Tự nhiên a Vị trí địa lý Là một bán đảo, là châu lục nhỏ thứ 2 về diện tích, thứ 3 về dân số nằm ở phía Tây của lục địa Á – Âu là một phần của siêu lục địa Á – Phi – Âu Phía bắc giáp
Trang 1CHÂU ÂU Bài 1: Khái quát về Châu Âu
Diện tích: > 10 triệu km2 Dân số (2009): 738 triệu người
1 Tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Là một bán đảo, là châu lục nhỏ thứ 2 về diện tích, thứ 3 về dân số nằm ở phía Tây của lục địa Á – Âu (là một phần của siêu lục địa Á – Phi – Âu)
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen -> thuận lợi giao lưu với các khu vực khác trên thế giới
Châu Âu nằm ở vị trí “trái tim của bán cầu đất” (nằm ở trung tâm của thế giới) -> một vị trị vô cùng thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới
Các quốc gia nằm cả ở Châu Âu và Châu Á: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazactan, Gruzia, Azacbaizan
Các quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Châu Âu nhưng vẫn đc coi là thuộc Châu Âu (2 nước): Cộng hòa Sip, Manta
b) Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
b.1 Địa hình
Nhìn chung chịu tác động bào mòn mạnh mẽ, phần bắc Âu chịu tác động của băng hà -> bề mặt lục địa bị cắt xẻ mạnh
2/3 diện tích là bình nguyên và các vùng đất thấp (tập trung chủ yếu ở phía đông), ¼ là núi (chủ yếu ở phía tây, theo hướng B – N và Đ – T)
Chia làm 4 miền địa hình:
Vùng đất cao ở trung tâm
Hệ thống núi Alpơ ở phía nam
Vùng đất cao phía tây
Vùng đất thấp ở phía bắc
b.2 Khí hậu
Khí hậu Châu Âu chịu ảnh hưởng của biển và yếu tố địa hình Phía tây mang tính chất hải dương càng vào sâu trong lục địa tính lục địa càng thể hiện rõ
Khu vực cận cực vào mùa đông có tuyết và sg mù, độ ẩm khá
Một phần lãnh thổ thuộc vùng ôn đới -> do ảnh hưởng của biển nên thời tiết tương đối thoải mái dễ chịu
b.3 Sông ngòi
Phong phú, đa dạng
Có sự khác biệt giữa miền đông và miền tây Sông ở phía tây ngắn và dốc hơn, sông phía đông nhiều nước và bị đóng băng
b.4 Khoáng sản
Có tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn: than, sắt, dầu mỏ, khí đốt… nhưng vẫn là châu lục nhập khẩu nhiên liệu nhiều nhất trên thế giới
2 Kinh tế xã hội
a) Kinh tế
So với các châu lục khác, châu âu là châu lục của các quốc gia phát triển
Châu âu có nhiều nền kinh tế lớn: Đức, Ý, Pháp, Anh
Châu Âu là trung tâm của sự đổi mới và cải tiến, là khu vực có trình độ KH – KT hàng đầu thế giới: có sự khác biệt, phân hóa từ tây sang đông
Trang 2 Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chung là chậm lại và thấp hơn so với các khu vực tăng trưởng nhanh khác Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, vì Châu Âu là khu vực có nền kinh tế lớn nên cần nhiều nguyên, nhiên liệu….-> khủng hoảng năng lượng
Do cạnh tranh giữa châu âu với các thị trường, các khu vực khác
Trong các ngành kinh tế ở châu âu, cụ thể là công nghiệp thì ngành công nghiệp chế tạo giữ vai trò, vị trí hàng đầu, các ngành này có trình độ cao, mức độ chuyên môn hóa sâu sắc
Do lợi thế thống trị về kinh tế và chính trị hàng thế kỷ của châu âu châu lục này có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đối với thế giới, ảnh hưởng nên đáng kể đến thị trường thế giới
Tuy nhiên hiện nay châu âu đang gặp phải vấn đề lớn đó là khủng hoảng nợ công đang lan rộng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
b) Xã hội
Là khu vực có dân cư ở trình độ cao
Phúc lợi xã hội cũng lớn
Tuy nhiên dân số có xu hướng giảm, gia tăng dân số âm và ngày càng thu hẹp lại
Tỷ lệ sinh ở châu âu rất thấp
Ngoài ra châu âu có tỷ lệ thị dân cao -> phản ánh trình độ phát triển của các nước này
Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước châu âu rất cao Nguyên nhân:
Do khủng hoảng kinh tế
Sự cạnh tranh của lao động nhập cư và lao động trái phép sang châu âu
Do phúc lợi xã hội rất cao nên làm người lao động trở lên lười biếng
Bài 2: Liên Minh Châu Âu
1 Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu âu
Sự ra đời của liên minh châu đc dánh dấu bằng các sự kiện:
Ngày 18/04/1951 cộng đồng than – thép châu âu ra đời với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu (ECSC)
Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời ngày 25/3/1957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC Mục đích thành lập EURATOM là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên; trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh
tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hình thưc một “thị trường chung” mà lao động hàng hoá được tự do di chuyển như một thị trường nội địa
Ngày 08/04/1965 quyết định thống nhất 3 Cộng đồng này thành 1 cộng đồng chung dưới tên gọi: Cộng đồng châu Âu (EC)
Ngày 07/2/1992 tại Maastricht – Hà Lan, quyết định đổi tên thành Liên minh Châu với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội Và chính thức đổi tên vào ngày 1/11/1993
Trang 3 Ngày 1/1/1999 đồng tiên chung châu âu euro đã chính thức đi vào hoạt động trong phạm
vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Luxembourg, Phần Lan
Và kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của tất cả 11 nước thuộc EU -11 đã kết thúc lịch
sử tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông Hiện nay đã có 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro
Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu
đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực
2 Những thành tựu của liên minh
Về cơ cấu tổ chức: Nhằm hướng tới mục tiêu nhất thể hóa Châu Âu, EU đã xây dựng một
hệ thống thể chế như một “siêu quốc gia” với các cơ quan chính như: hội đồng châu âu, hội đồng bộ trưởng, ủy ban châu âu, nghị viện châu âu, tòa án châu âu, tòa kiểm toán châu âu, ủy ban kinh tế và xã hội, ủy ban về khu vực, ngân hàng đầu tư châu âu
Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ cột chính Tuy nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình “một cánh tay quân sự” bên cạnh “cánh tay kinh tế” với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ
Về chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, anh ninh, nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung Còn đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp định song phương và đa phương
Về xã hội: về cơ bản, các nước thành viên đang áp dụng một chính sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, (tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa thống nhất)
Về kinh tế: GDP của EU năm 1988 đạt 8.482 tỷ USD, được xem là lớn nhất thế giới (NAFTA: 8.150 tỷ USD, ASEAN: 845 tỷ USD), năm 2000 đạt 9.004 tỷ USD, năm 2010 đạt 15.950 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân năm 2010 là 1,8% Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí
Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, với doanh số 1.527,5 tỷ USD năm 1997, trong đó 50% là buôn bán giữa các nước thành viên Năm
2002, giá trị xuất khẩu hàng hoá của EU đạt 2.441,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá nội khối đạt 1.502,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng hoá ngoại khối đạt 939 tỷ USD Về nhập khẩu hàng hoá: năm 2002, EU đạt 2.437 tỷ USD, trong đó nhập khẩu nội khối đạt 1.506 tỷ và ngoại khối đạt 931 tỷ USD Như vậy, thương mại của EU phần lớn phát triển mạnh trong nội bộ khối nhờ khối tác động của chính sách nhất thể hoá kinh tế khu vực Ngày 1/5/2004, EU có 25 nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10 quốc gia mới Với việc mở rộng lần thứ 5 này EU trở thành một khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm khoảng 21,9% kim ngạch nhập khẩu của tập đoàn thế giới
3 Khó khăn và thách thức
Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với liên minh Châu Âu: khối EU là khối liên kết bao gồm nhiều thực thể khác nhau, có quyền lợi, lợi ích khác nhau -> khó khăn trong việc tìm
ra tiếng nói chung
Trang 4 Sự mở rộng EU (sự mở rộng lớn nhất năm 2004 có thêm 10 nước tham gia) sự kết nạp 1 loạt các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn hẳn đã tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển trong khối EU
Các nước châu âu nói chung và tây âu nói riêng đang gặp nhiều khó khăn về KT – CT –
XH Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình nhất thể hóa của liên minh châu âu
Bài 3: Cộng hòa Pháp
Pháp là một cường quốc kinh tế
Là cái nôi của nền công nghiệp thế giới
Có nguồn lực thuận lợi để phát triển kinh tế
1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Nằm ở khu vực Tây Âu
Có nhiều mặt giáp biển:
Phía tây bắc giáp biển Măng – sơ
Phía tây giáp vịnh Biscay và Đại Tây Dương
Phía nam là Địa Trung Hải
Giáp 8 quốc gia trên đất liền:
Phía đông bắc giáp các nước: Bỉ, Đức, Lucxembua
Phía đông giáp: Thụy sĩ, Italia, Monaco
Phía tây nam giáp: Andorra, Tây Ban Nha
Pháp có vị trí trung tâm giao thông ở Châu Âu, giáp với nhiều quốc gia có kinh tế, KHKT, văn hóa phát triển nên đã tạo thuận lợi cho nước Pháp trong quá trình phát triển đất nước
Diện tích: 551 nghìn km2 (phần lãnh thổ mẫu quốc của Pháp trên lục địa Châu Âu)
Ngoài ra Pháp còn 1 số vùng lãnh thổ nằm ở các lục địa khác
Hình thể có dạng lục lăng khá cân đối -> thuận lợi cho giao thông
Đứng thứ 3 châu âu về diện tích sau Nga và Ukraina
2 Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Pháp có địa hình phong phú và đa dạng (nhiều dạng địa hình: đồng bằng, đồi núi, bình nguyên)
1/2 diện tích nước pháp có độ cao trên 500m phần còn lại chỉ có độ cao dưới 300m
Có 2 đồng bằng lớn nhất là đồng bằng Pari và đồng bằng Akitanh nằm ở phía tây của đất nước Đặc điểm chung của các đồng bằng ở Pháp là chịu ảnh hưởng của biển -> thuận lợi phát triển nông nghiệp (vựa lúa mì của EU)
Núi của pháp phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.`
Phía đông là các dãy núi cao trong đó có dãy Alpơ với đỉnh cao nhất Mont Blanc
Vùng trung tâm nước Pháp là vùng núi thấp dưới 1000m thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy điện
Phía tây nam là dãy núi trẻ Pirênê làm thành biên giới tự nhiên với Tây Ban Nha
b) Khí hậu
Pháp có khí hậu ôn đới nhưng ôn hòa hơn các nước cùng vĩ độ (do chịu tác động của biển) Với mùa đông ấm áp (70C) còn mùa hè mát mẻ (160C) Lượng mưa trung bình khoảng 1000mm/năm
Trang 5 Vùng trung tâm và phía đông có tính lục địa rõ hơn nên mùa đông lạnh hơn và mùa hè nóng hơn
Miền nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa đông ấm, mưa nhiều, mùa hạ mát mẻ mưa ít
Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú
c) Sông ngòi
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phong phú có dạng nan quạt, thường đổ về phía tây, phân bố đều trên lãnh thổ
Toàn quốc có 32 sông lớn và vừa Trong đó phải kể đến:
Sông xen: dài 776km chảy qua thủ đô Pari -> tạo điều kiện thuận cho việc đi lại quanh năm
Sông Loa: dài 1020km bắt nguồn từ độ cao trên 1800m -> tạo ra vùng châu thổ rộng lớn
Sông Garon: dài 650km bắt nguồn từ dãy Pirene, có lưu lượng dòng chảy lớn, cửa sông sâu và rộng thuận lợi cho tàu thuyền ra vào
Sông Rôn: dài 812km, phần chảy qua Pháp 552km, hạ lưu sông này tạo nên đồng bằng Bắc Pháp
Ngoài ra, Pháp còn có hệ thống kênh đào dày đặc
Sông ngòi của Pháp có giá trị về giao thông, nông nghiệp, thủy điện, du lịch
d) Khoáng sản
Khoáng sản Pháp thuộc loại trung bình trên thế giới
Có nhiều loại khoáng sản: than, quặng sắt, boxit, uranium…
Pháp có trữ lượng than đá: 12 tỷ tấn, quặng sắt 8,5 tỷ tấn, boxit 60 tỷ tấn…
e) Tài nguyên rừng
Chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía đông
Có thể thấy ĐKTN của pháp khá điều hòa, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội
3 Dân cư – xã hội
Năm 2009 dân số 61,2 triệu người (thuộc loại trung bình trên thế giới)
Dân số già, có mức gia tăng thấp (0.5% năm 2008)
Mật độ dân số: 110 người/km2 có sự khác biệt giữa các vùng (tập trung đông ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn, trung bình ở vùng đồng bằng, thưa thớt ở miền núi)
Thành phần dân cư: có khoảng 15% là người nhập cư
Tỷ lệ lao động chiếm khoảng 40% dân số
Pháp là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong các nước EU ( năm 2008: 8,3%)
Tỷ lệ thị dân 78% vì pháp có ĐKTN quá thuận lợi nên tỷ lệ dân nông thôn khá nhiều
Văn hóa: Pháp là quốc gia có nền văn hóa lâu đời, phong phú
Pháp có 31000 công trình kiến trúc được bảo vệ và năm 2007 có 31 di sản thế giới
4 Kinh tế
Pháp là 1 cường quốc kinh tế ở Châu Âu, là 1 trong 4 cường quốc công nghiệp Tây Âu
Là một trong 8 nước phát triển hàng đầu thế giới
Cơ cấu: nông nghiệp 2,5%, công nghiệp 21,4% và dịch vụ 76,1%
GDP đạt 2.8 nghìn tỷ USD, GDP/người > 34k USD
Sự kết hợp giữa dịch vụ và các cơ sở công nghiệp rất đa dạng, nền nông nghiệp vững mạnh và có tiềm năng lớn
Trang 6 Pháp có vị trí quan trọng trên trường quốc tế thể hiện trong kim ngạch XNK năm 2009 đạt 1000 tỉ USD, là thành viên sáng lập EU, là 1 trong 5 nước thường trực hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc, là thành viên chủ chốt trong hội đồng pháp ngữ
Nền kinh tế pháp phát triển một cách toàn diện
a) Công nghiệp
Là 1 cường quốc công nghiệp với nhiều ngành nổi tiếng theo từng thời kỳ, trước đây là luyện kim và hiện nay là viễn thông
Công nghiệp đóng góp tới 80% giá trị xuất khẩu
Là 1 trong những nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới (cùng vói Anh, Đức), có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn đứng đầu thế giới
Công nghiệp năng lượng:
Sản lượng điện:> 570 tỉ KWh
Nhiệt điện tiêu tốn 1,7 tr tấn than đá, 3tr tấn dầu và 100tr tấn là nhập khẩu
Thủy điện chiếm 13 – 14% trong tổng sản lượng điện
Pháp chủ yếu dựa vào nguồn điện nguyên tử, hiện nay có khoảng 58 nhà máy điện nguyên tử và chỉ đứng sau Hoa kỳ về sản lượng, nhưng trình độ sx điện nguyên tử của Pháp đứng đầu thế giới
Công nghiệp luyện kim:
Là một ngành công nghiệp truyền thống của Pháp và đã từng đưa Pháp thành 1 cường quốc Do có lợi thế về tài nguyên và có nhiều lò luyện thép kiểu mới, là cha đẻ của lò luyện thép bằng điện
Hiện nay, sản lượng thép của Pháp là: 18 triệu tấn
Luyện kim màu cũng rất phát triển ở Pháp, khai thác boxit trước đây đứng đầu Châu Âu tập trung ở khu vực sông Rôn và núi Pirene
Sx ô tô: Pháp có ngành sx xe hơi sớm nhất trên thế giới và là cha đẻ của nhiều phát minh trong sx xe hơi Sản lượng xe hơi của Pháp chỉ đứng sau một số quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản
Công nghiệp hóa chất:
Cũng là một ngành thế mạnh của Pháp các sp như: chất kháng sinh, thủy tinh nhân tạo, cao su nhân tạo…
Pháp cũng là nước đứng đầu trong ngành chế biến thực phẩm: rượu, bơ, xúc xích, thịt xông khói…
Sx các mặt hàng chăm sóc sắc đẹp: chăm sóc da, mỹ phẩm, nước hoa…
Hàng không, vũ trụ:
Nổi tiếng với dòng máy bay Boing và A380 Airbus (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha) có khâu lắp ráp tại pháp
Máy bay concord là máy bay siêu âm nhưng bị ngừng hoạt động do chi phí cao và
có tai nạn
CNTT, kỹ thuật điện tử, thiết bị y học, viễn thông…
b) Nông nghiệp
Có nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm đa dạng, phong phú và đạt năng suất cao
Pháp sx và xk nông phẩm chiếm 23% của Châu Âu
Pháp đứng đầu Châu Âu về ngũ cốc, thứ 2 về rượu vang, thịt bò
Nông nghiệp là ngành truyền thống của pháp: có những vùng chuyên canh về rau, chăn nuôi bò
Hình thức tổ chức sx:
Trang 7 Trang trại có quy mô 23 – 25ha
Hợp tác xã: các hộ nông dân thường kết hợp với nhau
Nông nghiệp trình độ cao, sử dụng ít hóa chất, phân bón, máy móc nhưng năng suất rất cao
Sản phẩm:
Ngũ cốc: Lúa mì, ngô, lúa gạo trong đó lúa mì chiếm ½ diện tích có năng suất 70 tạ/ha, khoai tây, lúa mạch đen
Cây ăn quả: chiếm 10% trong tỷ trọng sx nông nghiệp, diện tích trồng nho 1,2 triệu ha ở khu vực thung lũng sông Loa, sông Garon
Sản phẩm chăn nuôi của pháp đáp ứng nhu cầu trong nước và 16% giá trị xk
Đứng đầu châu âu về số lượng đàn bò: 19 triệu con trogn đó có 6 triệu con bò sữa, sản lượng phomat đứng t2 sau Mỹ
Cừu: 12 tr con, lợn 15,5 tr con (t2 thế giới sau Đức)
Đánh bắt cá và nuôi trồng hải sản phát triển mạnh do những lợi thế về VTĐL…
c) Dịch vụ
Có vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh tế Pháp, chiếm tỷ trọng lớn nhất và thu hút nhiều lao động ( mỗi năm tạo thêm 20000 việc làm)
c.1 Giao thông vận tải
Giao thông đường sắt:
Ngành giữ vai trò quan trọng là ngành đường sắt vì: đây là một ngành ra đời từ rất sớm và hiện nay tiếp tục phát triển và hiện đại hóa Có các tuyến đường sắt đi đến khắp các tỉnh lị mà Pari là đầu mối lớn nhất
Chiều dài khoảng 40000 km, khổ đường rộng 1,435m, đứng đầu châu âu (trừ Nga) và đứng t5 thế giới
Chiều dài đường sắt tàu điện là dài nhất thế giới
Tàu cao tốc phát triển với vận tốc 300 – 400km/h và giá chỉ bằng 50 – 60% giá của một chuyến bay trên cùng một quãng đường như nhau
Hệ thống vận tải công cộng: phát triển hệ thống tàu điện ngầm dưới đất và hệ thống xe bus trên mặt đất
Thủ đô Pari là thủ đô đứng đầu thế giới về mật độ tàu điện ngầm: 113 tuyến tàu điện ngầm dưới đất 360 nhà ga, khoảng 2 – 3km lại có 1 ga tàu điện ngầm đc kết nối với hệ thống xe bus, giá vé rẻ
Giao thông đường ô tô cũng khá phát triển: là nước có mật độ và chiều dài lớn ở châu âu khoảng 1,5 triệu Km Hệ thống đường ô tô có chất lượng rất tốt và đc trải nhựa
Giao thông đường thủy:
Có 3 mặt giáp biển và đại dương -> thuận lợi cho giao thông đường thủy: cảng Macxay…
Pháp nổi tiếng là nước có đội tàu hiện đại, công suất lớn
Pháp có mạng lưới sông hồ lớn, nối liền với các kênh đào, có nhiều cảng sông trong đó có cảng Pari là cảng quan trọng nhất
Giao thông hàng không:
Pháp nằm ở trung độ của các đường bay, dịch vụ hàng không mang lại nguồn thu lớn, hãng hàng ko Air France đứng thứ 2 châu âu
Pháp có 480000km đường bay, có đường bay đến 106 nước với nhiều điểm dừng
và tổng số máy bay là 8000 chiếc
Thủ đô Pari có 3 sân bay lớn, lớn nhất là sân bay Sacđơgôn
Trang 8 Hiện nay pháp có trên 450 sân bay lên thẳng các loại với nhiều loại máy bay hiện đại công suất chuyên chở lớn
Giao thông đường ống: có trên 15k km đường ống dẫn khí ga, trên 3k km đường ống dẫn dầu, gần 5k km đg ống dẫn dầu thành phẩm
c.2 Ngoại thương
Là một trong những cường quốc XNK trên thế giới, đứng khoảng thứ 5 trên thế giới về kim ngạch XNK (1000 tỉ USD)
Hiện nay kim ngạch XNK của Pháp đang có sự thay đổi, chuyển sang nhập siêu (xuất
470 tỉ, nhập 530 tỉ năm 2009)
Nhập khẩu ko quá phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu
Ngoại thương của pháp là ngoại thương lành mạnh, nhập siêu để xuất siêu
c.3 Du lịch
Có ý nghĩa quan trọng đối với pháp
Hoạt động du lịch được tiến hành từ thế kỷ XIX
Có nhiều phong cảnh đẹp và có nền văn hóa rất phong phú: lâu đài, cung điện…nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như bảo tàng Louvre, nhà thờ đức bà…
Doanh thu đứng t3 thế giới sau mỹ và Tây Ban Nha (2006: 41,3 tỉ USD)
c.4 Chứng khoán, bảo hiểm ngân hàng
Thị trường chứng khoán Pháp đứng t2 châu âu, t6 thế giới
Đứng t4 thế giới về bảo hiểm tài sản và t5 thế giới về bảo hiểm nhân thọ
LIÊN BANG NGA
1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
LBN là nước có diện tích rộng nhất trên thế giới 17,1 triệu, bằng 1,8 diện tích Hoa kỳ, lãnh thổ của nước này trải dài trên 2 châu lục Á – Âu (Đông Âu và Bắc Á)
Chiều dài theo chiều B – N: 2500 – 4000km, Đ – T: 9000km
Tổng chiều dài đường biên giới (địa giới + hải giới) 40000km tương đương với đường xích đạo, giáp với 14 quốc gia và 2 đại dương (Bắc Băng Dg và Thái Bình Dương)
Nằm trải dài trên 9 múi giờ (3/2010 tổng thống Nga quyết định giảm từ 11 múi giờ xuống còn 9 múi -> dễ dàng trong quản lý)
Nga nằm ở vị trí trung gian của Bán Cầu Bắc, Nga có thể quan hệ với các quốc gia Châu
Âu, Bắc Phi và Mỹ, thuận lợi cho giao thông, phát triển kinh tế, văn hóa song phải chi phí tốn kém cho bảo vệ biên giới, an ninh quốc gia
2 Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình đa dạng, có sự phân hóa rõ rệt giữa miền đông và miền tây với sông Enitxay là danh giới tự nhiên:
Phía tây là đồng bằng: ĐB Đông Âu và ĐB Tây Xibia (ít có giá trị nông nghiệp)
Phía đông chủ yếu là núi và cao nguyên -> có nguồn tài nguyên lớn nhất nước Nga
Địa hình nước Nga thấp dần từ đông sang tây
b) Khí hậu
80% diện tích nằm trong đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa:
Phía tây có khí hậu ôn đới lục địa tương đối ôn hòa
Phía đông có khí hậu ôn đới lục địa điển hình (biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn)
Trang 9 Nhìn khí hậu nước Nga rất bất lợi, khí hậu lạnh giá 1/3 diện tích nằm trong khí hậu hàn đới gây khó khăn trong phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp
c) Thủy văn
Nga có mạng lưới thủy văn tương đối phong phú với nhiều con sông dài
Có > 2 triệu dòng sông, các con sông chảy theo hướng kinh tuyến (B- N) -> bất lợi cho giao thông đường thủy
Có sự khác biệt giữa miền đông và miền tây: miền đông có nhiều sông dài và lớn hơn nhưng lại bị đóng băng nhiều hơn phía tây
Có 12 hồ có thể chạy tàu trong đó có hồ Baican là hồ sâu nhất thế giới (1700m) với nhiều loài động thực vật đặc hữu
Có thể thấy Nga có nguồn tài nguyên nước phong phú, có giá trị thủy điện, nông nghiệp
d) Đất
Diện tích đất nông nghiệp là 210 triệu ha trong đó 125 triệu ha là đất canh tác
80% diện tích đất canh tác nằm ở khu vực có độ ẩm ko ổn định và ko đủ -> năng suất cây trồng thấp hơn so với các quốc gia khác
Đồng bằng Đông Âu có đất Potdon (6,4% diện tích đất nông nghiệp) và dải đất đen là tài sản chủ yếu của nước Nga
e) Rừng
Là cường quốc lớn nhất thế giới về rừng chiếm 1/5 trữ lượng gỗ thế giới
Rừng taiga chiếm 50% diện tích phân bố ở miền Đông Âu
f) Khoáng sản
Đa dạng về tài nguyên khoáng sản: than đá, dầu lửa, khí đốt, kim cương, vàng…
Vùng Xibia và viễn đông là vùng tài nguyên trụ cột của nước Nga
Trữ lượng than đá khoảng 7000 tỷ tấn lớn nhất thế giới, dầu lửa khoảng 60 tỷ tấn
3 Dân cư xã hội
Dân số năm 2010: > 140 triệu người
Tốc độ tăng dân số âm, đang có xu hướng giảm
Từ năm 1992 đến nay dân số liên tục giảm nguyên nhân:
Do chiến tranh
Khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 80 đầu 90 làm cho mức sinh giảm
Tỷ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp (do khủng hoảng, nghiện rượu, tội phạm)
Có sự chênh lệch về giới tính: tỷ lệ nữ nhiều hơn nam ( 53 và 47)
Mật độ dân số TB ở Nga khá thấp 8,5 người/km2 và có sự chênh lệch giữa các vùng: 80% dân số tập trung ở phần nước Nga châu âu
Tỷ lệ thị dân cao: 73%
Thành phần dân tộc phức tạp: có gần 100 dân tộc
Giáo dục:
Nền giáo dục phát triển, tỷ lệ biết chữ 98 %
Trẻ em từ 7 – 17 tuổi đc đi học miễn phí
Nga là cái nôi đào tạo các nhà khoa học cho nước Nga và các nước XHCN khác
Văn hóa – nghệ thuật:
Có nhiều thành phố với các công trình cổ kính như cung điện mùa đông, cung điện mùa hè…
4 Kinh tế
Bước vào tư bản chủ nghĩa muộn hơn các nước Tây Âu
Trang 10 Đầu TK 20, Nga là nước lạc hậu nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm -> kt kém phát triển
a) Nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của Liên Bang Xô Viết
Mô hình kinh tế của liên bang sau thời gian phát triển đã lỗi thời, ko đc điều chỉnh kịp thời
Chạy đua vũ trang với Mỹ
Sự suy thoái biến chất trong đội ngũ đảng viên
Một loạt các phong trào biểu tình, mít tinh gay gắt: CNHX búa liềm cộng cái chết, Đảng bàn tay đen, CNXH ko! Xin cảm ơn
b) Nước Nga thời kỳ hậu xô viết
Năm 1992 dưới sự lãnh đạo của tổng thống Borit enxin thực hiện chuyển sang nền kinh tế thị trường với chương trình:
Thực hiện tự do hóa giá cả nhưng ko có sự kiểm soát
Thực hiện giảm mạnh chi tiêu ngân sách TW, ổn định tài chính tiền tệ
Thực hiện tư nhân hóa trên quy mô lớn, coi đây là khâu trung tâm để biến thành nền kinh
tế thị trường
Ngay từ đầu Nga đã đặt ra mục đích sai lầm ( chuyển giao tài sản của toàn xã hội cho 1 tập thể, tư nhân hóa) Điều này đã đẩy nước nga vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 năm liền đều âm
Tổng sản phẩm GDP giảm 2 lần
Thu hút đầu tư nước ngoài chỉ còn 7 tỷ
Nợ nước ngoài 150 tỷ, nợ lg của người lao động, người về hưu, cảnh sát…
32 triệu người có mức sống thấp hơn mức giới hạn sống còn sinh học
Xuất hiện hàng loạt các tệ nạn xã hội: buôn người, tự sát, nghiện rượu, tham nhũng…
Địa vị chính trị trên trường quốc tế bị mất, phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài
Nước Nga biến thành thế giới thứ 3
Ngày 31/12/1999 enxin từ chức và giao lại cho Putin
Chính trị:
Tập trung vào củng cố quyền lực của điện cremlin
Xóa bỏ những chính sách không hợp thời và ko hiệu quả
Kinh tế: với những quyết sách đúng đắn , thích hợp nước Nga đã có những thành tựu đáng kể:
Chính trị ổn định ko còn các cuộc cách mạng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 đạt 9.2%, năm 2009: -9,7% (khủng hoảng kt), năm 2010: 3,8%
Nền kt Nga hồi sinh mạnh mẽ đc xếp vào những nước có nền kinh tế mới nổi BRIC và G8
Năm 2010: GDP đạt 1447 tỷ USD quay lại tốp 10 trên thế giới
Từ chỗ là con nợ nga trở thành 1 quốc gia dự trữ vàng và ngoại tệ thứ 3 thế giới sau TQ và Nhật
Xã hội:
Đời sống của người dân đc cải thiện, thu nhập bình quân tăng
Cơ sở hạ tầng liên tục đc hiện đại hóa và mở rộng
Quay trở lại chính sách đối ngoại kt toàn cầu
Khó khăn:
Phân hóa giàu nghèo