giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật 2. lý luận nhà nước và pháp luật 2. bài giảng lý luận nhà nước và pháp luật 2.câu hỏi trắc nghiệm lý luận nhà nước và pháp luật 2. đề cương lý luận nhà nước và pháp luật 2
Trang 1GVHD: Nguyễn Thị Hàn Diễm Mi
Khoa luật – Đại Học Cần Thơ
Trang 2Nguồn gốc, Bản chất, hình thức, chức năng, các kiểu pháp luật
1. Nguồn gốc ra đời pháp luật
• Nhà nước và pháp luật ra đời cùng một
lúc, cùng tồn tại, biến đổi, phát triển và
tiêu vong
• Nguyên nhân nào làm xuất hiện NN thì
cũng chính nguyên nhân đó làm xuất hiện pháp luật
Như vậy:
Pháp luật ra do đấu tranh giai cấp và
nhu cầu quản lý XH
Trang 3
Nhà nước - thay thế - Thị tộc
Pháp luật - ???
Trang 4
Nhà nước - Thị tộc
pháp luật Tập quán
Đạo đức, tôn giáo
Trang 5 Giai cấp cầm quyền không muốn tiếp tục sử dụng các quy phạm xã hội cũ (Tôn giáo, đạo đức, tập quán) vì không có lợi cho họ => họ đặt ra pháp luật
Phong tục, đạo đức, tập quán bất lực (do lạc hậu, và do không còn được tự giác tuân
theo) không đủ sức điều chỉnh những QHXH mới => cần pháp luật để giữ XH trật tự
Trang 6BẢN CHẤT PHÁP LUẬT
1 Bản chất pháp luật
Tính giai cấp: pháp luật chính là ý chí của giai cấp
thống trị
Tính xã hội: pháp luật có mục đích giữ cho xh trật tự
ổn định, để làm được điều đó, pháp luật phải phù hợp với xã hội bao gồm trình độ phát triển kt của
xh, phong tục, đạo đức, tập quán
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội và được NN đảm bảo thực hiện.
Trang 8Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức Pl mà NN (tòa án) thừa nhận những tập quán sẵn có để
giải quyết những vụ việc cụ thể NN nâng tập quán lên thành luật và dùng quyền lực đảm bảo cho nó được thực hiện
ở VN, tập quán pháp chỉ áp dụng trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình khi không có luật thành văn điều chỉnh, không trái đạo đức và tinh thần chung của PL
Trang 9Tiền lệ pháp
Là hình thức pháp luật mà trong đó những lập luận trong phán quyết của tòa án (quyết định của cơ quan hành chính NN) được lấy làm mẫu để giải quyết những vụ việc có
tính chất tương tự xảy ra sau đó
Tiền lệ pháp áp dụng nhiều ở các nước theo
hệ thống pháp luật (gia đình pháp lý )Anh- Mỹ
Trang 11CHỨC NĂNG PHÁP LUẬT
Chức năng điều chỉnh
Chức năng giáo dục
Chức năng bảo vệ
Trang 12Kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ
Kiểu pháp luật phong kiến
Kiểu pháp luật tư sản
Kiểu pháp luật xhcn
Trang 13Bản chất, vai trò, các nguyên tắc của pháp luật XHCN
Khái niệm pháp luật xhcn: là hệ thống các quy tắc
xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, do nn xhcn ban hành và đảm bảo thực hiện.
Bản chất pháp luật xhcn:
+ tính giai cấp công nhân của pl xhcn: phản ánh
ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Pl bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
+tính xã hội: bên cạnh lợi ích giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, pl xhcn còn bảo vệ lợi ích chung của xh
Trang 14Vai trò PL XHCN
Thể chế hóa chủ trương, đường lối của ĐCS
Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy
Trang 15QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung
có tính bắt buộc do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội
KHÁI NIỆM NÀY CHUẨN CHƯA??
Trang 17QPPL là bộ phận cấu thành pháp luật
Trang 18tù từ hai năm đến bảy năm.
2 Phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì
bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
Trang 19QPPL VÀ ĐIỀU LUẬT
Điều 99 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy
tắc hành chính
1 Người nào vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm
2 Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt
tù từ năm năm đến mười hai năm
Trang 20ĐẶC ĐIỂM CỦA QPPL
Là quy tắc xử sự chung
Có tính bắt buộc
Do nn ban hành hoặc thừa nhận (thành
văn hoặc bất thành văn)
Ranh giới hợp pháp và bất hợp pháp
Hệ thống và thang bậc (qppl nằm trong một chỉnh thể thống nhất để tạo nên hệ thống
pl, qppl hiến pháp có giá trị pháp lý cao
nhât)
Trang 21NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC
NHAU VỀ CẤU THÀNH CỦA
QPPL
Quan điểm 1: giả định, quy định, chế tài
Quan điểm 2: những điều kiện tác động của qppl và hậu quả pháp lý (quy định hoặc chế tài)
Trang 22Cấu thành của quy phạm
pháp luật
Một quy phạm pháp luật về nguyên tắc cần được cấu thành bởi 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài
pháp luật, nêu lên hoàn cảnh, điều kiện,
tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống
và chủ thể nào rơi vào trong tình huống đó.
Ví dụ:
- Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao
thông phải thực hành trên xe tập lái và có
giáo viên bảo trợ tay lái
Trang 23Giả định (tiếp theo)
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ VN
mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân
VN thì có quốc tịch VN
- Người nào bắt cóc người khác làm con tin
nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 2 tháng đến 7 năm
Trang 24Giả định (tt)
Như vậy, để tìm bộ phận giả định câu hỏi sau đây cần
được trả lời: Ai, chủ thể nào, trong hoàn cảnh,
điều kiện nào?
Ví dụ:
- Nghiêm cấm hành vi hành hạ, ngược đãi ông bà cha
mẹ, người có công nuôi dưỡng mình.
- Nghiêm cấm điều khiển các loại xe trong các trường hợp sau đây: do tình trạng sức khỏe, không tự điều khiển được tốc độ xe Không có đủ giấy tờ quy định Nồng độ cồn trong máu vượt quá 800mmg/100mml máu.
Trang 25Giả định
Như thế nào là một giả định tốt???
Trang 26+ tình huống phổ biến, điển hình
+ hoàn cảnh điều kiện rõ ràng, sát thực tế+ dự trù tối đa tình huống có thể
Trang 27+ giả định đơn giản: chỉ nêu lên một điều
kiện, hoàn cảnh ( công dân phải trung thành với tổ quốc; hoặc cha mẹ có nghĩa vụ và
quyền thương yêu, chăm sóc, giáo dục con
cái)
+ giả định phức tạp: đặt ra nhiều tình huống,
nhiều hoàn cảnh (Đ90 Luật HNGD: trong
trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, hòa giải tại tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn thì tòa ra quyết định cho ly hôn)
Trang 28Quy định
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp
luật, thông thường quy định nêu lên cách
thức xử sự mà chủ thể được nêu ở giả định
phải thực hiện (quyền và nghĩa vụ của chủ
thể)
Bộ phận quy định chứa đựng ý chí hoặc mệnh lệnh của nhà nước đối với chủ thể được nêu ở giả định Yêu cầu có thể được thể hiện dưới
dạng cấm, cho phép, bắt buộc, gợi ý
Trang 29Quy định
Để tìm bộ phận quy định chúng ta cần trả lời câu
hỏi: Phải làm gì, không được làm gì, làm như
thế nào?
Bộ phận quy định liên quan đến việc thực hiện
chức năng gì của pháp luật?
Có trường hợp nào bộ phận quy định không nêu lên các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể??
Trang 30Quy định
Công dân VN là người có quốc tịch VN.
Điều 163 BLDS: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quy phạm định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào
đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý
Thủ đô của nước CH XHCNVN là Hà Nội
Quy phạm tuyên bố
Trang 31HỎI: các điều luật của BLHS có bộ
phận quy định không?? Tại sao?
Vd: Điều 139: người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500nghin đồng đến dưới 5tr đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3
năm hoặc tù từ 6thang đến 3 năm.
Trang 33Chế tài
k/n: Là bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp xử lý mà chủ thể được nêu ở giả định phải gánh chịu khi không tuân theo yêu cầu,
mệnh lệnh của bộ phận quy định.
VD: Điều 142 BLHS:
Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản
của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền
từ 5tr đến 50tr, cải tạo k giam giữ đến 2 năm
hoặc tù từ 6thang đén 2 năm.
“chế tài” = hậu quả pháp lý bất lợi
Trang 34Chế tài
Có trường hợp, Điều luật không đặt ra hậu quả bất lợi mà chỉ là “ một phương pháp xử lý”, có thể là hình thức khuyến khích, khen thưởng
Trang 35Vd: điều 289 BLHS 1999 (sđ, bs 2009):
Trong trường hợp bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của
đã dùng để đưa hối lộ
Khoản 3 Điều 314 BLHS:
Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động ngăn cản người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt…
Trang 36Chế tài
Chế tài có quan hệ mật thiết với trách nhiệm pháp lý Bộ phận chế tài thực hiện chức năng gì của
pháp luật???
Tại sao không tìm thấy chế tài
trong Hiến pháp??
Trang 37Phân tích cấu thành của qppl sau
Mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc
xử lý vi phạm hành chính phải được tiến
hành nhanh chóng, công minh, triệt để Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp
luật
Trang 38Phân tích cấu thành của
qppl Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì
lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
Trang 39Phân tích cấu thành của
qppl
Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc tù từ 3thang đến 2nam
Trang 40Những vấn đề quan tâm liên
quan đến cấu thành quy phạm pháp luật
Trang 41VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT
Khái niệm VBQPPL
Điều 1 Văn bản quy phạm pháp luật
1 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trang 42 Điều 2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4 Nghị định của Chính phủ.
5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7 Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9 Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10 Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Trang 43 Chỉ ra mâu thuẫn giữa Điều 1 và Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL????
Đ1:“là vb do cơ quan nn ban hành hoặc
phối hợp ban hành”
Cơ quan nn gồm những cơ quan nào??? ĐH Tiền Giang phải cơ quan nn k?
Quyết định của TTg CP phải VBQPPL k?
Tìm xem ở Đ2 có VB QPPL nào do 2 cơ quan
nn ban hành k?
Trang 44 “ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục do Luật định, chứa đựng quy tắc xử sự chung”
VB do TW ban hành?
VB do địa phương ban hành?
Đúng hình thức được hiểu ntn?
Bản án của Tòa án có phải VB qppl k??
Phân biệt VB QPPL và VB áp dụng PL??cho
ví dụ?
Trang 45 Đúng trình tự thủ tục?
tục?
Trang 46Quy trình làm luật
ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ VỀ LUẬT, PHÁP LỆNH:Chủ thể đề nghị:
+ Cơ quan, tổ chức có quyền trình dự án
Luật, Pháp lệnh
+ Chính phủ
+ Đại biểu quốc hội
Trang 47 THẨM TRA ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ VỀ LUẬT,
Trang 48 UBTVQH cho ý kiến đối với Đề nghị, kiến nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh.
Quốc hội ban hành Nghị quyết về chương trình xây dựng Luật, PL
Soạn thảo Luật, PL:
Trang 49Chủ thể phân công cơ quan
soạn thảo
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội - các dự án luật
do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình
+ Do đại biểu Quốc hội trình - đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công
+ Do Chính phủ trình thì Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì
soạn thảo
+ Do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan
tổ chức đó chủ trì soạn thảo
Trang 50 Lấy ý kiến đối với Dự thảo L và PL: lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin về xây dựng pháp luật của Chính phủ.
Thẩm tra Dự án Luật, PL: Cơ quan đã thẩm tra đề nghị, kiến nghị thì tiếp tục thẩm tra Dự án L và PL
Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết thông qua Dự án Luật
UBTVQH xem xét, biểu quyết thông qua Dự án PL, chủ tịch QH ký.
Công bố Luật, PL
Trang 51 Khái niệm Hệ thống VBQPPL:
Là tổng thể các vbqppl có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hiệu lực pháp lý
+xét theo chiều dọc hình tháp: trật tự thang bậc pháp lý từ cao xuống thấp
+xét theo chiều ngang: vb phải thống nhất
về nội dung, không chồng chéo
Trang 52 Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lý cao nhất
A Nghị Định
B Thông tư
C Pháp lệnh
D Lệnh
Trang 53 Thông tư của Chánh án TAND tối cao và
Thông tư của Viện trưởng VKSND TC, vb nào
có giá trị pháp lý cao hơn?
Trang 54Hệ thống vbqppl ở Việt
Nam
Điều 2 Luật ban hành VBQPPL:
12 chủ thể, cơ quan ban hành
Phân loại: vbqppl chia 2 loại: VB Luật và
VB dưới luật
Văn bản nào là vb Luật???
Phân biệt vb Luật và VB dưới luật??
Bộ Luật có phải là vb qppl không???
Luật và bộ luật khác nhau như thế nào?
Kể tên một số Bộ luật ở nước ta??
Trang 55Phân biệt vb luật và vb dưới
tư…
+Bộ luật: số lượng ít hơn, phạm vi điều chỉnh rộng và tính ổn định cao Bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật lao động…
Trang 56 VB dưới luật: giá trị pháp lý thấp hơn vb Luật
Ban hành không trái HP và Luật
Các văn bản dưới luật:
• Nghị quyết của QH
• Pháp lệnh của UBTVQH
• Nghị định của Chính phủ
• Quyết định của TTg CP
Trang 57Những Vb sau đây có phải là VBQPPL không??
Quyết định đình chỉ vụ án của Hội đồng xét xử
Nội quy của trường Đại Học Tiền Giang
Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ
Quyết định của chủ tịch nước
Quyết định của bộ trưởng
Quyết định của UBND huyện Cái Bè
Quyết định của chủ tịch UBND TP Mỹ Tho
Trang 58 Chỉ thị của Thủ tướng CP ban hành trước ngày 1/1/2009
Nghị định “không đầu”
Nghị quyết của QH là vb Luật hay Vb dưới luật??
Trang 59Mục đích ban hành NQ của QH
Nghị quyết được ban hành để quyết định
nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội;
dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ
ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước;
Trang 60 phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; nghị quyết dùng để ổn định chế độ công tác của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc
Quốc hội, ví dụ: quy định chế độ làm việc
của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội;
Trang 61 nghị quyết dùng để phê chuẩn các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
nghị quyết còn dùng để quyết định các vấn
đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Trang 62 NQ = Luật
Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày
29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) của Việt
Nam có phần Phụ lục bao gồm các nội dung
áp dụng trực tiếp một số cam kết có liên
quan đến các quy phạm pháp luật của các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Luật sư năm 2006…
Trang 63 Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày
14/11/2010 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010
Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp năm 1992
Luật sd,bs Luật
HP chưa quy định vb nào sd, bs Hp NQ