. Thay vào đó, để bắt kịp các mối đe dọa mới, người dùng cần một phương pháp bảo mật mới. Trong vài năm qua, các phần mềm bảo mật đã được cải thiện kể cả việc tăng cường các phương pháp phát hiện truyền thống bổ sung thêm phân tích hành vi. Công nghệ mới phát hiện mã độc dựa trên cách thức mã độc hoạt động trên máy tính của người dùng. Theo Microsoft : Tình hình an ninh mạng năm 2010 ngày càng phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ . Bảng báo cáo thứ 8 về Bảo mật (Security Intelligence Report- SIRv8) được Microsoft công bố cho thấy tội phạm mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn khi thực hiện việc mô hình hóa hoạt động của chúng dưới dạng các quy trình nghiệp vụ phổ biến để lừa người sử dụng nhằm đánh cắp gian lận các thông tin quan trọng. Tội phạm mạng đang tiếp tục nâng cao năng lực triển khai tấn công của chúng, bao gồm cả việc “sản phẩm hóa” bổ sung thêm nhiều tính năng vào các mã độc nhằm tấn công vào những đối tượng cụ thể. “SIRv8 đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng tội phạm mạng đang trở nên phức tạp hơn đang đóng gói các tấn công trực tuyến để tạo ra, cập nhật duy trì các bộ công cụ khai thác được bán cho những tội phạm khác để tiếp tục triển khai tấn công. Những kẻ sản xuất mã độc liên tục cải tiến các “sản phẩm” của chúng thông qua thay thế các công cụ tấn công yếu kém bằng những công cụ mới,” ông Tyson Dowd,Giám đốc cao cấp khối Bảo mật, tập đoàn Microsoft, khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết. Báo cáo cũng cho thấy rằng các mạng lưới doanh nghiệp tiếp tục dễ bị tấn công, đồng thời, người dùng máy tính gia đình cũng tiếp xúc rất nhiều với phần mềm độc hại các mối đe dọa từ mạng xã hội. Ứng dụng lừa đảo gia tăng đáng kể trong e-mail các phần mềm độc hại, đội lốt là một ứng dụng bảo mật hợp pháp nhằm đánh lừa người sử dụng vẫn tiếp tục là một vấn đề đối với người tiêu dùng. 8 Ngoài ra, tội phạm mạng tiếp tục đóng gói các tấn công trực tuyến thành các bộ công cụ (bộ “kits”) để gia tăng tối đa tác hại của chúng. Ví dụ như bộ kit khai thác trình duyệt Eleonore sử dụng nhiều phương thức khai thác khác nhau để tấn công vào nhiều trình duyệt từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, cũng như là vào các phần mềm ứng dụng phổ biến trên các hệ thống. Được duy trì cập nhật giống như là các sản phẩm phổ biến, từng phiên bản của bộ kit này được phát triển để cung cấp các cấp độ tối ưu về khả năng ứng dụng, năng lực đánh cắp thông tin, độ tin cậy năng lực tránh bị phát hiện. SIRv8 còn xác nhận rằng tin tặc hiện nay chủ yếu có động cơ tài chính ít hoạt động đơn lẻ. Thông thường người phát triển mã độc hiếm khi tự thực hiện tấn công mà sẽ hợp tác với các tội phạm hoạt động trực tuyến trong xã hội đen để mua bán các bộ kit mã độc công cụ truy cập máy tính ma. Cả hai loại đối tượng này đều là những kẻ chuyên nghiệp về các loại tấn công trực tuyến, chúng thực hiện việc kết nối các máy tính đã bị chiếm dụng lại với nhau để tạo thành một “phiên bản đen” của mạng Điện toán Đám mây, mang lại cho tội phạm mạng một tập hợp dịch vụ phi pháp để phát tán các loại thư rác (SPAM) mã độc, tất cả đều được cung cấp thông qua một tập hợp các máy tính đã bị lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu. Điều đáng phấn khởi , cũng trong năm 2010 các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến an ninh mạng, thiết lập các bức tường "ảo" để chống lại tội phạm mạng. Có tới 94% các doanh nghiệp khi tiến hành khảo sát, đều thừa nhận rằng tội phạm mạng đối với họ còn đáng sợ hơn cả thiên tai, khủng bố hoặc các loại tội phạm khác. Các tổ chức doanh nghiệp cũng cho biết, đa số họ giờ đây đều có kinh nghiệm trong việc chống lại tội phạm mạng, với 39% các doanh nghiệp cho biết họ đã tổ chức đào đạo nhân viên làm việc của mình về chống lại tội phạm mạng. Song song đó, cũng khuyến cáo các tổ chức, cá nhân nên bảo vệ hạ tầng công nghệ thông tin của mình một cách cẩn thận hơn, chẳng hạn như bảo đảm an toàn cho các thiết bị đầu cuối của công ty, đưa ra các chính sách yêu cầu các nhân viên mình thực hiện đúng các qui trình an ninh mạng Nguy hiểm đối với người truy cập mạng Việt Nam Ngoài các mã độc những phần mềm tiềm ẩn không mong muốn, người dùng Internet tại Việt Nam còn đối mặt với những thể loại tấn công khác nữa. Cũng theo ông Hoàng Chí Thắng, quản trị công ty Comverse, người dùng Internet vẫn gặp nhiều rủi ro từ tội phạm mạng các tấn công trực tuyến, nguyên nhân của việc đó là do mức độ nhận thức về vấn đề này còn thấp. Người dùng Internet cần phải được nâng cao nhận thức về nhiều loại tấn công khác nhau trên mạng. Ông nói: "Mức độ nhận thức của người sử dụng Internet Việt Nam về các vấn đề an toàn trong không gian mạng cần phải được tăng cường, gia tăng nhận thức về an toàn an ninh mạng bây giờ là vô cùng cần thiết, để theo kịp với số lượng phát triển nhanh chóng của công dân. Người sử dụng Internet ngày nay bao gồm cả trẻ em cha mẹ cần phải đóng một vai trò tích cực hơn để đảm bảo kinh nghiệm trực tuyến an toàn cho trẻ ". Ông Thắng cho biết trẻ em dành nhiều thời gian lên internet cho giáo dục, truyền thông, xã hội hoá giải trí. đồng nghĩa với việc khi trực tuyến các em dành nhiều thời gian đối mặt với vô số các rủi ro bao gồm cả tội phạm mạng, tội phạm tình dục, cờ bạc trực tuyến gần đây nhất là sự ra đời của các mạng xã hội gây nghiện. 9 Ông phát biểu, “Các bậc cha mẹ có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thời gian hoạt động trên mạng của con cái mình an toàn được bảo vệ. Một số biện pháp mà các bậc cha mẹ có thể triển khai bao gồm việc cùng truy cập vào mạng, trao đổi thảo luận với con em mình, dạy chúng về việc sử dụng một cách có trách nhiệm các tài nguyên trực tuyến hay sử dụng các ứng dụng cho phép cha mẹ kiểm soát hành vi trực tuyến của con cái hay các biện pháp khác được các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra.” SIRv8 đưa ra một quan điểm về bối cảnh tấn công an ninh dựa trên một tập hợp dữ liệu thu thập được từ khoảng 500 triệu máy tính, tạo ra một tập hợp dữ liệu được phân tích chi tiết tại 26 quốc gia khác nhau. Những thông tin an ninh được thu thập từ rất nhiều các phần mềm ứng dụng phổ biến bao gồm các công cụ Gỡ bỏ Phần mềm Mã độc (Malicious Software Removal Tool - MSRT), Forefront Online Protection for Exchange Forefront Client Security, giải pháp an ninh mạng mới nhất của Microsoft là Microsoft Security Essentials, Windows Live Hotmail từ công cụ tìm kiếm Bing. III. Một số biện pháp nâng cao an toàn, bảo mật mạng. 1) Đối với PC hay laptop cá nhân : Phần lớn chúng ta đều rất hồn nhiên khi kết nối vào Internet. Chúng ta cảm thấy Internet quả là một kho dữ liệu vô tận về muôn mặt cuộc sống, khi lướt qua các trang web chúng ta không khỏi trầm hiểu một cách hình tượng, cũng giống như xã hội loài người. Nghĩa là: nó cũng bao gồm tất cả trồ về sự kỳ diệu, sự phi thường mà Internet mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác. Internet, những gì là tốt là xấu, là cao quí cũng như thấp hèm, là thật thà cũng như lừa đảo . Tuy nhiên chúng ta lại không thể sống mà không tham gia vào cộng đồng xã hội, không thể tiến hành cuộc cách mạnh khoa học công nghệ mà lại bỏ qua Internet. Chính vì vậy, bài viết này có tham vọng giúp các bạn tăng cường các biện pháp bảo vệ chính mình khi tham gia vào mạng toàn cầu Internet. TẠO MẬT KHẨU (PASSWORD) Đừng bao giờ tạo một mật khẩu (password) dễ dàng. Đừng bao giờ tự bằng lòng với mình đừng bao giờ, chỉ vì để dễ nhớ mà dùng một hoặc hai password khi bạn đăng ký làm thành viên với nhiều địa chỉ (site) khác nhau. Nhớ đừng dùng những từ dễ đoán ra, hãy kết hợp các chữ cái, các biểu tượng con số với nhau, nhớ phải tạo password dài hơn 7 ký tự. Bạn không nên dùng ngày sinh, tên người yêu, con cái Hãy ghi nhớ password của mình nhưng không nên lưu trên máy tính. Bạn không nên dùng chức năng nhớ password hãy chịu khó nhập password mỗi lần đăng nhập. XÓA FILE TẠM CỦA TRÌNH DUYỆT (CACHE ) Bạn không nên giữ các file tạm (cache) mà trình duyệt lưu giữ. Các trình duyệt lưu giữ các thông tin về những trang mà bạn đã ghé thăm trong một thư mục đặc biệt trên ổ cứng. Chức năng này là một con dao hai lưỡi: một mặt nó nâng cao tốc duyệt web, mặt nó lại cho phép bất cứ ai tiếp cận được máy tính của bạn cũng có thể biết được bạn vừa làm gì. Cho nên, lời khuyên của tôi là bạn nên thường xuyên xóa cache. 10 [...]... phải là thiết lập chính sách bảo mật cụ thể Ngoài những nội dung khác, chính sách này phải xác định mục tiêu bảo mật của công ty là gì Thông thường, các mục tiêu đó gồm ngăn chặn ăn cắp thiết bị, tiết lộ thông tin mật bảo đảm hoạt động liên tục Nhu cầu bảo mật của một ngân hàng chẳng hạn rất khác so với nhu cầu bảo mật của một công ty chuyên về công cụ truy tìm trên Web Bảo vệ máy tính của bạn Đề... phòng Mua phần mềm diệt virus cho doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể mua bản quyền của 1 chương trình diệt virus cho small office hay large office Việc mua phần mềm tuy tốn chi phí , nhưng bảo mật thông tin của doanh nghiệp 1 cách toàn diện chóng lại virus 1 cách hiệu quả Làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi kinh doanh mạng Các chương trình công cụ để bảo mật 15 Để bảo vệ hoàn hảo máy tính cần phải... mã SecurID SecurID; giá thay đổi; Security Dynamics; www.securid.com Mã hóa dữ liệu quan trọng Trong thực tế doanh nghiệp, việc mã hóa dữ liệu có thể bảo vệ công ty trước nguy cơ thông tin bị tuồn ra ngoài một cách trái phép Cũng như với e-mail file, bạn có thể bảo vệ thông tin mật trên một máy chủ Web bằng cách mã hóa Nếu công ty bạn chạy intranet phần mềm Web server có thể mã hóa dữ liệu,... việc bảo vệ máy tính Những phần mềm diệt virus dưới đây được chọn dựa trên khả năng phát hiện virus, các tính năng, cũng như khả năng bảo vệ của chúng 1.BitDefender BitDefender Antivirus 2010 cung cấp khả năng bảo mật bảo vệ đáng tin cậy nhất trong số những phần mềm diệt virus trong danh sách này Đó cũng chính là lý do tại sao chúng được xếp hàng đầu trên hầu hết các trang web BitDefender Antivirus... khả năng bảo mật chắc chắn, sử dụng đơn giản, sử dụng các nguồn hiệu quả giá cả cũng rất hợp với túi tiền của người dùng Chương trình này đã thêm một số tính năng phụ giúp nâng cấp khả năng hoạt động chung của máy tính cũng như khả năng bảo vệ mà không làm ảnh hưởng tới máy tính 2 Norton Antivirus 2010 Norton AntiVirus 2010 Norton 360 phiên bản 3.0 của Symantec đã được liệt kê vào danh sách giải... cung cấp những thông tin thật về mình BẢO VỆ E-MAIL NGĂN CHẶN VIRUS LAN TRÀN QUA E-MAIL Bạn nên mã hóa để bảo mật e-mail nếu như thông tin trong đó là bí mật Nhà quản trị hệ thống mạng, hacker, hay bất cứ ai có tham vọng cũng có thể tiếp cận đọc thư của bạn Cho nên cách tốt nhất để tránh điều này là mã hóa e-mail Ích lợi có được là chỉ bạn người nhận đích thực có thể đọc được thư MÃ HÓA HỆ THỐNG... danh” trên mạng Nếu bạn muốn dấu danh tính của mình khi lướt trên web, hãy sử dụng một trong những dịch vụ ẩn danh vốn có rất nhiều trên Internet Bạn đừng lo lắng về tính an toàn cả các dịch vụ loại này Hầu hết, các dịch vụ ẩn danh đều làm việc theo một nguyên tắc giống nhau: Bạn đăng nhập vào web site cung cấp dịch vụ từ đây bạn có thể đi gần như bất cứ đâu trên mạng mà bạn thích Dịch vụ ẩn danh... các khối địa chỉ IP với mục đích 11 tìm xem có địa chỉ nào trả lời không Nếu có lời đáp, tức là máy của bạn đang trực tuyến, hacker sẽ chuyển sang bước thứ hai là quét các cổng thâm nhập vào máy tính Nếu có một cổng bị phát hiện đang mở, hacker sẽ ngay lập tức đột nhập vào máy của bạn, thậm chí nắm quyền điều khiển hoàn toàn hệ thống Việc quét các cổng thâm nhập vào máy tính cũng giống như việc kẻ... khả năng phát hiện mã độc tốc độc thực hiện quét nhanh hệ thống Tiếp đến lần lượt là Avast, BitDefender, McAfee, Panda, PC Tools, Trend Micro, Webroot Các sản phẩm Eset, F-Secure ZoneAlarm bị tụt hạng do khả năng chấp nhận của người dùng bảo vệ khỏi mã độc không được mạnh lắm Theo PCWorld, tất cả các phần mềm được kiểm thử đều có các thành phần chống virus, spyware spam, cộng với tường... chí thời gian gần đây, một công ty có thể cho rằng không ai gây hại đến an toàn dữ liệu của họ hơn một gã thích chu du trên Web nào đó Các hacker (tay quậy) quả thật là mối đe dọa về bảo mật đối với công ty, nhưng nhìn tổng thể đó chỉ là những nhân vật phụ mà thôi Nếu công việc của bạn là bảo vệ cho hệ thống của công ty luôn bất khả xâm phạm, dưới đây là năm bước cần tiến hành để có thể bảo mật tối đa

Ngày đăng: 27/04/2013, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan