1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu 8051 và xây dựng đồng hồ thời gian thực trên có sở DS1307 và ứng dụng điều khiển

58 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

ALE Address Latch Enable Tín hiệu ra ALE trên chân 30 tương hợp với các thiết bị làm việc với các xử lý 8858, 8088, 8086, 8051 dùng ALE một cách tương tự cho làm việc giải các kênh cácbu

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VI ĐIỀU KHIỂN 8051 2

1.1 Giới thiệu 2

1.2 Khảo sát vi điều khiển 8051 2

1.2.1 Cấu trúc bên trong của vi điều khiển 8051 2

1.2.2 Chức năng các chân vi điều khiển 8051 2

1.2.3 Tổ chức bộ nhớ 2

1.2.4 Hoạt động của bộ định thời (Timer) 2

1.2.5 Hoạt động port nối tiếp 2

1.2.6 Tập lệnh của 8051 2

CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH ĐỒNG HỒ CÓ HẸN GIỜ 2

2.1 IC thời gian thực DS1307 2

2.1.1 Chức năng các chân 2

2.1.2 Một vài thông số kỹ thuật 2

2.1.3 Sơ đồ khối của DS1307 2

2.1.4 Truyền dữ liệu trên bus 2 dây nối tiếp 2

2.1.5 Hai chế độ hoạt động của DS1307 2

2.2 LCD (Liquid Crystal Display) 2

2.2.1 Chức năng các chân của LCD 2

2.2.2 HD44780 2

2.2.3 Mã lệnh của LCD 2

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐỒNG HỒ CÓ HẸN GIỜ 2

3.1 Giới thiệu đề tài 2

3.2 Yêu cầu bài toán 2

3.3 Sơ đồ khối 2

3.4 Chức năng các khối 2

3.5 Sơ đồ mạch đồng hồ có hẹn giờ 2

3.5.1 Khối nút nhấn 2

3.5.2 Khối thời gian thực 2

3.5.3 Khối vi điều khiển 2

3.5.4 Khối chuông báo 2

Trang 2

3.5.5 Khối hiển thị 2

3.5.6 Sơ đồ mạch mô phỏng bằng proteus 2

3.5.7 Sơ đồ mạch in 2

3.6 Lưu đồ chương trình 2

3.6.1 Lưu đồ chương trình chính 2

3.6.2 Chương trình con 2

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

Trang 3

DANH M C HÌNH ỤC HÌNH

Hình 1.1: sơ đồ khối 8051 2

Hình 1.2: Sơ đồ chân 8051 2

Hình 1.3: Giao tiếp giữa 8051 và EPROM 2

Hình 1.4: giản đồ thời gian đoc bộ nhớ chương trình ngoài 2

Hình 1.5: Giao tiếp giữa 8051 và RAM 2

Hình 1.6: Giản đồ thời gian của lệnh MOVX 2

Hình 1.7: Mạch Reset hệ thống 2

Hình 2.1: Sơ đồ chân của DS1307 2

Hình 2.2: Sơ đồ khối của DS1307 2

Hình 2.3: Cấu hình bus 2 dây điển hình 2

Hình 2.4: Truyền dữ liệu trên bus 2 dây 2

Hình 2.5: Chế độ slave nhận 2

Hình 2.6: Chế độ slave phát 2

Hình 2.7: Sơ đồ chân của LCD 2

Hình 2.8: Sơ đồ khối của HD44780 2

Hình 3.1: Sơ đồ khối 2

Hình 3.2: Khối nút nhấn 2

Hình 3.3: Khối thời gian thực 2

Hình 3.4: Khối vi điều khiển 2

Hình 3.5: Khối chuông báo 2

Hình 3.6: Khối hiển thị 2

Hình 3.7: Sơ đồ mạch mô phỏng bằng proteus 2

Hình 3.8: Sơ đồ mạch in 2

Hình 3.9: Mạch hoàn chỉnh đã nạp chương trình 2

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Chức năng của các chân trên port 3 2

Bảng 1.2: thanh ghi trạng thái trương trình PSW 2

Bảng 1.3: Trạng thái các thanh ghi sau khi reset 2

Bảng 1.4: Thanh ghi chức năng đặc biệt dùng timer 2

Bảng 1.5: Tóm tắt thanh ghi TMOD 2

Bảng 1.6: Chế độ chọn mode cho Timer 2

Bảng 1.7: Tóm tắt thanh ghi TCON 2

Bảng 1.8: Tóm tắt thanh ghi chế độ port nối tiếp SCON 2

Bảng 1.9: Các chế độ port nối tiếp 2

Bảng 2.1: Mô tả thanh ghi thời gian thực 2

Bảng 2.2: Địa chỉ bit của các thành phần trong DS1307 2

Bảng 2.3: Thanh ghi điều khiển hoạt động chân SQW/OUT 2

Bảng 2.4: Chế độ chọn tần số 2

Bảng 2.5: Chức năng các chân của LCD 2

Bảng 2.6: Chế độ chọn RS, RW 2

Bảng 2.7: Mã lệnh của LCD 2

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ điện tử đã đang

và sẽ phát triển ngày càng rộng rãi đặc biệt là trong kỹ thuật số Hầu hết các thiết bị

kỹ thuật từ phức tạp cho đến đơn giản như thiết bị điều khiển tự động, thiết bị vănphòng cho đến các thiết bị gia đình đều dùng các bộ vi điều khiển Các ứng dụng củamạch số như đồng hồ số, mạch đếm sản phẩm, mạch đo nhiệt độ Trong các trườnghọc công sở, cơ quan xí nghiệp Đồng hồ số được dùng để xem giờ và báo giờ Mục

đích chính của đồ án này là “Tìm hiểu 8051 và xây dựng đồng hồ thời gian thực

trên cơ sở DS1307 và ứng dụng điều khiển”, vẫn lưu được thời gian khi mất nguồn

cung cấp và có chế độ báo giờ hẹn

Mục tiêu và nội dung của đồ án

Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của vi điều kiển 8051 và các linh kiệnliên quan Xây dựng và thiết kế một mạch đồng hồ số có chức năng xem giờ và báogiờ

Nội dung của đồ án bao gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tìm hiểu vi điều khiển 8051

Chương 2 : Các linh kiện trong mạch đồng hồ có hẹn giờ

Chương 3: Thiết kế mạch đồng hồ có hẹn giờ

Trang 6

CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VI ĐIỀU KHIỂN 8051 1.1 Giới thiệu

Bộ vi điều khiển viết tắt là Micro-controller, là mạch tích hợp trên một chip cóthể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của một hệ thống Theo các tập lệnhcủa người lập trình, bộ vi điều khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin,

đo thời gian và tiến hành đóng mở một cấu tạo nào đó

Trong các thiết bị điện và điện tử dân dụng, các bộ vi điều khiển, điều khiểnhoạt động của tivi, máy giặt, đầu đọc laser, điện thoại, lò vi ba… Trong hệ thống sảnxuất tự động, bộ vi điều khiển được sử dụng trong robot, dây truyền tự động Các hệthống càng “thông minh” thì vai trò của hệ vi điều khiển càng quan trọng

1.2 Khảo sát vi điều khiển 8051

Vi điều khiển 8051 thuộc họ MCS51 có đặc điểm sau:

- 4k byte ROM

- 128 byte RAM

- 4 port I/O 8 bit

- 2 bộ định thời 16 bit

- Giao tiếp nối tiếp

- 64K byte không gian bộ nhớ chương trình mở rộng

- 64K byte không gian bộ nhớ dữ liệu mở rộng

- Một bộ xử lý luận lý (thao tác trên các bit đơn)

- 210 bit có khả năng định vị riêng biệt trong RAM nội

- 5 nguồn ngắt với 2 mức ưu tiên

1.2.1 Cấu trúc bên trong của vi điều khiển 8051

Phần chính của vi điều khiển 8051 là bộ xử lý trung tâm (CPU: centralprocessing unit) bao gồm:

- Thanh ghi tích lũy A

- Thanh ghi tích lũy phụ B, dùng cho phép nhân chia

- Đơn vị logic học (ALU: Arithmetic Logical Unit)

- Từ trạng thái trương trình (PSW: Program Status Word)

- Bốn băng thanh ghi

- Con trỏ ngăn xếp

Trang 7

- Ngoài ra còn có bộ nhớ chương trình, bộ giải mã lệnh, bộ điều khiểnthời gian logic.

Đơn vị xử lí trung tâm nhận trực tiếp xung từ bộ giao động, ngoài ra còn có khảnăng đưa tín hiệu giữ nhịp từ bên ngoài

Chương trình đang chạy có thể dừng lại nhờ một khối điều khiển ngắt ở bêntrong Các nguồn ngắt có thể là: các biến cố ở bên ngoài, sự tràn bộ đếm định thờihoặc cũng có thể là giao diện nối tiếp

Hai bộ định thời 16 bit hoạt động như một bộ đếm

Các cổng (port0, port1, port2, port 3) sử dụng vào mục đích điều khiển

Ở cổng 3 có thêm các đường dẫn điều khiểu dùng để trao đổi với một bộ nhớ bênngoài, hoặc để đầu nối giao diện nối tiếp, cũng như các đường ngắt dẫn bên

Hình 1.1: sơ đồ khối 8051

Giao diện nối tiếp có chứa một bộ truyền và một bộ nhận không đồng bộ, làmviệc độc lập với nhau Trong vi điều khiển 8051 có hai thành phần quan trọng khác đó

là bộ nhớ ngoài và các thanh ghi

Bộ nhớ bao gồm: có bộ nhớ RAM và bộ nhớ ROM dùng để lưu trữ dữ liệu và

mã lệnh Các thanh ghi sử dụng để lưu thông tin trong quá trình xử lý Khi CPU làmviệc nó làm thay đổi nội dung của các thanh ghi

Trang 8

1.2.2 Chức năng các chân vi điều khiển 8051

a Port 0

Port 0 gồm các chân từ 32 ¸ 39 Port 0 có chức năng I/O trong các thiết kế cỡnhỏ (không dùng bộ nhớ mở rộng) Đối với các thiết kế lớn với bộ nhớ rộng, nó đượchợp kênh giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu

b Port 1

Port 1 là một port I/O trên các chân 1-8 Các chân được ký hiệu P1.0, P1.1,P1.2…Có thể dùng cho các thiết bị ngoài nếu cần Port 1 không có chức năng khác, vìvậy chúng ta chỉ được dùng trong giao tiếp với các thiết bị ngoài

Trang 9

P3.5 T1 B5H Ngõ vào của timer/counter 1

Bảng 1.1: Chức năng của các chân trên port 3

e PSEN (Program Store Enable): 8051 có 4 tín hiệu điều khiển

PSEN là tín hiệu ra trên chân 29 Nó là tín hiệu điều khiển để cho phép bộ nhớchương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE (Output Enble) của mộtEPROM để cho phép đọc các bytes mã lệnh

PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian lấy lệnh Các mã nhị phân của trương trìnhđược đọc từ EPROM qua bus và được chốt vào thanh ghi lệnh của 8051 để giải mãlệnh Khi thi hành chương trình ROM nội (8051) PSEN sẽ ở mức thụ động (mức cao)

f ALE (Address Latch Enable)

Tín hiệu ra ALE trên chân 30 tương hợp với các thiết bị làm việc với các xử lý

8858, 8088, 8086, 8051 dùng ALE một cách tương tự cho làm việc giải các kênh cácbus địa chỉ và dữ liệu khi port 0 được dùng trong chế độ chuyển đổi của nó: vừa là bus

dữ liệu vừa là bus thấp của địa chỉ, ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một thanh ghibên ngoài trong nửa đầu của chu kỳ bộ nhớ Sau đó, các đường port 0 dùng để xuấthoặc nhập dữ liệu trong nửa sau chu kỳ của bộ nhớ

Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và cóthể dùng làm nguồn xung nhịp cho các hệ thống Nếu xung trên 8051 là 12MHz thìALE có tần số 2MHz Chỉ ngoại trừ khi thi hành lệnh MOVX, một xung ALE sẽ bịmất Chân này cũng được làm ngõ vào cho lập trình cho EPROM trong 8051

g EA (External Access)

Tín hiệu vào EA trên chân 31 thường được mắc lên mức cao (+5V) hoặc mứcthấp (GND) Nếu ở mức cao, 8051 thi hành chương trình từ ROM nội trong khoảngđịa chỉ thấp (4K) Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ mở rộng.Nếu EA được nối mức thấp bộ nhớ bên trong chương trình 8051 sẽ bị cấm và chươngtrình thi hành từ EPROM mở rộng Người ta còn dùng chân EA làm chân cấp điện áp21V khi lập trình cho EPROM trong 8051

h RST (Reset)

Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ reset của 8051 Khi tín hiệu này được đưa lênmức cao (trong ít nhất 2 chu kỳ máy), các thanh ghi trong 8051 được tải những giá trịthích hợp để khởi động hệ thống

i Các ngõ vào bộ dao động trên chip

Trang 10

Như đã thấy trong các hình trên, 8051 có một bộ dao động trên chip Nó thườngđược nối với thạch anh giữa hai chân 18 và 19 Tần số thạch anh thông thường là12MHz.

j Các chân nguồn

8051 vận hành với nguồn đơn +5V, Vcc được nối vào chân 40 và GND đượcnối vào chân 20

1.2.3 Tổ chức bộ nhớ

8051 có bộ nhớ theo cấu trúc Harvard: có vùng nhớ riêng biệt cho chương trình

và dữ liệu, cả chương trình và dữ liệu có thể ở bên trong 8051 Dù vậy chúng có thểđược mở rộng bằng các thành phần ngoài lên đến tối đa 64K byte bộ nhớ chương trình

 Chi tiết về bộ nhớ Ram trên chip:

Ram bên trong 8051 được phân chia giữa các bank thanh ghi (00H-1FH), Ramđịa chỉ hóa từng bit (20H-2FH), Ram đa dụng (30H-7FH) và các thanh ghi chức năngđặc biệt (80H-FFH)

1.2.3.1 Ram đa dụng

Mọi địa chỉ trong vùng RAM đa dụng đều có thể được truy xuất tự do dùngcách đánh địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp Ví dụ, để đọc nội dung ở địa chỉ 5FH củaRAM nội vào thanh ghi tích lũy lệnh sau sẽ được dùng:

MOV A, #5FHLệnh này di chuyển một bit dữ liệu dùng cách đánh địa chỉ trực tiếp để xác định

“địa chỉ nguồn” (5FH) Đích nhận dữ liệu được ngầm xác định trong mã lệnh là thanhghi tích lũy A

Trang 11

RAM bên trong cũng có thể được truy xuất dùng cách đánh địa chỉ gián tiếpqua R0 hay R1 Ví dụ, sau khi thi hành cùng nhiệm vụ như lệnh đơn ở trên:

MOV R0, #5FHMOV A, @R0Lệnh đầu dùng địa chỉ tức thời để di chuyển giá trị 5FH vào thanh ghi R0 vàlệnh thứ hai dùng địa gián tiếp để di chuyển dữ liệu “được trỏ bởi R0” vào thanh ghitích lũy

1.2.3.2 RAM địa chỉ hóa từng bit

8051 chứa 210 bit được địa chỉ hóa, trong đó 128 bit là ở các địa chỉ byte 20Hđến 2FH, và phần còn lại trong các thanh ghi chức năng đặc biệt

Ý tưởng truy xuất từng bit riêng rẽ bằng mềm là một đặc tính tiện lợi của viđiều khiển nói chung Các bit có thể được đặt, xóa, AND, OR …với một lệnh đơn Đa

số các chip xử lí đòi hỏi một chuỗi lệnh đọc–sửa–ghi để đạt được hiệu quả tương tự.Hơn nữa, các port I/0 cũng được địa chỉ từng bit làm đơn giản phần mềm xuất nhậptừng bit

Có 128 bit được địa chỉ hóa đa dụng ở các byte 20H đến 2FH Các địa chỉ nàyđược truy xuất như các byte hoặc các bit phụ thuộc vào lệnh được dùng ví dụ, để đặtbit 67H, ta dùng lệnh sau:

SETB 67HChú ý rằng “địa chỉ bit 67H” là bit có trọng số lớn nhất (MSB) ở “địa chỉ byte2CH” lệnh trên sẽ không tác động đến các bit khác của địa chỉ này

1.2.3.3 Các bank thanh ghi

32 byte thấp nhất của bộ nhớ nội là dành cho các bank thanh ghi Bộ lệnh của

8051 hỗ trợ 8 thanh ghi (R0 đến R7) và theo mặc định (sau khi Reset hệ thống) cácthanh ghi này ở các địa chỉ 00H-07H Lệnh sau đây sẽ đọc nội dung ở địa chỉ 05H vàothanh ghi tích lũy

MOV A, R5Đây là lệnh một byte dùng địa chỉ thanh ghi Tất nhiên, thao tác tương tự có thểđược thi hành bằng lệnh 2 byte dùng địa chỉ trực tiếp nằm trong byte thứ hai:

MOV A, 05HCác lệnh dùng các thanh ghi R0 đến R7 thì sẽ ngắn hơn và nhanh hơn các lệnhtương ứng nhưng dùng địa chỉ trực tiếp Các giá trị dữ liệu được dùng thường xuyênnên dùng một trong các thanh ghi này

Trang 12

Bank thanh ghi tích cực có thể chuyển đổi bằng cách thay đổi các bit chọn bankthanh ghi trong từ trạng thái chương trình (PSW) Giả sử rằng bank thanh ghi 3 đượctích cực, lệnh sau sẽ ghi nội dung của thanh ghi tích lũy vào địa chỉ 18H:

MOV R0, A

Ý tưởng dùng “các bank thanh ghi” cho phép “chuyển hướng” chương trìnhnhanh và hiệu quả (từng phần riêng rẽ của phần mềm sẽ có một bộ thanh ghi riêngkhông phụ thuộc vào các phần khác)

1.2.3.4 Các thanh ghi chức năng đặc biệt

Các thanh ghi trong 8051 được định dạng như một phần của RAM trên chip Vìvậy mỗi thanh ghi sẽ có một địa chỉ (ngoại trừ thanh ghi trực tiếp, sẽ không có lợi khiđặt chúng vào trong RAM trên chip) Đó là lý do để 8051 có nhiều thanh ghi Cũngnhư R0 đến R7, có 21 thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR: Special Funtion Register) ởvùng trên của RAM nội, từ địa chỉ 80H đến FFH Chú ý rằng hầu hết 128 địa chỉ từ80H đến FFH không được định nghĩa Chỉ có 21 địa chỉ SFR là được định nghĩa

Ngoại trừ tích lũy (A) có thể được truy xuất ngầm như đã nói, đa số các SFRđược truy xuất dùng địa chỉ trực tiếp Chú ý rằng một vài SFR có thể được địa chỉ hóabit hoặc byte Người thiết kế phải thận trọng khi truy xuất bit và byte Ví dụ lệnh sau:

SETB 0E0H

Sẽ set bit 0 trong thanh ghi tích lũy, các bit khác không thay đổi Ta thấy rằngE0H đồng thời là địa chỉ byte của thanh ghi tích lũy và là địa chỉ bit có trọng số nhỏnhất trong thanh ghi tích lũy Vì lệnh SETB chỉ tác động trên bit, nên chỉ có địa chỉ bit

là có hiệu quả

a Các thanh ghi port xuất nhập

Các port của 8051 bao gồm port 0 ở địa chỉ 80H, port 1 ở địa chỉ 90H, port 2 ởđịa chỉ A0H và port 3 ở địa chỉ B0H Tất cả các port đều được địa chỉ hóa từng bit.Điều đó cung cấp một khả năng giao tiếp thuận lợi

b Các thanh ghi timer

8051 chứa 2 bộ định thời đếm 16 bit được dùng trong việc định thời hoặc đếm

sự kiện Timer 0 ở địa chỉ 8AH (TL0: byte thấp) và 8CH (TH0: byte cao) Timer 1 ởđịa chỉ 8BH (TL1: byte thấp) và 8DH (TH1: byte cao) Việc vận hành timer được setbởi thanh ghi Timer Mode (TMOD) ở địa chỉ 89H và thanh ghi điều khiển timer(TCON) ở địa chỉ 88H Chỉ có TCON được địa chỉ hóa từng bit

c Các thanh ghi nối tiếp

Trang 13

8051 chứa một port nối tiếp trên chip dành cho việc trao đổi thông tin với cácthiết bị nối tiếp như máy tính, modem hoặc cho việc giao tiếp với các IC khác có giaotiếp nối tiếp (có bộ chuyển đổi A/D, các thanh ghi dịch…) Một thanh ghi gọi là bộđệm dữ liệu nối tiếp (SBUF) ở địa chỉ 99H sẽ được giữ cả hai dữ liệu truyền và nhận.Khi truyền dữ liệu thì ghi lên SBUF, khi nhận dữ liệu thì đọc SBUF Các mode vậnhành khác nhau được lập trình qua thanh ghi điều khiển port nối tiếp (SCON được địachỉ hóa từng bit) ở địa chỉ 98H.

d Thanh ghi ngắt

Thanh ghi IE (Interrupt Enable: Cho phép ngắt) có địa chỉ byte A8H và địa chỉbit A8H – AFH có công dụng cho phép hoặc không cho phép các ngắt hoạt động (cóthể từng ngắt riêng rẽ hoặc tất cả các ngắt)

Thanh ghi IP (Interrup Priority: Ưu tiên ngắt) có địa chỉ byte B8H và địa chỉ bit B8H –BCH có công dụng thiết lập mức ưu tiên cho các ngắt (ưu tiên thấp hoặc ưu tiên cao)

e Thanh ghi diều khiển nguồn

Thanh ghi PCON (Power Control: Điều khiển nguồn) không có bit định vị Nó

ở địa chỉ 87H chứa nhiều bit điều khiển Thanh ghi PCON được tóm tắt như sau:

- Bit 7 (SMOD)  cho phép tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu nối tiếp (tốc độbaud) khi SMOD = 1

- Bit 6, 5, 4  không có địa chỉ

- Bit 3, 2 (GF1, GF0)  cho phép người lập trình dùng với mục đích riêng

- Bit 1 (PD)  dùng để quy định chế độ nguồn giảm

- Bit 0 (IDL)  dùng để quy định chế độ nghỉ

Các bit điều khiển Power Down và Idle có tác dụng chính trong tất cả các IC họMCS – 51 nhưng chỉ được thi hành trong sự biên dịch của CMOD

f Thanh ghi A

Thanh ghi A là thanh ghi tích lũy có công dụng chứa dữ liệu của các phép toán

mà vi điều khiển xử lý Ví dụ lệnh MUL AB sẽ nhân những giá trị không dấu 8 bit cótrong hai thanh ghi A và B, rồi trả về kết quả 16 bit trong A (byte thấp) và B (bytecao) Lệnh DIV AB sẽ lấy A chia B, kết quả số nguyên đặt vào A, số dư đặt vào B

Thanh ghi A có địa chỉ byte là E0H và địa chỉ bit từ E0H – E7H

g Thanh ghi B

Trang 14

Thanh ghi B ở địa chỉ F0H được dùng cùng với thanh ghi A cho các phép toánnhân chia.

Thanh ghi B có thể được dùng như một thanh ghi đệm trung gian đa mục đích

Nó là những bit định vị thông qua những địa chỉ từ F0H – F7H

h Thanh ghi SP

Con trỏ ngăn xếp (SP: Stack Pointer) là một thanh ghi 8 bit ở địa chỉ byte là81H, dùng để lưu trữ tạm thời các dữ liệu Đây là thanh ghi không định địa chỉ bit.Thanh ghi này chứa địa chỉ của byte dữ liệu hiện hành trên đỉnh ngăn xếp Các lệnhtrên ngăn xếp bao gồm lệnh cất dữ liệu vào ngăn xếp (PUSH) và lệnh lấy dữ liệu rakhỏi ngăn xếp (POP) Lệnh cất dữ liệu vào ngăn xếp sẽ làm tăng SP trước khi ghi dữliệu và lệnh lấy ra khỏi ngăn xếp sẽ làm giảm SP Đối với chip 8051 thì vùng nhớđược dùng để làm ngăn xếp được lưu giữ trong RAM nội

Để sử dụng ngăn xếp thì ta phải khởi động thanh ghi SP (nghĩa là nạp giá trịcho thanh ghi SP)  vùng nhớ của ngăn xếp có địa chỉ bắt đầu là (SP) +1 và địa chỉkết thúc là 7FH

Sau khi reset IC, SP sẽ mang giá trị mặc định là 07H và dữ liệu đầu tiên sẽ đượccất vào ô nhớ ngăn xếp có địa chỉ 08H Nếu phần mềm ứng dụng không khởi động SPmột giá trị mới thì dãy thanh ghi 1, có thể cả 2 và 3 sẽ không dùng được vì vùng RAMnày đã được dùng làm ngăn xếp Ngăn xếp được truy xuất trực tiếp bằng các lệnhPUSH và POP để lưu trữ tạm thời và lấy lại dữ liệu, hoặc truy xuất ngầm bằng lệnhgọi chương trình con (ACALL, LCALL) và các lệnh trở về (RET, RETI) để lưu trữ giátrị của bộ đếm chương trình khi bắt đầu thực hiện chương trình con và lấy lại khi kếtthúc chương trình con

Trang 15

j Thanh ghi trạng thái trương trình PSW (Program Status Word)

Bit Ký hiệu Địa chỉ Mô tả bit

PSW.4 RS1 D4H Chọn dãy thanh ghi (bit 1)

PSW.3 RS0 D3H Chọn dãy thanh ghi (bit 0):

Bảng 1.2: thanh ghi trạng thái trương trình PSW

- Cờ nhớ (CY): bit địa chỉ là D7H, cờ nhớ được set lên 1 nếu có nhớ ở bit thứ 7trong phép toán cộng hay có mượn ở bit thứ 7 trong phép toán trừ

- Cờ nhớ phụ: Khi cộng các số BCD, cờ nhớ phụ (AC) được set nếu kết quả của

4 bit thấp trong khoảng 0AH đến 0FH Nếu các giá trị cộng được là số BCD, thì saulệnh cộng cần có DA A (hiệu chỉnh thập phân thanh ghi tích lũy) để mang kết quả lớnhơn 9 trở về tâm từ 0¸9

- Cờ 0 (F0): là một bit cờ đa dụng dành các ứng dụng của người dùng

- Các bit chọn bank thanh ghi (RSO và RS1): xác định bank thanh ghi được tíchcực Chúng được xóa sau khi reset hệ thống và được thay đổi bằng phần mềm nếu cần

Ví dụ, ba lệnh sau cho phép bank thanh ghi 3 và di chuyển nội dung của thanh ghi R7đến thanh ghi tích lũy A:

Trang 16

SETB RS1SETB RS0MOV A, R7

- Cờ Tràn: Cờ tràn (OV) được set một lệnh cộng hoặc trừ nếu có một phép toán

bị tràn Khi các số có dấu được cộng hoặc trừ với nhau, phần mềm có thể kiểm tra bitnày để xác định xem kết quả của nó có nằm trong tầm xác định không Khi các sốkhông dấu được cộng, bit OV có thể được bỏ qua Các kết quả lớn hơn +127 hoặc nhỏhơn –128 sẽ set bit OV

1.2.3.5 Bộ nhớ ngoài

Khi dùng bộ nhớ ngoài, port 0 không còn là một port I/O thuần túy nữa Nóđược hợp kênh giữa bus địa chỉ (A0-A7) và bus dữ liệu (D0-D7) với tín hiệu ALE đểchốt byte thấp của địa chỉ khi bắt đầu mỗi chu kỳ bộ nhớ Port 2 thông thường đượcdùng cho byte cao của bus địa chỉ

Trong nửa đầu của mỗi chu kỳ bộ nhớ, byte thấp của địa chỉ được cấp trongport 0 và được chốt bằng xung ALE Một IC chốt 74HC373 (hoặc tương đương) sẽ giữbyte địa chỉ thấp trong phần còn lại của chu kỳ bộ nhớ Trong nửa sau của chu kỳ bộnhớ port 0 được dùng như bus dữ liệu và được đọc hoặc ghi tùy theo lệnh

a Truy xuất bộ nhớ chương trình ngoài

Bộ nhớ chương trình ngoài là một IC ROM được phép bởi tín hiệu PSEN Hình1.3 mô tả cách nối một EPROM vào 8051:

Hình 1.3: Giao tiếp giữa 8051 và EPROM

Trang 17

Hình 1.4: giản đồ thời gian đoc bộ nhớ chương trình ngoài

Một chu kỳ máy của 8051 có 12 chu kỳ xung nhịp Nếu bộ dao động trên chipđược dùng bởi một thạch anh 12MHz thì chu kỳ máy kéo dài 1ms Trong một chu kỳmáy sẽ có 2 xung ALE và 2 byte được đọc từ bộ nhớ chương trình (nếu lệnh hiện hành

là một byte thì byte thứ hai sẽ được loại bỏ) Giản đồ thời gian của một lần lấy lệnhđược vẽ ở hình 1.4

b Truy xuất bộ nhớ dữ liệu ngoài

Bộ nhớ dữ liệu ngoài là một bộ nhớ RAM được cho phép ghi/đọc bằng các tínhệu WR và RD (các chân P3.6 và P3.7 thay đổi chức năng) Chỉ có một cách truy xuất

bộ nhớ dữ liệu ngoài là với lệnh MOVX dùng con trỏ dữ liệu (DPTR) 16 bit hoặc R0

và R1 xem như thanh ghi địa chỉ Kết nối bus địa chỉ và bus dữ liệu giữa RAM và8051cũng giống EPROM và do đó cũng có thể lên đến 64 byte bộ nhớ RAM Ngoài ra,chân RD của 8051 được nối tới chân cho phép xuất (OE) của RAM và chân WR đượcnối tới chân ghi (WR) của RAM

Giản đồ thời gian cho lệnh đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài được vẽ trên hình 1.5 đốivới lệnh MOVX A, @DPTR:

Trang 18

Hình 1.5: Giao tiếp giữa 8051 và RAM

Hình 1.6: Giản đồ thời gian của lệnh MOVX

Giản đồ thời gian cho lệnh ghi (MOV X @DPTR, A) cũng tương tự chỉ khácđường WR sẽ thay vào đường RD và dữ liệu được xuất ra trên port 0 (RD vẫn giữ mứccao) ở hình1.6

1.2.3.6 Lệnh reset

8051 được reset bằng cách giữ chân RST ở mức cao ít nhất trong 2 chu kỳ máy

và trả nó về múc thấp RST có thể được kích khi cấp điện dùng một mạch R-C

Trạng thái của tất cả các thanh ghi của 8051 sau khi reset hệ thống được tóm tắttrong bảng 1.4:

Trang 19

Hình 1.7: Mạch Reset hệ thống

Đếm chương trìnhTích lũyBPSWSPDPTRPort 0-3IPIECác thanh ghi định thời

SCONSBUFPCON(HMOS)PCON(CMOS)

0000H00H00H00H07H0000HFFHXXX00000B0XX00000B00H00H00H0XXXXXXB0XXX0000B

Bảng 1.3: Trạng thái các thanh ghi sau khi reset

Quan trọng nhất trong các thanh ghi trên là thanh ghi đếm chương trình, nóđược đặt lại 0000H Khi RST trở lại mức thấp, việc thi hành chương trình luôn bắt đầu

ở địa chỉ đầu tiên trong bộ nhớ trong chương trình: địa chỉ 0000H Nội dung của RAMtrên chip không bị thay đổi bởi lệnh reset

1.2.4 Hoạt động của bộ định thời (Timer)

1.2.4.1 Giới thiệu

Một định nghĩa đơn giản của timer là một chuỗi các flip-flop chia đôi tần sốnối tiếp với nhau, chúng nhận tín hiệu vào làm nguồn xung nhịp Ngõ ra của tần sốcuối làm nguồn xung nhịp cho flip-flop báo tràn của timer (flip-flop cờ) Giá trị nhị

Trang 20

phân trong các flip-flop của timer có thể xem như số đếm số xung nhịp (hoặc các sựkiện) từ khi khởi động timer Ví dụ timer 16 bit sẽ đếm từ 0000H đến FFFFH Cờ báotràn sẽ lên 1 khi số đếm tràn từ FFFFH đến 0000H 8051 có 2 timer 16 bit, mỗi timer

có bốn cách làm việc Người sử dụng các timer để: Định khoảng thời gian, đếm sựkiện hoặc tạo tốc độ baud cho port nối tiếp trong 8051

Trong các ứng dụng định khoảng thời gian, người lập trình timer ở một khoảngđều đặn và đặt cờ tràn timer Cờ được dùng để đồng bộ hóa chương trình để thực hiệnmột tác động kiểm tra trạng thái của các cửa ngõ vào hoặc các sự kiện ra các ngõ ra.Các ứng dụng khác có thể sử dụng việc tạo xung nhịp đều đặn của timer để đo thờigian trôi qua giữa hai sự kiện (ví dụ: đo tốc độ xung)

Đếm sự kiện dùng xác định số lần xẩy ra của một sự kiện Một “sự kiện” là bất

cứ tác động ngoài nào có thể cung cấp một chuyển trạng thái trên một chân của 8051.Các timer cũng có thể cung cấp xung nhịp tốc độ baud cho port nối tiếp trong 8051

Truy xuất timer của 8051 dùng 6 thanh ghi chức năng đặc biệt cho trong bảngsau:

Trang 21

SFR Mục đích Địa chỉ Địa chỉ hóa từng bitTCON

88H89H8AH8BH8CH8DH

CóKhôngKhôngKhôngKhôngkhông

Bảng 1.4: Thanh ghi chức năng đặc biệt dùng timer

1.2.4.2 Thanh ghi chế độ timer (TMOD)

Thanh ghi TMOD chứa hai nhóm 4 bit dùng để đặc chế độ làm việc cho timer 0

và timer 1

7 GATE 1 khi GATE=1, timer chỉ làm việc khi INT1=1

6 C/T 1 Bit cho đếm sự kiện hay ghi giờ

C/T=1: Đếm sự kiệnC/T=0: Ghi giờ đều đặn

2 C/T 0 Bit chọn Counter/Timer của Timer 0

Bảng 1.5: Tóm tắt thanh ghi TMOD

Hai bit M0 và M1 của TMOD để chọn mode cho Timer 0 hoặc Timer 1

Timer 0: TL0 là Timer 8 bit được điều khiển bởicác bit của Timer 0 TH0 tương tự nhưng đượcđiều khiển bởi các bit của mode Timer 1

Timer 1: Được ngừng lại

Bảng 1.6: Chế độ chọn mode cho Timer

TMOD không có bit định vị, nó thường được LOAD một lần bởi phần mềm ởđầu chương trình để khởi động mode Timer Sau đó sự định giờ có thể dừng lại, được

Trang 22

khởi động lại như thế bởi sự truy xuất các thanh ghi chức năng đặc biệt của Timerkhác.

1.2.4.3 Thanh ghi điều khiển Timer (TCON)

Thanh ghi TCON chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển cho timer 0 vàtimer 1

TCON.7 TF1 8FH Cờ tràn Timer 1 được set bởi phần cứng ở

sự tràn, được xoá bởi phần mềm hoặc bởiphần cứng khi các vectơ xử lý đến thủ tụcphục vụ ngắt ISR

TCON.6 TR1 8EH Bit điều khiển chạy Timer 1 được set hoặc

xoá bởi phần mềm để chạy hoặc ngưngchạy timer

TCON.5 TF0 8DH Cờ tràn Timer 0 (hoạt động tương tự TF1)TCON.4 TR0 8CH Bit điều khiển chạy Timer 0 (giống TR1)

TCON.3 IE1 8BH Cờ kiểu ngắt 1 ngoài Khi cạnh xuống xuất

hiện trên INT1 thì IE1 được xoá bởi phầnmềm hoặc phần cứng khi CPU định hướngđến thủ tục phục vụ ngắt ngoài

TCON.2 IT1 8AH Cờ kiểu nhắt 1 ngoài được set hoặc xoá

bằng phần mềm bởi cạnh kích hoạt bởi sựngắt ngoài

TCON.1 IE0 89H Cờ cạnh ngắt 0 ngoài

TCON.0 IT0 88H cờ kiểu ngắt 0 ngoài

Bảng 1.7: Tóm tắt thanh ghi TCON

1.2.5 Hoạt động port nối tiếp

1.2.5.1 Giới thiệu

8051 có một port nối tiếp trong chip có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác trênmột dãy tần số rộng Chức năng chủ yếu của một port nối tiếp là thực hiện chuyển đổisong song sang nối tiếp với dữ liệu xuất và chuyển đổi nối tiếp sang song song với dữliệu nhập

Truy xuất phần cứng đến port nối tiếp qua các chân TXD và RXD Các chânnày có các chức năng khác với hai bit của port 3 P3.1 ở chân 11 (TXD) và P3.0 ởchân 10 (RXD) Port nối tiếp cho hoạt động song song (full duplex : thu và phát đồngthời) và đệm lúc thu (receiver buffering) cho phép một ký tự sẽ được thu và được giữ

Trang 23

trong khi ký tự thứ hai được nhận Nếu CPU đọc ký tự thứ nhất trước khi ký tự thứ haiđược thu đầy đủ thì dữ liệu sẽ không bị mất.

Hai thanh ghi chức năng đặc biệt cho phép phần mềm truy xuất đến port nốitiếp là : SBUF và SCON Bộ đếm port nối tiếp (SBUF) ở địa chỉ 99H thật sự là hai bộđếm Viết vào SBUF để truy xuất dữ liệu thu được Đây là hai thanh ghi riêng biệtthanh ghi chỉ ghi để phát và thanh ghi để thu

Thanh ghi điều khiển port nối tiếp (SCON) ở địa chỉ 98H là thanh ghi có địa chỉbit chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển Các bit điều khiển đặt chế độ hoạtđộng cho port nối tiếp, và các bit trạng thái báo cáo kết thúc việc phát hoặc thu ký tự.Các bit trạng thái có thể được kiểm tra bằng phần mềm hoặc có thể được lập trình đểtạo ngắt Tần số làm việc của port nối tiếp còn gọi là tốc độ baund có thể cố định (lấy

từ bộ giao động của chip) Nếu sử dụng tốc độ baud thay đổi, timer 1 sẽ cung cấp xungnhịp tốc độ baud và phải được lập trình

1.2.5.2 Thanh ghi điều khiển port nối tiếp

Chế độ hoạt động của port nối tiếp được đặt bằng cách ghi vào thanh ghi chế độport nối tiếp (SCON) ở địa chỉ 98H Sau đây các bảng tóm tắt thanh ghi SCON và cácchế độ của port nối tiếp:

SCON.7 SM0 9FH Bit 0 của chế độ port nối tiếp

SCON.6 SM1 9EH Bit 1 của chế độ port nối tiếp

SCON.5 SM2 9DH Bit 2 của chế độ port nối tiếp Cho phép

truyền thông đã xử lý trong các chế độ

2 và 3; RI sẽ không bị tác động nếu bitthứ 9 thu được là 0

SCON.4 REN 9CH Cho phép bộ thu phải đặt lên 1 để thu

(nhận) các ký tựSCON.3 TB8 9BH Bit 8 phát, bit thứ 9 được phát các chế

độ 2 và 3; được đặt và xóa bằng phầnmềm

SCON.2 RB8 9AH Bit 8 thu, bit thứ 9 thu được

SCON.1 TI 99H Cờ ngắt phát Đặt lên 1 khi kết thúc

phát ký tự; được xóa phần mềmSCON.0 RI 98H Cờ ngắt thu Đặt lên 1 khi Kết thúc thu

ký tự; được xóa Bằng phần mềm

Bảng 1.8: Tóm tắt thanh ghi chế độ port nối tiếp SCON

Trang 24

SM0 SM1 Chế độ Mô tả Tốc độ baud

0 0 0 Thanh ghi dịch Cố định (Fosc/12)

0 1 1 UART 8 bit Thay đổi (đặt bằng Timer)

1 0 2 UART 9 bit Cố định (Fosc/12 hoặc Fosc/64)

Bảng 1.9: Các chế độ port nối tiếp

Trước khi sử dụng port nối tiếp, phải khởi động SCON cho đúng chế độ Ví dụ,lệnh sau:

MOV SCON,#01010010BKhởi động port nối tiếp cho chế độ 1 (SM0/SM1=0/1), cho phép bộ thu(REN=1) và đặt cờ ngắt phát (TP=1) để chỉ bộ phát sẵn sàng hoạt động

1.2.5.3 Khởi động và truy xuất các thanh ghi cổng nối tiếp

a Cho phép thu

Bit cho phép bộ thu (REN = Receiver Enable) trong SCON phải được đặt lên 1bằng phần mềm để cho phép thu các ký tự Thông thường thực hiện việc này ở đầuchương trình khi khởi động cổng nối tiếp, timer Có thể thực hiện việc này theo haicách Lệnh:

c Thêm 1 bit parity

Thường sử dụng bit dữ liệu thứ 9 để thêm parity vào ký tự Bit P trong từ trạngthái chương trình (PSW) được đặt lên 1 hoặc bị xóa bởi chu kỳ máy để thiết lập kiểmtra chẵn với 8 bit trong thanh tích lũy

d Các cờ ngắt

Hai cờ ngắt thu và phát (RI và TI) trong SCON đóng một vai trò quan trọngtruyền thông nối tiếp dùng 8051 Cả hai bit được đặt lên 1 bằng phần cứng, nhưngphải được xóa bằng phần mềm

Trang 25

1.2.6 Tập lệnh của 8051

Tập lệnh 8051 có 255 lệnh gồm 139 lệnh 1 byte, 92 lệnh 2 byte và 24 lệnh 3byte

- Chuyển điều khiển

Các chi tiết thiết lập lệnh:

Rn : Thanh ghi R0 đến R7 của bank thanh ghi được chọn

Data : 8 bit địa chỉ vùng dữ liệu bên trong Nó có thể là vùng RAM dữ liệutrong (0-127) hoặc các thanh ghi chức năng đặc biệt

@Ri : 8 bit vùng RAM dữ liệu trong (0-125) được đánh giá địa chỉ gián tiếpqua thanh ghi R0 hoặc R1

#data : Hằng 8 bit chứa trong câu lệnh

#data 16 : Hằng 16 bit chứa trong câu lệnh

Addr16 : 16 bit địa chỉ đích được dùng trong lệnh LCALL và LJMP

Addr11 : 11 bit địa chỉ đích được dùng trong lệnh LCALL và AJMP

Rel : Byte offset 8 bit có dấu được dùng trong lệnh SJMP và những lệnhnhảy có điều kiện

Bit : Bit được định địa chỉ trực tiếp trong RAM dữ liệu nội hoặc các thanhghi chức năng đặc biệt

ADD A,#data (2,1): Cộng dữ liệu tức thời vào A

ADD A,Rn (1,1): Cộng thanh ghi và cờ nhớ vào A

ADD A,data (2,1): Cộng trực tiếp byte dữ liệu và cờ nhớ vào A

Trang 26

ADDC A,@Ri (1,1): Cộng gián tiếp nội dung RAM và cờ nhớ vào A.

ADDC A,#data (2,1): Cộng dữ liệu tức thời và cờ nhớ vào A

SUBB A,Rn (1,1): Trừ nội dung thanh ghi A cho nội dung thanh ghi Rn và cờnhớ

SUBB A,data (2,1): Trừ trực tiếp A cho một số và cờ nhớ

SUBB A,@Ri (1,1): Trừ gián tiếp A cho một số và cờ nhớ

SUBB A,#data (2,1): Trừ nội dung A cho một số tức thời và cờ nhớ

INC A (1,1): Tăng nội dung thanh ghi A lên 1

INC Rn (1,1): Tăng nội dung thanh ghi Rn lên 1

INC data (2,1): Tăng dữ liệu trực tiếp lên 1

INC @Ri (1,1): Tăng gián tiếp nội dung vùng RAM lên 1

DEC A (1,1): Giảm nội dung thanh ghi A xuống 1

DEC Rn (1,1): Giảm nội dung thanh ghi Rn xuống 1

DEC data (2,1): Giảm dữ liệu trực tiếp xuống 1

DEC @Ri (1,1): Giảm gián tiếp nội dung vùng RAM xuống 1

INC DPTR (1,2): Tăng nội dng con trỏ dữ liệu lên 1

MUL AB (1,4): Nhân nội dung thanh ghi A với nội dung thanh ghi B

DIV AB (1,4): Chia nội dung thanh ghi A cho nội dung thanh ghi B

DA A (1,1): hiệu chỉnh thập phân thanh ghi A

ANL A,#data (2,1): AND nội dung thanh ghi với dữ liệu tức thời

ANL data,A (2,1): AND một dữ liệu trực tiếp với A

ANL data,#data (3,2): AND một dữ liệu trực tiếp với A một dữ liệu tức thời.ANL C,bit (2,2): AND cờ nhớ với 1 bit trực tiếp

ANL C,/bit (2,2): AND cờ nhớ với bù 1 bit trực tiếp

ORL A,Rn (1,1): OR thanh ghi A với thanh ghi Rn

ORL A,data (2,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu trực tiếp

ORL A,@Ri (1,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu gián tiếp

ORL A,#data (2,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu tức thời

Trang 27

ORL data,A (2,1): OR một dữ liệu trực tiếp với thanh ghi A.

ORL data,#data (3,1): OR một dữ liệu trực tiếp với một dữ liệu tức thời.ORL C,bit (2,2): OR cờ nhớ với một bit trực tiếp

ORL C,/bit (2,2): OR cờ nhớ với bù của một bit trực tiếp

XRL A,Rn (1,1): XOR thanh ghi A với thanh ghi Rn

XRL A,data (2,1): XOR thanh ghi A với mộ dữ liệu trực tiếp

XRL A,@Ri (1,1): XOR thanh ghi A với một dữ liệu gián tiếp

XRL A,#data (2,1): XOR thanh ghi A với mộ dữ liệu tức thời

XRL data,A (2,1): XOR một dữ liệu trực tiếp với thanh ghi A

XRL dara,#data (3,1): XOR một dữ liệu trực tiếp với một dữ liệu tức thời.SETB C (1,1): Đặt cờ nhớ

SETB bit (2,1): Đặt một bit trực tiếp

CLR A (1,1): Xóa thanh ghi A

CLR C (1,1): Xóa cờ nhớ

CPL A (1,1): Bù nội dung thanh ghi A

CPL C (1,1): Bù cờ nhớ

CPL bit (2,1): Bù một bit trực tiếp

RL A (1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A

RLC A (1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A qua cờ nhớ

RR A (1,1): Quay phải nội dung thanh ghi A

RRC A (1,1): Quay phải nội dung thanh ghi A qua cờ nhớ

SWAP (1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A 1 nibble (1/2byte)

c Nhóm lệnh chuyển dữ liệu

MOV A,Rn (1,1): Chuyển nội dung thanh ghi Rn vào thanh ghi A

MOV A,data (2,1): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào thanh ghi A

MOV A,@Ri (1,1): Chuyển dữ liệu gián tiếp vào thanh ghi A

MOV A,#data (2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào thanh ghi A

MOV Rn,data (2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào thanh ghi Rn

MOV Rn,#data (2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào thanh ghi Rn

MOV data,A (2,1): Chuyển nội dung thanh ghi A vào một dữ liệu trực tiếp.MOV data,Rn (2,2): Chuyển nội dung thanh ghi Rn vào một dữ liệu trựctiếp

MOV data,data (3,2): Chuyển một dữ liệu trực tiếp vào một dữ liệu trực tiếp

Trang 28

MOV data,@Ri (2,2): Chuyển một dữ liệu gián tiếp vào một dữ liệu trực tiếp.MOV data,#data (3,2): Chuyển một dữ liệu tức thời vào một dữ liệu trực tiếp.MOV @Ri,A (1,1): Chuyển nội dung thanh ghi A vào một dữ liệu gián tiếp.MOV @Ri,data (2,2): Chuyển một dữ liệu trực tiếp vào một dữ liệu gián tiếp.MOV @Ri,#data (2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào dữ liệu gián tiếp.

MOV DPTR,#data (3,2): Chuyển một hằng 16 bit vào thanh ghi con trỏ dữ liệu.MOV C,bit (2,1): Chuyển một bit trực tiếp vào cờ nhớ

MOV bit,C (2,2): Chuyển cờ nhớ vào một bit trực tiếp

MOV A,@A+DPTR (1,2): Chuyển byte bộ nhớ chương trình có địa chỉ là @A+DPRTvào thanh ghi A

MOVC A,@A+PC (1,2): Chuyển byte bộ nhớ chương trình có địa chỉ là @A+PCvào thanh ghi A

MOV A,@Ri (1,2): Chuyển dữ liệu ngoài (8 bit địa chỉ) vào thanh ghi A

MOVX A,@DPTR (1,2): Chuyển dữ liệu ngoài (16 bit địa chỉ) vào thanh ghi A.MOVX @Ri,A (1,2): Chuyển nội dung A ra dữ liệu ngoài (8 bit địa chỉ)

MOVX @DPTR,A (1,2): Chuyển nội dung A ra dữ liệu bên ngoài (16 bit địa chỉ).PUSH data (2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào ngăn xếp và tăng SP

POP data (2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào ngăn xếp và giảm SP

XCH A,Rn (1,1): Trao đổi dữ liệu giữa thanh ghi Rn v2 thanh ghi A

XCH A,data (2,1): Trao đổi giữa thanh ghi A và một dữ liệu trực tiếp

XCH A,@Ri (1,1): Trao đổi giữa thanh ghi A và một dữ liệu gián tiếp

XCHD A,@R (1,1): Trao đổi giữa nibble thấp (LSN) của thanh ghi A và LSNcủa dữ liệu gián tiếp

d Nhóm lệnh chuyền điều khiển

ACALL addr11 (2,2): Gọi chương trình con dùng địa chì tuyệt đối

LCALL addr16 (3,2): Gọi chương trình con dùng địa chỉ dài

RET (1,2): Trở về từ lệnh gọi chương trình con

RET1 (1,2): Trở về từ lệnh gọi ngắt

AJMP addr11 (2,2): Nhảy tuyệt đối

LJMP addr16 (3,2): Nhảy dài

SJMP rel (2,2): Nhảy ngắn

JMP @A+DPTR (1,2): Nhảy gián tiếp từ con trỏ dữ liệu

JZ rel (2,2): Nhảy nếu A=0

Trang 29

JNZ rel (2,2): Nhảy nếu A không bằng 0.

JC rel (2,2): Nhảy nếu cờ nhớ được đặt

JNC rel (2,2): Nhảy nếu cờ nhớ không được đặt

JB bit,rel (3,2): Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp được đặt

JNB bit,rel (3,2): Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp không được đặt

JBC bit,rel (3,2): Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp được đặt , rồi xóa bit

CJNE A,data,rel (3,2): So sánh dữ liệu trực tiếp với A và nhảy nếu không bằng

CJNE A,#data,rel (3,2): So sánh dữ liệu tức thời với A và nhảy nếu không bằng

CJNE Rn,#data,rel (3,2): So sánh dữ liệu tức thời với nội dung thanh ghi Rn và nhảynếu không bằng

CJNE @Ri,#data,rel (3,2): So sánh dữ liệu tức thời với dữ liệu gián tiếp và nhảy nếukhông bằng

DJNZ Rn,rel (2,2): Giản thanh ghi Rn và nhảy nếu không bằng

DJNZ data,rel (3,2): Giảm dữ liệu trực tiếp và nhảy nếu không bằng

Ngày đăng: 30/12/2015, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w