1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh cao bằng

201 555 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 6,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC NẤM, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐỘC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC THƯỜNG GẶP TẠI TỈNH CAO BẰN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN TIẾN DŨNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC NẤM, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐỘC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC THƯỜNG GẶP TẠI TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Dược lý - Độc chất

Mã số: 62 72 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS HOÀNG CÔNG MINH

2 PGS.TS PHẠM DUỆ

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề

tài nghiên cứu có tên: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, độc tính cấp và đề xuất

biện pháp dự phòng, cấp cứu, điều trị ngộ độc một số loài thực vật độc, nấm

độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng” Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu

của tập thể mà tôi là một thành viên chính Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và

toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài

này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ Các số liệu, kết quả nêu trong

luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 4

Lời cảm ơn

Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cố PGS.TS Hoàng Công Minh và PGS.TS Phạm Duệ, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Các Thầy đã cho tôi nhiều ý kiến hướng dẫn quí báu, giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện luận án và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bế Hồng Thu,

TS Nguyễn Kim Sơn, PGS.TS Lê Văn Đông Tuy không trực tiếp hướng dẫn, song các Thầy Cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận án, hỗ trợ tôi về kiến thức và kỹ thuật giúp tôi hoàn thành được nghiên cứu này

Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể Bộ môn Độc học và phóng xạ Quân sự Học viện Quân y, Trung tâm nghiên cứu Y dược học Quân sự Học viện Quân y, Khoa Giải phẫu bệnh và Y pháp Bệnh viện Quân y 103, Sở khoa học và công nghệ tỉ nh Cao Bằng, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉ nh Cao Bằng, đặc biệt TS Hoàng Anh Tuấn, TS Trần Văn Tùng, TS Trương Thị Thu Hiền, Ths Hoàng Đắc Thăng, Bs Lý Thị Tứng, Bs Lương Thị Hà đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn các Thày cô trong Hội đồng chấm luận án các cấp, đã đóng góp ý kiến sâu sắc và tỉ mỉ cho luận án của tôi được hoàn thiện

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới tập thể anh chị em Bác sĩ , điều dưỡng Trung tâm chống độc, gia đình thứ hai của tôi, các anh chị đã luôn giúp

đỡ tôi trong công việc hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác

Trang 5

Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Đảng uỷ, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y Phòng Đào tạo sau Đại học Học viện Quân y cùng các phòng ban Học viện Quân y, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi công tác, học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án

Những gia đình bệnh nhân đã giúp tôi thực hiện nghiên cứu và cung cấp cho

tôi những dữ liệu vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận án

Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh chị em bạn bè, các cháu, đã luôn động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa vô cùng to lớn để tôi thực hiện và hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tôi xin cám ơn tới những người thân trong gia đình, cảm ơn

Ba Mẹ, luôn bên tôi trong những lúc khó khăn Xin cảm ơn vợ và các con thân yêu của tôi đã luôn sát cánh bên tôi, là nguồn động viên lớn lao để tôi có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 6

MỤC LỤC

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NẤM ĐỘC 3

1.1.1 Khái niệm về nấm độc 3

1.1.2 Phân loại nấm độc 4

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NẤM ĐỘC TRÊN THẾ GIỚI 6

1.2.1 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố amatoxin 6

1.2.2 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố gyromitrin 19

1.2.3 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố orellanin 22

1.2.4 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố muscarin 25

1.2.5 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố ibotenic acid và muscimol 28

1.2.6 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố coprin 31

1.2.7 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố psilocybin và psilocin 33

1.2.8 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố gây rối loạn tiêu hóa 36

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NẤM ĐỘC Ở VIỆT NAM 40

1.3.1 Những nghiên cứu về đặc điểm, phân bố, độc tính của nấm độc 40

1.3.2 Những nghiên cứu về thực trạng ngộ độc nấm ở Việt Nam 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43

Trang 7

2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 44

2.3 MÁY, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 46

2.3.1 Máy, thiết bị 46

2.3.2 Hóa chất 46

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.4.1 Phương pháp điều tra các trường hợp ngộ độc nấm độc 46

2.4.2 Phương pháp điều tra nấm độc 48

2.4.3 Phương pháp xác định loài nấm 51

2.4.4 Phương pháp nghiên cứu độc tính và ảnh hưởng của dịch chiết của 4 loài nấm độc trên động vật 52

2.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ 61

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 61

2.7 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 62

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

3.1 THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC TẠI TỈNH CAO BẰNG 63

3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NẤM ĐỘC TẠI CAO BẰNG 70

3.2.1 Danh mục và sự phân bố các loài nấm độc tại Cao Bằng 70

3.2.2 Một số đặc điểm kết quả nghiên cứu về hình thái, phân bố của các loài nấm độc tại Cao Bằng 72

3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 84

3.3.1 Kết quả nghiên cứu về nấm độc trắng hình nón 84

3.3.2 Kết quả nghiên cứu nấm ô tán trắng phiến xanh 92

3.3.3 Kết quả nghiên cứu nấm xốp gây nôn 95

3.3.4 Kết quả nghiên cứu nấm mực 98

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 105

4.1 THỰC TRẠNG NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC TẠI TỈNH CAO BẰNG 105

Trang 8

4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC LOÀI NẤM ĐỘC MỌC TẠI CAO BẰNG 114 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĐỘC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 121

4.3.1 Độc tính và ảnh hưởng của nấm độc trắng hình nón trên động vật

thực nghiệm 1214.3.2 Độc tính và ảnh hưởng của nấm ô tán trắng phiến xanh trên động vật

thực nghiệm 1304.3.3 Độc tính và ảnh hưởng của nấm xốp gây nôn trên động vật thực nghiệm 1344.3.4 Độc tính và ảnh hưởng của nấm mực trên động vật thực nghiệm 138

KẾT LUẬN 145 KIẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5-HT : 5-hydroxytryptamin

4HIAA : 4- hydroxyindol-3-acetic acid

ALDH : Aldehyde dehydrogenase

ALT : Alanine transaminase

AST : Aspartate transaminase

CS : Cộng sự

GABA : Gamma-aminobutylic acid

GGT : Gamma glutamyl transferase (-GT)

HA

H-E

: Huyết áp : Hematoxylin – Eosin HST : Huyết sắc tố

IPCS : Chương trình quốc tế về an toàn hoá chất

(International Programme on Chemical Safety)

LD50 : Liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (Lethal Dose-50) MARS : Molecular Adsorbent Recirculating System

MFH : N-methyl-N-formylhydrazin

MLD : Liều gây chết tối thiểu (Minimal Lethal Dose)

MMH : Monomethylhydrazin

NC : Nghiên cứu

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

1.1 Phân loại theo độc tố của các nhóm nấm độc ở Mỹ và châu Âu 4

1.2 Các giai đoạn ngộ độc nấm có chứa amatoxin 14

3.1 Phân bố tỷ lệ số vụ, số người bị ngộ độc và tử vong do ăn nấm độc tại các huyện của tỉnh Cao Bằng 64

3.2 Phân bố tỷ lệ số vụ, số người bị ngộ độc nấm theo tháng trong năm 65

3.3 Phân bố tỷ lệ số người bị ngộ độc nấm độc theo các nhóm tuổi 65

3.4 Tình hình chuyển bệnh nhân đi bệnh viện và tỷ lệ tử vong 66

3.5 Tình hình xử trí cấp cứu ban đầu và tỷ lệ tử vong của nhóm BN được chuyển đi bệnh viện điều trị 67

3.6 Liên quan giữa triệu chứng ngộ độc và loài nấm gây ngộ độc 67

3.7 Liên quan giữa thời gian xuất hiện triệu chứng ban đầu sau khi ăn nấm và các loài nấm độc 68

3.8 Liên quan giữa loài nấm độc gây ra các vụ ngộ độc, số người mắc và tử vong tại Cao Bằng 69

3.9 Danh mục và sự phân bố các loài nấm độc theo địa phương 70

3.10 LD50 của nấm độc trắng hình nón đối với chuột nhắt trắng 84

3.11 Sự thay đổi một số xét nghiệm sinh hóa trên thỏ 84

3.12 Sự thay đổi số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố 85

3.13 Sự thay đổi công thức bạch cầu 86

3.14 Sự thay đổi mạch, huyết áp ở chuột cống 86

3.15 LD50 đối với chuột nhắt trắng của nấm ô tán trắng phiến xanh 92

3.16 Sự thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh trong huyết thanh thỏ bị ngộ độc cấp nấm ô tán trắng phiến xanh 92

3.17 Sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố trong máu thỏ bị ngộ độc nấm ô tán trắng phiến xanh 93

Trang 11

Bảng Tên bảng Trang

3.18 Sự thay đổi công thức bạch cầu 94

3.19 Sự thay đổi mạch, huyết áp chuột cống 94

3.20 LD50 đối với chuột nhắt trắng của nấm xốp gây nôn 95

3.21 Sự thay đổi một số xét nghiệm sinh hóa trong huyết thanh thỏ bị ngộ độc cấp nấm xốp gây nôn 95

3.22 Sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ bị ngộ độc nấm xốp gây nôn 96

3.23 Sự thay đổi công thức bạch cầu 97

3.24 Sự thay đổi mạch, huyết áp chuột cống trắng 97

3.25 LD50 đối với chuột nhắt trắng của nấm mực 98

3.26 Sự thay đổi hoạt độ AST, ALT trong máu thỏ 98

3.27 Sự thay đổi hoạt độ GGT, bilirubin TP 99

3.28 Sự thay đổi nồng độ glucose máu thỏ 100

3.29 Sự thay đổi nồng độ urê và creatinin huyết thanh 100

3.30 Sự thay đổi số lượng hồng cầu, tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố trong máu thỏ ở các nhóm nghiên cứu 101

3.31 Sự thay đổi số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính và lympho trong máu thỏ ở các nhóm nghiên cứu 102

3.32 Sự thay đổi tỷ lệ bạch cầu mono, bạch cầu ưa acid và ưa kiềm trong máu thỏ ở các nhóm nghiên cứu 103

3.33 Sự thay đổi mạch, huyết áp chuột cống 104

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1 Phân bố số vụ ngộ độc, số người mắc, tử vong do ăn nấm độc 633.2 Phân bố số người bị ngộ độc theo các vụ ngộ độc nấm 633.3 Phân bố tỷ lệ người bị ngộ độc nấm theo các dân tộc 66

Trang 13

DANH MỤC ẢNH

3.1 Nấm độc tán trắng (nấm non) 72

3.2 Nấm độc tán trắng (nấm trưởng thành) 72

3.3 Nấm độc trắng hình nón (nấm non) 73

3.4 Nấm độc trắng hình nón (nấm trưởng thành) 73

3.5 Nấm độc trắng hình nón 74

3.6 Nấm muốt (ăn được) 74

3.7 Nấm mũ khía nâu xám (nấm non) 75

3.8 Nấm mũ khía nâu xám (nấm trưởng thành) 75

3.9 Nấm ô tán trắng phiến xanh (nấm non) 76

3.10 Nấm ô tán trắng phiến xanh (nấm trưởng thành) 76

3.11 Nấm ô tán trắng phiến xanh (nấm trưởng thành) 76

3.12 Nấm ô tán trắng phiến trắng (ăn được) 76

3.13 Nấm xốp gây nôn (nấm non) 77

3.14 Nấm xốp gây nôn (nấm trưởng thành) 77

3.15 Nấm xốp thối (nấm non) 78

3.16 Nấm xốp thối (nấm trưởng thành) 78

3.17 Nấm trứng vàng vỏ cứng 79

3.18 Nấm trứng vàng vỏ cứng 79

3.19 Nấm phiến đen chân vàng 80

3.20 Nấm phiến đen chân vàng 80

3.21 Nấm phiến đốm bướm 80

3.22 Nấm phiến đốm bướm 80

3.23 Nấm phiến đốm vân lưới 81

3.24 Nấm phiến đốm vân lưới 81

3.25 Nấm phiến đốm chuông 82

3.26 Nấm phiến đốm chuông 82

Trang 14

Ảnh Tên ảnh Trang

3.27 Nấm mực (nấm non) 83

3.28 Nấm mực (nấm trưởng thành) 83

3.29 Nấm mực nhỏ mọc cụm 83

3.30 Nấm mực nhỏ mọc cụm 83

3.31 Hình ảnh đại thể gan chuột nhắt trắng bình thường 87

3.32 Hình ảnh đại thể gan chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 87

3.33 Hình ảnh vi thể gan chuột nhắt trắng bình thường 87

3.34 Hình ảnh gan chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 88

3.35 Hình ảnh gan chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 88

3.36 Hình ảnh đại thể thận chuột nhắt trắng bình thường 89

3.37 Hình ảnh đại thể thận chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 89

3.38 Hình ảnh vi thể vùng vỏ thận chuột nhắt trắng bình thường 89

3.39 Hình ảnh vi thể vùng vỏ thận chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 89

3.40 Hình ảnh vi thể vùng tủy thận chuột nhắt trắng bình thường 90

3.41 Hình ảnh vi thể vùng tủy thận chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 90

3.42 Hình ảnh vi thể vùng tủy thận chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 90

3.43 Hình ảnh đại thể lách chuột nhắt trắng bình thường 91

3.44 Hình ảnh đại thể lách chuột nhắt trắng ngộ độc nấm độc trắng hình nón 91

3.45 Hình ảnh vi thể lách chuột nhắt trắng bình thường 91

3.46 Hình ảnh vi thể lách chuột nhắt trắng bị ngộ độc nấm độc trắng hình nón 91

Trang 15

DANH MỤC HÌNH

1.1 Cấu trúc hoá học của α –amanitin (C39H54N10O14S) 7

1.2 Cấu trúc hoá học của gyromitrin 19

1.3 Cấu trúc hoá học của orellanin (C10H8N2O6) 23

1.4 Cấu trúc hoá học của muscarin 26

1.5 Cấu trúc hoá học của ibotenic acid và muscimol 29

1.6 Cấu trúc hoá học của coprin 32

1.7 Cấu trúc phân tử của psilocybin và psilocin 34

2.1 Sơ đồ nghiên cứu 62

63,66,72-74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,87,88,89,90,91,166-177

1-62,64,65,67-71,84-86,92-165,178-181,187-

Trang 16

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tự nhiên có hàng nghìn loài nấm, trong đó có loài nấm là thức ăn bổ dưỡng, là những vị thuốc quý, nhưng cũng có nhiều loài nấm độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tử vong cho con người nếu ăn phải Ngộ độc nấm thường do nhầm lẫn, không phân biệt được giữa nấm độc và nấm không độc Theo thống kê của Hiệp hội các trung tâm chống độc của Mỹ trong 10 năm (2001-2011) đã ghi nhận 83.140 trường hợp ngộ độc nấm độc (năm 2013 là

6204 ca) [38],[57] Tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc, từ năm 1985 – 2006, có

2992 người bị ngộ độc nấm, tử vong 474 người [39] Tại Thái Lan, từ

2007-2012 có 7076 ca ngộ độc nấm, tử vong 50 người [26]

Tại Việt Nam, ngộ độc nấm liên tục xảy ra ở các tỉnh có nhiều rừng như:

Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Kon Tum [15] Tại

Hà Giang từ năm 2004 – 2007, đã xảy ra 33 vụ ngộ độc nấm với tổng số 165 người mắc, trong đó tử vong 24 người (chiếm 14,5%) [13]

Theo Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ngộ độc do các độc tố tự nhiên có

xu hướng ngày càng gia tăng, trong đó ngộ độc nấm độc chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nấm độc ở Việt Nam rất ít, chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà sinh học về hình thái, phân bố Các tài liệu tiếng Việt về chẩn đoán, điều trị ngộ độc nấm, được biên dịch từ tiếng nước ngoài Cho đến trước năm

2008, các tranh tuyên truyền phòng chống ngộ độc nấm của Bộ y tế nước ta cũng như của các tỉnh đều dựa vào hình ảnh các loài nấm độc mọc ở Mỹ, châu

Âu, trong đó có nhiều loài nấm chỉ mọc ở vùng ôn đới không mọc ở Việt Nam nên hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao Ở Việt Nam tại các tỉnh việc chẩn đoán ngộ độc nấm độc hầu như dựa vào sự mô tả của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về loài nấm hái ở rừng và dựa vào triệu chứng lâm sàng Công

Trang 17

tác điều trị thường điều trị triệu chứng kết hợp điều trị thăm dò, do không biết nhận dạng đúng loài nấm gây ngộ độc nên tỷ lệ tử vong do nấm độc rất cao [9]

Từ năm 2007 - 2014, Hoàng Công Minh và CS đã nghiên cứu về các loài nấm độc thường gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm độc ở nước ta gồm nhiều loài và có sự khác nhau về sự phân

bố, độc tính Cùng một loài nấm, nhưng khi mọc ở vùng có điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái rừng khác nhau thì sự phân bố và hình thái nấm như: kích thước, đặc điểm mũ, màu sắc, độc tính cũng khác nhau

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, có hệ sinh thái rừng rất đa dạng

và phong phú Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở y tế của tỉnh, trong giai đoạn từ 2003-2009, có 29 vụ ngộ độc nấm dẫn đến 81 người bị ngộ độc, 17 người tử vong Đặc biệt có vụ ngộ độc nấm làm 8 người trong một gia đình bị tử vong Hầu hết các vụ ngộ độc này đều chưa xác định được loài nấm đã gây ngộ độc

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng”

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Đánh giá thực trạng ngộ độc nấm độc tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2003 đến năm 2009 và kết quả thực trạng ngộ độc nấm sau can thiệp từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014

2 Xác định đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng

3 Xác định độc tính cấp và sự thay đổi một số chỉ tiêu về hoá sinh, huyết học, tim mạch, mô bệnh học dưới ảnh hưởng dịch chiết của 4 loài nấm độc thường gặp trên động vật

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NẤM ĐỘC

1.1.1 Khái niệm về nấm độc

Nấm độc là loài nấm có chứa độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người và động vật khi ăn phải Trước đây người ta xếp nấm vào giới thực vật nhưng ngày nay tách riêng thành giới nấm Trên thế giới hiện nay có gần 140.000 loài nấm đã được xác định danh tính, trong đó có khoảng 2000 loài nấm ăn được, 700 loài có hoạt chất có thể dùng trong điều trị bệnh và rất nhiều loài nấm độc [15],[30],[52] Theo Trịnh Tam Kiệt (1996), Việt Nam có 826 loài nấm lớn được ghi nhận, trong

đó có 512 loài mới được phát hiện trên lãnh thổ Việt Nam Một số loài nấm độc

có trong danh mục các loài nấm này [5]

Cho đến nay người ta vẫn chưa biết vì sao trong nấm có độc tố Một số tác giả cho rằng nấm chứa độc tố để tự vệ chống lại sự phá hoại của động vật để bảo vệ giống nòi Một số tác giả khác đưa ra giả thiết độc tố trong nấm là sản phẩm cặn bã của quá trình trao đổi chất [15]

Về cấu trúc, nấm có 2 phần chính: thể quả và thể sợi [15]

Thể quả là phần mọc trên mặt đất, có thể nhìn thấy được gồm: mũ nấm, phiến nấm (các phiến nằm ở mặt phía dưới mũ nấm nơi chứa bào tử và bào tử là

cơ quan sinh sản), cuống nấm (còn gọi là chân nấm) Ở phần trên của cuống có thể có vòng cuống, phần dưới chân cuống có thể có bao gốc Màu sắc của thể quả rất khác nhau: trắng, xám tro, vàng, da cam, đỏ, đỏ nâu, nâu, tím… Màu sắc của các bộ phận của thể quả cũng có thể khác nhau

Thể sợi là phần nằm dưới đất hoặc gỗ mục mà ta không nhìn thấy được

Bộ phận độc của nấm nằm ở phần thể quả Những nấm có đầy đủ mũ, phiến, cuống, vòng, bao gốc hầu hết là nấm độc, hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng…

Trang 19

thường là nấm độc Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau, vì vậy có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không Khi điều kiện tự nhiên thay đổi có thể có sự đột biến gen của nấm vì vậy từ một loài có thể có các biến thể khác nhau [67]

1.1.2 Phân loại nấm độc

* Phân loại nấm độc theo độc tố chứa trong nấm:

Nấm độc bao gồm nhiều loài với đặc điểm hình thái, thành phần độc tố và đặc điểm tác dụng lên cơ thể rất khác nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại nấm độc Các nhà khoa học Mỹ (Fischer D.W Bessette A.E.-1992, Cope R.B.-2007)

đã phân loại nấm độc theo độc tố có chứa trong nấm Theo cách phân loại này, nấm độc được chia ra làm 8 loại: amatoxin (cyclopolypeptid), gyromitrin (monomethylhydrazin), orellanin, muscarin, ibotenic acid và muscimol, coprin, psilocybin và psilocin, độc tố gây rối loạn đường tiêu hóa [41],[50]

Bảng 1.1 Phân loại theo độc tố của các nhóm nấm độc ở Mỹ và châu Âu

* Nguồn:Herman M.I.và CS (2008)[60]

Trang 20

Tác giả Horowitz B.Z (2013), đã thống kê 10 năm (2001-2011), ở Mỹ có

83140 ca ngộ độc nấm trong đó 12147 trường hợp (14,6%) xác định được các nhóm độc tố Các nhóm độc tố bao gồm: cyclopolypeptid, muscarin, Hallucinogenics (psilocybin và psilocin), muscimol (ibotenic acid), coprin, Monomethylhydrazin (MMH)), orellanin, độc tố gây rối loạn tiêu h [57]

* Phân loại nấm theo đặc điểm tác dụng lên cơ quan, hệ thống (sinh lý):

Một số tác giả khác đã phân loại nấm độc theo đặc điểm tác dụng lên cơ quan, hệ thống Theo cách phân loại này, nấm độc chia ra làm các nhóm sau [15]:

1 Loài nấm có độc tố tác dụng lên hệ thần kinh tương tự như ngộ độc

muscarin: một số loài nấm thuộc chi Clitocybe như: Clitocybe dealbata,

Clitocybe Cerussata, Clitocybe rivulosa và khoảng 30 loài Inocybe

2 Loài nấm gây tổn thương gan, thận và thường gây chết người: Amanita

verna, A virosa, A phalloides, Galerina autumnalis, Gyromitra esculenta…

3 Loài nấm gây rối loạn tiêu hóa: Chlorophyllum molybdites, Agaricus

meleagris, Amanita gemmata, Armillaria mellea, Omphalotus olearius, Boletus huronensis, Boletus sensibilis…

4 Loài nấm vừa gây rối loạn tiêu hóa vừa gây rối loạn hệ thần kinh:

Amanita muscaria, amanita pantherina…

5 Loài nấm gây ảo giác, rối loạn tâm thần: một số loài nấm thuộc chi Psilocybe (Psilocybe caerulipes…), Panaeolus, Conocybe và Gymnopilus (Gymnopilus spectabilis)…

* Phân loại nấm độc theo thời gian gây tác dụng ngộ độc:

Theo cách phân loại của Vũ Văn Đính (2001), dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng ngộ độc đầu tiên sau ăn nấm độc, chia làm 2 nhóm chính [4]:

+ Nhóm nấm độc gây ngộ độc sớm: các triệu chứng đầu tiên xuất hiện

trước 6 giờ sau ăn nấm Ví dụ: nấm độc nâu (Amanita pantherina), nấm độc đỏ (Amanita muscaria), nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata)

Trang 21

+ Nhóm nấm độc gây ngộ độc chậm: các triệu chứng đầu tiên xuất hiện

muộn, thường 6 đến 40 giờ (trung bình 12 giờ) sau ăn nấm Ví dụ: nấm độc

xanh đen (Amanita phalloides), nấm độc tán trắng (Amanita verna),…

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NẤM ĐỘC TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố amatoxin

1.2.1.1 Các loài nấm chứa độc tố amatoxin

Các loài nấm độc chứa amatoxin gây nên 90 - 95% trường hợp tử vong do ngộ độc nấm trên thế giới [84], vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về các

loài nấm này Nấm độc có chứa amatoxin gặp ở các loài thuộc các chi sau:

[52],[114]

Chi Amanita: nấm độc tán trắng (Amanita verna): nấm độc trắng hình nón

(Amanita virosa): nấm độc xanh đen (Amanita phalloides): A Bisporigera,

Chi Galerina: nấm Galerina autumnalis: Galerina marginata;

Chi Lepiota: Lepiota brunneoincarnata: Lepiota bruneolillacae,

1.2.1.2 Đặc điểm của amatoxin

Amatoxin là tên gọi chung của các loại độc tố có chứa trong nấm độc thuộc các chi Amanita, Galerina và Lepiota Amatoxin có chứa trong toàn bộ phần thể quả của nấm (mũ, phiến, cuống) và thể sợi (rễ nấm) [62],[72],[93],[125]

Amatoxin bao gồm 8 loại: α-amanitin, β-amanitin, γ-amanitin, ε-amanitin, amanullin, amanullinic acid, proamanullin, amanin và 7 loại phallotoxin:

phalloidin, phalloid, prophalloin, phallisin, phallacin, phallacidin, phallisacin [64] Virotoxin cũng được tìm thấy trong các loài nấm này [83]

Các amatoxin lần đầu tiên được Wieland H.O và Hallermayer R thuộc trường đại học tổng hợp Munich (Đức) tách chiết vào năm 1941 Trong các loại

độc tố này α-amanitin và β-amanitin đóng vai trò chính trong gây ngộ độc Các

phallotoxin có độc tính cao đối với gan, tuy nhiên do không hấp thu qua đường tiêu hóa nên chúng ít đóng vai trò gây ra ngộ độc Các loại độc tố của amatoxin

là các cyclopolypeptid có cấu trúc vòng

Trang 22

Hình 1.1 Cấu trúc hoá học của α –amanitin (C39H54N10O14S)

Hàm lượng amatoxin phụ thuộc vào loài nấm, khu vực mọc, bộ phận của nấm Cùng một loài nấm nhưng mọc ở điều kiện khí hậu và môi trường khác

nhau thì hàm lượng độc tố khác nhau Đối với loài nấm A phalloides mọc ở

Thổ Nhĩ Kỳ, hàm lượng amatoxin cao nhất ở mũ và phiến nấm, thấp nhất ở bào

tử và rễ (thể sợi) [72] Năm 2011, Vargas N và CS đã phân tích một số loài nấm

thuộc chi Amanita mọc ở Columbia cho thấy hàm lượng α-amanitin chiếm 50–

6000 ppm Hàm lượng α-amanitin ở mũ cao hơn ở cuống Phalloidin và phallacidin chỉ phát hiện thấy trong loài nấm A bisporigera [126] Hàm lượng

α-amanitin trong nấm A bisporigera chiếm 0,2 – 0,4 mg/1g nấm và trong bào tử

nấm chiếm khoảng 17% thể quả nấm Lượng α-amanitin trong bào tử khoảng

0,3 mg/g, phallacidin 0,02 mg/g và không phát hiện thấy phalloidin

Hàm lượng amatoxin và phallotoxin trong mẫu nấm Amanita exitialis mọc

ở Trung Quốc đạt tới 8125,6 μg/g trọng lượng khô ở mũ nấm và 3742,3 μg/g ở cuống và 1142,5 μg/g ở gốc, bao gốc nấm Hàm lượng các amanitin cao hơn các phallotoxin [62] Deng W.Q và CS (2011), đã tách chiết được 7 loại peptid

trong nấm Amanita exitialis là α-amanitin, β-amanitin, amaninamid, phallacin,

Trang 23

phallacidin, phallisacin và desoxoviroidin Đây là lần đầu tiên có báo cáo về amaninamid, phallacin phallisacin và desoxoviroidin trong loài nấm gây chết người này [44]

Đối với nấm A phalloides hàm lượng amanitin khoảng 4 mg/g nấm [106] Phallolysin được tách chiết từ nấm A phalloides có đặc tính gây tan máu khi thực nghiện trên in vitro Ngoài amatoxin, trong nấm A phalloides còn tách

chiết được chất antamanid Trên thực nghiệm người ta thấy chất này có đặc tính bảo vệ tế bào chống lại tác dụng của phalloidin và ức chế tính thấm qua các lỗ của màng ty thể [23] Trong các loài nấm thuộc chi Amanita các nhà khoa học còn tách chiết được virotoxin, tuy nhiên chất này không gây ngộ độc qua đường tiêu hóa [106]

Gần đây Sun J và CS (2011), đã tách chiết được enzym protease với trọng

lượng phân tử 15 kDa từ loài nấm độc Amanita farinose Loại protease này có

khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan HepG2 [112] Sekete M

và cộng sự (2012), đã tìm thấy enzym ribonuclease với kích thước 45 kDa trong

nấm Amanita hemibapha và enzym này có tác dụng ức chế HIV-1 [110] Antonyuk V.O (2010), đã tách chiết từ nấm A virosa một số protein (lectin,

toxovirin) gây tan máu ở người và động vật [22]

Các độc tố amatoxin là những chất bền với nhiệt Một số tác giả đã nghiên cứu tính chất của các amatoxin thấy độc lực của amatoxin không bị mất khi đun sôi hoặc khi sấy khô và độc tính không mất sau 10 năm [64]

Các amatoxin trong mẫu nấm cũng như trong các mẫu sinh học có thể được phân tích bằng các phương pháp khác nhau Tác giả Bidnychenko Y (2001), đã phát triển phương pháp phát hiện amatoxin trong máu, nước tiểu bằng điện di mao quản [31] Các phương pháp khác dùng để phát hiện amatoxin như HPLC, ELISA, LC-MS [106]

Trang 24

đối với A virosa khoảng 30 gam nấm tươi

Kết quả nghiên cứu 205 ca ngộ độc nấm độc xanh đen (A phalloides) thấy

tỷ lệ tử vong là 22,4% Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 10 tuổi là 51,3% và bệnh nhân trên 10 tuổi là 16,5% Tử vong 50% nếu không điều trị Tỷ lệ tử vong do amatoxin chiếm 50 – 90% số người mắc và thời gian tử vong thường ở ngày thứ

6 – 8 đối với người lớn và ngày thứ 4 – 6 đối với trẻ em [64] Theo Fischer D.W và Bessette A.E (1992), tử vong chỉ do ngộ độc nấm độc xanh đen chiếm tới 98% [50]

Tại Mỹ ngộ độc nhóm nấm có chứa amatoxin chiếm hơn 95% trong các trường hợp ngộ độc nấm Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do nhiễm độc nấm giảm xuống vì bệnh nhân được cấp cứu sớm và được điều trị chuyên khoa sâu ở bệnh viện Hiện chưa có tài liệu nào đề cập đến khả năng chịu đựng cao nhất về liều amatoxin trên người [64]

Tại Việt Nam, qua nghiên cứu của Hoàng Công Minh và CS (2012), tỷ lệ

tử vong do nấm độc A.virosa tại Bắc Kạn là 73,68% [9]

Trên động vật: độc tính của amatoxin đối với các loài động vật có khác

nhau Tác giả Jaeger A (1990), có trích kết quả nghiên cứu về độc tính của amatoxin trên các loài động vật ở các đường thâm nhập khác nhau [64] LD50 trên chó là 0,1 mg/kg thể trọng qua đường tiêm tĩnh mạch, trên chuột cống là 4 mg/kg thể trọng theo đường tiêm ổ bụng và động vật thường chết ở ngày thứ 3 - 7 ngày

Trang 25

sau ngộ độc LD50 trên chuột nhắt trắng là 300 mg/kg thể trọng theo đường tiêm

ổ bụng và chuột bị chết ở ngày thứ 2 - 5 sau ngộ độc

Ngộ độc nấm có thể xảy ra khi động vật ăn phải nấm độc Tại California (Mỹ) đã có 2 con bò bị chết do ăn phải nấm độc có chứa amatoxin Các bác sĩ

thú y đã phát hiện thấy gan bị hoại tử nặng và đã tìm thấy α-amanitin trong gan,

nước tiểu ở cả hai con bò này [134]

1.2.1.4 Cơ chế gây ngộ độc, chuyển hoá và thải trừ amatoxin

* Về cơ chế gây ngộ độc của amatoxin: khi vào cơ thể amatoxin gây ức chế enzym ARN polymerase II của tế bào (enzym này tối cần thiết cho tổng hợp ARN thông tin), từ đó làm gián đoạn tổng hợp protein-enzym và làm ngừng trệ quá trình chuyển hoá dẫn tới chết tế bào Tế bào gan đặc biệt nhạy cảm với

amatoxin vì vậy gan là cơ quan bị tổn thương nặng nhất [38],[64] Ngoài gan,

amatoxin còn gây tổn thương tới thận, tuyến tụy, thượng thận và tinh hoàn [109] Gần đây Magdalan J và CS (2010), đã nghiên cứu trên tế bào gan chó ở

môi trường nuôi cấy thấy α-amanitin ngoài việc gây hoại tử tế bào còn gây chết

tế bào theo chương trình (apoptosis) [89] Riede I và CS (2010) đã thử nghiệm

sử dụng độc tố amatoxin từ nấm A phalloides với liều thích hợp để điều trị một

số dạng ung thư, đặc biệt là ung thư máu thấy đạt hiệu quả tốt [108]

* Về chuyển hoá và thải trừ amatoxin:

Các nhà khoa học không xác định được chất chuyển hóa của amatoxin bằng đồng vị phóng xạ trên thực nghiệm [64] Amatoxin không gắn với protein huyết tương [109] Về thải trừ amatoxin, một số công trình nghiên cứu trên người đã phát hiện thấy amatoxin trong nước tiểu ở thời điểm 90 - 120 phút sau

ăn nấm Amatoxin được tìm thấy trong nước tiểu từ 24 - 66 giờ sau ăn nấm

Jaeger A và CS (1989), đã nghiên cứu trên 15 bệnh nhân thấy α- và β-amanitin

trong nước tiểu cao hơn 20 - 40 lần trong huyết thanh Nồng độ cao nhất được

Trang 26

theo dõi trong 24 - 48 giờ đầu nhưng trong một số trường hợp, amatoxin cũng

được phát hiện tới giờ thứ 72 - 96 sau ăn Trung bình có 950mg α-amanitin và

1700 mg β-amanitin được đào thải qua nước tiểu ở những bệnh nhân này [64] Theo Puschner B và CS (2007), trên chó khoảng 70 – 80% α- và β-

amanitin được đào thải qua nước tiểu và khoảng 7% thải qua đường mật Trên

người α- và β-amanitin còn phát hiện thấy trong huyết tương tại thời điểm 36

giờ và trong nước tiểu 72 giờ sau ngộ độc [106]

Theo Jaeger A và CS (1990), amanitin được tìm thấy trong dịch dạ dày - tá tràng tại thời điểm 12 đến 72 giờ sau ăn Lượng amatoxin được hấp thu vào máu

sẽ có 40% được thải qua đường nước tiểu và còn tới 60% được thải qua mật vào đường tiêu hóa sau đó lại tái hấp thu vào máu [64] Tiếp theo khi nghiên cứu

trên 4 bệnh nhân bị ngộ độc nấm thấy nồng độ α- và β-amanitin còn rất cao

trong dịch dạ dày tá tràng tới giờ thứ 120 sau ăn Amatoxin là loại độc tố có chu

kỳ gan - ruột nên nó được tái hấp thu ở đường tiêu hoá

Nghiên cứu trên động vật thấy sau khi gây độc trên chó, 83 - 89% chất độc được đào thải qua nước tiểu và dưới 10% được đào thải qua mật [64]

Đối với phụ nữ mang thai: Jaeger A và CS (1990), có trích kết quả nghiên cứu của Kauffmann M và CS (1978), đã đề cập đến trường hợp một phụ nữ 25 tuổi có thai tuần thứ 9 bị ngộ độc amatoxin Bệnh nhân này xuất hiện tổn thương gan Sau khi thai phụ được cứu sống, đến tuần thứ 12 của thai kỳ đã xuất hiện xảy thai Kiểm tra tế bào học bào thai thấy tổn thương gan có liên quan tới ngộ độc amatoxin Như vậy, amatoxin đã có thể đi qua hàng rào nhau thai để gây ngộ độc cho thai nhi [64]

Đối với bà mẹ cho con bú: amatoxin có thể đào thải qua sữa mẹ, cho nên nếu nghi ngờ ngộ độc amatoxin, thì dù có xuất hiện triệu chứng hay không cũng không được cho con bú cho đến khi xác định rõ người mẹ không bị ngộ độc amatoxin hoặc đã khỏi bệnh mới tiếp tục cho cho con bú [64]

Trang 27

1.2.1.5 Triệu chứng và chẩn đoán ngộ độc nấm có chứa amatoxin

Ngộ độc nấm amatoxin thường xuyên xảy ra ở Mỹ, châu Âu và nhiều nước châu Á [137] Chen W.C và CS (2012), chia ngộ độc amatoxin thành 3 giai đoạn gồm: giai đoạn tiềm tàng, giai đoạn dạ dày-ruột, giai đoạn cuối [40] Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều thống nhất bệnh cảnh lâm sàng ngộ độc nấm amatoxin được chia thành 4 giai đoạn như sau: [91], [106], [109], [125]

+ Giai đoạn ủ bệnh (từ khi ăn nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên): Các loài nấm amatoxin thuộc nhóm tác dụng chậm [4] Giai đoạn này kéo dài từ

6 đến 24 giờ (trung bình 10- 12 giờ) Đây là giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng vì vậy bệnh nhân không đến các cơ sở y tế

+ Giai đoạn dạ dày-ruột: các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy phân toàn nước giống như tả Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 1-2 ngày, một số ít trường hợp kéo dài hơn Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ có biểu hiện tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, có thể sốc giảm thể tích, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hoá, suy thận

Jaeger A và CS (1990), trích kết quả nghiên cứu của Floershheim G.L khi thống kê 205 trường hợp ngộ độc nấm amatoxin thấy triệu chứng rối loạn tiêu hoá xuất hiện trên 199 bệnh nhân (97%) [64] Các triệu chứng nôn, ỉa chảy, mất nước xuất hiện ở 100% bệnh nhân, đau bụng ở 83,3% số trẻ em bị ngộ độc nấm amatoxin [65] Đã có trường hợp trẻ em bị tử vong do mất nước mất điện giải ở

giai đoạn này [25] Theo Fischer D.W (1997), ở bệnh nhân ngộ độc A

phalloides triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện từ 5 – 24 giờ sau ăn (trung

bình 12 giờ) và nếu không điều trị tích cực từ giai đoạn này bệnh nhân dễ bị suy gan, thận và tử vong [50]

+ Giai đoạn tiềm ẩn hay giai đoạn tiến triển âm thầm (36 đến 48 giờ): ở

giai đoạn này các triệu chứng rối loạn tiêu hoá giảm dần, bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn nên thường chủ quan Tuy nhiên, các tổn thương gan bắt đầu xuất hiện

Trang 28

với sự tăng dần của các enzym transaminase, LDH và bilirubin máu Trên lâm sàng bắt đầu xuất hiện vàng mắt, vàng da, gan to nhẹ, mềm, nước tiểu vàng đậm

+ Giai đoạn suy gan, suy thận với biểu hiện vàng mắt, vàng da, rối loạn đông máu, thiểu niệu hoặc vô niệu, toan chuyển hoá, hôn mê gan [46]

Ở giai đoạn này AST, ALT, bilirubin, urê, creatinin tăng cao, glucose, protrombin giảm [45] AST, ALT có thể tăng tới hàng nghìn, thậm chí chục nghìn U/l [96] Rối loạn đông máu do suy gan cấp ở hầu hết bệnh nhân ngộ độc nấm amatoxin [111] Dựa vào các xét nghiệm sinh hóa, huyết học có thể tiên lượng được bệnh nhân có thể hồi phục hay tử vong [49] Musselman L.J (2004), cho rằng hoại tử tế bào gan do ngộ độc nấm amatoxin gần giống như ngộ độc cấp acetaminophen [100]

Suy thận thường do mất nước, rối loại điện giải trong giai đoạn viêm dạ ruột và tổn thương trực tiếp tế bào ống lượn gần do amatoxin Tuy nhiên, một nguyên nhân khác có thể gây suy thận là hậu quả biến chứng của suy gan, rối loạn đông máu, chảy máu Suy thận xuất hiện muộn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau ngộ độc có tiên lượng xấu do tổn thương trực tiếp của độc chất đối với tế bào ống lượn gần của thận hoặc do hội chứng gan thận

dày-Suy gan cấp thường xảy ra từ ngày thứ 4 trở đi Nguyên nhân do amatoxin gây tổn thương gan tiến triển, hoặc do nhiễm khuẩn Đây là nguyên nhân chính gây tử vong trong ngộ độc amatoxin với biểu hiện lâm sàng gồm: vàng mắt, vàng da, rối loạn đông máu, chảy máu, phù não, hạ đường huyết, nhiễm khuẩn, suy hô hấp, hội chứng gan-thận, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê gan Bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết chiếm 84% [64] Phù não và xuất huyết gặp ở tất

cả bệnh nhân tử vong do ngộ độc nấm Lepiota brunneoincarnata [25]

Tử vong do ngộ độc nấm có chứa amatoxin có thể xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 [84] Theo Giannini L và CS (2007), tử vong thường xảy ra từ ngày

Trang 29

thứ 6 đến ngày thứ 16 sau khi ăn nấm và tỷ lệ tử vong chiếm 50 – 90% [53] Chỉ

tính riêng ngộ độc nấm Amanita phalloides tỷ lệ tử vong chiếm 90-95% [109]

Trong những năm giữa của thế kỷ XX tỷ lệ tử vong do nấm có chứa amatoxin chiếm tới 60 – 70% và tỷ lệ này giảm dần do trình độ hồi sức cấp cứu, ghép tạng ngày càng phát triển Tại châu Âu từ 1971 đến 1980, tỷ lệ tử vong trung bình là 22,4% và hiện nay tỷ lệ này khoảng 10 - 15%

Bảng 1.2 Các giai đoạn ngộ độc nấm có chứa amatoxin

Giai đoạn Thời gian xuất hiện

kể từ khi ăn nấm

Triệu chứng Giai đoạn ủ bệnh 0 – 24 giờ Không có triệu chứng

Giai đoạn rối loạn tiêu hóa 6 – 24 giờ Buồn nôn, nôn, đau bụng,

ỉa chảy nặng

Giai đoạn tiềm ẩn 24 – 72 giờ Không có triệu chứng

Giai đoạn suy gan cấp 4 – 9 ngày Suy gan, thận, suy đa tạng,

tử vong

* Nguồn: Santi L và CS (2012)[109]

* Chẩn đoán xác định ngộ độc nấm amatoxin cần dựa vào [15],[19]:

+ Tiền sử bệnh nhân có ăn nấm, mẫu nấm gia đình bệnh nhân mang đến + Xác định loài nấm có amatoxin bằng test nhanh Weiland (test Meixner) [48] + Các triệu chứng lâm sàng: Rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, ) thường xuất hiện muộn (6 - 12 giờ sau ăn nấm), tiếp theo xuất hiện hội chứng suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan

+ Kết quả phân tích độc chất (α-amanitin) trong mẫu sinh học bằng phương

pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS) [106], hoặc ELISA Butera R và CS (2004), sử dụng phương pháp ELISA để xác định amatoxin trong nước tiểu bệnh nhân và đã xác định được 10 trong số 61 bệnh nhân nghi bị ngộ độc loài nấm có chứa amatoxin [36],[64],[124]

Trang 30

1.2.1.6 Điều trị ngộ độc nấm có chứa amatoxin

Do ngộ độc loài nấm này có tỷ lệ tử vong cao nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về điều trị trên người cũng như trên động vật thực nghiệm Để hạn chế hấp thu độc tố, các tác giả đều thống nhất dùng than hoạt tính Amatoxin là loại độc tố có vòng tuần hoàn gan – ruột, vì vậy dùng than hoạt đa liều, không kèm thuốc tẩy sorbitol sẽ hạn chế tái hấp thu amatoxin ở đường tiêu hoá Liều than hoạt 0,5gam/kg (liều tối đa 50g) mỗi bốn giờ trong bốn ngày liên tục [19],[102],[131]

Đã có một số công trình nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc khác nhau

để điều trị ngộ độc nấm độc có chứa amatoxin, trong đó có penicilin G, silibinin, cimetidin, thioctic acid, cytochrome C Một số tác giả coi penicilin G, silibilin là những thuốc chống độc “đặc hiệu” (antidote) đối với amatoxin [51],[87],[97],[113]

Penicillin G (benzylpenicillin natri hoặc kali) là một thuốc có hiệu quả trong điều trị ngộ độc nấm có chứa amatoxin Theo một số tác giả, penicillin G

có tác dụng làm hạn chế tế bào gan hấp thu độc tố của nấm, một số tác giả khác lại cho rằng penicillin G có hiệu quả điều trị nhưng cơ chế chưa rõ [81],[88] Tác giả Patowary B.S (2010), cho rằng gamma-aminobutylic acid (GABA), chất dẫn truyền xung động thần kinh ở não do vi khuẩn đường ruột tổng hợp nên Dùng penicillin G liều cao diệt khuẩn đường ruột dẫn tới làm giảm GABA

từ đó làm giảm biến chứng bệnh não gan (một trong những nguyên nhân tử vong do ngộ độc amatoxin) Liều penicillin G 300.000 đến 1.000.000 đơn vị/kg/ngày (liều tối đa 40 triệu đơn vị), tiêm tĩnh mạch [88],[104],[98] Đối với trẻ em dưới 15 kg: Tiêm tĩnh mạch 600.000 đơn vị, từ 15 – 30 kg: 1 triệu đơn vị [87] Theo Jaeger A và CS (1990), liều penicillin G phải dùng từ 300.000 đơn

vị đến 1.000.000 đơn vị /kg/ngày tiêm tĩnh mạch [64]

Trang 31

Jaeger A và CS (1990), trích kết quả nghiên cứu của Genser và Marcus

(1987), khi nghiên cứu trên 10 bệnh nhân ăn phải nấm Amanita virosa Tất cả

đều được dùng penicillin G liều cao tiêm tĩnh mạch Kết quả có 3/10 bệnh nhân

có phát triển tổn thương gan từ vừa đến nặng và tổn thương thận, trong đó 1/3 bệnh nhân xuất hiện hôn mê gan và rối loạn đông máu Trong 7 bệnh nhân còn lại xuất hiện rối loạn tiêu hoá, tổn thương các cơ quan mức độ nhẹ và vừa Toàn

bộ 10 bệnh nhân đều phục hồi hoàn toàn sau điều trị [64]

Dùng thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thay thế cho penicilin G thấy cho hiệu quả khả quan Rifamicin cũng có tác dụng ức chế sự hấp thu amanitin

của tế bào gan [88]

Legalon® SIL, (Silibinin-C-2’, 3-dihydrogen succinate disodium) đã được

chứng minh là có hiệu quả điều trị ngộ độc amatoxin Liều silibinin: Liều đầu 5mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 20mg/kg/ngày Ngừng truyền silibinin khi đông máu (tỷ lệ prothrompin), chức năng gan trở về bình thường Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi thêm 7 đến 14 ngày sau ngừng truyền silibinin Silibiin có tác dụng ngăn cản amatoxin thâm nhập vào tế bào gan và làm tăng tổng hợp ARN polymerase II, vì vậy làm giảm tổn thương tế bào gan [97] Silibiin còn là chất chống oxy hóa mạnh [104] Hruby (1987), đã thử nghiệm dùng silibinin liều cao để điều trị cho 17 bệnh nhân bị ngộ độc nấm có chứa amatoxin và đã cứu sống được 16 bệnh nhân [97] Mengs U và CS (2012)

đã tổng hợp kết quả điều trị ngộ độc amatoxin bằng silibinin phối hợp với penicillin của các tác giả khác thấy trong tổng số 1491 ca đã cứu sống được

1384 ca (92,8%) [97],[98],[131]

N-acetylcystein (Mucosil, Mucomyst): truyền tĩnh mạch 70mg/kg liều đầu

sau đó 35 mg/kg thể trọng mỗi 4 giờ Dùng N-acetylcystein cho tới khi chức năng gan hồi phục Thuốc có tác dụng làm tăng gluthation trong tế bào, chống gốc tự do và bảo vệ tế bào gan [87],[88]

Trang 32

Cimetidin: theo một số tác giả, tác dụng của cimetidin dựa trên cơ sở chất này ức chế cytochrom P450 Một số tác giả khác lại cho rằng cimetidin có tác dụng làm giảm biến chứng ở não thông qua GABA [113]

Tác dụng của thuốc acid thioctic chưa được chứng minh Thực nghiệm trên chuột và chó cho thấy không có hiệu quả với amatoxin Do vậy, hiện nay không

sử dụng Tác dụng lực của cytochrom C chưa được chứng minh [64]

Theo nhiều tác giả nước ngoài, sử dụng phối hợp các loại thuốc penicilin G, silibinin sớm, ngay sau khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc đầu tiên có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trên động vật cũng như trên người bị ngộ độc nấm amatoxin [41] Wen L và CS (2011), thử nghiệm dùng transmetil (ademetionin) để điều trị

bệnh nhân bị ngộ độc nấm có chứa amatoxin là Amanita verna thấy thuốc đã hạn

chế tổn thương gan, giảm tỷ lệ tử vong [129]

Floersheim G.L nghiên cứu trên 205 ca ngộ độc nấm độc xanh đen, kết hợp penicillin và silibinin làm tăng tỷ lệ bệnh nhân được cứu sống Montanini S và

CS (1999), đã cứu sống được bệnh nhân bị ngộ độc nấm amatoxin nhờ dùng thuốc

N-acetylcystein [51],[64]

Tuy nhiên, Magdalan J và CS (2009), đã thử nghiệm tác dụng của

Benzylpenicillin, N-acetylcystein và silibinin trên môi trường nuôi cấy tế bào

gan bị nhiễm amatoxin thấy không có hiệu quả [87] Tiếp theo tác giả thử nghiệm đồng thời gây ngộ độc tế bào và cho các thuốc benzylpenicillin, ceftazidim và rifamycin vào môi trường nuôi cấy thấy các thuốc này có hiệu quả

và benzylpenicillin có hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, khi cho các thuốc này ở thời điểm 12 giờ sau khi gây ngộ độc tế bào thấy toàn bộ thuốc kháng sinh trên không hạn chế được tổn thương tế bào gan [88]

Tong T.C và CS (2007), nghiên cứu hiệu quả điều trị của ngộ độc α-amanitin bằng N-acetylcystein, thioctic acid, benzylpenicillin, cimetidin, silibinin trên

chuột thấy các thuốc này không hạn chế được tổn thương gan [113] Enjalbert F

Trang 33

(2002), đã tổng hợp kết quả điều trị ngộ độc nấm có chứa amatoxin của các tác giả và đã đưa ra nhận xét rằng chỉ điều trị bằng penicillin đơn thuần thấy kém hiệu quả còn acid thioctic hoặc steroid không có tác dụng điều trị Điều trị ngộ

độc nấm có chứa amatoxin bằng silibinin kết hợp với N-acetylcystein và khử

độc bằng than hoạt có hiệu quả cao nhất [46]

Hiện nay một số tác giả đề cập đến sử dụng phương pháp lọc máu, thay huyết tương trong điều trị ngộ độc nấm có chứa amatoxin Trong những năm gần đây ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã áp dụng các phương pháp khác nhau như lọc máu liên tục (CVVH) khi có suy thận và lọc máu hấp phụ bằng quả lọc than hoạt, hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn MARS (Molecular Adsorbent Recirculating System) khi có suy gan, hôn mê gan, thay huyết tương (PEX) nhằm kéo dài sự sống chờ ghép gan hoặc chờ tạo điều kiện cho gan hồi phục [3],[85],[96],[109],[132] Bergis D và CS (2012), đã điều trị 20 ca ngộ độc nấm amatoxin bằng phương pháp hấp phụ và phân tách huyết tương (Fractionated Plasma Separation and Adsorption - FPSA) thấy phương pháp này loại bỏ được độc tố amatoxin và làm cải thiện chức năng gan tránh cho bệnh nhân phải ghép gan [27] Lionte C và CS (2005), đã sử dụng phương pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn hệ thống (MARS), cứu sống bệnh nhân ngộ độc

Amanita phaloides bị suy gan tối cấp, bệnh não gan độ II Chức năng gan đã hồi

phục hoàn toàn [85]

Theo Broussard C.N (2001), Escudi L và CS (2007), Yildiz B.D (2008), những trường hợp ngộ độc nấm có suy gan nặng, giải pháp cuối cùng để cứu sống bệnh nhân là ghép gan [33],[48],[91],[135] Nhiều tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn ghép gan và mỗi bệnh viện có các tiêu chuẩn, chỉ định của riêng mình Escudi L và CS (2005), đưa ra chỉ định cần ghép gan dựa vào tỷ lệ prothrombin và hàm lượng creatinin máu từ ngày thứ 3 đến 10 sau ăn nấm [48] Patowary B.S (2010), đưa ra các tiêu chuẩn ghép gan dựa trên sự phối hợp các

Trang 34

chỉ tiêu như thời gian prothrombin, mức độ tăng enzym gan, amoniac, mức độ biến chứng ở não [104]

1.2.2 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố gyromitrin

Các loài loài nấm có chứa gyromitrin bao gồm: Gyromita esculenta,

Gyromita ambigua, Gyromita infula Những loài nghi ngờ có độc tố gyromitrin

bao gồm: Gyromita gigas, Gyromita fastigiata, Gyromita californica,… [34]

1.2.2.1 Đặc điểm của độc tố gyromitrin

Độc tố của các loài nấm thuộc chi Giromitra là gyromitrin

lượng gyromitrin trong nấm Gyromita esculenta là 1,2 – 1,6 g/kg nấm tươi

Theo Patocka J và CS (2012), khi nấu, đun sôi nấm có tới 99 – 99,9% gyromitrin bị bay hơi và khi sấy khô lượng độc tố còn lại trong nấm chỉ còn 0,05 - 0,3%, vì vậy ngộ độc nấm có chứa gyromitrin chủ yếu do ăn sống dưới dạng salat (nấm tươi) [103]

Trong cơ thể gyromitrin bị thủy phân thành N-methyl-N-formylhydrazin

(MFH) và sau đó thành monomethyl-hydrazin (MMH) Công thức hóa học của MMH là CH3-NH-NH2 Khoảng 35% số gyromitrin trong cơ thể được chuyển thành MMH và như chúng ta đã biết MMH là một chất được sử dụng trong công

Trang 35

nghiệp tên lửa, vũ trụ Điều tra nghiên cứu công nhân trong các nhà máy sản xuất nhiên liệu tên lửa có tiếp xúc với MMH cho thấy các triệu chứng ngộ độc MMH tương tự như ngộ độc gyromitrin MMH có nhiệt độ sôi 87,50C và có thể gây ngộ độc dạng hơi trong không khí

1.2.2.2 Độc tính

Độc tính của loài nấm này là do gyromitrin và các sản phẩm chuyển hóa của nó LD50 qua đường tiêu hóa của gyromitrin trên chuột nhắt trắng là 244 mg/kg thể trọng, trên chuột cống 320 mg/kg, trên thỏ 50 – 70 mg/kg LC50 của MMH qua đường hô hấp trên chó là 96 ppm/giờ và trên khỉ là 82 ppm/giờ [103] Trẻ em nhạy cảm với gyromitrin hơn người lớn Liều gây tử vong đối với người lớn từ 20 – 50 mg/kg thể trọng (khoảng 0,4 – 1,0 kg nấm tươi), đối với trẻ

em 10 – 30 mg/kg (khoảng 0,2 – 0,6 kg nấm tươi) [59],[101] Trong cơ thể khoảng 35% gyromitrin chuyển thành monomethylhydrazin (MMH) Liều gây

tử vong của MMH đối với người lớn từ 4,8 - 8 mg/kg, đối với trẻ em 1,6 – 4,8 mg/kg Nghiên cứu trên động vật cho thấy MMH gây đột biến và gây ung thư

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm có chứa gyromitrin ở Mỹ thấp Theo thống

kê của các Trung tâm chống độc Mỹ từ 1996 đến 2004 tại Mỹ ngộ độc nấm gyromitrin có 530 ca và chỉ có 3 trường hợp bị tử vong Độc tính của các loài nấm này còn phụ thuộc vào khu vực địa lý và theo mùa [34] Tỷ lệ tử vong ở châu Âu rất cao Tại Ba Lan có báo cáo năm 1971 tỷ lệ tử vong do nấm gyromitrin cao đến 23% và tại Tây Ban Nha là 25% Theo Fischer D.W và Bessete A.E (1992), tỷ lệ tử vong do nấm gyromitrin chiếm 2 – 4% tổng số tử vong do ngộ độc nấm [50]

1.2.2.3 Cơ chế gây ngộ độc của gyromitrin

Trong trong cơ thể, gyromitrin đầu tiên chuyển thành

N-methyl-N-formylhydrazin (MFH), sau đó thành MMH MMH ức chế pyridoxin kinase từ

đó ngăn cản quá trình sử dụng pyridoxin (vitamin B6) ở tế bào Vitamin B6 là

Trang 36

thành phần không thể thiếu trong một số enzym chuyển hoá amino acid trong tế bào Độc tố làm giảm tổng hợp GABA thông qua làm giảm hoạt tính glutamic decarboxylase acid từ đó gây nên các triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương [41], MMH ức chế diamine oxydase (histaminase) dẫn tới làm tăng hàm lượng histamin trong cơ thể MFH ức chế các hệ thống enzym ở gan như cytochrom P-450 và glutathion làm hoại tử tế bào gan Gyromitrin là chất gây tan máu, tạo methemoglobin, gây tổn thương thận [103]

1.2.2.4 Triệu chứng, chẩn đoán ngộ độc nấm có chứa gyromitrin

Sau ăn nấm 6 – 12 giờ, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy (đôi khi kèm theo máu), đau cơ, chuột rút, đau đầu, chóng mặt Trường hợp nặng vàng da, sốt cao (sự khác biệt với ngộ độc các độc tố nấm khác), xuất huyết nội tạng, co giật, hôn mê, tử vong từ 5 đến 7 ngày sau ăn nấm do biến chứng suy gan, thận [125]

Tại một số nước châu Âu, nhiều người vẫn thường xuyên ăn nấm gyromitrin Ngộ độc bán cấp hoặc mạn tính có thể xảy ra đối với những người làm nghề chế biến loài nấm này Các triệu chứng thường gặp là viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm da

Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy gyromitrin và các chất chuyển hóa gây đột biến và ung thư [34] Tác giả Trestrail J.H (2000), chia triệu chứng lâm sàng ngộ độc nấm có chứa gyromitrin thành 2 pha [123]:

+ Pha đường tiêu hóa: buồn nôn và nôn, đau bụng, cảm giác đầy bụng, ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt

+ Pha gan, thận: hôn mê, co giật, các dấu hiệu suy gan (vàng da, xuất huyết, phù não ), suy thận (vô niệu, phù, )

Chẩn đoán ngộ độc nấm chứa gyromitrin dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, mẫu nấm và xét nghiệm độc chất trong các mẫu sinh học tìm gyromitrin bằng phương pháp sắc ký lỏng (LC) hoặc sắc ký khí (GC) [123]

Trang 37

1.2.2.5 Điều trị ngộ độc nấm có chứa gyromitrin

Điều trị ngộ độc nấm gyromitrin chủ yếu là dùng than hoạt (nếu phát hiện sớm), thuốc bảo vệ tế bào gan, truyền dịch, lợi tiểu và điều trị triệu chứng Vitamin B6 chỉ dùng khi có đe doạ sự sống (co giật, hôn mê) Liều cho trẻ em

và người lớn là 25 mg/kg thể trọng Có thể nhắc lại liều nhưng không quá 20 gam cho người lớn trong 24 giờ [41] Đã có thông báo trường hợp dùng liều vitamin B6 vượt quá 132 và 183 gram trong thời gian 3 ngày cho hai vợ chồng

bị ngộ độc nấm gyromitrin và cả hai người bị viêm dây thần kinh ngoại vi [123] Truyền máu khi có chỉ định (gyromitrin gây tan máu), tiêm tĩnh mạch xanh metylen (1 mg/kg thể trọng) nếu hàm lượng methemoglobin tăng trong máu (gyromitrin là chất tạo methemoglobin)

1.2.3 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố orellanin

Loài nấm có chứa orellanin thuộc một vài loài của chi Cortinarius như: C

orellanus, C speciosissimus, C splendens, C.rainierensis, C callisteus, C gentiles [34],[49],[121] Warden C.R và Benjamin D.R (1998), đã mô tả một

số trường hợp ngộ độc nấm với bệnh cảnh lâm sàng suy thận cấp không do các loài nấm thuộc chi Cortinarius [128]

1.2.3.1 Đặc điểm của độc tố

Độc tố chính của các loài nấm nhóm này là orellanin

(2,2-bipyridine-3,3-4,4-tetrol-1,1-dioxide,3,3',4,4'-tetrahydroxy-2,2'-bipyridine-N,N'-dioxide) Loại độc tố này được nhà khoa học Ba Lan tách chiết từ loài nấm Cortinarius orellanus và

đặt tên là orellanin (từ tên La tinh của loài nấm) Cấu trúc hóa học của orellanin lần đầu tiên được các nhà hóa học Ba Lan (Ankowiak và Gesser) phát hiện vào những năm cuối thập kỷ 1970 Điểm đặc biệt của loại độc tố này là khả năng liên kết với ion nhôm thành phức hợp hữu cơ [121]

Orellanin là một chất có cấu trúc tinh thể, không màu và độc với thận Ngoài orellanin, người ta còn chiết được 3 loại polypeptid (cortinarin A,

Trang 38

cortinarin B và cortinarin C) Trên thực nghiệm ít nhất 2 trong số polypeptid này gây độc trên thận Độc tố chứa trong toàn bộ phần thể quả của nấm [34] Hai chất khác là orellin và orellinin cũng đã tìm thấy trong các loài nấm thuộc chi Cortinarius

Koller G.E.B và CS (2002), đã xác định hàm lượng orellanin trong mũ

nấm là 0,94% (Cortinarius orellanus) và 0,09% (Cortinarius rubellus), trong cuống nấm 0,48% (Cortinarius orellanus) và 0,42% (Cortinarius rubellus) và trong thể sợi (rễ) là 0,03% (Cortinarius rubellus) Hàm lượng orellanin trong

Trên người: liều tử vong khoảng 100 – 200 g nấm tươi/kg thể trọng Tỷ lệ

tử vong có thể chiếm tới 15% [34]

Trên động vật: LD50 qua đường tiêu hoá trên chuột cống khoảng 1–6 g nấm khô/kg thể trọng Trên chuột nhắt trắng trong khoảng 12-20mg/kg thể trọng khi theo dõi trong 2 tuần [121]

Theo Richard J.M., Louis J., Cantin D (1988), LD50 qua đường tiêu hoá của orellanin trên chuột nhắt trắng, chuột cống, mèo, chó khoảng 90 mg/kg thể trọng LD50 qua đường tiêm ổ bụng hoặc dưới da của orellanin là 12,5 mg/kg thể trọng [107]

Trang 39

1.2.3.3 Cơ chế tác dụng của orellanin

Cơ chế tác dụng của orellanin chưa rõ Một số giả thiết về cơ chế tác dụng của orellanin được các tác giả đưa ra như [121]:

- Orellanin làm giảm nhóm – SH và làm giảm hàm lượng glutathion trong

tế bào gan, thận vì vậy tế bào bị tổn thương do các gốc tự do

- Orellanin có cấu trúc giống hóa chất diệt cỏ paraquat và diquat nên có tác dụng giống như hai chất này, tức là tăng tạo gốc tự do và làm giảm hàm lượng NADPH trong tế bào

- Orellanin tác dụng lên thận tương tự như các chất gây miễn dịch dị ứng, gây

ức chế tổng hợp protein, AND và ARN do vậy gây tổn thương ở thận

- Orellanin gây ức chế ARN polymerase và phosphatase kiềm do đó làm giảm tổng hợp adenosin triphosphat

Gần đây có ý kiến cho rằng orellanin khi vào cơ thể là một chất nhường nguyên tử nitơ làm thay đổi phản ứng oxy hóa khử, từ đó tạo ra các ion peroxyd

và superoxyd và các ion này gây tổn thương tế bào thận

1.2.3.4 Triệu chứng ngộ độc nấm có chứa orellanin

Các triệu chứng ngộ độc nấm orellanin khác nhau phụ thuộc vào loài nấm

và số lượng nấm ăn, bao gồm: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc táo bón Các triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện từ

24 - 48 giờ sau ăn nấm Các triệu chứng khác như đau vùng thận, khát nước (đôi khi bệnh nhân mô tả khát đến cháy họng), tiểu nhiều, thiểu niệu hoặc vô niệu hiếm gặp hơn Suy thận thường xảy ra vào ngày thứ hai đến tuần thứ hai sau ăn nấm Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như ăn không ngon miệng, ớn lạnh, đau cơ, rối loạn vị giác, phát ban, đau đầu, dị cảm và co giật nhưng hiếm gặp hơn [34],[121]

Theo Brozen R (2014), ngộ độc orellanin triệu chứng xuất hiện thường 24 – 48 giờ sau ăn nấm, suy thận cấp có thể từ giờ 36 đến tuần thứ 2 Triệu chứng

Trang 40

ban đầu giống bệnh cúm, sau đó xuất hiện các triệu chứng như khát nước, đau vùng thận, tiểu nhiều, thiểu niệu, vô niệu, suy thận cấp, tử vong nếu không được điều trị [34] Theo Fischer D.W., Bessete A.E (1992), triệu chứng của ngộ độc orellanin xuất hiện sau 3 – 4 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp sau 10– 17 ngày Suy thận cấp không hồi phục có thể xảy ra do ăn nấm có orellainin [49],[50]

Judge B.S và CS (2012) đã nghiên cứu trường hợp ngộ độc một loài nấm

mới Cortinarius orellanosus ở Bắc Mỹ, triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện

ngày thứ 3, sau đó xuất hiện suy thận Ở ngày thứ 14 sinh thiết thận thấy hoại tử ống thận [66] Warden C.R và Benjamin D.R (1998), nghiên cứu triệu chứng

của 4 bệnh nhân bị ngộ độc nấm Amanita smithiana, thời gian xuất hiện triệu

chứng rối loạn tiêu hóa đầu tiên trong khoảng từ 20 phút đến 12 giờ và suy thận cấp xảy ra ở ngày thứ 4 – 6 sau ăn nấm Tất cả bệnh nhân đều phải lọc máu

[128] West P.L và CS (2009), đã mô tả trường hợp ngộ độc nấm Amanita

smithiana ở Bắc Mỹ với triệu chứng buồn nôn, nôn xuất hiện 6 giờ sau ăn nấm

Tiếp theo bệnh nhân xuất hiện suy thận cấp và phải lọc máu từ ngày thứ 4 sau

ăn [130] Theo Brozen R (2011), bệnh nhân ngộ độc nấm orellanin phải lọc máu chiếm 50% và tử vong 15% tổng số bệnh nhân [34]

1.2.3.5 Điều trị ngộ độc nấm có chứa orellanin

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với ngộ độc nấm orellanin Điều trị loài nấm này chủ yếu điều trị triệu chứng, sử dụng các thuốc chống oxy hóa, corticoid, chạy thận nhân tạo khi có suy thận cấp, ghép thận trong những trường hợp nặng Tỷ lệ số người phải lọc máu có thể chiếm tới 50% [121]

1.2.4 Những nghiên cứu về nấm độc chứa độc tố muscarin

Nhóm nấm có chứa muscarin thường gặp ở các loài nấm thuộc chi Inocybe,

Clitocybe và Omphalotus [60],[125] Chi Inocybe: Inocybe patouillardi; Inocybe

fastigiata (Inocybe rimosa), Chi Clitocybe: Clitocybe dealbata, Clitocybe cerussata,… Chi Omphalotus: Omphalotus olearius; Omphalotus illudens…

Ngày đăng: 29/12/2015, 16:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), “Ngộ độc nấm độc”, Hướng dẫn chẩn oán và iều trị, Nxb Y học, Hà Nội, tr.204-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngộ độc nấm độc”, "Hướng dẫn chẩn oán và iều trị
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2011
2. Nguyễn Trung Cấp (2004), Các bệnh lý cấp tính thường gặp ở người nghiện rượu tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh lý cấp tính thường gặp ở người nghiện rượu tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Nguyễn Trung Cấp
Năm: 2004
3. Phạm Duệ, Đặng Quốc Tuấn (2012), Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể trong iều trị ngộ ộc nặng có biến chứng, Đề tài cấp Bộ, Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể trong iều trị ngộ ộc nặng có biến chứng
Tác giả: Phạm Duệ, Đặng Quốc Tuấn
Năm: 2012
4. Vũ Văn Đính và cộng sự (2001), “Nấm độc”, Cấp cứu ngộ ộc, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 139-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm độc”, "Cấp cứu ngộ ộc
Tác giả: Vũ Văn Đính và cộng sự
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2001
5. Trịnh Tam Kiệt (1996), Danh lục nấm lớn Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 62–80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục nấm lớn Việt Nam
Tác giả: Trịnh Tam Kiệt
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1996
6. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập I, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm lớn ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Tam Kiệt
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1981
7. Trần Công Khánh, Phạm Hải (2004), “Nấm độc”, Cây ộc ở Việt Nam, Xuất bản lần thứ III, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 227-242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm độc”, "Cây ộc ở Việt Nam
Tác giả: Trần Công Khánh, Phạm Hải
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
8. Ngô Thị Thanh Hải, Hoàng Công Minh, Bế Hồng Thu (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm ma (Omphalotus nidiformis) lên một số chỉ tiêu hóa sinh và huyết học trên động vật”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 39 (1), tr. 28-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm ma ("Omphalotus nidiformis") lên một số chỉ tiêu hóa sinh và huyết học trên động vật”, "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Ngô Thị Thanh Hải, Hoàng Công Minh, Bế Hồng Thu
Năm: 2014
9. Ngô Thị Thanh Hải, Hoàng Công Minh, Bế Hồng Thu (2012), “Tỡnh hình ngộ độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn trong 8 năm (2004 – 2011)”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 37(7), tr. 89-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỡnh hình ngộ độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn trong 8 năm (2004 – 2011)”, "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Ngô Thị Thanh Hải, Hoàng Công Minh, Bế Hồng Thu
Năm: 2012
10. Ngụ Thị Thanh Hải, Hoàng Cụng Minh, Bế Hồng Thu (2012), “Nghiên cứu sự phân bố và đặc điểm nhận dạng các loài nấm thường gây ngộ độc tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, 840(9), tr. 3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phân bố và đặc điểm nhận dạng các loài nấm thường gây ngộ độc tại tỉnh Bắc Kạn”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Ngụ Thị Thanh Hải, Hoàng Cụng Minh, Bế Hồng Thu
Năm: 2012
11. Hoàng Công Minh (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc tán trắng (Amanita verna) lên một số chỉ tiêu hóa sinh trên thỏ”, Tạp chí Y học thực hành, 656(4), tr.14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc tán trắng ("Amanita verna") lên một số chỉ tiêu hóa sinh trên thỏ”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Hoàng Công Minh
Năm: 2009
12. Hoàng Công Minh (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc tán trắng (Amanita verna) lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ”, Tạp chí Y học thực hành, 665(6), tr.18-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc tán trắng ("Amanita verna") lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Hoàng Công Minh
Năm: 2009
13. Hoàng Công Minh (2008), “Nghiên cứu tình hình ngộ độc nấm tại Hà Giang trong 4 năm gần đây (2004-2007)”, Tạp chí Y học thực hành, 614+615(8), tr.68-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình ngộ độc nấm tại Hà Giang trong 4 năm gần đây (2004-2007)”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Hoàng Công Minh
Năm: 2008
14. Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, Trịnh Thanh Lâm (1995), “Phương pháp tính liều tử vong 50% (lethal Dosis, LD 50 )”, Toán thống kê và tin học ứng dụng trong Sinh-Y-Dược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.141-150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Phương pháp tính liều tử vong 50% (lethal Dosis, LD50)”, "Toán thống kê và tin học ứng dụng trong Sinh-Y-Dược
Tác giả: Nguyễn Xuân Phách, Nguyễn Thế Minh, Trịnh Thanh Lâm
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1995
15. Lê Bách Quang, Phạm Xuân Đà, Hoàng Công Minh và cộng sự (2010), Nấm ộc và ộc tố nấm mốc trong thực phẩm tại Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.11-138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm ộc và ộc tố nấm mốc trong thực phẩm tại Việt Nam
Tác giả: Lê Bách Quang, Phạm Xuân Đà, Hoàng Công Minh và cộng sự
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2010
16. Cao Văn Trung, Hoàng Công Minh, Trần Văn Tùng và cộng sự (2013), Nghiên cứu tình hình ngộ ộc nấm và ặc iểm một số loài nấm ộc thường gặp tại tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết đề tài, Cục an toàn thực phẩm, Bộ y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình ngộ ộc nấm và ặc iểm một số loài nấm ộc thường gặp tại tỉnh Sơn La
Tác giả: Cao Văn Trung, Hoàng Công Minh, Trần Văn Tùng và cộng sự
Năm: 2013
17. Đào Thị Vân, Nguyễn Hoàng Vũ, Lê Duy Thắng, Maguire D., Rayner A. (2008), “Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh học và nuôi trồng thành công nấm phát quang Omphalotus sp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghiên cứu chiết tách một số hoạt chất kháng ung thư hữu hiệu”, Tạp chí phát triển KH&CN, 11(7), tr. 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh học và nuôi trồng thành công nấm phát quang Omphalotus sp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghiên cứu chiết tách một số hoạt chất kháng ung thư hữu hiệu”, "Tạp chí phát triển KH&CN
Tác giả: Đào Thị Vân, Nguyễn Hoàng Vũ, Lê Duy Thắng, Maguire D., Rayner A
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w