1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu thiết bị đúc trong khuôn mẫu chảy

14 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 420,33 KB

Nội dung

Đúc trong khuôn mẫu chảy thực chất là đúc trong khuôn cát nhưng mẫu được làm bằng vật liệu dễ chảy, là phương pháp đúc cho độ chính xác cao,chất lượng bề mặt tốt,có thể tạo ra các hình dạng phức tạp. Đây là một phương pháp đã xuất hiện rất lâu, từ hàng nghìn năm trước, tuy nhiên phương pháp này mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong khoảng 4050 năm gần đây + Mỗi khuôn thạch cao (hay khuôn vỏ) chỉ sử dụng cho một lần đúc, sau khi đúc xong phải phá khuôn để lấy sản phẩm, tuy nhiên mỗi khuôn có thể chứa rất nhiều sản phẩm để tăng năng suất chế tạo.

Trang 1

Lời Nói Đầu

Xã hội ngày càng phát triển, ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò rất quan trọng Trong quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí dùng nhiều công cụ lao động với kết cấu

và tính năng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện nhằm năng cao chất lượng sản xuất

Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung và ngành cơ khí nói riêng Đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải nẵm vững kiến thức cơ bản tương đối rộng Đồng thời phải biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết những vẫn đề cụ thể thường gặp trong thực tế sản xuất, trong kĩ thuật cũng như trong đời sống hàng ngày

Nghiên cứu khoa học với mục đích giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trước lúc ra trường, đồng thời phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi sinh viên khi đứng trướng một vẫn đề thực tế trong kỹ thuật Cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành cơ khí, thì nhu cầu sản xuất phải sử dụng máy mọc có độ chính xác cao, phải giảm sức lao động của con người, tăng năng suất lao động Nhằm tìm hiểu về vẫn đề đó đề tài của em thực hiện: Tìm hiểu thiết bị đúc trong khuôn mẫu chảy

Em xin chân thành các ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo T.S Lê Thượng Hiền đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho em nhiều kiến thức để hoàn thành báo cáo môn học này Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp D7 - CNCK

đã đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành môn học

Do lần đầu tiên làm quen với môn học còn nhiều mảng chưa nắm vững cho nên không thể tránh được những sai sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô

và các bạn Xin cảm ơn

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phan Văn Đức

Trang 2

TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ MÁY ĐÚC TRONG KHUÔN MẪU CHẢY

Chương I: giới thiệu về đúc trong khuôn mẫu chảy

1 Khái niệm về đúc trong khuôn mẫu chảy

Đúc trong khuôn mẫu chảy thực chất là đúc trong khuôn cát nhưng mẫu được làm bằng vật liệu dễ chảy, là phương pháp đúc cho độ chính xác cao,chất lượng bề mặt tốt,có thể tạo ra các hình dạng phức tạp

Đây là một phương pháp đã xuất hiện rất lâu, từ hàng nghìn năm trước, tuy nhiên phương pháp này mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong khoảng 40-50 năm gần đây

+ Mỗi khuôn thạch cao (hay khuôn vỏ) chỉ sử dụng cho một lần đúc, sau khi đúc xong phải phá khuôn để lấy sản phẩm, tuy nhiên mỗi khuôn có thể chứa rất nhiều sản phẩm để tăng năng suất chế tạo

+ Sản phẩm đúc có độ chính xác về kích thước cao , chất lượng bề mặt tốt, có thể tạo ra những hình dạng phức tạp từ vật mẫu ban đầu

+ Khi rót kim loại nóng chảy vào khuôn, thì khuôn cũng được nung nóng ở nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi để điền đầy khuôn và nuôi vật đúc

- Tuy nhiên phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy trải qua nhiều quá trình công nghệ phức tạp và kéo dài, nên giá thành vật đúc khá cao

2 Nguyên lý của phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy

- Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy dựa theo nguyên tắc tạo khuôn bằng cách sử dụng mẫu là chất dễ chảy lỏng khi gia nhiệt ( như sáp) , mẫu sẽ được bao bọc bởi các lớp vật liệu chịu nhiệt kết dính với nhau ( như thạch cao, cát….) Sau đó khuôn chứa mẫu sẽ được đem đi nung cho mẫu sáp chảy ra khỏi khuôn và để lại khoảng trống chính là hình dạng cho mẫu cần tạo ra

Trang 4

Chương II : Qúa trình đúc trong khuôn mẫu chảy

1 Các công đoạn đúc trong khuôn mẫu chảy

a Chế tạo khuôn

- Khuôn ép có thể làm bằng kim loại , xi măng hoặc thạch cao Chế tạo khuôn ép được tiến hành bằng , bằng gia công áp lực, đúc, gia công cơ khí hoặc đúc rồi gia công cơ khí Kết cấu của khuôn ép cũng thường chia làm 2 nửa khuôn ( để dễ lấy mẫu chảy ra khỏi khuôn ép ), có thể thống rót để rót mẫu chảy vào khuôn

Yêu cầu : chế tạo khuôn ép chính xác và nhẵn bóng vì nó quyết định độ bóng , độ chính xác của mẫu chảy

Chế tạo vật liệu dễ chảy: vật liệu dễ chảy bao gồm : nhựa thông, sáp paraphin, stearin Thành phần vật liệu dễ chảy thường như sau : 70% nhựa thông + 20% sáp + 10%

paraphin hoặc 30% paraphin + 70% stêarin

Nhiệt độ chảy của vật liệu dễ chảy thường là 50 - 900C

Yêu cầu vật liệu dễ chảy không được mềm ra ở nhiệt độ dưới 30 - 350C, đồng thời phải có tính chảy loãng để điền đầy khuôn ép

- Người ta nấu vật liệu dễ chảy trong lò nồi, điện trở hoặc cảm ứng Khi nấu cần phải khuấy đều và gạt bỏ những tạp chất khác nổi trên vật dễ chảy

b Chế tạo mẫu chảy:

- Ép vật liệu dễ chảy vào khuôn ép với áp suất khoảng 2at Để nguội cho mẫu đông đặc rồi mở khuôn ép, lấy mẫu và sửa mẫu

- Lắp một số mẫu với nhau thành một nhóm mẫu chảy có chung hệ thong rót: mục đích

để tăng năng suất đúc

- Chế tạo khuôn: sơn một lớp dung dịch chịu nhiệt lên nhóm mẫu chảy , thành phần sơn thừng là: 90% bột cát thạch anh + 7% cao lanh + 3% grafit trộn với dung dịch 20% nước thuỷ tinh + 80% nước

Thường sơn 2 - 3 lần đối với mẫu nhỏ, 4 - 5 lần đối với mẫu lớn Sau mỗi lần sơn ta rắc một lớp cát thạch anh và sấy ngoài không khí trong 30 - 40 phút

- Chiều dày lớp sơn cần đảm bảo là 1 1,5 mm Sau đó đem nhóm mẫu chảy đã được sơn

Trang 5

lớp vỏ chịu nhiệt đi làm khuôn cát bằng cách đặt vào trong hòm khuôn và tiến hành làm

khuôn trên máy rung (khuôn cát chỉ để tăng sức bền cho lớp vỏ)

- Sau đó sấy ở nhiệt độ 100 - 1200C để cho mẫu chảy ra ngoài và ta thu được khuôn đúc

Đối với những chi tiết nhỏ, có thể không cần làm thêm khuôn cát ở ngoài mà đem nhóm

mẫu đã được sơn lớp cát chịu nhiệt nhúng vào nước nóng hoặc hơ nóng ở nhiệt độ 80 -

900C làm mẫu chảy chảy ra ngoài và ta thu được lòng khuôn

- Sấy khuôn: sấy khuôn trong lò ở nhiệt độ 850 + 9000C để đốt cháy hợp chất dễ chảy

còn sót lại, đồng thời tăng độ bền và tăng tính thông khí cho khuôn

- Nấu chảy kim loại, rót kim loại vào khuôn, dở khuôn và làm sạch vật đúc

2 Quy trình đúc mẫu chảy một số loại khuôn

Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn thạch cao có thể tóm lược trong sơ đồ sau:

khuôn lưu hóa

cao su

Ép sáp vào khuôn

Mẫu sáp

Rót kim

loại vào

khuôn

Nung khuôn thạch cao cho chảy

Tạo khuôn thạch cao

Tạo cây sáp

Hoàn thiện sản phẩm

Phá

khuôn

lấy sản

phẩm

Làm sạch và đánh bóng sản

Trang 6

Chương III : Ứng dụng và ưu nhược điểm của thiết bị đúc

1 Ứng dụng

Phương pháp đúc khuôn mẫu chảy thường được sử dụng trong lĩnh vực kim hoàn, trang sức và một số lĩnh vực khác đòi hỏi sản phẩm có kích thước nhỏ và độ chính xác cao Tuy nhiên phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy để chế tạo một số chi tiết khá lớn trong lĩnh vực cơ khí, hàng không, năng lượng

 Các máy trong dây chuyền đúc khuôn mẫu chảy

+ Máy lưu hóa khuôn

Cấu tạo : gồm khuôn và bộ phận ép có thể gia nhiệt

Các bước sử dụng mô tả qua hình:

Công dụng của máy:

Máy lưu hóa khuôn được sử dụng để tạo ra các khuôn cao su nhằm sử dụng cho quá trình tạo ra các mẫu sáp Từ mẫu sản phẩm gốc, ta sử dụng máy lưu hóa khuôn để tạo ra khuôn

có phần khuyết giống như hình dạng của mẫu

Xuất xứ của máy

Máy lưu hóa khuôn có kết cấu khá đơn giản và được chế tạo tại Việt Nam

1 Quy trình sử dụng máy

2 Cắt các miếng cao su có kích thước giống như lòng khuôn thép

Trang 7

3 Đặt mẫu cần làm khuôn vào giữa các miếng cao su, tạo rãnh rót cho khuôn cao su.

4 Đặt tấm khuôn thép vào máy lưu hóa cao su

5 Cài đặt thời gian hoạt động cho máy

Thời gian lưu hóa = số miếng cao su làm khuôn x 8 phút

5 Bật công tắc máy, dùng pittong ép các lớp cao su lại với nhau, sau đó cứ 5 phút lại

ép xuống 1 lần, sau 3 lần ép thì không ép nữa

6 Sau khi máy tắt, chờ khuôn nguội tiến hành mổ khuôn lấy sản phẩm

+ Máy bơm sáp chân không tự động.

Mô tả máy

Máy bơm sáp chân không tự động bao gồm một máy hút chân không, hệ thống nấu chảy sáp, hệ thống vòi phun và hệ thống điều khiển

Công dụng máy

- Máy bơm sáp chân không tự động có tác dụng nấu chảy sáp và tạo áp lực bơm sáp từ vòi phun vào trong khuôn cao su để tạo ra mẫu sáp Khuôn cao su có thể được sử dụng nhiều lần để tạo ra nhiều mẫu sáp

Trang 8

+ Máy trộn thạch cao.

Mô tả máy

- Máy trộn thạch cao bao gồm bầu rung, cần khuấy và khoang chứa Các lát (Flask) được đặt trong khoang chứa và được hút chân không Khi thạch cao đã được trộn đều, máy hút chân không rồi rót thạch cao vào trong lát (Flask)

Trang 9

Công dụng máy.

- Máy trộn thạch cao vừa có thể khuấy vừa có thể rung để trộn đều thạch cao với nước Hút chân không nhằm loại bọt khí ra khỏi thạch cao gây rỗ lên bề mặt vật đúc

Lò nung.

Mô tả máy

 Lò nung được trang bị các điện trở nhiệt có thể nung đến nhiệt độ khoảng 1100o Lò nung có kết cấu kín, có ống khói để xả khí cháy ra ngoài Thiết bị có nhiệt độ rất cao

và dòng điện sử dụng lớn nên rất cẩn thận khi thao tác để tránh tai nạn trong khi làm việc Lò có thể được lập trình nhiệt độ theo chương trình định sẵn

Công dụng máy

Lò nung được sử dụng để nung khuôn thạch cao lên nhiệt độ cao, nấu chảy và bốc hơi sáp trong khuôn

Máy đúc chân không.

Mô tả máy

 Máy đúc chân không thực chất là một lò nung trung tần Máy có khả năng nấu chảy kim loại rất nhanh trong một cốc nấu và buồng nấu được cách ly (chỉ quan sát được cốc nấu kim loại qua cửa sổ bằng kính) Máy có thể nung tới nhiệt độ 1800oC, có thể nấu chảy được nhiều kim loại hay hợp kim như đồng, nhôm, bạc, vàng, platin,

Trang 10

thép… Khi rót kim loại, buồng nung được hút chân không và điền đầy bởi khí trơ Máy đúc hỗ trợ việc rót kim loại ngay trong buồng nung Máy sử dụng Argon làm khí trơ và cần thêm hệ thống giải nhiệt bằng nước phụ trợ

Công dụng máy

Máy đúc được dùng để nung chảy kim loại và rót kim loại nóng chảy vào trong khuôn thạch cao

Máy phun cát.

Mô tả máy

 Máy phun cát là một hệ thống sử dụng khí nén nhằm phun các hạt cát mịn với tốc

độ cao vào vật đúc sau khi đã hoàn thành Máy được kết nối với máy nén khí, cát được tuần hoàn trong máy và sử dụng nhiều lần Cát được bắn trong một buồng kín và người sử dụng sẽ thao tác với vật thể qua găng tay

Trang 11

Công dụng máy.

 Máy phun cát được sử dụng để làm sạch vật đúc sau khi phá khuôn thạch cao Cát

ở tốc độ cao sẽ loại bỏ những phần thạch cao còn bám lại ở những vị trí khó loại bỏ như hốc, lỗ…

2 Ưu điểm, nhược điểm

a Ưu điểm

-Đúc trong khuôn mẫu chảy là một phương pháp mới nhiều ưu điểm So với đúc bằng khuôn cát, đúc mẫu chảy có thể làm được các chi tiết phức tạp, có thành mỏng, chất lượng

bề mặt cao, giảm đáng kể lượng gia công cơ khí, nhiều chi tiết đúc xong có thể sử dụng ngay Đúc mẫu chảy có thể làm được các sản phẩm có trọng lượng từ vài gram đến vài chục kilogram

-Đúc được những hợp kim khó chảy như thép không rỉ, thép gió…

-Độ chính xác và độ bóng bề mặt vật đúc rất cao vì: độ chính xác của mẫu chảy lớn, không có mặt phân khuôn nên không có sự sai lệch khuôn và khuyết tật do lắp ráp khuôn gây ra, không có nguyên công rút mẫu nên giảm được sai số do việc rút mẫu, giảm đáng

Trang 12

kể lượng dư gia công cơ khí, rót kim loại lỏng vào khuôn đã được nung nóng nên giảm ứng suất nhiệt do đó vật đúc ít bị nứt, cong vênh

-Giảm thời gian gia công cơ khí

b Nhược điểm

 Cường độ lao động cao

 Chu trình sản xuất dài,

 Giá thành chế tạo khuôn cao

 Khuôn chỉ đúc được một lần

Trang 13

Mục lục

Lời Nói Đầu……… 1

Chương I: giới thiệu về đúc trong khuôn mẫu chảy……… 2

1 Khái niệm về đúc trong khuôn mẫu chảy……… 2

2 Nguyên lý của phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy……… 2

Chương II: Qúa trình đúc trong khuôn mẫu chảy……….4

1 Các công đoạn đúc trong khuôn mẫu chảy……… 4

a Chế tạo khuôn……….4

b Chế tạo mẫu chảy……… 4

2. Quy trình đúc mẫu chảy một số loại khuôn………5

Chương III: Ứng dụng và ưu điểm nhược điểm của thiết bị đúc trong khuôn mẫu chảy 7

1 Ứng dụng……… 7

2 Ưu điểm,nhược điểm……… 11

a Ưu điểm………11

b Nhược điểm……… 12

Mục Lục……….13

Tài Liệu Tham Khảo……… ……….14

Trang 14

Tài Liệu Tham Khảo

1. Sổ tay thiết kế đúc Phạm Quang Lộc ,NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội 1985

2 Giáo trình đúc kim loại màu, Hoàng Trọng Bá

3 Giáo trình công nghệ đúc, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2006

4 Tài liệu từ Internet

Ngày đăng: 17/12/2015, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w