1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vì sao bác hồ ra đi tìm đường cứu nước

8 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 409,52 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh_ Những yếu tố hình thành nên Nhân cách của Bác Hồ.Bạn có thể sử dụng văn bản vào bài viết của mình, làm tiểu luận, thuyết trình,... Mình có trích các nguồn tham khảo cụ thể bạn có thể đọc thêm nguồn tham khảo để viết nên một bài viết của riêng bạn.

Trang 1

Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước?

I Khái quát

- Gia đình, quê hương của Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh đất nước

- Bối cảnh thế giới

- Nhân cách của Hồ Chí Minh

II Phân tích

1 Gia đình, quê hương của Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng từ người cha

Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh sinh ra trong mô ̣t gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Cha của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung - da ̣y chữ, da ̣y làm người và giáo du ̣c lòng yêu nước cho con Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung là người được cha yêu thương và đă ̣t nhiều hy vo ̣ng nhất Trong năm năm từ chối không ra làm quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, kết giao với những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước, đă ̣c biê ̣t là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng “bài” phong kiến, chống Pháp như Phan Bô ̣i Châu, Vương Thúc Quý, Đă ̣ng Thái Thân… Và điều đă ̣c biê ̣t, đi đến đâu ông cũng thường cho Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đi cùng Trong những người mà ông Sắc thường gă ̣p gỡ có ông Phan Bô ̣i Châu (Giống như nhiều nhà nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bô ̣i Châu cũng day dứt trước hiê ̣n tình đất nước và số phâ ̣n của dân tô ̣c)

Ông luôn hướng cho con trải nghiệm thực tiễn và định hướng về con đường

ra đi tìm đường cứu nước Viê ̣c đi ̣nh hướng của người cha đầu tiên thể hiê ̣n ở quyết đi ̣nh cho các con đến ho ̣c mô ̣t thầy giáo có lòng yêu nước thương dân đó là thầy Vương Thúc Quý, đă ̣c biê ̣t đây là sĩ phu có tư tưởng cấp tiến Hơn nữa,

“nhà thầy Quý là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vi ̣ khách đă ̣c biê ̣t, nhờ đó

câ ̣u thiếu niên Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuô ̣c và sự day dứt của các bâ ̣c cha chú trước cảnh nước mất nhà tan” Đồng thời, Nguyễn Sinh Sắc đã

ta ̣o điều kiê ̣n cho con ông đươ ̣c “tham gia” vào các cuô ̣c tiếp xúc của mình với các văn thân sĩ phu ở khắp Trung Kỳ Sau đó, “Tất Thành còn được ông cho theo ra Thái Bình trong di ̣p ông đi tìm gă ̣p mô ̣t số sĩ phu ở đất Bắc” Những chuyến đi đó là những cuô ̣c trải nghiê ̣m để Nguyễn Tất Thành đi ̣nh hình riêng cho mình con đường đi

Với tư tưở ng tiến bô ̣ và chán ghét chốn quan trường, năm 1905, cu ̣ Sắc cho hai người con trai của mình - là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung xuống Vinh ho ̣c trường Tiểu ho ̣c Pháp - bản xứ Đây là mô ̣t quyết đi ̣nh được

Trang 2

cho là khác người của cu ̣, bởi vào trường này là phải ho ̣c chữ Pháp, trong khi cu ̣ theo đuổi nền giáo du ̣c truyền thống theo lối nho ho ̣c (cu ̣ đỗ Phó bảng năm 1901) Trong số các sĩ phu yêu nước thời đó, ho ̣ ghét Pháp thì ghét luôn cả thành tựu văn hoá của nó, không muốn cho con cái theo ho ̣c chữ Tây, chữ Quốc ngữ Có thể nói, quyết đi ̣nh trên của cu ̣ Nguyễn Sinh Sắc mô ̣t phần từ sự chán ghét chốn quan trường, chán ghét sự giả dối, đồi truy ̣ của những ông quan triều đình Huế Chính ta ̣i ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lần đầu tiên biết đến khẩu hiê ̣u: Tự do - Bình đẳng - Bác ái Ngoài thời gian ho ̣c tâ ̣p, Nguyễn Tất Thành thường được cha đưa đến các vùng trong tỉnh như làng Đồng Thái (quê hương của Phan Đình Phùng), thăm các di tích làng Lu ̣c niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp,… Đây là những bài

ho ̣c thực tế bổ ích, quan tro ̣ng, mắt thấy, tai nghe đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách ma ̣ng của Nguyễn Tất Thành

Giáo du ̣c tư tưởng cứu nước, cứu dân và đă ̣t niềm tin vào con mình của cu ̣ Nguyễn Sinh Sắc đã ta ̣o thành ý chí, nghi ̣ lực và đô ̣ng lực cho Nguyễn Tất Thành Sau này, trên đường đi vào phía Nam, “Nguyễn Tất Thành lên Bình Khê (Bình Đi ̣nh) thăm cha Thấy con trai đến Bình Khê, cu ̣ Nguyễn Sinh Sắc hỏi con: - Con đến đây làm gì? – Con đến đây tìm cha Nghe vâ ̣y, cu ̣ Sắc trìu mến nói với con: - Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?” Nguyễn Tất Thành đã từ biê ̣t thân phu ̣ với niềm thôi thúc: “Nước mất thì đi tìm hồn của nước” Anh thầm nghĩ: cảm ơn cha đã sinh thành, nuôi da ̣y con khôn lớn và hiểu điều con đang ao ước lúc này

Sự giáo du ̣c của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuê ̣, ho ̣c vấn, mà còn truyền lòng nhiê ̣t huyết, chí khí ma ̣nh mẽ và đô ̣ng lực vượt qua mo ̣i gian nan để vươn tới sự nghiê ̣p lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tô ̣c Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghê ̣, lòng yêu nước, thương dân của cu ̣ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thành và theo suốt cuô ̣c đời Hồ Chí Minh sau này

Ảnh hưởng từ người mẹ nhân từ hiền hậu

Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình Nho học, ít nhiều có được

ho ̣c chữ thánh hiền; lớn lên ở mô ̣t vùng quê giàu truyền thống yêu nước với những làn điê ̣u dân ca trữ tình, bà đã sớm có vốn sống, vốn văn ho ̣c dân gian phong phú Kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc, một người mồ côi cả cha lẫn mẹ

- Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng Bà đã sinh hạ được 4 người con và có một cuộc sống tình cảm vô cùng đẹp đẽ với chồng con Nhờ có Bà động viên, khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh sử và không phụ công Bà, ông đã đỗ đạt thành danh Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất

là với tấm lòng cao đẹp của người mẹ không muốn con mình quá thiếu thốn, với

Trang 3

quyết tâm của người vợ không muốn chồng mình phải ngừng học tập vì miếng cơm, manh áo, Bà đã lao động cật lực Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, Bà đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính Bà đã vun đắp nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của họ Nhưng cũng vì lao động quá sức, đời sống ngặt nghèo, thiếu thốn nên Bà đã lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 33 để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, người thân, bà con lối xóm

Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản

dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước Bà đã giáo du ̣c con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điê ̣u dân ca xứ Nghê ̣, bằng tu ̣c ngữ, ca dao Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thu ̣ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, da ̣y con biết yêu lao đô ̣ng, biết làm những viê ̣c phù hợp với sức lực và lứa tuổi mô ̣t cách say mê, chi ̣u khó, sáng ta ̣o Bà đã tâ ̣p cho con những viê ̣c tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuô ̣c hàng ngày của cậu

bé Nguyễn Sinh Cung Lúc ra đi tìm đường cứu nước, trả lời người ba ̣n về viê ̣c lấy tiền đâu để đi, Nguyễn Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “- Đây, tiền đây - Chúng ta sẽ làm viê ̣c Chúng ta sẽ làm bất cứ viê ̣c gì để sống và để đi” Đó chính là đức tính quý báu được giáo du ̣c từ những đấng sinh thành mẫu mực và hiền từ đã góp phần quan tro ̣ng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão của Nguyễn Tất Thành Sau này, qua quá trình bôn ba qua khắp các đa ̣i dương, các châu lu ̣c tìm tòi, khảo nghiê ̣m con đường cứu nước giải phóng dân tô ̣c, Nguyễn Tất Thành đã tự lao đô ̣ng và đã làm nhiều nghề khác nhau để sống, để

ho ̣c tâ ̣p và đấu tranh nhằm thực hiê ̣n ước mơ, hoài bão của mình

Tuổi thơ củ a Nguyễn Sinh Cung như tờ giấy trắng mà Bà Loan là người đã viết những dòng đầu tiên, đi ̣nh hướng nhân cách, toả sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái, tình nghĩa đồng bào Ngay từ tuổi ấu thơ, tấm gương của người me ̣ đã đi vào tâm khảm, ta ̣o nên bản lĩnh tự lực cánh sinh trong mo ̣i lúc, mo ̣i nơi của Nguyễn Tất Thành sau này

Đức tính thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên trong gia đình

Nguyễn Thị Thanh là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh, bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man

Nguyễn Sinh Khiêm - Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ" Chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, cô

Trang 4

Thanh và anh Đạt đều là những người chăm chỉ lao động và thương người, yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm đã gây nên cảnh ly tán, mất mát đau thương cho gia đình, cho dân tộc Việt Nam

Nguồn tham khảo: http://poi.htu.edu.vn/nghien-cuu/nhan-to-gia-dinh-tac-dong-den-su-hinh-thanh-y-chi-cuu-nuoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh.html

Quê hương xứ Nghệ

Mỗi một con người, dù người đó là ai - là một người bình thường hay là một

vĩ nhân, đều có một quê hương Quê hương là nơi mỗi chúng ta được sinh ra và đón nhận những dấu ấn đầu đời Những dấu ấn, cảm nhận đó đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi chúng ta, từ đó hình thành nên những tâm tư tình cảm, tư tưởng, phong cách của mỗi con người trong cuộc sống Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng vậy, Bác được sinh ra và sống những năm tháng tuổi thơ ở quê hương xứ Nghệ Đây là một miền quê nghèo, người dân quanh năm phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để sinh sống và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương Chính vì vậy, con người Xứ Nghệ luôn có những đức tính cần, kiệm, yêu lao động, đặc biệt là tinh thần yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết, yêu thương, nhân ái Bên cạnh đó, con người ở đây còn có tinh thần lạc quan, ham học hỏi để khắc phục thiên nhiên, cải tạo cuộc sống Mang đậm dấu ấn văn hoá của núi Hồng, sông Lam, những làn điệu dân ca, câu hò ví dặm….đã tạo nên những nét độc đáo, riêng biệt không thể lẫn với bất cứ vùng nào Sống trong một miền quê trù phú về văn hoá, tiếp xúc và cảm nhận được những tình cảm quê hương - từ nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lắng nghe những điệu hò, câu ví qua giọng hát của bà, của mẹ, tiếp xúc với những tình cảm của xóm làng Lớn lên được sự chỉ bảo, dạy dỗ nghiêm khắc của cha, sự yêu thương của mẹ và nhất là sự kèm cặp của ông ngoại, nên dấu ấn văn hoá xứ Nghệ càng thấm sâu

và trong tư tưởng, tình cảm của Người

Như vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình và quê hương giữ vai trò quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh

2 Hoàn cảnh đất nước

Hồ Chí Minh được sinh ra trong tình cảnh đất nước bị mất tự do, suy tàn, kiệt quệ bị thực dân Pháp đô hộ

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn

đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Pháp Chế độ phong

Trang 5

kiến Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc, đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực và phản động

Mặc dù vậy, ngay từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta với truyền thống kiên cường bất khuất đã liên tiếp nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam Cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân ta đã gây cho bọn xâm lược rất nhiều khó khăn, thiệt hại Năm 1885, phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896 Tuy các sĩ phu giàu lòng yêu nước, nhưng không có khả năng vạch ra được giải pháp mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại Điều này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiệm vụ của lịch sử Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều bị thất bại Bởi kẻ thù mới này có tiềm lực kinh tế, có đội quân xâm lược nhà nghề với ưu thế về vũ khí, kỹ thuật và phương tiện chiến tranh

Sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã cơ bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm lược nước ta, đế quốc Pháp tiến hành kế hoạch “khai thác thuộc địa”, nhằm bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam Dưới chế độ khai thác, bóc lột và thống trị của đế quốc Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi quan trọng:

Về kinh tế, để thu được lợi nhuận tối đa, đế quốc Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động, đó là duy trì phương thức sản xuất

phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thực dân được du nhập vào Việt Nam Thực hiện chính sách trên, đế quốc Pháp thực hành thủ đoạn độc quyền kinh tế và thủ đoạn bóc lột phi kinh tế, đó là chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý Chính sách kinh tế trên của Pháp đã tước hết khả năng phát triển độc lập của nền kinh tế Việt Nam, làm cho nó ở trong tình trang lạc hậu, phải hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế Pháp Nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa, nông dân, thợ thủ

Về chính trị, đế quốc Pháp thực hành chính sách chính trị chuyên chế Chúng

dùng lối cai trị trực tiếp bằng bộ máy công chức chuyên nghiệp người Pháp, thâu tóm mọi quyền hành Đứng đầu bộ máy cai trị ở Đông Dương là một tên toàn quyền người Pháp Mỗi kỳ có một Thống đốc, hoặc Thống sứ, Khâm sứ Mỗi tỉnh có một Công sứ Triều đình nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn Với

bộ máy nhà nước thuộc địa như vậy, chúng thẳng tay đàn áp, không cho dân ta một chút tự do, dân chủ nào Cùng với chính sách đàn áp dã man phong trào

cách mạng, chúng còn dùng chính sách chia để trị Chúng chia nước ta thành ba

kỳ với ba hình thức cai trị khác nhau nhằm chia rẽ và gây hằn thù dân tộc Chúng còn chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương Sau khi đẩy họ chống lại nhau, chúng “lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại”, lập nên xứ “Đông

Trang 6

Dương thuộc Pháp” Chúng còn bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ, đàn áp dã man mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta

Về văn hóa, xã hội, đế quốc Pháp thi hành chính sách ngu dân, truyền bá

văn hóa nô dịch, phản động, khuyến khích đồi phong, bại tục, gây tâm lý tự ti, vong bản Chúng tước hết mọi quyền sống của con người, lập nhà tù nhiều hơn trường học Chúng tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có

sự chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản bắt đầu xuất hiện Cùng lúc đó, những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam làm cho hong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản Nó được các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tổ chức

và vận động Song chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giải phóng của Phan Châu Trinh cũng không thành công Còn con đường khởi nghĩa của anh hùng Hoàng Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn

Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên đây dẫn đến những thay đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, về đối tượng và lực lượng của cách mạng Việt Nam Cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đổi: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản hình thành cùng với sự phân hóa của các giai cấp cũ, rồi kéo theo sự thay đổi về ý thức xã hội và đời sống Bị đế quốc Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam – chủ yếu là nông dân – với giai cấp địa chủ phong kiến Đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến Trong bối cảnh của tình hình quốc tế và trong nước như vậy, giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam, là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, là nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam Rõ ràng, đến đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Cách mạng Việt Nam ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra"

Lịch sử đang đặt ra đòi hỏi cần có một con đường cứu nước đúng đắn khác Vượt lên những hạn chế về điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thnahf đã rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước

Trang 7

Nguồn tham khảo:

- http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=3025 7&cn_id=458723

- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản cính trị quốc gia – 2013 (trang 25- 26)

3 Bối cảnh thời đại

Những yếu tố thời đại có nhiều ảnh hưởng quyết định trong sự lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản cính trị quốc gia – 2013 (trang 26-27-28)

4 Nhân cách của Hồ Chí Minh

Nhân cách là những giá trị đặc biệt của mỗi con người cụ thể, là cái đặc sắc hay tiêu chí để phân biệt người này với người khác Nhân cách Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, không phải tự nhiên mà có Nhân cách Hồ Chí Minh được kết tinh từ nhiều yếu tố: truyền thống gia đình, quê hương, đất nước,

từ hoàn cảnh của thời cuộc; từ giáo dục và tự giáo dục

“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh có cốt lõi là tình thương đối với nhân loại cần lao Nhân ái này có nội dung khác hẳn với tư tưởng của Mặc Tử, Mạnh

Tử Với Mặc Tử và Mạnh Tử, tất cả thiên hạ đều thương yêu nhau như anh em một nhà, tức là một tình thương chung chung, thương cả kẻ thù của chính mình Nhân ái của Hồ Chí Minh khác với nhân ái của các sĩ phu phong kiến Việt Nam thời đó Nó không phải là lòng thương hại của những người đứng từ trên nhìn xuống, cũng không phải là lòng từ bi bác ái mơ hồ không vượt qua được Nhân

ái của Hồ Chí Minh trước hết là sự tôn trọng con người Đó là tất cả người lao động trong nước cũng như trên thế giới, từ người nô lệ, người tù đến người công nhân, nông dân cùng khổ dưới ách cai trị của thực dân, phong kiến, đặc biệt là đối với những lớp người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…)

“Nhân” trong nhân cách Hồ Chí Minh là sự tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và là sự đấu tranh quyết liệt với kẻ thù chà đạp lên nhân phẩm con người Chữ “Nhân” của Hồ Chí Minh không phải dừng ở mức cảm thông sâu sắc với nỗi khổ cực của người dân lao động, những người nông dân nghèo mà cao hơn

là nhân nghĩa, thể hiện ở hành động cứu người, ở cách xử thế, ở lối sống trong đời sống hằng ngày Hồ Chí Minh không chịu cảnh “ai lo phận ấy và thượng đế

lo cho tất cả”, cảnh yên phận, sung sướng cá nhân

Ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình

Trang 8

Bởi vậy mà, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong anh đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Latútsơ Tơrevin, từ Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc thân yêu ra đi tìm đường cứu nước

Nguồn tham khảo: http://www.npa.org.vn/Home/Nghien-cuu-khoa-hoc/2031/Nhan-cach-Ho-Chi-Minh

Ngày đăng: 03/01/2016, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w