1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chương trình môn học cơ kỹ thuật (trình độ trung cấp nghề)

8 1,3K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 30,49 KB

Nội dung

VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí ở học kỳ I của khóa học, có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô-đun sau: Giáo dục thể chất, giáo dục quố

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: CƠ KỸ THUẬT

Mã số môn học: MH 09

Thời gian của môn học: 60 h (Lý thuyết: 60 h; Thực hành: 0 h)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí ở học kỳ I của khóa học, có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô-đun sau: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, vẽ kỹ thuật, ngoại ngữ, TH nguội cơ bản, TH Hàn cơ bản, kỹ thuật chung về ô tô

- Tính chất của môn học: là môn cơ sở nghề bắt buộc

II MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Học xong môn học này học viên có khả năng:

+ Xác định và tính toán được tải trọng và phản lực liên kết, trọng tâm cân bằng ổn định của vật rắn

+ Tính toán được các lực ma sát

+ Xác định và tính toán được các loại chuyển động, vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến

+ Khái niệm được về kéo nén, xoắn, uốn, cắt dập

+ Tính toán, chọn được ứng suất, kích thước mặt cắt của thanh chịu kéo - nén, trục chịu xoắn, dầm chịu uốn bị cắt dập ở trạng thái nguy hiểm và trạng thái

an toàn của vật liệu

+ Đọc hiểu được các sơ đồ truyền động

+ Chọn lựa được các cơ cấu truyền động bánh răng, cơ cấu xích, cơ cấu bánh vít trục vít, bộ truyền đai thông dụng để áp dụng cho từng trường hợp truyền động thực tế

+ Biết được nguyên lý hoạt động của các cơ cấu đảo chiều để giải thích một số

cơ cấu làm việc của một số máy thông dụng

III NỘI DUNG MÔN HỌC:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số

Thời gian Tổng

số Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra *

(LT hoặcTH)

- Các tiên đề tĩnh học 4 4

- Hệ lực phẳng đồng quy và

hệ lực phẳng song song 4 4

- Mô men của lực đối với 4 4

Trang 2

một điểm ngẫu lực.

- Trọng tâm cân bằng ổn

- Chuyển động cơ bản của

- Những khái niệm cơ bản

về sức bền vật liệu 2 2

- Những khái niệm cơ bản

- Cơ cấu truyền động ăn

- Cơ cấu biến đổi chuyển

- Cơ cấu biến đổi chuyển

động quay thành chuyển

động lắc

- Cơ cấu biến đổi chuyển

động quay thành chuyển

động gián đọan

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết:

Chương 1: Cơ học lý thuyết - Tĩnh học.

Mục tiêu:

Học xong chương này người học có khả năng:

- Trình bày đầy đủ các tiên đề, các khái niệm và cách biểu diễn lực, các loại liên kết cơ bản

Trang 3

- Biểu diễn và tính toán chính xác lực tác dụng và các phản lực liên kết.

- Trình bày được các khái niệm về mômen của lực đối với một điểm, ngẫu lực

- Lập được phương trình mô men tính toán hệ lực tác dụng đúng 90%

- Tính toán chính xác các bài toán hệ lực phẳng song song

- Giải thích rõ nguyên nhân sinh ra ma sát trượt, ma sát lăn

- Trình bày được đầy đủ các khái niệm, các phương trình biểu diễn động lực học, công, công suất, động năng, thế năng

- Tính toán đúng lực, công, công suất, động năng, thế năng của vật chuyển động

Nội dung: Thời gian: 24 h (LT: 24 h; TH: 0 h)

1 Các tiên đề tĩnh học.

Thời gian:4h

1.1 Vật rắn tuyệt đối

1.2 Lực

1.3 Liên kết và phản lực liên kết

2 Hệ lực phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song

2.1 Hệ lực phẳng đồng quy

- Định nghĩa

- Hợp lực của hai lực đồng quy

- Quy tắc hình bình hành

- Quy tắc tam giác lực

2.2 Phân tích một lực thành hai lực đồng quy

- Khi biết phương của hai lực

- Khi biết phương, chiều và trị số của một lực

2.3 Quy tắc hình hợp lực

2.4 Hợp lực của một hệ lực phẳng đồng quy

- Phương pháp đa giác lực

- Phương pháp chiếu

2.5 Điều kiện cân bằng của hệ lực phẵng đồng quy

- Phương pháp hình học

- Phương pháp giải tích

2.6 Hệ lực phẵng song song

- Hợp hai lực song song

- Phân tích một lực ra hai lực song song cùng chiều

- Biết trị số một lực thành phần P1 và thành phần điểm đặt A

của nó

2.7 Hợp lực của hai lực song song ngược chiều

2.8 Phân tích một lực ra hai lực song song ngược chiều

Thời gian:4h

3 Mô men của lực đối với một điểm ngẫu lực

3.1 Mô men của lực đối với một điểm

Thời gian:4h

Trang 4

- Định nghĩa.

- Định lý về mô men (định lý Varinhông)

3.2 Ngẫu lực

- Định nghĩa:

- Tính chất của ngẫu lực trên một mặt phẵng

- Hợp hệ ngẫu lực phẵng - điều kiện cân bằng của hệ ngẫu lực

phẵng

3.3 Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng song song

4 Ma sát

4.1 Ma sát trượt

- Định nghĩa

- Các định luật ma sát trượt

- Góc ma sát

4.2 Ma sát lăn

- Định nghĩa

- Định luật về ma sát lăn

Thời gian:3h

5 Trọng tâm cân bằng ổn định

5.1 Trọng tâm

5.2 Cân bằng ổn định

Thời gian:3h

6.Chuyển động thẳng

6.1 Chuyển động cơ học

6.2 Chuyển động thẳng đều

6.3 Chuyển động thẳng biến đổi đều

Thời gian:2h

7 Chuyển động cong

7.1 Chuyển động cong đều

7.2 Chuyển động cong biến đổi đều

Thời gian:2h

8 Chuyển động cơ bản của vật rắn

8.1 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

8.2 Chuyển động quay của vật rắn quanh một điểm cố định

8.3 Quỹ đạo, vận tốc, gia tốc của điểm thuộc vật rắn quay quanh

1 trục cố định

8.4 Chuyển động tổng hợp của điểm

8.5 Chuyển động song phẳng

Thời gian:3h

6 Công và năng lượng

6.1 Các định luật cơ bản của động lực học

6.2 Công

6.3 Công suất, hiêụ suất

6.4 Động năng, thế năng - Định luật bảo toàn cơ năng

Thời gian:2h

Trang 5

Chương 2: Sức bền vật liệu.

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Trình bày đầy đủ các khái niệm cơ bản về nội lực, ứng suất và các giả thuyết về vật liệu

Tính toán được nội lực của vật liệu bằng phương pháp sử dụng mặt cắt

Trình bày đầy đủ khái niệm và công thức xác định độ giản của thanh bị kéo nén

- Trình bày đầy đủ khái niệm và công thức xác định tấm phẳng hoặc thanh bị cắt dập

- Giải thích được các khái niệm và công thức xác định thanh bị xoắn

- Giải thích được khái niệm và công thức xác định dầm, thanh chịu uốn

Nội dung: Thời gian: 16 h (LT: 16 h; TH: 0 h)

1 Những khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu

1.1 Nhiệm vụ và đối tượng của sức bền vật liệu

- Một số giả thuyết cơ bản về sức bền vật liệu

- Giả thuyết về sự liên tục, đồng tính và đẳng hướng của vật

liệu

- Giả thuyết về sự đàn hồi của vật liệu

- Giả thuyết về quan hệ tỉ lệ bậc nhất giữa lực và biến dạng

1.2 Nội lực

1.3 Phương pháp mặt cắt

1.4 ứng suất

Thời gian:2h

2 Kéo và nén

2.1 Khái niệm về kéo nén

2.2 Biến dạng, định luật Húc

2.3 Tính toán về kéo nén

Thời gian:4h

3 Cắt dập

3.1 Cắt

3.2 Dập

Thời gian:3h

4 Xoắn

4.1 Khái niệm về xoắn

4.2 ứng suất trên mặt cắt thanh chịu xoắn

4.3 Tính toán về xoắn

Thời gian:3h

5 Uốn

5.1 Khái nệm về uốn

5.2 ứng suất trên mặt cắt của dầm chịu nén

5.3 Tính toán về uốn

5.4 Khái niệm về thanh chịu lực phức tạp

5.5 Thực hành quan sát quá trình biến dạng của vật liệu

Thời gian:4h

Chương 3: Chi tiết máy.

Trang 6

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Giải thích được các khái niệm về khâu, chi tiết máy, khớp động, chuỗi động, cơ cấu, máy

- Chuyển đổi được các khớp, khâu, các cơ cấu truyền động thành các sơ đồ truyền động đơn giản

- Trình bày được đầy đủ các khái niệm, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích, bánh vít - trục vít

- Xác định được tỷ số truyền động của từng bộ truyền

- Giải thích được nguyên lý làm việc của một số cơ cấu biến đổi chuyển động như:

Cơ cấu cam, cần lắc, cơ cấu bánh cóc và ứng dụng được các cơ cấu biến đổi

chuyển động cho từng trường hợp cụ thể

Nội dung: Thời gian: 17 h (LT: 17h; TH: 0 h)

1 Những khái niệm cơ bản về cơ cấu và máy

1.1 Những khái niệm cơ bản và định nghĩa

1.2 Lược đồ động học và sơ đồ động

Thời gian:4h

2 Cơ cấu truyền động ăn khớp

2.1 Cơ cấu bánh răng

2.2 Cơ cấu xích

2.3 Cơ cấu bánh vít trục vít

Thời gian:4h

3 Cơ cấu biến đổi chuyển động

3.1 Cơ cấu cam cần đẩy

3.2 Cơ cấu tay quay con trượt

3.3 Cơ cấu bánh răng, thanh răng

Thời gian:3h

4 Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc

4.1 Cơ cấu cu lít

4.2 Cơ cấu cam cần lắc

Thời gian:3h

5 Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động gián

đọan

5.1 Cơ cấu cóc

5.2 Cơ cấu Man

5.3 Những cơ cấu thường dùng

Thời gian:3h

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn

+ Giẻ sạch

+ Các đệm roăng bìa, giấy nhám,

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy máy vi tính

+ Máy chiếu qua đầu

+ Máy chiếu đa phương tiện

Trang 7

+ Cụm chi tiết và vật thử.

- Học liệu:

+ Giáo trình cơ kỹ thuật Trường công nhân kỹ thuật I

+ Tranh ảnh, bản vẽ treo tường

+ Đĩa CD mô phỏng

- Nguồn lực khác:

+ Phòng thí nghiệm Cơ lý

V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ

Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về Kiến thức:

 Giải thích đúng những khái niệm, nguyên lý chuyển động và tính toán được các lực liên kết, lực tác dụng và lực ma sát

 Xác định được các trọng tâm gia tốc, vận tốc, ứng suất, của vật rắn

và của vật liệu

 Các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 60%

 Qua sự đánh giá của giáo viên, quan sát viên và tập thể giáo viên

- Về kỹ năng:

 Phân tích đúng thành phần ngoại lực, nội lực và tính toán kiểm tra

độ bền một số loại chi tiết chịu lực

 Nhận biết chính xác sự chịu lực của từng chi tiết trong quá trình vận hành

 Vận dụng, kết hợp với tính chất vật liệu và điều kiện làm việc của các cơ cấu máy để giải thích đúng yêu cầu kỹ thuật của chúng

 Kết quả kiểm tra kỹ năng đạt yêu cầu 70%

- Về thái độ:

 Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong quá trình phân tích kiểm tra các lực và độ bền của chi tiết

 Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng

và đúng thời gian

 Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót

VI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình môn học cơ kỹ thuật được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Trang 8

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng phân tích lực và giải các bài tập liên quan

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: nguyên lí hoạt động của các cơ cấu máy và phân tích được các lực tác dụng và giải được các bài toán cơ học

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Cơ kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Giáo trình môn học Cơ kỹ thuật - NXB Giáo dục năm 2002

- Giáo trình môn học Cơ học ứng dụng - NXB Giáo dục năm 1999

5 Ghi chú và giải thích (nếu cần)

Ngày đăng: 06/12/2015, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w