1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

41 1,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 298 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế chung của nước ta.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hà

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc

Lớp: K50 CNMT

Hà Nội - 2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

TS Nguyễn Thị Hà đã tận tình chỉ bảo, giúp tôi hoàn thành niên luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ trong khoa Môi trường, bộ môn công nghệ Môi trường, trường Đại học Khoa học

Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã ủng hộ giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện niên luận

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết sức động viên giúp đỡ tôi để hoàn thành niên luận này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2007

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 : Hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm ở Việt Nam Bảng 1-2 Các loại thuốc nhuộm hay được sử dụng

Bảng 2-1: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải dệt nhuộm

Bảng 2-2 Đặc tính nước thải của một số xí nghiệp dệt nhuộm ở Việt NamBảng 2-3 : Thuốc nhuộm và chất thải trong quá trình hoàn thiện vải

Bảng 2-4 : Mức độ không gắn màu của một số thuốc nhuộm

Bảng 2-5 Những loại thuốc gây ung thư

Bảng 3-1 : So sánh chất lượng nước sau quá trình xử lý ozon hóa kết hợp keo tụ và trao đổi ion

Bảng 3-2: Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải trước xử lý

Bảng 3-3: Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sau keo tụ

Bảng 3-4 Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sau quá trình hấp phụ trên than hoạt tính

Bảng 3-5: Kết quả xử lý nước thải sau giai đoạn kết tủa và hấp phụ

Bảng 3-6 : Kết quả xử lý chất ô nhiễm bằng phương pháp Lý- Hóa-Sinh

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm và các dòng thải

Hình 3-1: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tại xã Dương Nội huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

Hình 3-2: Sự suy giảm giá trị COD sau công đoạn hóa lý

Hình 3-3 : Sự giảm độ màu sau công đoạn hóa lý

Hình 3-4 : mức độ hấp phụ màu của than hoạt tính

Hình 3-5 : Kết quả xử lý COD

Hình 3-6 Kết quả xử lý BOD5

Hình 3-7 : Kết quả khử màu

Trang 5

Mở đầuTrong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành côngnghiệp dệt nhuộm đã góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế chung củanước ta.

Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đáp ứng nhu cầu lớn trong nước vàcòn thu được một một lượng ngọai tệ lớn nhờ xuất khẩu Mặt khác ngànhdệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động Hiệnnay công nghiệp dệt nhuộm đã trở thành một ngành mũi nhọn trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đã và đang được sự quan tâmmạnh mẽ của nhà nước

Ở nước ta hiện nay ngoài các cơ sở, nhà máy dệt nhuộm lớn thì cáclàng nghề truyền thống cũng đang phát triển mạnh mẽ Song cùng với sựphát triển này là những quá trình phát sinh trong sản xuất Đây luôn là vấn

đề khiến cho các nhà quản lí và các nhà khoa học quan tâm Hàng nămngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước lớn đẻ sản xuất sau đó thải ramôi trường khi chưa được xử lí hoặc đã xử lí nhưng chưa đạt tiêu chuẩnmôi trường Do vậy việc xử lí nước thải của nhà máy dệt nhuộm ngày càngtrở thành vấn đề cấp thiết

Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực này tôi đã chọn đề tài cho niên

luận là: “ Tổng quan các phương pháp xử lí nước thải dệt nhuộm”.

Trang 6

Chương I GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM

I Tình hình chung

Dệt nhuộm là một ngành công nghiệp nhẹ quan trọng trong nền kinh

tế của nước ta Ngành dệt nhuộm giải quyết việc làm cho hàng chục triệulao động Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành luôn đạt luôn đạttrên 10% một năm đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ.Hàng năm ngành dệt nhuộm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngànhcông nghiệp, đứng thứ hai sau ngành dầu khí, chiếm 19,8% tổng kim ngạchxuất khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp[ nguồn : Tổng công ty dệt may, 2006]

Theo bộ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2007 giá trị sản xuất côngnghiệp toàn ngành tăng 15,7% so với cùng kì năm trước, trong đó tổngcông ty dệt may tăng 26,8%, theo dự báo đến năm 2010 cả nước sẽ sảnxuất 2 tỷ mét vải xuất khẩu thu được 3.5 đến 4 tỉ USD tạo ra 1,8 triệu việclàm với mức tăng trưởmg bình quân là 14% Như vậy trong những năm tớiđây ngành dệt nhuộm vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân

I.1 Quá trình sản xuất của ngành công nghiệp dệt nhuộm

Ngành dệt nhuộm là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệsản xuất phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau Đồng thờitrong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nhiên liệu, hóa chất khác nhaucũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã màu sắc chủng loại khác nhau

Nguyên liệu chủ yếu của quá trình là xơ sợi, xơ nhân tạo để sản xuấtcác loại cotton và vải pha Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lôngthú, đay gai, tơ, tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng

Thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá tình cơ bản: Kéo sợi, dệtvải và xử lý, nhuộm và hoàn thiện vải Cụ thể gồm các công đoạn sau:

Trang 7

a Làm sạch nguyên liệu

Nguyên liệu thường được đóng gói dưới dạng các linh kiện bông thôchứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiênnhư bụi, đất, cỏ, rác nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch vàtrộn đều Sau quá trình này thu về các tấm bông phẳng đều, các sợi bôngnày được chải song song tạo thành các sợi thô

b Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi

Tiếp tục kéo sợi thô tại các máy sợi con để giảm kích thước sợi đốngđồng thời tăng độ bền và cuốn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệtvải Sợi con trong các ống nhỏ được đánh thành quả to để chuẩn bị dệtvải.Tiếp tục mắc sợi dồn là các quả ống để chuẩn bị cho công tác hồ sợi

f Nấu vải

Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi nhưdầu mỡ, sáp Sau khi nấu, vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao,hấp phụ hóa chất và thuốc nhuộm cao hơn vải mềm mại và đẹp hơn Vảiđược nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2-3 at) và

ở nhiệt độ cao (120-130 º C), sau đó vải được giặt nhiều lần

Trang 8

g Làm bóng vải

Để làm cho sợi coton trương nở, làm tăng kích thước các mao quảngiữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn,sợi bóng hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm Làm bóng vải bôngthường bằng dung dịch kiềm NaOH có nồng độ từ 280g/l đến 300 g/l, ởnhiệt độ thấp từ 10-20˚ C Sau đó vải được giặt nhiều lần đối với vải nhântạo không cần làm bóng

sử dụng H2O2 là hiêu quả nhất và tránh dùng NaClO

Tẩy vải bằng H2O2 sẽ giảm ô nhiễm môi trường nước Còn dùng chấttẩy là hợp chất có chứa clo sẽ tăng hàm lượng AOX của nứơc thải và thựcchất đó là các hợp chất clo sinh ra từ phản ứng phụ trong quá trình tẩy,chính các hợp chất này có khả năng gây ung thư

i Nhuộm vải và hoàn thiện

Với mục đích là tạo màu sắc khác nhau của vải, để nhuộm vải người

ta dùng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hóa chất trợnhuộm để tạo sự gắn màu cho vải Vải sau khi nhuộm xong luôn luôn đượcgiặt để tẩy thuốc nhuộm cho vải và hóa chất dư thừa khỏi bề mặt vải sợi

Phần hóa chất và thuốc nhuộm dư này đi vào nước thải phụ thuộcvào tính chất của quy trình nhuộm tính chất của thuốc nhuộm và độ đậmnhạt màu cần nhuộm Nói chung màu sắc càng đậm thì lượng thuốc nhuộm

Trang 9

dư đi vào nước thải càng lớn Đối với màu nhạt, lượng này vào khoảng 10đến 20%, còn với màu đậm là 30 đến 50%

I.2 Hóa chất, thuốc nhuộm

Các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề dệt nhuộm sử dụng một lượnghóa chất lớn cho quá trình tẩy nhuộm Sản phẩm dệt từ làng nghề chủ yếu

là sản phẩm để trắng, sản phẩm nhuộm chiếm một tỷ lệ nhỏ và chỉ sản xuấtkhi có yêu cầu Thành phần và lượng hóa chất cho sản xuất dệt nhuộm rất

đa dạng, về cơ bản bao gồm: hóa chất nấu tẩy

( H2O2, javen, xút, Na2SiO3, Na2CO3 axit dùng để giặt, trung hòa xut(HCl), các chất tẩy giặt, lơ tẩy trắng, các loại hồ (tinh bột sắn,bột gạo, ))

và các loại thuốc nhuộm

Các loại hóa chất sử dụng trong ngành dệt nhuộm có thể phân thànhhai loại:

(1) Thuốc nhuộm là hóa chất chính mang màu đã lựa chọn, khôngthể thay được trong quá trình nhuộm,và (2) Các hóa chất khác: là chất trợdùng trong như chất trợ giúpcho tất cả các khâu của qui trình dệt nhuộm,bao gồm chất trợ nấu, trợ tẩy, trợ nhuộm, trợ in hoa và trợ hoàn tất

I.2.1 Thuốc nhuộm

Ở nước ta hiện nay, thuốc nhuộm thương phẩm vẫn chưa được sản

xuất, tất cả các loại thuốc nhuộm đều phải nhập của các hãng sản xuấtthuốc nhuộm trên thế giới Có hai cách để phân loại thuốc nhộm:

Phân loại thuốc nhuộm theo cấu trúc hóa học: thuốc nhuộm trongcấu trúc có nhóm azo, nhóm antraquinon, nhóm nitro

Các loại thuốc nhuộm được phân loại theo lớp kĩ thuật hay phạm vi

sử dụng được trình bày trong bảng 1.2

Độ gắn màu cuả các loại thuốc nhuộm vào sợi vải rất khác nhau.Tỷ

lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 đến 98% và phần còn lại sẽ đi vào

Trang 10

nước thải In hoa là tạo ra các văn hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vảitrắng hoạc vải màu Hồ in là một hỗn hợp gồm các lọai thuốc nhuộm ởdạng hòa tan hay pigmen dung môi Các loại thuốc nhuộm dùng cho in nhưpigmen, hoạt tính, azo không tan và indigozol Hồ in có nhiều loại như tinhbột, dextrin, hồ alginat natri, hồ nhũ tương, hồ nhũ hóa tổng hợp Saunhuộm và in vải được giặt nóng, giặt lạnh nhiều lần.

Phần thuốc nhuộm không gắn vào vải và các hóa chất sẽ đi vào nướcthải.Vắt khô và hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chốngnhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số loại hóa chất chống phaimàu, chất làm nền

Trong các nguồn phát sinh nước thải của công nghệ dệt nhuộm thìnước thải của công đoạn nhuộm có mức độ ô nhiễm cao thành phần phứctạp, khó, xử lí đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ về các nguồn thải

I.2.2 Các loại hóa chất khác ( chất trợ ) sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm

Tùy thuộc vào mỗi loại quy trình công nghệ và công đoạn khác nhau

sẽ sử dụng các chất trợ khác nhau.Trong đó, các loại chất phụ gia sử dụngtrong mỗi cơ sở sản xuất và mỗi qui trình công nghệ thường là khác nhau

Sự thay đổi này phụ thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất, và mỗi quy trìnhcông nghệ thường là khác nhau.Theo các số liệu thống kê lượng hóa chất

sử dụng ở Việt Nam ngày càng tăng lên Bảng 1-1 đưa ra các loại lượnghóa chất và các loại phụ gia sử dụng tại Việt Nam

Bảng 1-1 : Hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm ở Việt Nam

[Tổng công ty dệt may, 2007]

Stt Loại hóa chất Lượng dùng (kg) N¨m 1996 N¨m 2000 N¨m 2010

I Chất trợ hồ sợi

Trang 11

6.315.0001.507.5002.645.300913.10098.600144.500

861.800461.700

1.699.000906.400

359.100235.9001.849.500240.000

704.900463.3003.628.900471.300

47.800358.700549.200309.800

94.000704.3001.078.300679.500

2.565.0001.710.000348.000

5.035.5003.357.000684.800

Trang 12

trực tiếp SO3Na polyazo, hòa tan trong

nước, nhuộm trắng cho sợi xenlulo không cần qua giai đoạn gia công trung gian

Thuốc nhuộm

axit

thuộc nhóm mono và điazohyđroxit aminosunfo, axit antraquynon, triaryl metan chứa một hoặc nhiều nhómaxit sunfoaxit

Có độ chịu ẩm kém thíchhợp cho việc nhuộm các loại sợi nylon, tơ tằm và len

Thuốc nhuộm

axit

Dạng công thức hóa họctổng quát của thuốc nhuộmhoạt tính là S-R-T-X

phản ứng với phân tử xenlulo hoặc thủy phân, nếu để bốc bụi ra ngoài sẽgây dị ứng da hoạc gây khó thở khi bị hít phải cho nước thải có độ màu cao

có độ hòa tan trong nướccao, liên kết với các sợiacrylic bằng liên kết ion

- Thuốc nhuộm

hoàn nguyên

có nhóm hoàn nguyên đa vòng và indogoit không tantrong nước có màu tươi và

độ bền cao, chứa nhóm

hấp phụ rất mạnh vào xơ xenlulo, dễ bị thủy phân

và oxy hóa về dạng không tan ban đầu

Trang 13

Thuốc nhuộm azo

không tan

được tổng hợp trực tiếp từ thành phần azo (R-OH) và thành phần diazo

một số chứa kim loại, chúng có khả năng tạo phức với Cu và Cr Các loại thuốc nhuộm này gây

ô nhiễm các kim loại nặng có mặt trong nước thải

Thuốc nhuộm

phân tán

chứa các nhóm amin tự do hoặc đã bị alkyl hóa (-NH2, -NHR, - NR2)

có độ hòa tan trong nước rất thấp đồng thời có khả năng chịu ẩm cao, có độ phân tán cao

Chương II ĐẶC TRƯNG DÒNG THẢI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆPDỆT NHUỘM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

II.1 Đặc tính dòng thải

Công nghệ dệt nhuộm tạo ra khí thải, nước thải, chất thải rắn , ônhiễm nhiệt và tiếng ồn Nhưng nước thải tạo ra nhiều nhất và là nguồn gây

ô nhiễm được quan tâm nhất

Các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải của công nghệ dệtnhuộm bao gồm:

Trang 14

-Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ các hợp chất chứa nitơ,pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi (trung bình chiếm 6% khối lượng xơsợi).

-Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột,

H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2 các loại thuốc nhuộm, các chấttrợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt Lượng hóa chất sử dụng đốivới từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nướcthải của từng công đoạn tương ứng Trong đó chỉ khoảng 10% tổng lượngnước thải đã được xử lí, còn lại đều thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận(cống thoát hoặc mương tiêu thoát)

Hàng năm, ngành công nghiệp dệt may sử dụng hàng nghìn tấn thuốcnhuộm Hiệu suất sử dụng cúa các loại thuốc nhuộm vào khoảng 70-80%

và tối đa là 95% Như vậy, một phần các loại hóa chất thuốc nhuộm sửdụng sẽ bị thải ra môi trường.Theo số liệu thống kê ngành dệt may thải ramôi trường khoảng 24-30 triệu m³ nước thải/năm.Trong đó có sự dao độnglớn cả về lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa theomặt hàng sản phẩm và chất lượng sản phẩm.Thành phần nước thải của côngnghệ dệt nhuộm rất đa dạng bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ (thuốcnhuộm, tinh bột, tạp chất ) và dạng vô cơ (các muối trung tính, các chất trợnhuộm v v)

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm từ côngđoạn nhuộm rất khác nhau độ pH cũng khá chênh lệch, phụ thuộc vào đặctính riêng của từng công đoạn.Tuy nhiên, hầu hết các công đoạn có nướcthải pH kiềm tính.Giá trị COD cao ở công đoạn làm sáng huỳnh quang,công đoạn làm mềm, công đoạn nhuộm và công đoạn tẩy trắng đều lớnhơn 2000mg/l Đáng chú ý nhất là công đoạn nhuộm vì ở đây sinh ra chủyếu là chất hữu cơ khó phân hủy, còn những công đoạn khác phần lớn làcác chất hữu cơ dễ phân hủy

Trang 15

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm và các dòng thải

Bảng 2-1: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải dệt nhuộm1

Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước

1 Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nh xu à xu ất bản Giáo Dục, trang 251

Ho¸ chÊt mµu,

Nước thải giặt có độ kiềm cao

Nước thải giặt có COD cao

Trang 16

chất bứo và sápNấu, tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,

soda, silicat nảti và xơ sợi vụn

Độ kiềm cao, màu tối,BOD cao (30% tổng BOD)

Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo,

Nhuộm các loại thuốc nhuộm, axít axetíc

và các muối kim loại

Độ màu rất cao, BODkhá cao (6% tổng BOD), TS cao

In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét,

muối kim loại, axít

Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ

Thực tế ô nhiễm nước thải phụ thuộc vào

-Loại sợi tự nhiên hay tổng hợp

- Phương pháp nhuộm (bề rộng, máy nhuộm, nồi hấp cao áp) và inhoa

-Hóa chất làm phẩm nhuộm, in hoa và làm các chất phụ trợ, các chấtdùng để xử lí sơ bộ

Bảng 2-2 Đặc tính nước thải của một số xí nghiệp dệt nhuộm ở

hàngpha dệtkim

Hàngpha dệtkim

Dệt len Sợi

Trang 17

800-420

800-1300

120-130

130

230-500

1200

570-450

400-230

210-Độ màu Pt - Co 350-600

250-500

1600

1000-300

260-Nước thải sản xuất dệt nhuộm có đặc tính như sau:

pH từ 4-12 thường là kiềm dệt len và tơ tằm

COD: 250-1500 mg/l (50-150 kg/tấn)

BOD: 80-500 mg/l với tỉ lệ COD : BOD5 =3 đến 5

màu sắc 500-2000 đơn vị Pt-Co

Sản phẩm Hoà tan trong nước Không tan trong nước

Khoáng chất Axít vô cơ

Axít hữu cơ (axetíc, formic, tartric)

Chất oxi hoá (NaOCl, H2O2, borat)

Chất khử

Trang 18

Thuốc nhuộm Axít (len), bazơ

Locô-este (chàm), thuốc nhuộm (vải bông), thuốc nhuồm màu kim loại (Ni, Co, Cr), thuốc nhuồm màu Cr

Bột màu và lưu huỳnhLưu huỳnh (pH<8.5)NiH, Amiliđen

Sản phẩm phụ

ngành dệt

AlimatCMCChất làm chậm, chất tẩy rửa

GômTinh bột

Như vậy, tất cả các công đoạn trong quá trình dệt nhuộm đều tạo rachất thải

Các chất thải có trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm nhìn chung

có thể được chia thành hai loại:

+Các loại hóa chất và phụ gia còn dư đi vào trong chất thải là cácloại chất vô vơ và hữu cơ dễ phân hủy

+Thuốc nhuộm không tận trích hết là các chất hữu cơ dễ phân hủy

Kế quả nghiên cứu cho thấy công đoạn hồ nấu nước thải ô nhiễmnặng nhất chỉ số hàm lượng về BOD5, TOC, TSS là cao nhất

II.2 Độ màu nước thải dệt nhuộm

Nước thải của công đoạn nhuộm có độ màu cao nhất, lên đến hơn

25000 Pt-Co.Trong công đoạn này độ kiềm (tính theo đơn vị mg CaCO3/ l)cũng khá cao, vì sử dụng môi trường kiềm mạnh để bắt màu cho vải đối vớimột vài loại thuốc nhuộm Nước thải có mầu khá đậm chủ yếu do nhuộmgây ra, ngay cả với nồng độ thuốc nhuộm rất thấp(0,3mg/l) cũng nhìn thấymàu bằng mắt thường Nguyên nhân chủ yếu gây màu là do thuốc nhuộmkhông ‘’tận trích’’ hết, hoặc không gắn màu vào xơ sợi và thải ra ngoài môitrường Các thuốc nhuộm có mức độ không gắn màu khác nhau Dưới đây

là bảng so sánh mức độ bắt màu của các thuốc nhuộm khác nhau

Trang 19

Bảng 2-4: Mức độ không gắn màu của một số thuốc nhuộm 2

Loại thuốc nhuộm Mức độ không gắn màu (%)

Thuốc nhuộm hoạt tính là “ thủ phạm chính gây ra màu nước thải”.Nơi nào càng sử dụng nhiều thuốc nhuộm hoạt tính thì nước thải có màucàng đậm Ước tính rằng nếu nhuộm với tỷ lệ 3% thuốc nhuộm hoạt tínhvới dung tỉ nhuộm là 1:10 mà đã tận dụng tới 80% thì sau khi giặt trongnước thải vẫn còn 60mg/l thuốc nhuộm hoạt tính thủy phân Để đạt tới giớihạn tương ứng với 0,3mg/l thì cần phải pha loãng 200 lần Màu nước thảiảnh hưởng trước hết là “ngoại quan” hay thẩm mỹ khó được chấp nhận

Hơn nữa, độ màu của nước thảicản trở hấp thụ oxi và bức xạ mặttrời, bất lợi cho hô hấp và sinh trưởng của quần thể vi sinh

II.3 Độc tính thuốc nhuộm

Độc tính thuốc nhuộm đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiêncứu tương đối đầy đủ Nhìn chung thuốc nhuộm đều thuộc loại có độc tính,giá trị LD50 của thuốc nhuộm đối với loài chuột nhắt vào khoảng 5000 mg/

kg và LD50 đối với loài chuột hương là khoảng 2600mg/kg Quá trìnhnhiễm độc có thể xẩy ra theo cơ chế sau :

-Nhiễm độc do tiếp xúc qua da và mắt gây ra những triệu chứng nhưmắt đỏ, sưng tấy, đau rát, tinh thần bị kích thích, cáu gắt

-Nhiễm độc qua đường hô hấp sẽ gây ra những triệu chứng: thở khòkhè, ho, thở ngắn, nóng miệng, cổ họng, ngực

-Nhiễm độc do ăn uống gây triệu chứng : co giật, bất tỉnh

2 Viện môi trường v t i nguyên, Công ngh à xu à xu ệ môi trường, Nh xu à xu ất bản Nông Nghiệp, trang254

Trang 20

Thuốc nhuộm là hóa chất cơ bản do vậy dễ có những độc tính nhấtđịnh, ngoài ra một số thuốc nhuộm là độc chất có khả năng gây ung thư.Trên thế giới đã có qui định tiêu chuẩn về độc chất đối với một số loạithuốc nhuộm, ví dụ như tiêu chuẩn về các hóa chất trong công nghiệp dệt

đã xác định những loại thuốc azo có thể tạo ra những hợp chất amide gâyung thư do sự phân hủy Một số loại thuốc gây bệnh ung thư được chỉ ra ởbảng 2-5 Để đảm bảo cho vấn đề môi trường, những loại thuốc nhuộm cóchứa hợp chất nhóm azo amin đazo bị cấm sử dụng, ví dụ thuốc nhuộmIsmament Yellow 2G, Pigmatex Yellow TCGG, Imperon Red KG 3R,Imperon Violet K-B, Imperon Dark Brown K-BRC

Bảng 2-5 Những loại thuốc gây ung thư

Nhóm thuốc nhóm azo có thể sinh ra hợp chất amit gây ung thư loại (A1)

Ngày đăng: 26/04/2013, 07:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-2 Cỏc loại thuốc nhuộm hay được sử dụng Tờn  thuốc  - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 1 2 Cỏc loại thuốc nhuộm hay được sử dụng Tờn thuốc (Trang 11)
Bảng 2-1: Cỏc chất gõy ụ nhiễm và đặc tớnh của nước thải dệt nhuộm 1 - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 2 1: Cỏc chất gõy ụ nhiễm và đặc tớnh của nước thải dệt nhuộm 1 (Trang 15)
Bảng 2-2 Đặc tớnh nước thải của một số xớ nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 2 2 Đặc tớnh nước thải của một số xớ nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam (Trang 16)
Bảng 2- 3: Thuốc nhuộm và chất thải trong quỏ trỡnh hoàn thiện vải - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 2 3: Thuốc nhuộm và chất thải trong quỏ trỡnh hoàn thiện vải (Trang 17)
Bảng 2-4: Mức độ khụng gắn màu của một số thuốc nhuộ m2 - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 2 4: Mức độ khụng gắn màu của một số thuốc nhuộ m2 (Trang 18)
Bảng dưới đõy tổng kết những nghiờn cứu sử dụng chất keo tụ để xử lý nước thải. - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng d ưới đõy tổng kết những nghiờn cứu sử dụng chất keo tụ để xử lý nước thải (Trang 25)
Bảng 3-1: So sỏnh chất lượng nước sau quỏ trỡnh xử lý ozon húa kết hợp keo tụ và trao đổi ion - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 3 1: So sỏnh chất lượng nước sau quỏ trỡnh xử lý ozon húa kết hợp keo tụ và trao đổi ion (Trang 26)
Bảng 3-2: Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải trước xử lý - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 3 2: Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải trước xử lý (Trang 31)
Bảng 3-3: Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải sau keo tụ - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 3 3: Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải sau keo tụ (Trang 32)
Bảng 3-4 Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải sau quỏ trỡnh hấp phụ trờn than hoạt tớnh - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 3 4 Hàm lượng chấ tụ nhiễm trong nước thải sau quỏ trỡnh hấp phụ trờn than hoạt tớnh (Trang 33)
Bảng 3-5: Kết quả xử lý nước thải sau giai đoạn kết tủa và hấp phụ - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ   NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
Bảng 3 5: Kết quả xử lý nước thải sau giai đoạn kết tủa và hấp phụ (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w