II/ CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG * Các em hãy tự giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-Rao bằng cách dùng sự tương tự giữa chuyển động c
Trang 1BÀI GIẢNG VẬT LÝ 8
Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN
TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY
ĐỨNG YÊN?
Trang 2Tiết 24 Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN
ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
I THÍ NGHIỆM BƠ - RAO
Năm 1827 nhà bác học Bơ-Rao ( người Anh ), khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía
Ở thời kỳ đó, lý thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử chưa ra đời nên ông không làm sao giải thích được chuyển động kỳ lạ này
Trang 3I THÍ NGHIỆM BƠ - RAO
Năm 1827 nhà bác học Bơ-Rao
(người Anh) khi quan sát các
hạt phấn hoa trong nước bằng
kính hiển vi đã phát hiện thấy
Trang 5Vì Bơ-Rao là nhà thực vật học nên mới đầu ông cho
rằng các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng là do một lực đặc biệt gọi là “lực sống” chỉ có ở các vật thể
sống gây nên Để kiểm tra giả thuyết của mình ông làm chết các hạt phấn hoa bằng cách “giã nhỏ”, “luộc
chín”.Tuy nhiên các hạt phấn hoa dù đã chết vẫn
không ngừng chuyển động hỗn độn Chỉ đến khi
thuyết phân tử về cấu tạo chất ra đời, người ta mới
giải thích chuyển động Bơ-Rao
Bây giờ chúng ta tìm cách giải thích chuyển động Bơ-Rao bằng cách dùng mô hình
Trang 6Tiết 24 Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
II/ CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
* Các em hãy tự giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của
Bơ-Rao bằng cách dùng sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với
chuyển động của quả bóng mô tả ở phần đầu bài
Quả bóng tương tự với hạt nào
trong thí nghiệm Bơ-Rao?
Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Bơ-Rao?
Hạt phấn hoa Phân tử nước
Vậy tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn
hoa chuyển động?
Trang 8Tieát 24: Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG
HAY ĐỨNG YÊN?
II CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-Rao là do các phân tử nước không đứng yên mà
chuyển động hỗn độn không ngừng Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng
Trang 9I/ THÍ NGHIỆM BƠ-RAO?(sgk)
II/ CÁC NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG
KHÔNG NGỪNG
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
III/ CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
Trang 10III CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
Chuyển động của các hạt phấn
hoa và phân tử nước trong thí
nghiệm Bơ-Rao khi tăng nhiệt
độ
Tiết 24:Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG
YÊN?
Chuyển động của các hạt phấn hoa và phân tử nước trong thí nghiệm Bơ-Rao
Trang 11Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ: Nhiệt độ càng
cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh Vì chuyển động của các nguyên tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt
III CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
Trang 12Tiết 24
BÀI 20 NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY
ĐỨNG YÊN?
I THÍ NGHIỆM BƠ- RAO
II CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
III CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
I THÍ NGHIỆM BƠ- RAO
Trang 13II CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
III CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
C7 Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước lạnh
và một cốc nước nóng Quan sát hiện tượng xảy
Trang 14IV VẬN DỤNG
C4: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh (Hình 20.4) Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng Sau một thời gian, mặt phân
cách này mờ dần rồi mất hẳn Trong bình chỉ còn lại một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào
nhau Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán
Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên
Tiết 24 Bài 20 : NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
Trang 15Trả lời: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat
Trang 16IV/ VẬN DỤNG
C5 Tại sao trong nước hồ, ao sông, biển lại có
không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?
Trả lời: Vì các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước, hồ, ao,
sông, biển, có không khí
C6 Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
Trả lời: Có.Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn
Tiết 24 Bài 20 : NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN
ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
Trang 171/ Các nguyên tử, phân tử chuyển động như thế nào?
TL: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
2/ Nêu mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ? TL: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân
tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
Trang 18GHI NHỚ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân
tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
Trang 191 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào
không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra:
a) Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước
b) Quả bóng bay dù buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
c) Sự tạo thành gió
d) Đường tan vào nước
Trang 202 Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
a) Khối lượng của vật
b) Trọng lượng của vật
c) Cả khối lượng lẫn trọng lượng
d) Nhiệt độ của vật
BÀI TẬP
Trang 213 Trong thí nghiệm của Bơ – Rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
Trang 224 Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh
hơn tan vào nước lạnh?
Trả lời: Trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và phân tử đường chuyển động nhanh hơn
BÀI TẬP
Trang 23tốc trung bình khoảng 1700m/s, nghĩa là khoảng 6120 km/h, nhanh hơn gấp năm lần các máy bay phản lực hiện đại
• Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc
trung bình từ 100m/s đến 2000 m/s Tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải vài giây sau ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa? Vì các phân tử nước hoa
không chuyển động thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp, mà chuyển động dích dắc từng đoạn rất ngắn do bị chạm vào các phân tử không khí
Trang 244 (10 chữ cái) Điền vào chỗ trống trong câu sau:
Giữa các nguyên tử, phân tử có………
5 (9 chữ cái) Hiện tượng này xảy ra được là nhờ các nguyên tử, phân
tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách.
6 ( 14 chữ cái) Tên gọi các hạt cấu tạo nên các vật
VUI CHƠI Ô CHỮ
Trang 25Bài 20.5/SBT
Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc có màu mực Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi? Tại sao?
Trang 26Nhiệm vụ về nhà
- Học bài
- Làm Bài Tập 20.1 đến 20.5/ SBT
- Chuẩn bị bài 21: Nhiệt Năng
+ Các cách làm thay đổi nhiệt năng? + Nhiệt lượng là gì?
Trang 27CHÚC SỨC KHỎE
CÁC THẦY CÔ